Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 1, Tập đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - Năm học 2020-2021

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 1, Tập đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - Năm học 2020-2021

1. Kiến thức

- Biết đọc bài văn với giọng điệu phù hợp tính cách của các nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu.

2. Kĩ năng

- Đọc rành mạch, trôi chảy.

- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn. Bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài

3. Thái độ

- Hình thành lòng dũng cảm, lòng nhân hậu ở học sinh.

II. Đồ đùng dạy học

- Tranh minh họa chủ điểm, minh họa bài học SGK

- Bảng phụ viết đoạn văn luyện đọc diễn cảm.

 

docx 5 trang cuckoo782 6820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 1, Tập đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2020
 TẬP ĐỌC
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
- Tô Hoài-
1. Kiến thức
- Biết đọc bài văn với giọng điệu phù hợp tính cách của các nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu.
2. Kĩ năng
- Đọc rành mạch, trôi chảy.
- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn. Bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài
3. Thái độ
- Hình thành lòng dũng cảm, lòng nhân hậu ở học sinh.
II. Đồ đùng dạy học
- Tranh minh họa chủ điểm, minh họa bài học SGK
- Bảng phụ viết đoạn văn luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 phút
A. Ổn định tổ chức lớp:
- GV yêu cầu tổ trưởng kiểm tra đồ dùng học tập của các thành viên trong tổ
- Tổ trưởng kiểm tra và báo cáo cho GV
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu chủ đề:
- Hôm nay là tiết học đầu tiên của môn Tiếng Việt, cô sẽ giới thiệu cho các con về nội dung Tiếng Việt lớp 4, tập 1. Sách Tiếng Việt tập 1 gồm có 5 chủ điểm: Thương người như thể thương thân, măng mọc thẳng, trên đôi cánh ước mơ, có chí thì nên và tiếng sáo diều. 
- Mời 1 HS nhắc lại tên 5 chủ điểm.
 - GV hỏi: Chủ điểm đầu tiên là gì? 
- GV giảng: Chủ điểm Thương người như thể thương thân là truyền thống quý báu của dân tộc. Để biết rõ hơn về truyền thống này, cô và trò chúng ta cùng đi tìm hiểu 1 bài tập đọc trong chủ đề. 
- Lắng nghe
-Thương người như thể thương thân; Măng mọc thẳng; Trên đôi cánh ước mơ; Có chí thì nên; Tiếng sáo diều.
- Thương người như thể thương thân
 - HS lắng nghe
 2. Giới thiệu bài:
- Trước khi biết bài tập đọc đó là gì, cô mời các bạn quan sát bức tranh trên bảng.
- Bức tranh vẽ những con vật gì?
- Những con vật đó như thế nào?
- Để biết được đã có sự việc gì xảy ra, và nội dung chủ điểm được thể hiện như thế nào trong tác phẩm, chúng ta cùng tìm hiểu bài tập đọc “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”
- GV đưa ra tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” và giới thiệu về tác giả Tô Hoài: Tác phẩm kể về những cuộc phiêu lưu của chú Dế Mèn. Nhà văn Tô Hoài viết truyện từ năm 1941 được in lại nhiều lần và được đông đảo các bạn đọc thiếu nhi trong nước và quốc tế yêu thích. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài “DMBVKY”. Đây lag 1 trích đoạn trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí 
- Ghi tên bài và yêu cầu 1 – 2 HS nhắc lại tên bài
- HS chú ý và quan sát tranh minh họa. - Dế Mèn và Nhà Trò
- Dế Mèn: Thân hình vạm vỡ, khỏe mạnh. Nhà Trò: Yếu đuối, nhỏ bé.
 - HS nhắc lại tên bài học
 3. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu lần 1 (Lưu ý giọng đọc: Đọc bài với tốc độ vừa phải. Thể hiện đúng tính cách của nhân vật. Nhà Trò giọng kể lể đáng thương; lời Dế Mèn an ủi, động viên Nhà Trò, giọng mạnh mẽ, dứt khoát, thể hiện sự bất bình, thái độ kiên quyết)
- GV mời 1 HS chia đoạn.
- Mời HS nhận xét.
- GV chốt lại, bài chia làm 4 đoạn:
+Đoạn 1: Từ đầu đến .đá cuội
+Đoạn 2 : Tiếp đến chị mới kể
+Đoạn 3 : Tiếp đến ăn thịt em
+Đoạn 4 : Phần còn lại
Luyện đọc đoạn:
* Lần 1: Mời 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài. 
- Qua 4 bạn đọc thì cô nhận thấy có 3 từ khi đọc các em cần chú ý: Cỏ xước, Nhà Trò, chùn chùn.
- Gọi HS luyện đọc từ khó.
* Lần 2: Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc lần 2.
- Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
- GV đưa ra thêm một số từ khó: Ngoài các từ trong phần chú giải, cô có thêm 2 từ khó hiểu : tỉ tê, đá cuội
+ Tỉ tê: nói nhỏ nhẹ và đều đều vừa đủ để cho nhau nghe với giọng thân mật, dễ gây được lòng tin và sự đồng cảm ở người nghe
+ Đá cuội: đá nhỏ do dòng nước chảy lâu ngày làm mòn nhẵn các cạnh, thường gặp ở sông, suối
* Lần 3: Gọi 4 HS đọc nối tiếp lần 3
- Trong bài còn có câu dài khi đọc cần chú ý ngắt nghỉ cho đúng, cô sẽ hướng dẫn các con đọc câu dài sau: (Trong khi HS đọc thì GV viết câu dài lên bảng)
Hôm nay / bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh / ăn thịt em.
- Gọi 2 HS đọc lại câu dài.
Luyện đọc nhóm:
- YC HS luyện đọc theo nhóm đôi - Gọi đại diện các nhóm đọc - GV tổ chức NX - GV YC 1 HS đọc toàn bài (GV lưu ý giọng đọc cho HS và viết giọng đọc lên bảng)
- HS lắng nghe và theo dõi
- HS thực hiện chia đoạn
- HS khác nhận xét
- HS chú ý và đánh dấu trong SGK
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
 - HS đọc 3 từ khó trên bảng
- HS đọc nối tiếp lần 2
- HS đọc phần chú giải
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp từng đoạn
- HS chú ý lắng nghe
 - HS đọc
- HS đọc theo nhóm đôi - Đại diện các nhóm đọc - HS NX - HS đọc
 4. Tìm hiểu bài: 
- Câu hỏi nhỏ: 
+Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh nào?
 - Nêu nội dung đoạn 1?
=> Ý 1: Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò.
* Câu hỏi 1 (SGK): Như bức tranh ở đầu bài, ta thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt, nhỏ bé, vậy chi tiết nào trong bài, cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
- Đoạn này nêu lên điều gì?
=> Ý 2: Sự yếu ớt đến tội nghiệp của chị Nhà Trò
- Câu hỏi nhỏ: Chị Nhà Trò yếu ớt đã rất đáng thương, thế mà bọn nhện kia còn ức hiếp nữa. Thật tội nghiệp đúng không các con?
*Câu hỏi 2 (SGK): Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?
- Qua đoạn 3, tác giả cho chúng ta thấy điều gì?
=> Ý 3: Bọn Nhện ức hiếp, đe dọa Nhà Trò
*Câu hỏi 3 (SGK): Nghe được câu chuyện của chị Nhà Trò, Dế Mèn đã có những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp ?
=> Ý 4 : Tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn
*Câu hỏi 4(SGK) : Tìm những hình ảnh nhân hoá em thích? Cho biết vì sao em thích?
- Câu hỏi nhỏ: Những hình ảnh trong bài đã nói lên tính cách của 2 nhận vật Dế Mèn và Nhà Trò. Vậy, bài văn ca ngợi tính cách gì của các NV trong câu chuyện?
NỘI DUNG: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ áp bức bất công
- Đi qua vùng cỏ xước nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thấy chị Nhà Trò ngồi khóc bên tảng đá
 - HS nêu
- HS trả lời: Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, lại chưa quen mở, có khỏe cũng chẳng bay được xa.
- HS trả lời
- HS trả lời
- Trước đây mẹ Nhà Trò vay lương ăn của bọn nhện, chưa trả đủ thì bị chết. Nhà Trò ốm yếu kiếm ăn không đủ, không trả được nợ. Bọn nhện đánh Nhà Trò mấy bận. Lần này chúng chăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt.
- HS trả lời
- Lời nói: Lời của Dế Mèn: “ Em đừng kẻ yếu”
- Cử chỉ và hành động của Dế Mèn: phản ứng mạnh mẽ xòe cả hai càng ra
- HS trả lời
- HS trả lời
5. Đọc diễn cảm:
-Yêu cầu HS đọc 4 đoạn và tìm giọng đọc thích hợp cho từng đoạn
- Vừa rồi chúng ta đã luyện đọc và hiểu được nội dụng của bài. Cô thấy các con đều đã đọc tốt khá diễn cảm nhưng để đọc hay, diễn cảm hơn và thể hiện đúng tính cách nhân vật thì bây giờ chúng ta cùng luyện đọc diễn cảm đoạn 4.
- Mời đại diện các dãy thi đọc diễn cảm
- HS đọc, nhóm đôi trao đổi tìm giọng đọc, phát biểu.
 - 4 HS thi đọc diễn cảm. Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
C. Củng cố - dặn dò:
- Qua bài tập đọc hôm nay em học được gì ở nhân vật Dế Mèn ?
- GD học sinh cần biết dũng cảm, đoàn kết giúp đỡ bạn trong cuộc sống.
- Về đọc lại bài nhiều lần và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
- Lòng dũng cảm, dám bênh vực cho kẻ yếu
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_1_tap_doc_de_men_benh_vuc_ke_y.docx