Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Chủ đề 5: Con người và sức khỏe - Bài 21: Các giác quan của cơ thể

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Chủ đề 5: Con người và sức khỏe - Bài 21: Các giác quan của cơ thể

 BÀI 21: CÁC GIÁC QUAN CỦA CƠ THỂ (TIẾT 1)

I.MỤC TIÊU:

1. Yêu cầu cần đạt:

 - Nêu được tên và chức năng của các giác quan.

 2. Phẩm chất:

- Chăm chỉ,trách nhiệm.

3. Năng lực:

*Năng lực chung:

NL Tự chủ và tự học : Thực hiện được yêu cầu học tập.

NL giao tiếp và hợp tác: Trả lời câu hỏi , tích cực trao đổi làm việc nhóm.

NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng đúng các giác quan để nhận biết các sự vật.

* NL đặc thù:

NL Nhận thức khoa học: Nêu được tên 5 giác quan của cơ thể.

NL tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Chỉ được vị trí của các giác quan trên cơ thể.

NL vận dụng kiến thức : Biết sử dụng 5 giác quan để nhận biết mọi vật xung quanh.

 

doc 4 trang xuanhoa 06/08/2022 6310
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Chủ đề 5: Con người và sức khỏe - Bài 21: Các giác quan của cơ thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
 BÀI 21: CÁC GIÁC QUAN CỦA CƠ THỂ (TIẾT 1) 
I.MỤC TIÊU:
1. Yêu cầu cần đạt:
 - Nêu được tên và chức năng của các giác quan.
 2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ,trách nhiệm.
3. Năng lực:
*Năng lực chung:
NL Tự chủ và tự học : Thực hiện được yêu cầu học tập.
NL giao tiếp và hợp tác: Trả lời câu hỏi , tích cực trao đổi làm việc nhóm.
NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng đúng các giác quan để nhận biết các sự vật.
* NL đặc thù:
NL Nhận thức khoa học: Nêu được tên 5 giác quan của cơ thể.
NL tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Chỉ được vị trí của các giác quan trên cơ thể.
NL vận dụng kiến thức : Biết sử dụng 5 giác quan để nhận biết mọi vật xung quanh.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU :
 + Máy tính, ti vi , một số đồ vật về các giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, da.
+ Một số đồ vật thật cho hoạt động khám phá và HĐ ứng dụng .
 III. CÁC PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC DẠY HỌC :
-Phương pháp dạy học: Quan sát, vấn đáp ,trò chơi, thực hành .
- Hình thức dạy học : cá nhân , nhóm , lớp. 
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đặt vấn đề :( 5 phút)
*Phương pháp:
* Kĩ thuật:
- GV cho HS chơi hát: Quả gì 
Mục tiêu : Tạo tâm thế thoải mái cho học sinh và đặt vấn đề cho phần hình thành kiến thức.
Cách tiến hành: : Gv mở nhạc cho hs nghe và hát theo.
Gv đặt câu hỏi dẫn dắt vào bài mới:
+ Bài hát nhắc đến những quả gì ?
+ Các em được ăn mít chín chưa ? 
+ Khi ăn mít em cảm thấy vị như thế nào và có mùi gì ?
+ Vỏ ngoài quả mít như thế nào?
Để cảm nhận được quả mít chín có mùi thơm, vị ngọt và vỏ có gai cũng như cảm nhận được mọi sự vật xung quanh là nhờ những giác quan nào của cơ thể .Hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài: Các giác quan của cơ thể 
2. Hình thành kiến thức: ( 10 phút)
*Mục tiêu: Nêu được tên và chức năng các giác quan.
*Phương pháp:
* Kĩ thuật:
 *Cách tiến hành:
1,GV cho HS quan sát : Gv đang cầm bó hoa 
+ Cô đang cầm cái gì ?
+GV rút 1 bông hoa màu đỏ và hỏi . Bông hoa này có màu gì?
+ Sao em biết được cô đang cầm bó hoa và bông hoa này có màu đỏ ?
GVKL: Mắt là một giác quan để ta nhận biết được mọi vật xung quanh và biết được màu sắc, hình dạng, của sự vật.
2,GV yêu cầu học sinh ngửi mùi nước hoa 
+ Em có thấy mùi gì không ?
+ Sao em biết được đó là mùi thơm ?
-GVKL: Mũi là giác quan giúp ta cảm nhận được mùi của các sự vật.
3, GV chuẩn bị 2 chai nước ấm và lạnh ,gọi 2 hs lên mỗi em lấy tay cầm vào 1 chai nước và hỏi.
+ Em thấy chai nước ấm hay lạnh ?
Đặt câu hỏi và gọi hs khác trả lời 
+ Bạn làm thế nào để biết được chai nước ấm ( lạnh ).
- ( GV lấy chai nước đặt lên trán, lên má của một số học sinh và các em nêu cảm nhận). 
GVKL: Da trên cơ thể là một giác quan giúp cơ thể cảm nhận được vật xù xì/ thô ráp hay mượt mà, mềm hay cứng, nóng hay lạnh, khi tiếp xúc, chứ không phải chỉ là ngón tay hay bàn tay. 
4 ,GV cho hs nghe tiếng chim hót và bài hát ba thương con và trả lời câu hỏi:
+ Em vừa nghe thấy gì ?
+ Em dùng giác quan nào để phân biệt được đó là tiếng chim hót và bài hát ?
GVKL: Tai là một giác quan dùng để nghe âm thanh.
5,Gv chuẩn bị xoài chua và ngọt, cho hs nếm mỗi em một miếng xoài chua ( ngọt)
+ Các em ăn thấy xoài có vị gì ?
+ Sao bạn lại biết miếng xoài chua ( ngọt)?
- GVKL : Lưỡi là một giác quan để cảm nhận được vị ngọt, chua, mặn, đắng, cay.
? Chúng ta vừa khám phá được những giác quan nào trên cơ thể ?
GV kết luận: Cơ thể chúng ta có 5 giác quan để nhận biết mọi vật xung quanh: mắt để nhìn, mũi để ngửi, lưỡi để cảm nhận vị ngọt hay mặn, tai để nghe, da giúp cảm nhận mềm hay cứng, 
3. Luyện tập thực hành ( 5 phút) : Trò chơi 5 cánh hoa vui.
*Mục tiêu: Chỉ được vị trí của các giác quan.
**Phương pháp:
* Kĩ thuật:
*Cách tiến hành:
Hướng dẫn cách chơi: Chọn số bất kì trên mỗi cánh hoa rồi đọc câu trên mỗi cánh hoa và yêu cầu hs chỉ giác quan tương ứng trên cơ thể.
? Chúng ta dùng giác quan gì để nhận biết ?
1.Ôi, thơm quá! 
2.Ôi, ngọt quá!
3. Ôi, mềm và mượt quá!
4. Ôi, ồn ào quá!
5. Ôi, hoa đẹp quá!
- GV kết luận : Nhờ 5 giác quan mà chúng ta cảm nhận được thế giới xung quanh : nhìn bằng mắt, nghe bằng tai, ngửi bằng mũi, nếm bằng lưỡi, cảm nhận bằng da. 
 Lưu ý hs : giác quan dùng để cảm nhận độ cứng, mềm, nóng , lạnh, là da chứ không phải đầu ngón tay. 
4. Vận dụng (12 phút):
*Mục tiêu: Biết vận dụng các giác quan để cảm nhận mọi vật xung quanh.
**Phương pháp:
* Kĩ thuật:
*Cách tiến hành:
- Gv chuẩn bị 6 nhóm đồ vật gồm : mít chín, khăn mềm, chữ số, lúc lắc. Chia lớp làm 6 nhóm. Mỗi nhóm thực hiện trên đồ vật 5 phút.
- Yêu cầu mỗi nhóm dùng các giác quan để nhận biết các đồ vật.
- Đại diện 1 số nhóm lên chia sẻ.
*GV kết luận: Các giác quan dùng để nhận biết thế giới xung quanh (kích thước, hình dạng, màu sắc, mùi vị, âm thanh, độ cứng mềm, nhiệt độ, ). 
5 .Củng cố ( 4 phút )
Gv hỏi hs nội dung bài học.
 KL: Năm giác quan trên cơ thể: Mắt, mũi , lưỡi, tai và da giúp chúng ta nhận biết mọi vật xung quanh.
+ Nếu mắt bị hỏng thì ta có nhìn thấy mọi vật xung quanh không ?
+ Giả sử mắt cô không nhìn thấy giờ cô muốn qua đường thì em sẽ làm gì? 
+Theo em các giác quan này có quan trọng không ?
+ Các giác quan rất trọng nên chúng ta cần phải làm gì ?
Vậy cách bảo vệ các giác quan như thế nào thì cô trò mình sẽ cùng nhau tìm hiểu ở tiết 2 nhé.
- HS nghe và hát
- HS trả lời: quả khế, quả trứng, quả pháo, quả bóng, quả đất.
-HS trả lời
+ Ăn thấy ngọt, có mùi thơm
+ Vỏ mít gai
-HS lắng nghe
- HS quan sát .
+ HS trả lời: bó hoa
+ HS trả lời: màu đỏ
+ Mắt nhìn
+ HS lắng nghe
+ HS thực hiện
- Mùi thơm
- Mũi ngửi
+ HS lên thực hiện 
+ HS trả lời : ấm ( lạnh)
+ HS trả lời : Tay cầm 
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
+ Tiếng chim hót và bài hát
+ Giác quan : tai .
- HS ăn
+ Vị chua ( ngọt)
+ HS trả lời theo hiểu biết và cảm nhận.
- HS lắng nghe
-HS trả lời 
-HS lắng nghe
- HS lắng nghe
-HS chỉ :
+ Mũi
+ Miệng
+ Da
+ Tai
+ Mắt
- HS lắng nghe
- HS thực hiện theo nhóm
- HS lên chia sẻ
- HS lắng nghe
- HS trả lời :
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_lop_4_chu_de_5_con_nguoi_va_suc_khoe_bai_21.doc