Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021

TẬP ĐỌC

Tiết 29: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Hiểu nội dung câu chuyện: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.

- Hiểu nghĩa các từ: mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao.

2. Kĩ năng:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó: nâng lên, sao sớm, khổng lồ, ngửa cổ

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Thể hiện vẻ đẹp của cánh diều, của bầu trời, niềm vui sướng và khát vọng của bọn trẻ.

3. Thái độ: Nâng cao trí tưởng tượng của tuổi thơ.

II. Đồ dùng dạy học :

GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

HS: Đọc trước bài ở nhà.

 

docx 28 trang xuanhoa 06/08/2022 1811
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuaàn 15
 	Thứ hai, ngày 14 tháng 12 năm 2020
TẬP ĐỌC
Tiết 29: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hiểu nội dung câu chuyện: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời. 
- Hiểu nghĩa các từ: mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao. 
2. Kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó: nâng lên, sao sớm, khổng lồ, ngửa cổ 
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Thể hiện vẻ đẹp của cánh diều, của bầu trời, niềm vui sướng và khát vọng của bọn trẻ. 
3. Thái độ: Nâng cao trí tưởng tượng của tuổi thơ. 
II. Đồ dùng dạy học :
GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. 
HS: Đọc trước bài ở nhà. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài Chú Đất Nung (tiếp theo) và trả lời câu hỏi nội dung bài:
+ Em học tập được điều gì qua nhân vật Cu Đất?
- Nhận xét. 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS đọc đúng (tiếng, từ); ngắt nghỉ đúng câu văn dài. 
Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung của bài. 
Cách tiến hành:
* Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài. 
- Nêu giọng đọc toàn bài. 
- Chia đoạn (4 đoạn)..
- HS đọc bài trong nhóm 4 (luyện đọc từ sai). 
- Thi đọc giữa các nhóm. 
- Hướng dẫn câu dài. HS luyện đọc. 
Sáo đơn rồi sáo kép, sáo bè // như gọi thấp xuống những vì sao sớm/
Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời/ và bao giờ cũng hi vọng khi thiết tha cầu xin “Bay đi diều ơi! Bay đi!”
- Gọi 1 HS đọc phần chú giải. 
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc. 
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để miêu tả cánh diều?
+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?
- Cánh diều được tác giả miêu tả tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên đẹp hơn, đáng yêu hơn. 
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thần đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi. 
+ Trò chơi thả diều đã làm cho trẻ em niềm vui lớn như thế nào?
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những mơ ước đẹp như thế nào?
+ Đoạn 2 nói lên điều gì?
- HS đọc câu mở bài và kết bài. 
- 1 HS đọc câu hỏi 3. 
- Ghi nội dung chính của bài. 
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Đọc trôi chảy, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 
Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài. 
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc. 
Tuổi thơ của như gọi thấp xuống những vì sao sớm. 
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn. 
- Nhận xét từng giọng đọc. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. 
Cách tiến hành:
+ Hỏi: Em có thích trò chơi thả diều không? Trò chơi thả diều đã mang lại cho tuổi thơ những gì?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
+ Em có ước mơ gì? Muốn thực hiện ước mơ đó ngay từ bây giờ, em cần làm gì?
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị trước bài: Tuổi ngựa, mang 1 đồ chơi mà mình có đến lớp. 
TOÁN
Tiết 71: CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0. 
2. Kĩ năng: Thực hiện được chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0. Áp dụng để tính nhẩm.
3. Thái độ: Rèn tính nhanh nhẹn.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ.
HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- GV gọi 3 HS lên bảng, lớp làm bảng con thực hiện các phép tính a, b bài 2 tiết trước. 
- HS, GV nhận xét, sửa bài. 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS biết cách chia trong trường hợp số bị chia & số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng. 
Cách tiến hành:
a. Giới thiệu phép chia 320 : 40 (truờng hợp số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng)
- GV ghi lên bảng phép chia 320 : 40 và yêu cầu HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên. 
- GV khẳng định các cách trên đều đúng, cả lớp sẽ cùng làm theo cách sau cho thuận tiện: 320 : (10 x 4)
+ Vậy 320 : 40 được mấy?
+ Em có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32, của 40 và 4.
* GV kết luận: Vậy để thực hiện 320 : 40 ta chỉ việc xóa đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 để được 32 và 4 rồi thực hiện phép chia 32 : 4. 
- Cho HS đặt tính và thực hiện tính 320 : 40, có sử dụng tính chất vừa nêu trên. 
- GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng. 
b. Phép chia 32 000 : 400 (trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn ở số chia). 
- GV ghi lên bảng phép chia 32 000 : 400, yêu cầu HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thưc hiện phép chia trên. 
- HS thảo luận nhóm 4 (cá nhân, chia sẻ với bạn bên cạnh, thống nhất trong nhóm) làm bảng con. 
- GV khẳng định các cách trên đều đúng, cả lớp sẽ cùng làm theo cách sau cho thuận tiện 32000: (100 x 4)
+ Vậy 32 000 : 4 được mấy?
+ Em có nhận xét gì về kết quả 32 000 : 400 và 320 : 40?
+ Em có nhận xét gì về chữ số của 32000 và 320, của 400 và 40?
- GV nêu kết luận: Vậy để thực hiện 32 000 : 400 ta chỉ việc xóa đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32 000 và 400 để được 320 và 4 rồi thực hiện tính chia 320 : 4.
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 32000 : 400, có sử dụng tính chất vừa nêu trên. 
- GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng. 
+ Vậy khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào?
- GV cho HS nhắc lại kết luận. 
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Rèn kĩ năng thực hiện chia hai số có tận cùng bằng các chữ số 0. 
Cách tiến hành:
Bài 1:
- Yêu cầu HS cả lớp làm bảng con trong nhóm đôi bạn. 1 HS lên điều khiển. 
Bài 2: Tìm x
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở trong nhóm đôi bạn. Sau đó đổi vở kiểm tra nhau. 
- 1 HS bảng sửa bài. 
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
- GV nhận xét. 
Bài 3:
- Cho HS đọc đề bài. 
- GV yêu cầu HS tự làm bài trong vở nhóm đôi bạn. Sau đó đổi vở kiểm tra nhau. 
- 1 HS bảng sửa bài. 
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
- GV nhận xét. 
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được cách chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. 
Cách tiến hành:
+ Khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta phải lưu ý điều gì?
+ Bài vận dụng: Đúng ghi Đ, sai ghi S . Giải thích vì sao?
a. 1200 : 60 = 200 b. 1200 : 60 = 2 c. 1200 : 60 = 20
- HS viết bảng con, chia sẻ với bạn bên cạnh. HS, GV nhận xét. 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 
CHÍNH TẢ
Tiết 15: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Viết được bài chính tả. 
- Hiểu nội dung đoạn viết. 
2. Kĩ năng: - Nghe – viết chính xác đoạn viết, viết đúng tốc độ. 
- Tìm được đúng nhiều trò chơi, chứa tiếng có âm đầu tr hoặc ch. 
- HS biết cách trình bày đoạn văn sạch, đep. 
- Biết miêu tả một số trò chơi, đồ chơi một cách chân thật, sinh động để các bạn có thể hình dung được trò chơi hay đồ chơi đó. 
- Tự phát hiện ra lỗi sai và sữa lỗi chính tả. 
3. Thái độ: - Có ý thức rèn chữ viết đẹp. Tự giác, tích cực trong học tập. 
- HS có ý thức yêu thích cái đẹp của thiên nhiên và quý trọng những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a (theo nhóm). 
HS: Bảng con, mỗi em một đồ chơi. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- HS viết bảng con một số từ: sát sao, xum xuê, sảng khoái, lấc cấc, ngất ngưởng. 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - HS hiểu nội dung đoạn viết. 
- Tìm và viết được các từ khó trong bài. 
- HS chú ý nghe và viết đúng chính tả, trình bày bài sạch, đẹp. 
Cách tiến hành:
* Gọi HS đọc đoạn văn. 
- Hỏi: + Cánh diều đẹp như thế nào?
+ Cánh diều đem lại cho tuổi thơ niềm vui sướng như thế nào?
- GV nêu: Hình ảnh cánh diều bay lượn trên bầu trời càng tô điểm thêm vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Gợi lên những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ Chúng ta phải biết quý trọng những kỉ niệm đẹp đẽ đó. 
* HS nêu các từ khó trong bài. 
- Luyện viết bảng con các từ vừa nêu. Kiểm tra lẫn nhau trong nhóm đôi, sửa sai cho nhau. GV yêu cầu HS viết sai phân tích lại từ đó. 
- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng. 
* HS viết bài vào vở: GV đọc cho HS viết chính tả. 
- GV đọc, HS dò bài. Thu một số bài kiểm tra, nhận xét. 
- HS đổi vở, mở SGK dò bài lẫn nhau. 
- GV hỏi lỗi sai, yêu cầu HS viết sai trên 5 lỗi về viết lại cả bài. 
- Nhận xét bài viết của HS.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: - Tìm được đúng nhiều trò chơi, chứa tiếng có âm đầu tr hoặc ch. 
- Biết miêu tả một số trò chơi, đồ chơi một cách chân thật, sinh động để các bạn có thể hình dung được trò chơi hay đồ chơi đó. 
Cách tiến hành:
Bài 2a:
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu. 
- Phát giấy và bút dạ cho nhóm 4 HS, nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. 
- Gọi các nhóm khác bổ sung. 
- Nhận xét, kết luận các từ đúng. 
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu HS cầm đồ chơi mình mang đến lớp giới thiệu cho các bạn trong nhóm. GV đi giúp đỡ các bạn trong nhóm gặp khó khăn và nhắc chung. 
+ Vừa tả vừa làm động tác cho các bạn hiểu. 
+ Cố gắng để các bạn có thể biết chơi trò chơi đó. 
- Gọi HS trình bày trước lớp, khuyến khích HS vừa trình bày vừa kết hợp cử chỉ, động tác, hướng dẫn. 
- Nhận xét, khen thưởng HS miêu tả hay, hấp dẫn. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. 
Cách tiến hành:
- Thi đua: Điền tr hoặc ch vào chỗ trống cho thích hợp rồi giải câu đố sau:
 Bé thì ăn nghé, ăn âu
 ận bày đã lấy bông lau làm cờ
Lớn lên xây dựng cơ đồ
Mười hai sứ giả bấy giờ đều thua. 
 (Là ai?) 
Mỗi dãy cử 4 HS thi tiếp sức trong 3 phút , nhóm nào đúng nhanh nhất là thắng cuộc. 
Biểu dương nhóm HS viết đúng. 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà viết đoạn văn miêu tả một đồ chơi hay một trò chơi mà em thích. 
- Nhắc HS nào viết sai từ 5 lỗi trở lên về nhà viết lại bài. 
Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2020
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 29: MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI, TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết tên một số đồ chơi, trò chơi.
2. Kĩ năng: Phân biệt được những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại. Nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi.
3. Thái độ: Có thái độ chơi tích cực, vui vẻ.Thích HĐ nhóm
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ, tranh ảnh các bài tập 1, 2, 3.
HS: Vở, đồ chơi, xem trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:1 HS lên điều khiển
+ 3 HS đặt câu hỏi để thể hiện thái độ: thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn, 
- Nhận xét câu HS đặt. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: - HS biết tên 1 số đồ chơi, trò chơi. 
- Nhận biết được đồ chơi có ích và gây hại thế nào. 
- Biết các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia trò chơi. 
Cách tiến hành:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Chiếu tranh minh họa và yêu cầu HS quan sát chỉ và nêu tên đồ chơi hoặc trò chơi trong tranh. 
– HS trao đổi, nói cho nhau nghe trong nhóm đôi – Đại diện nhóm báo cáo
- HS phát biểu bổ sung. 
- Nhận xét, kết luận từng tranh đúng. 
Bài 2: HS đọc yêu cầu. 
- Thảo luận nhóm 4- Đại diện mỗi nhóm 1 bạn lên thi tiếp sức
- Nhận xét, bổ sung - kết luận những từ đúng, nhóm thắng cuộc.
Bài 3: 1 HS lên điều khiển
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. 
- HS thảo luận nhóm 4. 
- HS phát biểu, bổ sung ý kiến cho bạn. 
-Giáo dục HS các trò chơi có lợi và có hại.
Bài 4:
- HS đọc yêu cầu. 
-Làm bài vào vở - 1 HS làm bảng phụ. 
-Gv chấm một số vở, nhận xét – Sửa bài trên bảng phụ
+ HS đặt câu. 
Hoạt động 3: HĐ nối tiếp 
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài 
Cách tiến hành:
- HS chơi trò chơi: Đoán ô chữ
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS ghi nhớ các trò chơi, đồ chơi đã học, chuẩn bị bài sau. 
TOÁN
Tiết 72: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số.
2. Kĩ năng: Thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có 2 chữ số (chia hết, chia có dư).
3. Thái độ: Rèn luyện tư duy logic và trí nhớ. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ.
HS: Bảng con.
II Hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- GV gọi 3 HS lên bảng, lớp làm bảng con thực hiện các phép tính sau:
1200 : 80 ; 45000 : 90 ; 7480000 : 400 ; 7600 : 30 ; 12460 : 50
- GV chữa bài, nhận xét.
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số trong trường hợp chia hết và chia có dư. 
Cách tiến hành:
* Phép chia 672 : 21. 
- GV viết lên bảng phép chia 672 : 21, yêu cầu HS sử dụng tính chất một số chia cho một tích để tìm kết quả của phép chia. 
+ Vậy 672 : 21 bằng bao nhiêu?
- GV giới thiệu: + Đặt tính và tính. 
- GV yêu cầu HS dựa vào cách đặt tính chia cho số có một chữ số để đặt tính 672 : 21
+ Chúng ta thực hiện chia theo thứ tự nào?
+ Số chia trong phép chia này là bao nhiêu?
- Vậy khi thực hiện phép chia chúng ta nhớ lấy 672 chia cho số 21, không phài là chia cho 2 rồi chia cho 1 vì 2 và 1 là các chữ số của 21. 
- Yêu cầu HS thực hiện phép chia. 
- GV nhận xét cách đặt phép chia của HS, sau đó thống nhất lại với HS cách chia đúng như SGK đã nêu. 
+ Phép chia 627 : 21 là phép chia có dư hay phép chia hết?
* Phép chia 779 : 18. 
- GV ghi lên bảng phép chia trên và cho HS thực hiện đặt tính để tính. 
- GV theo dõi HS làm. 
- GV hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
Vậy 779 : 18 = 43 (dư 5)
+ Phép chia 779 : 18 là phép chia hết hay phép chia có dư?
+ Trong các phép chia có số dư chúng ta phải chú ý điều gì?
- GV viết lên bảng các phép chia sau:
 75 : 13 ; 89 : 25 ; 68 : 21
- GV hướng dẫn HS ước lượng. 
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào thực hành. 
Cách tiến hành:
Bài 1: HS làm bảng con, trong nhóm đôi bạn. 1 HS lên điều khiển. 
Bài 2:
- 1 HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS tự tóm tắt đề bài và làm bài trong nhóm đôi bạn. 1 HS lên điều khiển. 
- GV nhận xét. 
Bài 3:
- GV yêu cầu HS tự làm bài. 
- Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó yêu cầu 2 HS vừa lên bảng giải thích cách tìm x của mình. 
- GV nhận xét. 
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được cách chia cho số có hai chữ số. 
Cách tiến hành:
- Bài vận dụng: Tính giá trị của biểu thức sau:
 161 : 23 x 754
- HS làm bảng con, chia sẻ với bạn bên cạnh. 1 HS làm bảng lớp. 
- HS, GV nhận xét. 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS làm bài tập 1 và chuẩn bị bài sau. 
KHOA HỌC
Tiết 29: TIẾT KIỆM NƯỚC
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS biết những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước, giải thích được lí do phải tiết kiệm nước.
2. Kĩ năng: Thực hành tiết kiệm nước,vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước.
3. Thái độ: Có ý thức tiết kiệm nước mọi lúc, mọi nơi và vận động tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi. 
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?
+ Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước?
- HS nhận xét. GV nhận xét. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước. Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước. 
- HS cam kết tiết kiệm nước và tuyên truyền, cổ động người khác cùng tiết kiệm nước
Cách tiến hành:
* Tại sao phải tiết kiệm nước và làm thế nào để tiết kiệm nước. 
Thảo luận nhóm đôi bạn, 1 HS lên điều khiển. 
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh họa được giao, thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Em thấy những gì trong hình vẽ?
+ Theo em những việc đó nên hay không nên làm? Vì sao?
- Gọi các nhóm trình bày, nhóm có cùng nội dung nhận xét, bổ sung. 
- GV kết luận: Hàng ngày chúng ta cần tiết kiệm nước bằng những việc làm cụ thể. 
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 7 và 8 SGK/ 61 và trả lời câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về hình vẽ trong 2 hình?
+ Bạn nam ở hình 7a nên làm gì? Vì sao?
- GV nhận xét câu trả lời của HS. 
+ Chúng ta cần làm gì để tiết kiệm nước?
- GV kết luận: Phải tốn nhiều công sức tiền của mới có nước sạch dùng. Vì vậy, không được lãng phí nước. 
*Động viên HS vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước( thay bằng sắm vai) 
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
Xây dựng bảng cam kết về tiết kiệm nước. 
Thảo luận để tìm ý cho nội dung cần tuyên truyền cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước.
Phân công vai cho từng thành viên trong nhóm.
Bước 2: Thực hành
- GV đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ, đảm bảo mọi HS được tham gia.
Bước 3: Báo cáo, nhận xét và đánh giá
GV đánh giá nhận xét, chủ yếu tuyên dương các nhóm có sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước. 
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.
Cách tiến hành:
- 2 HS đọc mục Bạn cần biết. 
+ Chúng ta cần làm gì để tiết kiệm nước?
+ Vì sao phải tiết kiệm nước?
- Dặn HS luôn có ý thức tiết kiệm nước. Khuyến khích HS vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước. 
KỂ CHUYỆN
Tiết 15: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể. 
2. Kĩ năng: Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. 
3. Thái độ: Chăm chú nghe cô, bạn kể câu chuyện và tự kể lại câu chuyện. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể chuyện Búp bê của ai? Bằng lời kể của búp bê. 
- Nhận xét HS kể chuyện. 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS hiểu vững yêu cầu của đề bài, biết được dàn bài kể chuyện. 
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ: đồ chơi của trẻ em, đồ vật gần gũi 
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc tên truyện. 
+ Em có biết những truyện nào có những nhân vật mà đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em?
+ Em hãy giới thiệu câu chuyện mình kể cho bạn nghe. 
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình, trao đổi được với các bạn ý nghĩa của câu chuyện. 
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS kể chuyện và trao đổi với bạn về tính cách nhân vật và ý nghĩa truyện. 
- GV đi giúp đỡ những em gặp khó khăn. 
Gợi ý:
+ Kể câu chuyện ngoài SGK sẽ được cộng điểm. 
+ Kể câu chuyện phải có đầu, có kết thúc, kết chuyện theo lối mở rộng. 
+ Nói với các bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện. 
* Kể chuyện trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể. 
- Khuyến khích HS hỏi lại bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện. 
- Gọi HS nhận xét bạn kể. 
- Nhận xét. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. 
Cách tiến hành:
- HS thảo luận nhóm đôi giải quyết tình huống sau:
Em có nhiều đồ chơi nhưng không chơi nữa, em sẽ làm gì?
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện đã nghe cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. 
ĐẠO ĐỨC
Tiết 15: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (T 2)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo. 
2. Kĩ năng: Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. 
3. Thái độ: - Có thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ viêt sẵn bài 4, 5. 
HS: - Sưu tầm bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ ca ngợi công lao các thầy cô giáo.
- Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho hoạt động 2, tiết 2. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- HS nhận xét . GV nhận xét. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: HS trình bày kết quả sáng tác, sưu tầm và bình luận về các tư liệu đó. 
- HS hiểu việc làm thiếp để bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô giáo. 
Cách tiến hành:
* Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được (bài tập 4- 5) 
- GV mời một số HS trình bày, giới thiệu. 
- GV nhận xét. 
* Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ. 
- GV nêu yêu cầu, HS làm việc theo nhóm. 
- GV nhắc HS gửi tặng thầy cô giáo cũ những bưu thiếp mình làm
- GV kết luận chung: 
Cần phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. 
Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn. 
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.
Cách tiến hành:
+ 2 HS đọc lại ghi nhớ của bài.
+ Nêu những việc làm thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô giáo?
+ Hãy kể một kỉ niệm đáng nhớ nhất về thầy giáo, cô giáo đã dạy em?
- Thực hiện các việc làm để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. 
- Chuẩn bị bài tiết sau. 
Thứ tư, ngày 16 tháng 12 năm 2020
TẬP ĐỌC
Tiết 30: TUỔI NGỰA
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Cậu bé tuổi ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu rất yêu mẹ, đi đâu cùng nhớ đường tìm về với mẹ. 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: tuổi ngựa, đại ngàn, 
2. Kĩ năng: Biết đọc trôi chảy từng câu, giọng đọc chính xác lưu loát toàn bài. Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ, bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm một khổ thơ trong bài. 
- Rèn kĩ năng đọc hiểu.
3. Thái độ: HS yêu thích những ước mơ đẹp và có ý thức vươn lên thực hiện điều mình mong ước. 
II. Đồ dùng dạy học :
GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. 
HS: Đọc trước bài ở nhà. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc bài Cánh diều tuổi thơ và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc. 
- Nhận xét. 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS đọc đúng (tiếng, từ); ngắt nghỉ đúng câu văn dài. 
Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung của bài. 
Cách tiến hành:
* Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài. 
- Nêu giọng đọc toàn bài. 
- Chia đoạn (4 đoạn).
- HS đọc bài trong nhóm 4 ( luyện đọc từ sai). 
- Thi đọc giữa các nhóm. 
- 1 HS đọc chú giải. 
- Hướng dẫn câu dài. HS luyện đọc. 
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài. 
- GV đọc mẫu. 
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 1. 
+ Bạn nhỏ tuổi gì?
+ Mẹ bảo tuổi ấy tính nết như thế nào?
+ Khổ thơ 1 cho em biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc khổ 2. 
+ “Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi những đâu?
+ Đi chơi khắp nơi nhưng ngựa con vẫn nhớ mẹ như thế nào?
+ Khổ thơ 2 kể lại chuyện gì?
- Yêu cầu HS đọc khổ 3. 
+ Điều gì hấp dẫn “Ngựa con” trên những cánh đồng hoa?
+ Khổ thơ thứ 3 tả cảnh gì?
- Yêu cầu HS đọc khổ 4. 
+ “Ngựa con” đã nhắn nhủ với mẹ điều gì?
- Gọi HS đọc câu hỏi 5, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 
+ Nội dung của bài thơ là gì?
- Ghi nội dung chính của bài. 
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ và học thuộc lòng. 
Cách tiến hành:
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. 
- Giới thiệu khổ thơ cần luyện đọc. 
Mẹ ơi con sẽ phi 
Ngọn gió của trăm miền. 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn thơ. 
- Nhận xét. 
- Tổ chức cho HS thi đọc nhẩm và học thuộc lòng từng khổ thơ, bài thơ. 
- Gọi HS đọc thuộc lòng. 
- Nhận xét. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. 
Cách tiến hành:
+ Cậu bé trong bài thơ có nét tính cách gì đáng yêu?
+ Em học được ở cậu bé điều gì?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
+ Theo em nếu được đi đến nhiều nơi có ích gì? Qua mỗi chuyến đi em muốn nhắn nhủ với mọi người điều gì?
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà đọc thuộc lòng bài thơ. 
 ....
TOÁN
Tiết 73: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư). 
2. Kĩ năng: HS chia được số có năm chữ số cho số có hai chữ số. Áp dụng phép chia để giải các bài toán có liên quan. 
3. Thái độ: HS có ý thức tính toán cẩn thận, tự giác trong học tập. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ.
HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- GV gọi 3 HS lên bảng, lớp làm bảng con thực hiện các phép tính sau:
175 : 12 ; 798 : 34 ; 569 : 42
- GV chữa bài, nhận xét. 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số trong trường hợp chia hết và chia có dư. 
Cách tiến hành:
* Phép chia 8192 : 64
- GV ghi lên bảng phép chia trên, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. 
- GV theo dõi HS làm bài. Nếu thấy HS làm chưa đúng nên cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước, nếu sai nên hỏi HS khác trong lớp có cách làm khác không?
- GV hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
- Phép chia 8192 : 64 là phép chia hết hay phép chia có dư?
- GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia:
+ 179 : 64 có thể ước lượng 17 : 6 = 2 (dư 5)
+ 512 : 64 có thể ước lượng 51 : 6 = 8 (dư 3)
* Phép chia 1154 : 62
- GV ghi lên bảng phép chia, cho HS thực hiện đặt tính và tính theo nhóm 4 (cá nhân, chia sẻ với bạn bên cạnh, thống nhất ý kiến trong nhóm). 
- 1 HS lên bảng làm bài. Nếu thấy HS làm đúng nên cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp, nếu sai nên hỏi các HS khác trong lớp có cách làm khác không?
- GV hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
+ Phép chia 1154 : 62 là phép chia hết hay phép chia có dư?
+ Trong phép chia có dư chúng ta cần chú ý điều gì?
- GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia:
+ 115 : 62 có thể ước lượng 11 : 6 = 1 (dư 5)
+ 534 : 62 có thể ước lượng 53 : 6 = 8 (dư 5)
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Rèn kĩ năng thực hiện chia cho số có hai chữ số. 
Cách tiến hành:
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đặt tính và tính vào bảng con, chia sẻ với bạn bên cạnh. 
- 3 HS lên bảng làm. 
- GV cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
- GV chữa bài. 
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài trước lớp. 
- HS tóm tắt đề bài và tự làm bài vào vở. Sau đó đổi vở kiểm tra bài lẫn nhau. 
- 1 HS lên bảng chữa bài. 
- GV chữa bài. 
Bài 3: Tìm x:
- GV yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó đổi vở, kiểm tra bài lẫn nhau. 
- 2 HS làm bảng. 
- Yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó yêu cầu 2 HS vừa lên bảng giải thích cách làm của mình. 
- GV chữa bài. 
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được cách chia cho số có hai chữ số. 
Cách tiến hành:
- Bài vận dụng: Tính giá trị của biểu thức sau:
 1653 : 57 x 402
- HS làm bảng con, chia sẻ với bạn bên cạnh. 1 HS làm bảng lớp. 
- HS, GV nhận xét. 
- Nhận xét tiết học. 
TẬP LÀM VĂN
Tiết 29: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể. 
2. Kĩ năng: Lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp (BT2). 
3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Phiếu kẻ sẵn nội dung: Trình tự miêu tả chiếc xe đạp của chú Tư. 
HS: Xem trước bài ở nhà. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
+ Thế nào là miêu tả?
+ Nêu cấu tạo bài văn miêu tả?
- Gọi HS đọc phẩn mở bài, kết bài cho đoạn thân bài tả cái trống. 
- Nhận xét câu trả lời. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: HS biết cấu tạo 3 phần của bài văn miêu tả đồ vật và biết cách quan sát đồ vật để tả. HS lập dàn ý 1 bài văn miêu tả/ tả cái áo em mặc đến lớp hôm nay. 
Cách tiến hành:
Bài 1:
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung và yêu cầu. 
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi:
1a: + Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư. 
+ Phần mở bài, thân bài, kết bài trong đoạn văn trên có tác dụng gì? Mở bài, kết bài theo cách nào?
+ Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng giác quan nào?
- Phát phiếu cho từng cặp và yêu cầu làm câu b, d của phiếu. 
- Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bẳng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu. GV viết đề bài lên bảng. 
- Gợi ý: 
+ Lập dàn ý tả chiếc áo mà các em đang mặc hôm nay chứ không phải cái áo em thích. 
+ Dựa vào các bài văn: Chiếc cối tân, chiếc xe đạp của chú Tư để lập dàn ý. 
- Yêu c

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_15_nam_hoc_2020_2021.docx