Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 18, Thứ 2 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 18, Thứ 2 - Năm học 2012-2013

TẬP ĐỌC

Tiết 35: Ôn tập cuối học kì I (tiết 1)

I. Mục tiêu

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kĩ năng đọc - hiểu (HS trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

- Yêu cầu kĩ năng đọc thành tiếng: Hs đọc trôi chảy các bài tập đã học từ HKI lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biêt ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biêt đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.

- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, về nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

II. Đồ dùng dạy học

- Phiếu viêt tên từng bài tập đọc và HTL trong 17 tuần học sách Tiếng VIệt, tập một (gồm cả văn bản thông thường).

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 10 trang xuanhoa 11/08/2022 2190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 18, Thứ 2 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ bảy ngày 29 tháng 12 năm 2012
Ngày dạy: Thứ hai ngày 31 tháng 12 năm 2012
TOÁN
Tiết 86: Dấu hiệu chia hết cho 9
I. Mục tiêu
Giúp học sinh biết:
- Dấu hiệu chia hết cho 9.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Hướng dẫn HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9 
- Y/c HS thảo luận nhóm đôi tìm những số chia hết cho 9 và những số không chia hết cho 9.
- Hướng sự chú ý của HS vào cột các số chia hết cho 9 để tìm dấu hiệu .
- GV ghi nhanh các số vào 2 cột :
Số chia hết cho 9
Số không chia hết cho 9
- Gợi ý HS tính nhẩm tổng các chữ số để đi dần đến dấu hiệu .
- Nêu tiếp : Bây giờ ta xét xem các số không chia hết cho 9 có đặc điểm gì ?
- Gọi HS đọc phần chữ đậm trong SGK / 97
* Luyện tập 
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu, suy nghĩ và phát biểu.
- Giáo viên kết luận lời giải đúng.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu, suy nghĩ và phát biểu.
- Giáo viên kết luậnlời giải đúng.
Bài 3:
- HS đọc đề và làm bài.
- Gọi HS lần lượt đọc kết quả.
- GV nhận xét và sửa bài.
Bài 4:
- HS đọc đề và làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả.
- GV nhận xét và sửa bài
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm:
Trong các số sau, số nào chia hết cho 9: 3467; 4565; 9639; 12345; 693126 
- 3 HS thực hiện (Thịnh, Vy, Trâm)
- Lắng nghe 
- Nêu các ví dụ về các số chia hết cho 9 , các số không chia hết cho 9 , viết thành 2 cột .
- Tính thương của hai số hoặc tìm số bị chia hay số chia rồi ghi vào vở .
- Nêu dấu hiệu ghi chữ đậm trong bài học rồi nhắc lại nhiều lần 
- Nêu tiếp : Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9 
- 2 HS đọc to 
- HS lần lượt đọc kết quả.
- HS lần lượt đọc. 
- HS làm bài vào vở.
- HS làm bài.
- Suy nghĩ làm bài.
LƯỢNG GIÁ
TẬP ĐỌC
Tiết 35: Ôn tập cuối học kì I (tiết 1)
I. Mục tiêu
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kĩ năng đọc - hiểu (HS trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
- Yêu cầu kĩ năng đọc thành tiếng: Hs đọc trôi chảy các bài tập đã học từ HKI lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biêt ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biêt đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, về nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu viêt tên từng bài tập đọc và HTL trong 17 tuần học sách Tiếng VIệt, tập một (gồm cả văn bản thông thường).
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Rất nhiều mặt trăng (phần 2) , trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi 1 HS đọc bài và nêu nội dung chính của bài.
 - Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
a/. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
- Yêu cầu HS lên bốc thăm chọn bài.
- Đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc. 
- Cho điểm trực tiếp HS ( những em chưa đạt yêu cầu thì không cho điểm mà dặn HS về chuẩn bị để kiểm tra tiết sau ) 
b/. Lập bảng tổng kết 
- Nêu câu hỏi: Nêu truyện kể thuộc chủ điểm “ Thương người như thể thương thân” .?
- Y/c HS tự làm bài theo nhóm 4. 
- Nhận xét – kết luận lời giải đúng – treo bảng kẻ sẳn nội dung đúng .
3. Hoạt động nối tiếp
Nhắc HS chưa được kiểm tra về nhà xem lại các bài tập đọc.
- 4 HS thực hiện ( Hoàng, Nhân, Khang, Khải)
- 1 HS thực hiện (Hải Đăng)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- Lần lượt từng HS lên bốc thăm chọn bài .mỗi lượt 5 em .
- Mỗi HS chuẩn bị 2 phút. 
- Tập đọc hay đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-Xác định bài tập đọc là truyện kể 
- HS làm việc theo nhóm cùng trao đổi nhau cùng làm bài .
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét theo các tiêu chí sau : 
* Nội dung ghi ở từng cột . 
* Lời trình bày có rõ ràng, mạch lạc không?
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
	 ..›&š ..
CHÍNH TẢ
Tiết 18: Ôn tập cuối học kì I (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, (yêu cầu như tiết 1).
- Ôn luyện kĩ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của Hs về nhân vật (trong các bài đọc) qua bài tập đặt câu nhận xét về nhân vật.
- Ôn các thành ngữ, tục ngữ đã học qua bài học thực hành chọn thành ngữ, tục ngữ với tình huống đã cho. 
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL (như tiết 1).
- Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT.3.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Giới thiệu bài mới. 
2. Hoạt động cơ bản
a/.Kiểm tra đọc. 
- Kiểm tra tương tự như tiết 1.
- Nhận xét – cho điểm trực tiếp.
b/ Luyện tập
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu. 
- Cho HS trình bày kết quả.
- Nhận xét, khen ngợi những HS đặt câu đúng, hay .
Bài 3: 
- Gọi HS đọc y/c bài .
- Y/c HS trao đổi theo cặp viết các thành ngữ tục ngữ . 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng, cho điểm HS nói tốt .
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS đặt câu với những thành ngữ, tục ngữ ở bài 3.
- HS bốc thăm chọn bài 
- Mỗi HS chuẩn bị 2 phút
- Đọc bài
- Đọc yêu cầu BT 
- HS nối tiếp nhau trình bày : đọc câu văn mình đã đặt.
- 1 HS đọc to y/c 
- HĐ nhóm đôi viết các thành ngữ –tục ngữ
- HS khác nhận xét – bổ sung 
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
	 LỊCH SỬ
Tiết 18: Kiểm tra định kì cuối học kì I
 ..›&š ..
 Ngày soạn: Chủ nhật ngày 30 tháng 12 năm 2012
Ngày dạy: Thứ ba ngày 1 tháng 1 năm 2013
TOÁN
Tiết 87: Dấu hiệu chia hết cho 3
I. Mục tiêu
Giúp học sinh biết:
- Dấu hiệu chia hết cho 3.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 để làm bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Dấu hiệu chia hết cho 3 
- Giao nhiệm vụ cho HS: Tự tìm vài số chia hết cho 3, vài số không chia hết cho 3. 
- Yêu cầu HS chú ý tới cột các số chia hết cho 3 để tìm dấu hiệu .
- Cho HS xét các số không chia hết cho 3 
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK/97
* Luyện tập
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu, suy nghĩ và phát biểu.
- Giáo viên kết luận lời giải đúng.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu, suy nghĩ và phát biểu.
- Giáo viên kết luận lời giải đúng
Bài 3:
- HS đọc đề và làm bài.
- Gọi HS lần lượt đọc kết quả.
- GV nhận xét và sửa bài.
Bài 4:
- HS đọc đề và làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả.
- GV nhận xét và sửa bài
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm:
Tìm số cam trong một rổ biết số đó là một số tự nhiên chia hết cho 3, lớn hơn 26 và nhỏ hơn 30
- 3 HS thực hiện (Khoa, Khải, Nhi)
- Chọn các số chia hết cho 3, không chia hết cho 3 như các tiết trước. 
- Nêu : Các số này đều có tổng chia hết cho 3 .
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 3 : Các số này đều có tổng không chia hết cho 3 
- SGK /98
- HS lần lượt đọc. 
- HS làm bài vào vở.
- HS làm bài.
- HS làm bài.
- Suy nghĩ làm bài.
LƯỢNG GIÁ
	 ..›&š ..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 35: Ôn tập cuối học kì I (tiết 3)
I. Mục tiêu
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, (yêu cầu như tiết 1).
2. Ôn luyện về các kiểu mở bài và kết bài trong văn kể chuyện. 
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL (như tiết 1).
- Bảng phụ (hoặc giấy) viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài (trực tiếp và gián tiếp - SGK, trang 113), hai cách kết bài (mở rộng và không mở rộng - SGK, trang 122).
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
a/.Kiểm tra đọc ( như HD tiết 1 )
- Yêu cầu HS lên bốc thăm chọn bài 
- Đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc 
- Nhận xét – cho điểm HS.. 
b/. Ôn luyện về các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện.
 - Gọi HS đọc y/ c bài tập 
- Gọi HS đọc truyện “ Ông trạng thả diều”.
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp phần ghi nhớ trên bảng phụ 
+ Y/c HS viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho câu chuyện về ông Nguyễn Hiền 
- Cho HS trình bày. 
- Nhận xét – cho điểm HS viết tốt. 
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS chưa hoàn thành bài tiếp tục hoàn thành.
- HS bốc thăm chọn bài 
- Mỗi HS chuẩn bị 2 phút 
- Đọc bài
- Đọc yêu cầu BT 
- 1 HS đọc to truyện , lớp đọc thầm.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc 
Mở bài trực tiếp : Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện .
Mở bài gián tiếp : Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện .
Kết bài mở rộng : Sau khi cho biết kết cục của câu chuyện , có lời bình luận thêm về câu chuyện KB không mở rộng : Chỉ cho biết kết cục của câu chuyện , không bình luận gì thêm .
- Lớp tự làm bài vào vở .
- 3 – 5 HS trình bày miệng.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
KỂ CHUYỆN
Tiết 18: Ôn tập cuối học kì I (tiết 4)
I. Mục tiêu
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, (yêu cầu như tiết 1).
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Đôi que đan.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL (như tiết 1).
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra bài ôn tập tiết 3.
- GV nhận xét. ghi điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
a/. KT đọc.
- Tiến hành tương tự như tíết 1 
- Yêu cầu HS lên bốc thăm chọn bài 
- Đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc 
- Nhận xét - Cho điểm trực tiếp .
b/. Nghe –viết chính tả 
- Đọc mẫu bài thơ “ Đôi que đan ”.
- Gọi HS đọc lại bài thơ 
+ Từ đôi que đan và bàn tay của chị em những gì hiện ra ?
+ Theo em , hai chị em trong bài là người ntn ?
- Hướng dẫn viết từ khó. 
- Cho HS phân tích từ khó và viết bảng con. 
- Đọc bài cho HS viết.
- Đọc lại cho lớp soát lại bài. 
- Chấm và chữa lỗi. 
- Nhận xét lớp – phân tích lại từ khó. 
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS viết bài sai về nhà viết lại.
- 2 HS thực hiện ( Linh, Hân).
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- HS lên bốc thăm chọn bài 
- Mỗi HS chuẩn bị 2 phút
- Tập đọc hay đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu
SGK / 175 
- Lắng nghe. 
- 1 HS đọc to bài thơ .
- HS tìm từ khó dễ lẫn khi viết và nêu lên.
- HS luyện viết từ khó vào bảng con.
- Lớp viết bài chính tả.
- Lớp soát lại bài.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
 LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
Ngày soạn: Thứ hai ngày 31 tháng 12 năm 2013
Ngày dạy: Thứ tư ngày 2 tháng 1 năm 2013
TOÁN
Tiết 88: Luyện tập
I. Mục tiêu
- Giúp cho học sinh củng cố các dấu hiệu chia hết cho 2, 5 3 và 9.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Bài 1:
- Đọc yêu cầu bài.
- HS tự suy nghĩ và phát biểu:
- Số nào chia hết cho 3.
- Số nào chia hết cho 9.
- Số nào chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu HS làm vào vở. 
- Đổi vở sửa bài.
- GV nhận xét, sửa bài.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề. 
- Yêu cầu HS chọn đáp án đúng sai.
Bài 4:
- HS đọc yêu cầu.
- Trao đổi theo cặp và phát biểu.
- GV và cả lớp nhận xét, sửa bài. 
 3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm:
Một rổ cam có số quả cam là số bé nhất vừa chia hết cho 3, vừa chia hết cho 5. Hỏi rổ cam có bao nhiêu quả?
- 3 HS thực hiện (An, Ngọc, Ngọc)
- HS đọc.
- HS phát biểu.
- HS đọc.
- HS làm bài.
- HS đọc.
- HS giơ thẻ.
- HS lần lượt phát biểu. 
- Suy nghĩ làm bài.
 LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP ĐỌC
Tiết 36: Ôn tập cuối học kì I (tiết 5)
I. Mục tiêu
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, (yêu cầu như tiết 1).
- Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ. Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL (như tiết 1).
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ hai bảng để HS làm BT.2.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
a/ Kiểm tra đọc 
- Kiểm tra tương tự như tiết trước 
b/ Ôn luyện về DT – TT – ĐT và đặt câu cho bộ phận in đậm
Bài 2: Gọi HS đọc y/c bài tập .
- Y/c HS tự làm bài vào vở .
- Gọi HS trình bày .
- Nhận xét – kết luận lời giải đúng.
- Y/c HS tự đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm
- Nhận xét – kết luận HS đặt câu đúng.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS về tiếp tục ôn tập.
- HS bốc thăm chọn bài 
- Mỗi HS chuẩn bị 2 phút 
- Đọc bài
- Đọc yêu cầu BT 2/ 176 
- Lớp tự làm vào vở 
- HS trình bày 
- Lần lượt từng HS đặt câu hỏi 
+ Buổi chiều xe làm gì ?
+ Nắng phố huyện như thế nào ?
+ Ai đang chơi đùa trước sân ?
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 36: Ôn tập cuối học kì I (tiết 6)
I. Mục tiêu
- Mức độ yêu cầu về kỹ năng dọc như tiết 1.
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; Viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng (BT2).
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL (như tiết 1).
- Bảng phụ (hoặc giấy khổ to) viết sẵn nội dung cần ghi nhớ khi viết bài văn miêu tả đồ vật (SGK, trang 145, 70).
- Một số tờ giấy khổ to để HS lập dàn ý cho BT.2a.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Kiểm tra đọc 
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
* Ôn luyện về văn miêu tả 
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu của bài tập. GV hướng dẫn HS thực hiện từng yêu cầu:
a/ Quan sát một đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý.
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của đề.
- Gọi HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật trên bảng phụ, hoặc trong SGK (trang 145, 70).
- Yêu cầu HS chọn một đồ dùng học tập để quan sát.
b/ Viết phần mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng
- Cho HS viết bài. 
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS nào chưa hoàn thành thì tiếp tục hoàn thành bài.
- HS bốc thăm chọn bài
- Mỗi HS chuẩn bị 2 phút
- Đọc bài.
- HS xác định yêu cầu của đề: đây là bài văn dạng miêu tả đồ vật (đồ dùng học tập) - rất cụ thể.
- 1 HS đọc to, lớp cùng đọc thầm ghi nhớ.
 - HS quan sát đồ dùng học tập của mình, ghi kết quả quan sát vào vở nháp, sau đó chuyển thành dàn ý.
- Lần lượt từng em nối tiếp nhau đọc các mở bài. Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi những HS viết mở bài hay. Tương tự như thế với các kết bài.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
Ngày soạn: Thứ ba ngày 1 tháng 1 năm 2013
Ngày dạy: Thứ năm ngày 3 tháng 1 năm 2013
TOÁN
Tiết 89: Luyện tập chung
I. Mục tiêu
+ Giúp học sinh:
- Củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5 và 9.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2, 3, 5 và 9 và giải toán.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV và cả lớp sửa bài.
Bài 2:
- Đọc yêu cầu và nêu cách làm. 
- Gọi HS phát biểu.
- GV và cả lớp nhận xét.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề.
- Yêu cầu HS đổi vở sửa bài.
- GV kết luận.
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm để tính giá trị biểu thức.
Bài 5:
- Gọi HS đọc đề.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm, trao đổi, phân tích và nêu được kết quả đúng.
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm:
Trong các số sau đây, số nào chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9: 43526, 8245170, 476398, 987513
- 3 HS thực hiện (Trường, Trinh, Hưng)
- 1 HS đọc.
- HS làm vào vở.
- HS làm.
- HS lần lượt trả lời.
- HS đọc đề.
- Tự làm vào vở.
- HS đổi vở sửa bài.
- HS đọc đề.
- HS trao đổi nhóm để tính giá trị biểu thức.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- HS đọc đề.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm, trao đổi, phân tích và nêu được kết quả đúng.
- Suy nghĩ làm bài.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 36: Kiểm tra Đọc hiểu – Luyện từ và câu
 ..›&š ..
Ngày soạn: Thứ tư ngày 2 tháng 1 năm 2013
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 4 tháng 1 năm 2013
TOÁN
Tiết 90: Kiểm tra cuối kì I 
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 36: Kiểm tra cuối học kì I
 ..›&š ..
ĐỊA LÍ
Tiết 18: Kiểm tra cuối học kì I

Tài liệu đính kèm:

  • dociao_an_dien_tu_lop_4_tuan_18_thu_2_nam_hoc_2012_2013.doc