Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4, Thứ 2 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4, Thứ 2 - Năm học 2012-2013

TOÁN

Tiết 16: So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên

(trang 21 - 22)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về: cách so sánh hai số tự nhiên; đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên.

2. Kĩ năng: Biết so sánh hai số tự nhiên, nêu được đặc điểm về thứ tự của số tự nhiên

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng con

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 8 trang xuanhoa 11/08/2022 1240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4, Thứ 2 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ bảy ngày 22 tháng 9 năm 2012
Ngày dạy: Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2012
TOÁN
Tiết 16: So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
(trang 21 - 22)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về: cách so sánh hai số tự nhiên; đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên.
2. Kĩ năng: Biết so sánh hai số tự nhiên, nêu được đặc điểm về thứ tự của số tự nhiên
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập 
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng con
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Trò chơi: Đố bạn
- Gọi HS lên bảng điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhân xét – ghi điểm HS.
2. Hoạt động cơ bản
Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên.
MT: Giúp HS nắm cách so sánh hai số tự nhiên.
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
So sánh hai số tự nhiên:
+ Nêu ví dụ bằng số rồi cho HS so sánh từng cặp số
- Với 2 số tự nhiên bất kỳ, ta luôn xác định được điều gì?
+ GV: Vậy bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên
- Cách so sánh 2 số tự nhiên bất kỳ?
+ GV nêu nhận xét khái quát :
 - Trường hợp hai số có số chữ số khác nhau: Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn và ngược lại.
 - Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau: So sánh từng cặp chữ số ở mỗi hàng.
So sánh 2 số trong dãy số tự nhiên và trên tia số:
+ Nêu VD => HS rút ra nhận xét.	
- Trong dãy STN: số đứng trước bé hơn số đứng sau, số đứng sau lớn hơn số đứng trước.
- Trên tia số: số ở gần gốc 0 hơn là số bé hơn, số ở xa gốc 0 hơn là số lớn hơn.
Hướng dẫn HS nhận biết về sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định 
MT: Giúp HS nhận biết về sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định.
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải 
+ Nêu một nhóm các số tự nhiên rồi cho HS sắp xếp theo thứ tự bé đến lớn và ngược lại.
+ Giúp HS tự nêu nhận xét.
Thực hành .
MT: Giúp HS làm được các bài tập.
PP: Động não, đàm thoại, thực hành.
- Yêu cầu HS làm vào SGK và hướng dẫn chữa bài.
3. Hoạt động nối tiếp
- So sánh các số: 1 345 635 636 6 435 552 352; 367 656 356 356 536 645 363 636.
- 1 HS điều khiển, 2 HS làm bảng lớp (Phương Trinh, Quỳnh Sương), cả lớp theo dõi, kiểm tra bài.
HT: cá nhân, lớp.
- So sánh các số do GV nêu ra
- Luôn xác định được số này lớn hơn, bé hơn, hoặc bằng số kia.
- HS trả lời.
- HS quan sát các VD và trả lời.
HT: cá nhân, lớp.
- HS xếp thứ tự theo yêu cầu
- Chỉ ra số lớn nhất, số bé nhất của nhóm các số vừa được sắp xếp 
- Bao giờ cũng so sánh được các số tự nhiên nên bao giờ cũng xếp thứ tự được các số tự nhiên.
- Suy nghĩ làm bài.
HT: cá nhân, lớp.
- Tự làm bài rồi chữa bài. 
 LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP ĐỌC
Tiết 7: Một người chính trực
(trang 36 - 37 )
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của THT.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực ngày xưa.
- Học tập tấm gương chính trực của Tô Hiến Thành.
+GDKNS: giá trị, tự nhận thức, tư duy phê phán.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài tập đọc, trình chiếu câu, đoạn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Khởi động: Cho cả lớp hát một bài.
* Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS đọc nối tiếp bài Người ăn xin và trả lời câu hỏi:
- Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
+ NhËn xÐt, cho ®iểm
- Giới thiệu bài.
2. Hoạt động cơ bản
Luyện đọc.
MT: giúp HS đọc đúng bài văn.
PP: trực quan, giảng giải, thực hành.
+ Gọi 1 HS đọc cả bài.
- Hướng dẫn phân đoạn: 3 đoạn.
+ Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.
+ Ghi bảng + hướng dẫn HS luyện đọc từ khó + giải thích từ khó (SGK)
+ Luyện đọc trong nhóm.
+ Đọc cả bài. GV đọc mẫu.
Tìm hiểu bài
MT: Giúp HS cảm thụ bài văn.
PP: Đàm thoại, giảng giải, thực hành.
- Đoạn này kể chuyện gì?
- Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
- Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông?
- Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
- Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá?
- Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
- Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
GV nêu ý nghĩa: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành .
Hướng dẫn đọc diễn cảm
MT: Giúp HS đọc diễn cảm bài văn.
PP: Làm mẫu, thực hành.
+ Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn: “ Một hôm Trần Trung Tá ”
+ GV đọc mẫu 
+ Theo dõi, sữa chữa, uốn nắn.
- Tô Hiến Thành có đức tính gì đáng quý?
Ý nghĩa giáo dục: Giáo dục HS học tập tấm gương chính trực của Tô Hiến Thành.
3.Hoạt động nối tiếp
-Yêu cầu HS tìm giọng đọc hay cho toàn bài và tiếp tục luyện đọc diễn cảm.
- Cả lớp hát
- 2 HS thực hiện (Nhật Khang, Gia Khánh)
HT: cá nhân, nhóm, lớp
Đoạn 1 : Từ đầu vua Lý Cao Tông
Đoạn 2: Tiếp theo tới thăm Tô Hiến Thành được.
Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Đọc 2 – 3 lượt.
- HS luyện đọc trong nhóm
- 2 HS đọc cả bài 
HT: cá nhân, nhóm, lớp
-HS đọc thầm, đọc lướt từng đoạn và trả lời câu hỏi.
+ Đọc đoạn 1 và trả lời.
+ Đọc đoạn 2 và trả lời.
+ Đọc đoạn 3 và trả lời.
- Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích đất nước lên trên lợi ích riêng.
HT: cá nhân, lớp.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- Phân vai đọc diễn cảm trước lớp.
+ HS trả lời 
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
CHÍNH TẢ
Tiết 4: Nhớ- viết : Truyện cổ nước mình 
(trang 37 - 38)
I. Mục tiêu
 - HS nhớ - viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 14 dòng đầu của bài thơ “Truyện cổ nước mình” .Biết trình bày đúng, đẹp các dòng thơ. 
 - Luyện viết đúng (phát âm đúng) các tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn: r /d /gi , ân / âng.
 - Giáo dục tính cẩn thận, sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung BT 2a hoặc 2b.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Trò chơi: 
+ Cho các nhóm tìm các từ có:
 - Tên con vật bắt đầu bằng tr/ch.
 - Tên đồ đạc trong nhà có dầu hỏi/ dấu ngã.
- Nhận xét tuyên dương nhóm từ được nhiều từ, đúng nhanh.
- Yêu cầu HS viết lại từ khó trong bài chính tả trước.
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động cơ bản
 Hướng dẫn HS nghe – viết.
MT: giúp HS nhớ để viết đúng đoạn thơ.
PP: trực quan, đàm thoại, thực hành.
Tìm hiểu về nội dung đoạn thơ:
+ Gọi HS đọc đoạn thơ.
- Vì sao tác giả lại yêu cầu truyện cổ nước nhà?
- Qua những câu chuyện cổ, cha ông ta muốn khuyên con cháu điều gì?
Hướng dẫn viết từ khó
+ Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn.
+ Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.
+ Lưu ý HS về cách trình bày thể thơ lục bát 
Viết chính tả:
+ GV đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải. Mỗi câu hoặc cụm từ được đọc 2 – 3 lần.
+ Đọc lại toàn bài 1 lượt.
Chấm, chữa bài:
- Chấm, chữa 7 – 10 bài.
- GV nhận xét chung bài viết của HS
Hướng dẫn làm bài tập chính tả
MT: Giúp HS làm đúng các bài tập.
PP: Động não, đàm thoại, thực hành
+ GV yêu cầu HS đọc bài tập 2a.
+ GV đi các bàn hướng dẫn, giúp đỡ HS yếu. 
+ Sửa bài bằng hình thức thi đua trên bảng lớp.
- GV nhận xét, hướng dẫn sửa chữa, chốt lại lời giải đúng.
Giúp HS hiểu ý nghĩa đoạn văn: giới thiệu âm thanh của tre, trúc và những đồ chơi, vật dụng làm từ tre.
3. Hoạt động nối tiếp
- Tổ chức trò chơi “ Ôn luyện Tiếng Việt” 
 + Nội dung: tìm từ bắt đầu bằng r, d hay gi.
+ Yêu cầu HS viết lại các từ sai trong bài chính tả.
HS sai 3 lỗi trở lên thì viết lại bài.
- Chơi trò chơi.
- Viết bảng con.
- Theo dõi.
HT: cá nhân, lớp
-1 HS đọc lại bài thơ, cả lớp đọc thầm nội dung bài.
- 3-4 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
- HS trả lời
- Truyện cổ, sâu xa, nghiêng soi, vàng cơn nắng, 
- Nghe GV đọc và viết bài.
- Soát lại bài.
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
HT: cá nhân, lớp
- Tìm tiếng có âm đầu là r, d hay gi.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn rồi làm bài cá nhân vào vở.
- Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng: gió thổi, gió đưa, gió nâng, cánh diều
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng 
- 1 em đọc lại đoạn văn BT 2a .
- HS tham gia.
LƯỢNG GIÁ
HS viết sai dưới 3 lỗi: 	
HS viết sai trên 3 lỗi: 	
HS làm đúng các bài tập:
 ..›&š ..
LỊCH SỬ
Tiết 4: Nước Âu Lạc
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
- Nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nước Văn Lang.
- Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên vua, nơi kinh đô đóng.
- Sự phát triển về quân sự của nước Au Lạc.
- Nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà.
II. Đồ dùng dạy học
 - Hình trong SGK phóng to 
 - Phiếu học tập của HS.
 - Phóng to lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
 III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Cho lớp hát bài : Cho ước mơ bay cao
* Kiểm tra bài cũ:
Nước Văn Lang ra đời ở đâu & vào thời gian nào?
Đứng đầu nhà nước là ai?
Giúp vua có những ai?
Dân thường gọi là gì?
Người Việt Cổ đã sinh sống như thế nào?
+ GV nhận xét, ghi điểm.
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động cơ bản
2.1. Đời sống của người Âu Viêt.
MT: Giúp HS nắm các đặc điểm về đời sống của người Âu Viêt.
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
- Làm việc cá nhân
- Yêu cầu HS đọc SGK và làm phiếu học tập
GV hướng dẫn HS kết luận: Cuộc sống của người Âu Việt & người Lạc Việt có nhiều điểm tương đồng và họ sống hoà hợp với nhau.
2.2. Quân sự của người Âu Việt.
MT: Giúp HS nắm các đặc điểm về quân sự của người Âu Việt.
PP: trực quan, đàm thoại, giảng giải.
 - So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc?
- Thành tựu lớn nhất của người dân Âu Lạc là gì?
GV (hoặc HS) kể sơ về truyền thuyết An Dương Vương
GV mô tả về tác dụng của nỏ & thành Cổ Loa (qua sơ đồ)
2.3: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà.
MT: Giúp HS kể lại được cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà.
PP: Trực quan, đàm thoại, thực hành.
+ Đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận: 
- Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà thất bại?
- Vì sao năm 179 TCN, nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc?
 + GV nhận xét và bổ sung: Nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà bởi vì âm mưu nham hiểm của Triệu Đà & cũng bởi vì sự mất cảnh giác của An Dương Vương.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS về viết một bài ngắn giới thiệu về đời sống của người Âu Việt.
- Cả lớp cùng hát
- 4 HS nối tiếp trả lời (Hải Đăng, Anh Khoa, Đăng Khoa, Hải Triều)
- Nhận xét, bổ sung.
HT: cá nhân, lớp
- HS có nhiệm vụ điền dấu x vào ô o để chỉ những điểm giống nhau trong cuộc sống của người Lạc Việt & người Âu Việt
+ Sống cùng trên một địa bàn c
+ Đều biết chế tạo đồ đồng c 
+Đều biết rèn sắt c + Đều trồng lúa và chăn nuôi c 
+Tục lệ có nhiều điểm giống nhau c
HT: cá nhân, lớp
- Xác định trên lược đồ hình 1 nơi đóng đô của nước Âu Lạc.
- Nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- Thảo luận.
- Trình bày.
- Bổ sung.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_4_thu_2_nam_hoc_2012_2013.doc