Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

* Năng lực đặc thù: Học sinh:

a. Năng lực mô hình hoá toán học:

- Ôn tập một số nội dung cơ bản về phân số: khái niệm ban đầu về phân số, rút gọn phân số, quy đồng mẫu số, phân số bằng nhau.

- Ôn tập dạng toán: Tìm phân số của một số.

b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:

- Vận dụng giải các bài tập có liên quan.

- Rèn kỹ năng giải toán.

 * Năng lực chung:

- Năng lực tư duy, năng lực tự chủ - tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

2. Phẩm chất:

- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh tích cực học tập; Có ý thức vận dụng phép nhân phân để tính diện tích một số hình trong thực tế.

 

docx 50 trang xuanhoa 06/08/2022 2140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27:
Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2021
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: Học sinh: 
a. Năng lực mô hình hoá toán học: 
- Ôn tập một số nội dung cơ bản về phân số: khái niệm ban đầu về phân số, rút gọn phân số, quy đồng mẫu số, phân số bằng nhau.
- Ôn tập dạng toán: Tìm phân số của một số.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Vận dụng giải các bài tập có liên quan.
- Rèn kỹ năng giải toán.
 * Năng lực chung: 
- Năng lực tư duy, năng lực tự chủ - tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh tích cực học tập; Có ý thức vận dụng phép nhân phân để tính diện tích một số hình trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 - Học sinh: Sách, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động: (5 phút )
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Bắn tên:
+Nêu lại tính chất cơ bản của phân số?
+Nêu cách rút gọn phân số? 
+Nêu đặc điểm của phân số? 
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- GV giới thiệu vào bài
2. Hoạt động luyện tập:
* Mục tiêu: Học sinh 
- Rút gọn được phân số.
- Nhận biết được phân số bằng nhau.
- Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số.
*Phương pháp: thực hành, vấn đáp 
*Thời gian: 25 phút 
* Cách tiến hành
*Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS nêu yêu cầu
- HS tự làm bài, 2 em làm bài trên bảng.
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ HS tự kiểm tra kết quả và chữa bài.
*Kết luận: Củng cố cách rút gọn phân số, phân số bằng nhau. 
*Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS nêu yêu cầu
+ BT cho biết gì. BT hỏi gì?
- HS tự làm bài, 1 em làm bài trên bảng.
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm
+ Giải thích vì sao 3 tổ chiếm số HS cả lớp? 
+ Tìm số HS của 3 tổ chính là dạng toán đã học nào?
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ 1 HS đọc, cả lớp soát bài
*Kết luận: Củng cố ý nghĩa của phân số, tìm phân số của 1 số. 
*Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS nêu yêu cầu
+ BT cho biết gì. BT hỏi gì?
- HS tự làm bài, 1 em làm bài trên bảng.
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm
+ Giải thích vì sao em lấy 15 x ?
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ Giáo viên kiểm tra vở học sinh 
*Kết luận: Củng cố cách giải bài toán tìm phân số của 1 số. 
Bài 1/139: 
a. Rút gọn phân số:
 ; 
 ; 
b. Các phân số bằng nhau:
 ; . 
Bài 2/139: 
 Bài giải
a. 3 tổ chiếm số học sinh cả lớp. 
b. Số học sinh của 3 tổ là : 
 32 x = 24 (học sinh) 
 Đáp số: a. b. 24 học sinh
Bài 3/139 : 
Tóm tắt:
Cả quãng đường: 15 km
Đã đi: quãng đường
Còn phải đi: ...km?
Bài giải
Anh Hải đã đi được đoạn đường dài là:
 ( km)
Anh Hải còn phải đi được đoạn đường dài là:
 15 – 10 = 5 (km)
 Đáp số: 5 km
3. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng linh hoạt giải bài toán có lời văn 
*Phương pháp: thực hành 
*Thời gian: 10 phút
*Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài toán.
+ BT cho biết gì. BT hỏi gì?
- HS tự làm bài, 1 em làm bài trên bảng.
- GV hướng dẫn HS làm bài chậm: 
+ Làm thế nào để tính được số lít xăng có trong kho lúc đầu? 
+ Vậy trước hết chúng ta cần tìm gì? 
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm	
+ Giải thích cách làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ Ở phép tính thứ nhất có thể viết như thế nào? 
+ 1 HS đọc, cả lớp soát bài
*Kết luận: + Xác định dạng toán
+Tìm cách giải
+ Lựa chọn câu trả lời phù hợp.
Bài 4/139: 
Tóm tắt
Lần thứ nhất lấy: 32 850 l
Lần thứ hai lấy: lần thứ nhất
Còn lại: 56200 l
Ban đầu: l?
Bài giải
 Lần thứ hai lấy ra số lít xăng là:
 32 850 x = 10950 (l)
 Số xăng có trong kho lúc đầu là:
 32850 + 10950 + 56200 = 100000(l)
 Đáp số: 100000 l xăng
- 32 850 : 3
4. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
+ Muốn tìm phân số của một số ta làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học, 
- Chuẩn bị bài sau
- Ta lấy số đó nhân với số phần.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... --------------------------------------------------------------------------------------------------
Thể dục + Kĩ thuật
Đ/c Hòa – Giáo viên bộ môn dạy
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ.
- Đọc đúng, trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Cô-péc-ních, Ga-li-lê.
- Hiểu các từ ngữ trong bài
b. Năng lực văn học: 
- Nắm được nội dung chính của câu chuyện: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê.
* Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. 
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh ham học hỏi nghiên cứu, đọc các loại sách khoa học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động: (5 phút )
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”:
+ Đọc bài tập đọc Ga-vrôt ra ngoài chiến lũy
+ Ga- vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì?
+ Bạn hãy nêu nội dung câu chuyện?
- GV nhận xét chung, 
- Cho HS quan sát chân dung hai nhà khoa học Cô-péc-ních và Ga-li-lê và giới thiệu. 
- GV vào bài: Dù sao trái đất vẫn quay.
- Giáo viên ghi bảng 
+ Ga- vrốt ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn cho nghĩa quân vì Ga- vrốt nghe Ăng- giôn- rắc nói nghĩa quân sắp hết đạn.
+ Ca ngợi chú bé Ga-vrốt dũng cảm
2. Hoạt động khám phá: 
Hoạt động 1. 
*Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch, biết đọc với giọng đọc rành mạch, dứt khoát; Hiểu các từ ngữ trong bài
 *Phương pháp: Làm mẫu, động não, thực hành 
*Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động cả lớp:
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn, HS đọc nối tiếp:
+ Lần 1: Sửa lỗi phát âm.
+ Lần 2: Giải nghĩa từ.
+Em hiểu nhà thiên văn học có nghĩa là như thế nào?
+Thậm chí nó bị coi là một tà thuyết.Em hiểu tà thuyết có nghĩa là gì?
+Em hiểu chân lí có nghĩa là gì?
+ Lần 3: Luyện đọc câu 
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- GV đọc mẫu.
1. Luyện đọc:
* Chia đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Chúa trời.
+ Đoạn 2:Tiếp theo đến gần bảy chục tuổi.
+ Đoạn 3: đoạn còn lại.
* Đọc đúng từ ngữ: Cô-péc-ních và Ga-li-lê
* Chú giải: 
- thiên văn học, tà thuyết, chân lí.
- Luyện đọc câu:
Dù sao trái đất vẫn quay! (thể hiện thái độ bực tức, phẫn nộ của Ga-li-lê.)
Hoạt động 2 2. Tìm hiểu bài: 
* Mục tiêu: Học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học 
*Phương pháp: động não, thảo luận nhóm 
*Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi:
+Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
+ Mọi người tỏ thái độ như thế nào với công bố của Cô-péc-ních? 
+ Vì sao phát hiện của Cô- péc- ních bị coi là tà thuyết.
GV: Sử dụng sơ đồ hệ mặt trời và giảng: Thời của Cô-péc-ních, khi khoa học chưa phát triển thì người ta luôn cho rằng tất cả đều do chúa trời tạo ra, 
+ Đoạn 1 cho ta biết điều gì?
- HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi:
+ Ga- li- lê viết sách nhằm mục đích gì?
+ Vì sao toà án lúc ấy xử phạt ông?
GV: Gần một thế kỉ sau, Ga – li- lê lại ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô péc- ních bằng cách cho ra đời một cuốn sách mới. Lập tức ông bị tòa án xử vẫn với lí do ông đã nói ngược với lời phán bảo của chúa trời, chống đối lại quan điểm của giáo hội.
+ Đoạn 2 kể lại chuyện gì?
- HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi:
+ Lòng dũng cảm của Cô- péc- ních và Ga- li- lê thể hiện ở chỗ nào?
+ Câu nói nào của Ga-li-lê thể hiện quyết tâm bảo vệ chân lí khoa học của mình? 
+ Đoạn 3 cho biết gì?
- HS đọc thầm toàn bài và tìm nội dung bài.
Kết luận: Dù sống khổ cực, dù bị áp đặt, Ga-li-lê vẫn kiên quyết bảo vệ lẽ phải. Đó là một chân lý đúng đắn trong đời sống hôm nay. Cô-péc-ních và Ga-li-lê dũng cảm nói lên chân lí khoa học , 
a. Cô- péc- ních đã dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới.
+ Thời đó, người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và vì sao phải quay xung quanh nó. Cô-péc-ních lại chứng minh ngược lại : chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh Mặt Trời.
+ Sửng sốt và cho rằng đó là tà thuyết.
+ Vì nó ngược lại với những lời phán bảo của chúa trời.
b.Sự dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học của nhà khoa học Ga- li- lê.
- Viết sách nhằm ủng hộ, cổ vũ ý kiến của Cô- péc- ních.
- Vì cho rằng ông cũng như Cô-péc-ních nói ngược lại những lời phán bảo của Chúa trời.
- Hai người đã dám nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời...mặc dù biết rằng như thế sẽ có hại cho tính mạng của mình. 
c. Sự dũng cảm bảo vệ chân lí của nhà bác học Ga-li-lê.
+ Hai nhà bác học đã dám nói ngược với lời phán bảo của chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng. Ga - li - lê đã trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lý khoa học.
+ Dù sao trái đất vẫn quay.
* Bài văn ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm , kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
3. Hoạt động luyện tập 3. Luyện đọc diễn cảm
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được 1 đoạn và cả bài 
 - HS hòa nhập: đọc được 1,2 câu 
*Phương pháp: thực hành, làm mẫu
*Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động nhóm:
- HS đọc bài, nêu cách đọc
- Luyện đọc diễn cảm 1 đoạn: 
+ GV giới thiệu đoạn luyện đọc diễn cảm.
+ Đoạn văn sau đọc như thế nào cho hay?
+ HS nêu cách đọc hay, đọc thể hiện
+ HS luyện đọc theo cặp,
- 1 số em đọc thi
+ Lớp nhận xét, đánh giá, bình chọn.
+ GV nhận xét, đánh giá.
+ Toàn bài đọc với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của 2 nhà bác học 
- Nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi dũng khí bảo vệ chân lí của hai nhà khoa học: trung tâm, đứng yên, bác bỏ, sai lầm, sửng sốt, tà thuyết... , chú ý câu nói của nhà bác học...
+ Đọc diễn cảm đoạn 3:
 Chưa đầy một thế kỉ sau, năm 1632, nhà thiên văn học Ga-li-lê lại cho ra đời một cuốn sách mới cổ vũ cho ý kiến của Cô-péc-ních. Lập tức, tòa án quyết định cấm cuốn sách ấy và mang Ga-li-lê ra xét xử. Khi đó, nhà bác học đã gần bảy chục tuổi.
 Bị coi là tội phạm, nhà bác học già buộc phải thề từ bỏ ý kiến cho rằng trái đất quay. Nhưng vừa bước ra khỏi tòa án, ông đã bực tức nói to:
- Dù sao trái đất vẫn quay!
* Tiêu chí:
+ Đọc đã trôi chảy chưa?
+ Cách ngắt nghỉ đã đúng, hợp lý chưa, đọc phân biệt giọng chưa?
+ Đã đọc diễn cảm chưa, có kèm điệu bộ không?
4. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: HS biết liên hệ, mở rộng.
 *Phương pháp: nêu vấn đề, trình bày 1 phút 
*Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi mở: 
+Bài ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì?
+Em đã học được đức tính gì của 2 nhà khoa học?
- Học sinh phát biểu
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
*Kết luận: Các nhà khoa học thực sự là những người vô cùng dũng cảm. Họ phải vượt qua các định kiến của xã hội, sự giới hạn của kiến thức để phát minh ra cái mới hoặc cải tiến cái cũ. Nhờ có họ mà xã hội ngày càng phát triển.
- Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lý khoa học 
- Em đã học tập được đức tính dũng cảm của 2 nhà khoa học...
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: “Con sẻ”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Chính tả (Nhớ viết)
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Nhớ-viết đúng bài CT; biết trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc (3) a/b, BT do GV soạn.
- Rèn kĩ năng viết chữ, tư thế ngồi viết; Kĩ năng trình bày vở sạch đẹp, sáng sủa.
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu nội dung bài viết
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng phẩm chất tích cực, chủ động trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 - Học sinh:Vở, bút,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động khởi động: (3 phút )
- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ
- 2 HS lên bảng thi viết các từ: lung linh, lóng lánh, búp nõn.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá 
- GV dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động khám phá: 1. Chuẩn bị viết chính tả: 
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn thơ
*Phương pháp: vấn đáp, động não
*Thời gian: 5 phút 
* Cách tiến hành: 
- Một HS đọc thuộc đoạn cần viết, cả lớp đọc thầm.
+ Hình ảnh nào trong bài nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?
+ Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện qua những câu thơ nào?
+Bài thơ về tiểu đội xe không kính nói lên điều gì ?
- HS tìm và luyện viết từ khó trong bài.
- Giáo viên nhắc học sinh: Câu thơ dài nên các em chỉ nên lùi ít thôi.
*Kết luận: Chú ý khoảng cách chữ cần đều nhau để bài viết được đẹp
- Hình ảnh: Không có kính, ừ thì ướt áo. Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời, chưa cần thay, lái trăm cây số nữa.
- Câu thơ: Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới, Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.
- Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước.
- Viết đúng: xoa mắt đắng, sa, ùa vào, ướt áo 
3. Hoạt động luyện tập: 2. Viết bài chính tả: 
* Mục tiêu: Hs nhớ -viết tốt bài chính tả theo cách viết đoạn thơ, tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai
 * Phương pháp: thực hành 
*Thời gian: 18 phút 
* Cách tiến hành:
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
4. Hoạt động vận dụng: 3. Làm bài tập chính tả: 
* Mục tiêu: Học sinh phân biệt chính tả các tiếng có phụ âm đầu s/x
 *Phương pháp: thực hành, trò chơi 
*Thời gian: 8 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài vào VBT
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Tiếp sức
- Đọc bài làm, nhận xét đúng sai, thống nhất kết quả.
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS tự làm bài, 
- Một HS làm trên bảng tương tác
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh
+ Vì sao sa mạc này lại được gọi là sa mạc đỏ?
Bài 2:
a. + sàn, sải, sánh, sắt...
 + xé, xẻng, xìa, xía,...
b. + ngả, ải, ảnh, trả,...
 + ngã, ẵm, cõng...
Bài 3:
- sa mạc
- xen kẽ
- Lời giải: đáy biển, thung lũng.
5. Củng cố, dặn dò:(2 phút) 
+Em hãy nêu lại cách trình bày bài viết?
- Nhận xét tiết học, hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Lịch sử
THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI – XVII
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực: 
1.1. Năng lực đặc thù: 
a. Nhận thức lịch sử: Học xong bài này HS biết: 
- Ở thế kỉ XVI - XVII nước ta nổi lên 3 thành thị lớn: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
- Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế đặc biệt là thương mại.
b. Tìm hiểu lịch sử: 
- Khai thác sách giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ hành chính Việt Nam và các tài liệu liên quan
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết tình huống và sáng tạo.
*ĐCND: Chỉ y/c miêu tả vài nét về ba đô thị (cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường, cư dân ngoại quốc)
2. Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh:
+ Tự hào về lịch sử của nước nhà.
+ Yêu quí, tuyên truyền mọi người bảo vệ các khu phố cổ.
+ Có ý thức giữ gìn và bảo vệ các khu phố cổ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
- Học sinh: SGK, VBT...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động: (3 phút )
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Bắn tên. 
+ Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong diễn ra như thế nào? 
+ Thu được kết quả gì?
- Giới thiệu bài 
+ Theo em, thành thị là gì? 
- GV giải thích Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
- Ghi đầu bài
2. Hoạt động Khám phá: 
*Mục tiêu: - Học sinh miêu tả vài nét về ba đô thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI-XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển (cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường, cư dân ngoại quốc.). 
*Phương pháp: động não, thảo luận nhóm 
*Thời gian: 20 phút 
*Cách tiến hành: 
*Hoạt động nhóm 4:
- Học sinh đọc SGK:
+ Kể tên các thành thị lớn của nước ta thời bấy giờ
- GV treo bản đồ Việt Nam và yêu cầu HS xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ.
- GV phát phiếu học tập cho HS.
- HS đọc SGK và hoàn thành phiếu.
- Đại diện HS báo cáo kq, nhận xét.
*Kết luận: Vào thế kỉ thứ XVI- XVII, thành thị ở nước ta rất phát triển, trong đó nổi lên ba thành thị lớn, 
1. Ba thành thị lớn TK XVI- XVII:
+ Thăng Long, Phố Hiến, Hội An
Đặc điểm
Dân cư
Quy mô thành thị
Hoạt động
buôn bán
Thăng Long
Đông dân cư hơn nhiều thành thị châu á
Lớn bằng thành thị một số nước châu âu
Đông ngày phiên chợ...
- Buôn bán nhiều mặt hàng: tơ,
Phố Hiến
Có nhiều dân cư nước ngoài: Trung Hoa, Anh, Pháp.
Có hơn 200 nóc nhà của người nước khác.
Nơi buôn bán tấp nập
Hội An
Là dân địa phương và các nhà buôn Nhật Bản.
Phố cảng đẹp nhất Đàng Trong.
Thương nhân n
oại quốc thường lui tới buôn bán.
*Hoạt động cả lớp:
+ Theo em, cảnh buôn bán sôi động ở các đô thị nói lên điều gì về tình hình kinh tế nước ta thời đó?
*Kết luận : Vào thế kỉ thứ XVI- XVII, sản xuất nông nghiệp đặc biệt là Đàng Trong rất phát triển, 
2. Tình hình kinh tế nước ta TK XVI- XVII:
- Thành thị nước ta thời đó đông người, buôn bán sầm uất, 
3. Hoạt động luyện tập: 
*Mục tiêu: - Học sinh củng cố kiến thức
*Phương pháp: thực hành 
*Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
- 3 HS thi mô tả về các thành thị lớn ở thế kỉ XVI – XVII.
- Nhận xét, bình chọn bạn mô tả hay nhất.
4. Hoạt động vận dụng
*Mục tiêu: Học sinh mở rộng hiểu biết về thành thị nước ta
 *Phương pháp: quan sát 
*Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành:
- Liên hệ sự phát triển Thăng Long, Phố Hiến, Hội An và một số thành thị hiện nay.
- Giới thiệu với HS: Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới vào 5-12-1999
- Giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh, video và 3 thành phố này
*Kết luận: Các thành thị trước đây, hiện nay vẫn giữ được vẻ sầm uất vốn có. Một số công trình vẫn được bảo tồn. 
- Hà Nội, Hưng Yên, Hội An
5. Củng cố, dặn dò: (2 phút) 
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi SGK và chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 23 tháng 3 năm 2021
Luyện từ và câu
CÂU KHIẾN
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
1.1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu khiến trong đoạn trích (BT1, mục III); bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô (BT3).
- Bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với bạn, anh chị hoặc thầy cô.
b. Năng lực văn học: 
- Biết sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2. Phẩm chất:
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh vận dụng linh hoạt vào giao tiếp hằng ngày.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, 
- Học sinh: SGK, Vở BT, bút,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động ( 5 phút)
- Cho Học sinh chơi trò chơi Bắn tên: 
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Giới thiệu bài:
+ Các em đã học các kiểu câu nào?
- Hôm nay chúng ta cùng học tìm hiểu về một kiểu câu nữa: Câu khiến 
- Ghi đầu bài
+ Nêu những từ cùng nghĩa và trái nghĩa với dũng cảm?
2. Hoạt động Khám phá: 
* Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến 
*Phương pháp: Vấn đáp, 
*Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp:
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
+ Đọc câu in nghiêng.
+ Câu in nghiêng dưới đây dùng để làm gì?
+ Cuối câu in nghiêng có dấu gì?
*Kết luận : Câu: Mẹ mời sứ giả vào đây cho con là câu dùng để nhờ vả, cuối câu có dấu chấm than gọi là câu khiến 
*Hoạt động cả lớp:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- 2 HS viết bảng, HS dưới lớp tập nói.
- GV sửa cách dùng từ đặt câu cho từng HS.
+ Câu khiến dùng để làm gì? 
+ Dấu hiệu nào để nhận ra câu khiến?
*Kết luận : Những câu dùng để đưa ra lời yêu cầu, đề nghị, nhờ vả, người khác một việc gì gọi là câu khiến, cuối câu khiến thường dùng dấu chấm than hoặc dấu chấm.
- HS rút ra ghi nhớ/ 88
+Câu khiến dùng để làm gì? 
Dấu hiệu nào để nhận ra câu khiến?
+ Khi nào cuối câu khiến dùng dấu chấm than?
+ Trong trường hợp nào cuối câu lên dùng dấu chấm?
 Chú ý: Khi dùng dấu chấm than nên dùng từ hãy, đừng, chớ, nên, phải đầu câu; nhé, thôi ở cuối câu.
I. Nhận xét:
1. Câu in nghiêng dưới đây dùng để làm gì?
Gióng nhìn mẹ, mở miệng, bật lên thành tiếng:
- Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!
- Dùng để nhờ mẹ.
2. Cuối câu in nghiêng có dấu gì?
- Cuối câu là dấu chấm than.
3. Em hãy nói với bạn bên cạnh một câu để mượn quyển vở. Viết lại câu ấy.
- VD: Cậu cho tớ mượn quyển vở nhé!
+ Những câu dùng để yêu cầu, đề nghị, nhờ vả, người khác làm một việc gì đó thì gọi là câu khiến.
- Khi viết: cuối câu thường có dấu chấm than
+ Khi nói: cần nhấn giọng
 II. Ghi nhớ:
- Câu khiến (câu cầu khiến) dùng để yêu cầu, đề nghị, mong muốn, của người nói, người viết với người khác.
- Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than, hoặc dấu chấm.
+ Khi yêu cầu hoặc mệnh lệnh
+ Khi đề nghị lịch sự
2. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: Học sinh nhận biết được câu khiến trong đoạn trích
*Phương pháp: thảo luận nhóm, thực hành, 
*Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS tự làm bài, 2 HS làm bảng phụ.
- HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- HS đọc lại câu khiến phù hợp nội dung và giọng điệu.
- HS quan sát tranh minh họa và nêu xuất xứ từng đoạn văn.
+ Mỗi câu khiến trên được dùng để làm gì?
+ Câu khiến dùng để làm gì?
*Kết luận: Nhận biết câu khiến cần dựa vào văn cảnh
*Hoạt động cá nhân:
 - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS tự làm bài/VBT.
- Đọc bài làm , nhận xét.
+ Cuối câu khiến có dấu gì? Tác dụng của câu đó?
+ Tại sao em biết đó là những câu khiến?
Lưu ý: Các câu đề bài trong SGK Toán và Tiếng Việt hầu hết đều là các câu khiến. Tuy nhiên những câu khiến này thường kết thúc bằng dấu hai chấm hoặc dấu chấm
*Kết luận : Các câu khiến có thể là mệnh lệnh hoặc đề nghị nhẹ nhàng
Bài 1: Tìm câu khiến trong những đoạn trích sau:
a. Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!
b. Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!
c. Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!
d. Con đi nhặt cho đủ một trăm đốt tre , mang về đây cho ta!cho ta!
- a: yêu cầu, b: khuyên bảo
c: yêu cầu; câu d: yêu cầu.
Bài 2: Ghi lại 3 câu khiến trong sách TV hoặc Toán:
+ Vào ngay! ( Ga – vrốt...luỹ)
+ Dẫn nó vào! ( Vương quốc...cười)
 + Hãy viết một đoạn văn ngắn tả cây hoa.
+ Tính rồi rút gọn phân số.
3. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: Học sinh bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô
 *Phương pháp: vấn đáp 
*Thời gian: 5 phút 
* Cách tiến hành:
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
Chú ý: Đặt câu khiến phải phù hợp với đối tượng mình yêu cầu, đề nghị, mong muốn (bạn cùng lứa tuổi khác với anh chị, cha mẹ, với thầy cô)
- HS tự làm /VBT, 2 HS làm bảng.
- HS trình bày, nhận xét.
 + Câu khiến thường được dùng để làm gì? cuối câu có dấu gì?
*Kết luận: Khi đặt câu khiến, với bạn, phải xưng hô thân mật, với người trên phải xưng hô lễ phép.
Bài 3: Đặt câu khiến:
+ Bạn đi nhanh lên!
+ Chị giảng cho em bài toán này nhé!
4. Củng cố, dặn dò
+ Câu khiến dùng để làm gì?
+ Cuối câu khiến thường dùng dấu gì?
- Nhận xét tiết học, 
- Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau.
- Câu khiến dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn, nhờ vả,... của người nói,người viết với người khác.
- Cuối câu khiến thường có dấu chấm hoặc dấu chấm than.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
CON SẺ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
 1.1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Đọc đúng, trôi chảy toàn bài, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu các từ ngữ trong bài: tuồng như, khản đặc, bối rối, kính cẩn, ...
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già 
- Biết đọc diễn cảm bài văn - chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện: hồi hộp, căng thẳng (ở đoạn đầu - tả sự đối đầu giữa sẻ mẹ và chó săn); chậm rãi, thán phục (ở đoạn sau- sự ngưỡng mộ của tác giả trước tình mẹ con thiêng liêng, hành động dũng cảm bảo vệ con của sẻ mẹ).
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2. Phẩm chất:
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh dũng cảm trong học tập và cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
- Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động (5 phút)
- Tổ chức học sinh chơi trò chơi “Bắn tên” 
+ Đọc bài: Dù sao trái đất vẫn quay.
+ Lòng dũng cảm của Cô-péc-níc và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào?
+ Nội dung bài nói gì?
 - GV nhận xét, tuyên dương HS.
- HS quan sát tranh minh họa và mô tả những gì vẽ trong bức tranh.
- Giáo viên ghi đầu bài
- Dù nhiều tuổi phải sống cảnh tù đày, các ông vẫn bảo vệ chân lý của mình
- Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lý khoa học 
2. Hoạt động Khám phá: 
Hoạt động 1 1. Luyện đọc: 
* Mục tiêu: Học sinh 
 - Đọc trôi chảy bài văn, ngắt nghỉ đúng.
- Hiểu các từ ngữ trong bài
*Phương pháp: làm mẫu, thực hành
*Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành: 
- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn 
- 3 HS đọc nối tiếp lần 1: sửa phát âm
- 3 HS đọc nối tiếp lần 2 
+ HS đọc thầm phần chú giải SGK
+ Giải nghĩa từ 
- 3 HS đọc nối tiếp lần 3 + Hướng dẫn đọc câu:
- HS luyện đọc nối tiếp theo nhóm bàn.
- GV đọc mẫu diễn cảm toàn bài 
- Chia đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến tổ xuống.
+ Đoạn 2: tiếp đến xuống đất.
+ Đoạn 3: còn lại.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Đọc đúng: lao xuống, lao đến, dừng lại và lùi.
- Chú giải: SGK.
- Luyện đọc câu:
+ Bỗng/ từ trên cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá/ rơi trước mõm con chó.
Hoạt động 2. 2. Tìm hiểu bài: 
* Mục tiêu: Hiểu nội dung từng đoạn và nội dung cả bài Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu con và tình mẫu tử thiêng liêng của sẻ mẹ
*Phương pháp: động não, Chia sẻ nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp, trình bày 1 phút 
*Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp: 
- HS đọc thầm đoạn 1,2 và trả lời câu hỏi:
+ Trên đường đi, con chó thấy gì?
+ Con chó định làm gì sẻ non?
+Tìm những từ ngữ cho thấy con sẻ còn non và yếu ớt?
+ Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại?
+ Hình ảnh sẻ mẹ dũng cảm lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào?
+ Em hiểu một sức mạnh vô hình trong câu “Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất” là sức mạnh gì?
*Kết luận : Sẻ mẹ là con vật nhỏ hơn con chó nhiều lần nhưng dáng vẻ hung dữ của nó khiến con chó phải dừng lại và lùi bước, 
+ Đoạn 1,2 kể lại chuyện gì?
- Cho HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé?
+

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_27_nam_hoc_2020_2021_ban_chuan_ki.docx