Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 31 - Ma Thị Năm

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 31 - Ma Thị Năm

Tiết 1: Tập đọc

ĂNG-CO VÁT

I. Mục tiêu:

- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.

- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân Cam-pu-chia (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- GDBVMT: HS thấy được vẻ đẹp của khu đền hài hòa trong vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên lúc hoàng hôn.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.

- Tranh ảnh minh hoạ chụp đền Ăng-co Vát (phóng to nếu có).

- Bản đồ thế giới chỉ đất nước Cam-pu-chia.

- Quả địa cầu.

 

docx 35 trang xuanhoa 05/08/2022 1910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 31 - Ma Thị Năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG - LỚP 4A
Giáo viên:
Ma Thị Năm
Từ ngày:09/04/2018
Tuần:
31
Đến ngày:13/04/2018
Thứ
ngày
Tiết
TKB
Môn học
Tiết
PPCT
Tên bài dạy
Thứ
Hai
09/04
2018
1
Tập đọc
61
 Ăng-co Vát
2
Toán
151
 Thực hành (tiếp theo) (tr.159)
3
Khoa học
61
 Trao đổi chất ở thực vật
4
Đạo đức
31
 Bảo vệ môi trường
5
GDKNS
Chào cờ
31
 Chào cờ tuần 31
Thứ
Ba
10/04
2018
1
Toán
152
 Ôn tập về số tự nhiên (tr160)
2
LT&Câu
61
 Thêm trạng ngữ cho câu
3
Âm nhạc 
31
 (Gv chuyên)
4
Chính tả
31
 Nghe-viết: Nghe lời chim nói
5
Kỹ thuật
31
 Lắp ô tô tải
Thứ
Tư
11/04
2018
1
Mỹ thuật 
31
 (Gv chuyên)
2
Tập đọc
62
Con chuồn chuồn nước
3
Toán 
153
 Ôn tập về số tự nhiên (tiếp theo) (tr161)
4
Thể dục
61
 (Gv chuyên)
5
Kể chuyện
31
Ôn tập: Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Tiết 30)
Thứ
Năm
12/04
2018
1
Toán
154
 Ôn tập về số tự nhiên (tiếp theo) (tr161)
2
TLV
61
 Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật
3
LT&Câu
62
Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
4
Lịch sử
31
Nhà Nguyễn thành lập
5
Khoa học
62
 Động vật cần gì để sống?
Thứ
Sáu
13/04
2018
1
Toán
155
 Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tr162)
2
 TLV
62
 Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
3
Địa lí 
31
 Thành phố Đà Nẵng
4
Sinh hoạt lớp
31
 SHL tuần 31
5
Chuyên môn duyệt
Giáo viên lập
Ma Thị Năm
Thứ hai ngày 09 tháng 04 năm 2018
Tiết 1: Tập đọc
ĂNG-CO VÁT
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân Cam-pu-chia (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- GDBVMT: HS thấy được vẻ đẹp của khu đền hài hòa trong vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên lúc hoàng hôn. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.
- Tranh ảnh minh hoạ chụp đền Ăng-co Vát (phóng to nếu có).
- Bản đồ thế giới chỉ đất nước Cam-pu-chia.
- Quả địa cầu. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: Hát
2. Ktbc: Dòng sông mặc áo.
- Gọi 2 HS đọc TL và TLCH SGK.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: - GTB: Ăng-co Vát. 
- Bài tập đọc hôm nay đưa các em đến với đất nước láng giềng Cam-pu-chia để chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Khơ-me đó là Ăng-co Vát. 
HĐ 1: - Hoạt động cả lớp.
* Hướng dẫn luyện đọc.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp bài.
- GV kết hợp sửa phát âm, ngắt giọng.
+ Bài được chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu HS dùng bút chì đánh dấu từng đoạn trong SGK.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS (nếu có).
- HD HS đọc câu dài.
- Luyện đọc từ ngữ khó: Ăng-co Vat, Cam-pu-chia, thế kỉ XII,...
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài.
HĐ 2: - Hoạt động nhóm.
* Tìm hiểu bài.
- Y/cầu HS đọc thầm, thảo luận và TLCH. 
- Gọi 1 HS đọc đ.1 thảo luận và TLCH.
+ Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ?
+ Ý chính đ.1?
- Gọi 1 HS đọc đ.2 thảo luận và TLCH.
+ Khu đền chính đồ sộ như thế nào? 
+ Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào?
+ Đoạn 2 cho em biết điều gì?
- Gọi 1 HS đọc đ.3 thảo luận và TLCH.
+ Phong cảnh khu đền lúc hoàng hôn có gì đẹp?
+ Nội dung đoạn 3 cho biết điều gì?
- Gọi 2 HS nêu nội dung của bài?
HĐ 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV giới thiệu đoạn văn đọc diễn cảm: "Lúc hoàng hôn, ... tỏa ra từ các ngách".
- GV đọc mẫu.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng).
- GV nhận xét đánh giá, bình chọn, tuyên dương HS đọc hay, đúng giọng.
4. Củng cố: 
- GV cho HS nêu lại nội dung bài.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà luyện đọc và chuẩn bị bài: Con chuồn chuồn nước.
- HS hát.
 2 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi SGK.
- HS nhận xét bạn.	
- HS nhắc lại tên bài.
- HS lắng nghe. 
 3 HS nối tiếp đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe.
+ Bài được chia làm 3 đoạn. (mỗi xuống hàng là 1 đoạn).
- HS dùng bút chì đánh dấu từng đoạn. (SGK).
 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- HS luyện đọc câu dài.
- HS luyện đọc từ: Ăng-co Vat, Cam-pu-chia, thế kỉ XII,...
 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, nêu chú giải SGK: Kiến trúc, điêu khắc, thốt nốt, kì thú, muỗm, thâm nghiêm,...
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc thầm, thảo luận nhóm TLCH. 
 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm và TLCH.
+ Ăng-co Vát được xây dựng ở đất nước Cam-pu-chia từ thế kỉ thứ mười hai.
+ Đ.1: Giới thiệu về vị trí và thời gian ra đời của ngôi đền Ăng-co Vát.
 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm và TLCH.
+ Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn, ba tầng hành lang dài gần 1500 mét. Có 398 gian phòng.
+ Khu đền chính được kiến trúc với những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và được bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá, được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.
+ Đ.2: Miêu tả về sự kiến trúc kì công của khu đền chính Ăng-co Vát.
 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm và TLCH.
+ Vào hoàng hôn Ăng-co Vát thật huy hoàng: Ánh sáng chiếu soi vào bóng tối của đền; những ngọn tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xoà tán tròn; Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong càng trở nên uy nghi, thâm ngiêm hơn dưới ánh chiều vàng, khi đàn dơi bay toả ra từ các ngách.
+ Đ.3: Miêu tả vẻ đẹp huy hoàng của đền Ăng-co Vát lúc hoàng hôn.
 2 HS nêu: Ca ngợi Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.
- HS theo dõi.
 1 HS đọc lại.
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi.
- HS thi đọc diễn cảm theo hướng dẫn của GV.
- HS nhận xét, tuyên dương bạn đọc diễn cảm hay nhất.
- HS nêu lại nội dung bài học.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện..
Tiết 2: Toán
THỰC HÀNH (tt) (tr.159)
I. Mục tiêu: 
- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào hình vẽ.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét (dùng cho mỗi HS).
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: Hát.
2. Bài cũ: Thực hành.
- Gọi 1HS làm bảng lớp BT 1/158, lớp làm vào nháp.
- GV nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới: GTB: - Thực hành (tt).
HĐ 1: Hoạt động nhóm đôi. 
* Hướng dẫn ví dụ.
- GV nêu yêu cầu: Từ độ dài thực tế (đoạn thẳng AB) trên mặt đất 20 mét, em hãy vẽ đoạn thẳng trên giấy theo tỉ lệ 1: 400.
- GV gợi ý:
- Trước hết tính độ dài thu nhỏ đoạn thẳng AB (cm)
- Đổi 20 m = 2000 cm.
- Độ dài thu nhỏ: 2000 : 400 = 5(cm)
- GV cho HS vẽ vào vở đoạn thẳng AB có độ dài 5cm .
- GV nhận xét, đánh giá. 
HĐ2: Hoạt động cá nhân. 
* Hướng dẫn thực hành.
Bài 1: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 2 HS lên đo độ dài bảng lớp và đọc kết quả cho cả lớp nghe.
- Hướng dẫn HS tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ vào vở. 
- GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở rồi nêu kết quả. 
- GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố: 
- Gọi 2 HS nêu lại nội dung bài học. 
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Ôn tập về số tự nhiên.
- HS hát.
 1HS làm bảng lớp, lớp làm vào nháp.
Tỉ lệ bản đồ
1:10 000
1:5 000
1:20 000
Độ dài thật
5km
25m
2km
Độ dài trên bản đồ
50 cm
5 mm
1dm
- HS nhận xét.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS lắng nghe, theo dõi SGK, thảo luận nhóm bàn và trình bày.
B
A
Tỉ lệ: 1:400
- HS vẽ: 
 5cm
- HS nhận xét.
Bài 1:
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
 2 HS lên thực hành đo chiều dài bảng lớp và đọc kết quả (3 m). 
- HS lắng nghe, tính và vẽ đoạn thẳng thu nhỏ vào vở.
Giải:
- Đổi 3 m = 300 cm 
- Độ dài thu nhỏ là 300 : 50 = 6 (cm) 
- Độ dài cái bảng thu nhỏ: 
A
Tỉ lệ: 1:50
B
- HS nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
 1 HS nêu yêu cầu BT.
 1 HS làm bảng, lớp tự làm vào vở rồi nêu kết quả. 
Giải:
Đổi: 8m = 800cm
 6m = 600cm
Chiều dài của hình chữ nhật thu nhỏ là:
800 : 200 = 4(cm)
Chiều rộng của hình chữ nhật thu nhỏ là:
600 : 200 = 3(cm) 
Vẽ hình chữ nhật có:
4cm
3cm
Tỉ lệ 1 : 200
 chiều dài 4cm, chiều rộng 3 cm.
- HS nhận xét, chữa bài. 
 2 HS nêu. 
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe thực hiện.
Tiết 3: Khoa học
TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT 
I. Mục tiêu: 
- Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường: thực vật phải thường xuyên lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí ô-xi, chất khoáng khác,...
- Thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường bằng sơ đồ.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh minh họa tr.122/SGK.
- Sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: Hát.
2. Bài cũ: Nhu cầu không khí của thực vật.
- Gọi 2 HS đứng trả lời tại chổ.
+ Nhu cầu về không khí của thực vật như thế nào?
+ Người ta ứng dụng kiến thức này ra sao?
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:GTB: Trao đổi chất ở thực vật.
HĐ1: Hoạt động nhóm.
* Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật.
- HS tìm trong hình vẽ những gì phải lấy vào từ môi trường và những gì thải ra môi trường trong quá trình sống. 
+ Thế nào là quá trình trao đổi chất ở người?
+ Nếu không thực hiện trao đổi chất với môi trường thì con người, động vật hay thực vật có thể sống được hay không?
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 tr.122 SGK.
+ Kể tên những yếu tố cây thường xuyên lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống.
+ Quá trình trên gọi là gì?
+ Thế nào là quá trình trao đổi chất ở thực vật?
KL: Thực vật phải thường xuyên lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, nước, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí các-bô-níc, chất khoáng khác... Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa thực vật với môi trường.
HĐ2: Hoạt động nhóm.
* Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và sơ đồ thức ăn ở thực vật.
+ Sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật diễn ra như thế nào?
 + Sự trao đổi thức ăn ở thực vật diễn ra như thế nào?
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn sơ đồ sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật và sơ đồ trao đổi thức ăn ở thực vật và giảng bài.
 + Cây cũng lấy khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc như người và động vật. Cây đã lấy khí ô-xi để phân giải chất hữu cơ, tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí các-bô-níc. Cây hô hấp suốt ngày đêm. Mọi cơ quan của cây (thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt) đều tham gia hô hấp và trao đổi khí trực tiếp với môi trường bên ngoài.
+ Sự trao đổi thức ăn ở thực vật chính là quá trình quang hợp. Dưới ánh sáng Mặt Trời để tổng hợp các chất hữu cơ như chất đường, bột từ các chất vô cơ: nước, chất khoáng, khí các-bô-níc để nuôi cây.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 4.
- GV phát giấy cho từng nhóm.
- Yêu cầu: Vẽ sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn.
- GV đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm.
- Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày (mỗi nhóm chỉ nói về một sơ đồ).
- GV nhận xét, tuyên dương những nhóm vẽ đúng, đẹp, trình bày khoa học, mạch lạc.
4. Củng cố: 
+ Trao đổi chất ở thực vật như thế nào?
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: Động vật cần gì để sống?
- HS hát.
 2 HS đứng trả lời theo yêu cầu của GV.
+...
+...
- HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại tựa bài.
+ Là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.
 + Nếu không thực hiện trao đổi chất với môi trường thì cả con người, động vật, thực vật đều không thể sống được.
- Quan sát và thực hiện các yêu cầu:
+ Kể tên những gì được vẽ trong hình.
+ Phát hiện những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của cây(ánh sáng, nước, chất khoáng trong đất) có trong hình.
+ Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung.
+ Trong quá trình sống, cây thường xuyên phải lấy từ môi trường: các chất khoáng có trong đất, nước, khí các-bô-níc, khí ô-xi.
 + Trong quá trình hô hấp, cây thải ra môi trường khí các-bô-níc, hơi nước, khí ô-xi và các chất khoáng khác.
+ Quá trình trên được gọi là quá trình trao đổi chất của thực vật.
+ Quá trình trao đổi chất ở thực vật là quá trình cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi, nước và thải ra môi trường khí các-bô-níc, khí ô-xi, hơi nước và các chất khoáng khác.
- HS lắng nghe. 
- HS thảo luận theo nhóm bàn và TLCH:
+ Quá trình trao đổi chất trong hô hấp ở thực vật diễn ra như sau: thực vật hấp thụ khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc.
 + Sự trao đổi thức ăn ở thực vật diễn ra như sau : dưới tác động của ánh sáng Mặt Trời, thực vật hấp thụ khí các-bô-níc, hơi nước, các chất khoáng và thải ra khí ô-xi, hơi nước và chất khoáng khác.
- HS quan sát, lắng nghe.
+ HS lắng nghe.
- Các nhóm làm việc theo sự hướng dẫn của GV.
- Các nhóm tham gia vẽ sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
- Đại diện nhóm trình bày sự trao đổi chất ở thực vật theo sơ đồ vừa vẽ trong nhóm.
* Sơ đồ sự trao đổi khí ở thực vật.
* Sơ đồ sự trao đổi thức ăn ở thực vật.
- HS nhận xét, bổ sung, tuyên dương những nhóm vẽ đúng, đẹp, trình bày khoa học, mạch lạc.
+HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 4: Đạo đức
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (t.2)
I. Mục tiêu:
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường (BVMT) và trách nhiệm tham gia BVMT.
- Nêu được những việc làm cần phù hợp với lứa tuổi để BVMT.
- Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. 
- Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiểm môi trường và biết nhắc bạn bè, người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
II. Đồ dùng dạy - học:
- SGK Đạo đức 4. - Phiếu giao việc.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: Hát
2. Ktbc: Bảo vệ môi trường (t.1).
- Gọi 2 HS trả lời trước lớp.
+ Vì sao cần phải bảo vệ môi trường? 
+ Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: - GTB: Bảo vệ môi trường (t.2).
HĐ 1: Hoạt động nhóm. BT2(tr.44/SGK)
- GV chia 6 nhóm: a,b,c,d,đ,e và yêu cầu thảo luận và bàn cách giải quyết: (mỗi nhóm chọn 1 câu).
+ Điều gì sẽ xảy ra với môi trường, với con người, nếu:
a) Dùng điện, dùng chất nổ để đánh cá, tôm.
b) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định.
c) Đốt phá rừng.
d) Chất thải nhà máy chưa được xử lí đã cho chảy xuống sông, hồ.
đ) Quá nhiều ôtô, xe máy chạy trong thành phố.
e) Các nhà máy hóa chất nằm gần khu dân cư hay đầu nguồn nước.
- GV nhận xét, đánh giá.
HĐ 2: Hoạt động nhóm.
* Xử lí tình huống: BT4(tr.44/SGK).
* Sự cần thiết phải BVMT và trách nhiệm tham gia BVMT của HS. Những việc HS cần làm đểBVMT ở nhà, ở lớp học, trường học và nơi công cộng.
- GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. (mỗi nhóm 1 câu).
+ Em sẽ làm gì trong các tình huống sau? Vì sao?
a) Hàng xóm nhà em đặt bếp than tổ ong ở lối đi chung để đun nấu.
b) Anh trai em nghe nhạc, mở tiếng quá lớn.
c) Lớp em thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng.
- GV nhận xét, đánh giá.
HĐ 4: Dự án: Tình nguyện xanh.
- GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tình hình môi trường, ở xóm / phố, những hoạt động bảo vệ môi trường, những vấn đề còn tồn tại và cách giải quyết.
+ Nhóm 2: Tương tự đối với môi trường trường học.
+ Nhóm 3: Tương tự đối với môi trường lớp học.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm.
4. Củng cố: 
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương.
- HS hát.
 2 HS trả lời trước lớp.
+...
+... 
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại tựa bài.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
a) Các loại cá tôm bị tuyệt diệt, ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng và thu nhập của con người sau này.
b) Thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và làm ô nhiễm đất và nguồn nước.
c) Gây ra hạn hán, lũ lụt, hỏa hoạn, xói mòn đất, sạt núi, giảm lượng nước ngầm dự trữ,...
d) Làm ô nhiễm nguồn nước, động vật dưới nước bị chết.
đ) Làm ô nhiễm không khí (bụi, tiếng ồn).
e) Làm ô nhiễm nguồn nước, không khí.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
a) Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than sang chỗ khác.
b) Đề nghị giảm âm thanh.
c)Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nhận xét, đánh giá kết quả làm việc nhóm bạn.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lăng nghe và thực hiện.
Tiết 5: GDKNS + Chào cờ
Chào cờ tuần 31
Thứ ba ngày 10 tháng 04 năm 2018
Tiết 1: Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (tr.160)
I. Mục tiêu: 
- Đọc, viết được số tự nhiên trong hệ thập phân.
- Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chũ số đó trong một số cụ thể.
- Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bộ đồ dùng dạy học toán 4.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: Hát.
2. Bài cũ: Thực hành (t2).
- Gọi 2 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi:
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1:1000, độ dài 1cm ứng với độ dài thật trên là bao nhiêu?
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1:1000, độ dài 1m ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
- GV nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới: GTB: - Ôn tập về số tự nhiên. 
HĐ: Hoạt động cả lớp. 
* Thực hành.
Bài 1: Viết theo mẫu.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
Đọc số
Viết số
Số gồm có
Hai mươi tư nghìn ba trăm linh tám
24308
2chục nghìn,4nghìn, 3 trăm, 8 đơn vị
Một trăm sáu mươi nghìn hai trăm bảy mươi tư
1237005
8 triệu, 4 nghìn, 9 chục 
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2: Viết theo mẫu.(HSKG)
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm rồi nêu kết quả.
5794 
20 292 
190 909 
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3: Đọc số và nêu giá trị chữ số.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 1 HS làm bảng, lớp tự làm vào vở rồi nêu kết quả.
a) 67 358
851 904
3 205 700
195 080 126
b) Chữ số 3 trong số 103
Chữ số 3 trong số 1379
Chữ số 3 trong số 8932
Chữ số 3 trong số 13 063
Chữ số 3 trong số 3 265 910
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 4: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm rồi nêu kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 5: Điền vào chổ chấm. (HSKG)
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm rồi nêu kết quả.
a) Ba số tự nhiên liên tiếp:
b) Ba số chẳn liên tiếp:
c) Ba số lẻ liên tiếp:
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố: 
+ Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài học.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Ôn tập về số tự nhiên (tt).
- HS hát.
 2 HS đứng tại chổ trả lời.
+...1000 cm 
+...1000 m 
- HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại tựa bài. 
Bài 1:
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở. 
Giải:
Đọc số
Viết số
Số gồm có
Hai mươi tư nghìn ba trăm linh tám
24308
2chục nghìn,4nghìn, 3 trăm, 8 đơn vị
Một trăm sáu mươi nghìn hai trăm bảy mươi tư
160274
1 trăm nghìn,
6 chục nghìn, 2 trăm, 7 chục, 4 đơn vị
Một triệu hai trăm ba mươi bảy nghìn không trăm linh năm
1237005
1 triệu, 2 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 7 nghìn, 5 đơn vị 
Tám triệu, không trăm linh bốn nghìn, không trăm chín mươi
8004090
8 triệu, 4 nghìn, 9 chục 
- HS nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm rồi nêu kết quả.
= 5000 + 700 + 90 + 4
= 20000 + 200 + 90 + 2
= 100000 + 90000 + 900 + 9
- HS nhận xét, chữa bài. 
Bài 3:
 1 HS nêu yêu cầu BT.
 1 HS làm bảng, lớp tự làm vào vở rồi nêu kết quả:
a) - Sáu mươi bảy nghìn ba trăm năm mươi tám; Chữ số 5 thuộc hàng chục, lớp đơn vị.
- Tám trăm năm mươi mốt nghìn chín trăm linh tư; chữ số 5 thuộc hàng chục nghìn, lớp nghìn.
- Ba triệu hai trăm linh năm nghìn bảy trăm; chữ số 5 thuộc hàng nghìn, lớp nghìn.
- Một trăm chín mươi lăm triệu không trăm tám mươi nghìn một trăm hai mươi sáu; chữ số 5 thuộc hàng triệu, lớp triệu.
b) - Chỉ 3 đơn vị
- chỉ 3 trăm
- chỉ 3 chục
- chỉ 3 nghìn, chỉ 3 đơn vị
- chỉ 3 triệu
- HS nhận xét, chữa bài. 
Bài 4:
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm rồi nêu kết quả.
a) Hai số tự nhiên liên tiếp nhau hơn (hoặc kém) nhau 1 đơn vị.
b) Số tự nhiên bé nhất là số 0.
c) Không có số tự nhiên nào lớn nhất. Vì một số tự nhiên dù lớn đến đâu thì khi thêm 1 vào ta cũng được một số lớn hơn.
- HS nhận xét, chữa bài. 
Bài 5:
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm rồi nêu kết quả.
a) 67;68;69 - 798;799;800 - 999;1000;1001
b) 8;10;12 - 98;100;102 - 998;1000;1002
c) 51;53;55 - 199;201;203 - 997;999;1001
- HS nhận xét, chữa bài. 
+ HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe thực hiện.
Tiết 2: Luyện từ và câu
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I. Mục tiêu: 
- Hiểu được thế nào là trạng ngữ (ND Ghi nhớ).
- Nhận diện được trạng ngữ cho câu (BT1, mục III), bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất 1 câu có sử dụng trang ngữ (BT2).
- Mục tiêu riêng: HS khá, giỏi viết được đoạn văn có ít nhất 2 câu dùng trạng ngữ (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết các câu văn ở BT1 (phần luyện tập).
III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát
2. Bài cũ: Câu cảm.
- Gọi 2 HS nêu ghi nhớ LT&Câu tiết trước.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
3. Bài mới: 
- GTB: Thêm trạng ngữ cho câu.
HĐ 1: Hoạt động cá nhân.
* Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
- Y/cầu HS suy nghĩ tự làm bài vào vở.
- Gọi HS phát biểu.
- GV nhận xét và chốt ý đúng: Câu a chỉ là một câu thông báo bình thường, còn câu b là câu mở rộng, nêu nguyên nhân và thời gian xảy ra cho sự việc được nói tới ở chủ ngữ và vị ngữ.
Bài 2: Cách làm như BT1.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Y/cầu HS suy nghĩ tự làm bài vào vở.
- Gọi HS phát biểu.
- GV nhận xét, chốt ý đúng: 
+ Nhờ đâu I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng? 
+ Khi nào I-ren trở thành nhà khoa học nổi tiếng? 
+ Vì sao I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
Bài 3: Cách làm như BT1.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Y/cầu HS suy nghĩ tự làm bài vào vở.
- Gọi HS phát biểu.
- GV nhận xét, chốt ý đúng: Phần in nghiêng bổ sung cho nguyên nhân và ý nghĩa thời gian.
HĐ 2: Hoạt động cá nhân.
* Ghi nhớ.
- Gọi 2 HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
- GV nêu lại nội dung ghi nhớ và nhắc HS HTL phần ghi nhớ.
HĐ 3: Hoạt động cá nhân.
* Luyện tập.
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
GV: Để tìm thành phần trạng ngữ trong câu thì các em phải tìm bộ phận nào trả lời cho các câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì?
- Y/cầu HS suy nghĩ tự làm bài vào vở.
- Gọi HS phát biểu.
- GV nhận xét, chốt ý đúng:
a) Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.
b) Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.
c) Từ tờ mờ sáng, cô Thảo ... vì vậy, mỗi năm, cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
- Y/cầu HS suy nghĩ tự làm bài vào vở.
- Gọi 4 HS đọc đoạn văn đã hoàn thành trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS có đoạn văn viết hay.
4. Củng cố:
- Gọi 2 HS nêu ghi nhớ.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà viết hoàn chỉnh đoạn văn, học bài, xem lại các bài tập và chuẩn bị bài: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu.
- HS hát.
- HS lắng nghe.
 2 HS nêu ghi nhớ LT&Câu tiết trước.
- HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại tên bài.
Bài 1:
 1 HS nêu yêu cầu BT.
- HS suy nghĩ tự làm bài vào vở.
- HS tiếp nối nhau phát biểu trước lớp:
- HS nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS suy nghĩ tự làm bài vào vở.
- HS tiếp nối nhau phát biểu trước lớp:
- HS nhận xét, chữa bài.
Bài 3:
 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS suy nghĩ tự làm bài vào vở.
- HS tiếp nối nhau phát biểu trước lớp:
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS nhận xét, tuyên dương các bạn có đoạn văn viết hay.
 2 HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
- HS lắng nghe và HTL phần ghi nhớ.
Bài 1:
 1 HS nêu yêu cầu BT.
- HS suy nghĩ tự làm bài vào vở.
- HS tiếp nối nhau phát biểu trước lớp:
- HS nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS suy nghĩ tự viết đoạn văn có trạng ngữ. (HS khá, giỏi viết được đoạn văn có ít nhất 2 câu dùng trạng ngữ).
 4 HS đọc đoạn văn đã hoàn thành trước lớp.
- HS nhận xét, tuyên dương bạn.
 2 HS nêu...
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 3: Âm nhạc (Giáo viên chuyên)
Tiết 4: Chính tả: (Nghe - viết)
NGHE LỜI CHIM NÓI
I. Mục tiêu:
- Nghe- viết đúng bài chính tả; biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể loại 5 chữ.- Làm đúng BT CT phương ngữ BT3b. HS trên chuẩn viết đúng và đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Phiếu khổ rộng viết nội dung BT3b.
III. Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Ktbc: Đường đi Sa-Pa.
- Yêu cầu HS viết lại những từ đã viết sai tiết trước vào nháp. 
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
- GTB: Nghe-viết: Nghe lời chim nói.
- Phân biệt: l /n, thanh hỏi, thanh ngã. 
HĐ 1: Hướng dẫn HS nghe viết.
*Hướng dẫn chính tả: 
- GV yêu cầu 1 HS đọc đoạn viết chính tả. 
+ Nội dung bài thơ nói gì?
*Hướng dẫn viết từ khó. 
- Cho HS luyện viết từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- GV nhận xét đánh giá.
HĐ 2: Viết chính tả:
- GV HD HS cách trình bày.
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc lại bài chính tả để HS soát lỗi.
- Yêu cầu HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nhận xét 5 bài tại chổ và đánh giá. 
* Hướng dẫn HS làm bài tập:
HĐ 3: Hoạt động nhóm,
Bài 3b: Điền vào chổ trống.
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. 
- GVchia nhóm, giao việc. 
- Yêu cầu HS trình bày kết quả.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn sau khi hoàn chỉnh. 
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
4. Củng cố: 
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà viết lại những từ ngữ vừa viết trong bài và chuẩn bị bài: Nghe viết: Vương quốc vắng nụ cười.
- HS hát.
- HS viết lại những từ đã viết sai tiết trước vào nháp. 
- HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại tên bài.
 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
+ Bầy chim nói về những cảnh đẹp, những đổi thay của đất nước.
- HS nêu những từ ngữ mình dễ viết sai: lắng nghe, nối mùa, ngỡ ngàng, thanh khiết, thiết tha,...
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe..
- HS viết chính tả.
- HS soát lại bài.
- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả.
- HS lắng nghe.
Bài 3b: 
 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS làm bài theo nhóm.
- HS trình bày kết quả bài làm. 
b) (Sa mạc đen): Ở nước Nga - cũng màu đen - cảm giác - cả thế giới. 
 2 HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 5: Kỹ thuật 
LẮP Ô TÔ TẢI (t.2)
I. Mục tiêu
- Chọn đúng ,đủ số lượng các chi tiết đế lắp ô tô tải.
- Lắp được ô tô tải theo mẫu. Ô tô chuyển động được.
- Với HS khéo tay: Lắp được ô tô tải theo mẫu . Ô tô lắp tương đối chắc chắn , chuyển động được.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Mẫu ô tô tải đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ốn định: Hát.
2.Bài cũ: Lắp ô tô tải. (t.1)
- Gọi 2 HS nhắc lại ghi nhớ lắp ôtô tải. 
3.Bài mới: GTB: Lắp ô tô tải. (t.2)
HĐ 3: * HS thực hành lắp ô tô tải.
a) Cho HS chọn chi tiết. 
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết. 
b) Lắp từng bộ phận. 
- GV gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ. 
*GV nhắc nhớ:
+ Khi lắp ca bin cần chú ý vị trí trêndưới của tấm L với các thanh thẳng . 
+ Chú ý lắp tuần tự theo hình 3a , 3b , 3c , 3d đúng quy trình. 
- GV luôn theo dõi và uốn nắn kịp thời những nhóm HS lắp còn lúng túng. 
c) Lắp ráp xe ôtô tải .
*GV nhắc nhớ:
+ Vị trí trong ngoài của các bộ phận khác nhau. 
- Các mối ghép phải vặn chặt. 
- Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm hoàn chỉnh.
- GV nhận xét, đánh giá
HĐ 4: Hoạt động cá nhân.
* Đánh giá kết quả học tập. 
- GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá: 
+ Lắp đúng mẫu theo đúng quy trình. 
+ Xe được lắp chắc chắn. 
+ Xe chuyển động được.
- GV nhận xét đanh giá.
4.Củng cố: 
- GV nhận xét tiết học và thái độ học tập, mức độ hiểu bài của HS.
5.Dặn dò: 
- HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
- HS hát.
 2 HS nhắc lại ghi nhớ lắp ôtô tải
- HS nhắc lại.
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK, và xếp từng loại vào nắp hộp . 
 1 HS đọc. 
- Cả lớp quan sát kĩ hình trong SGK và nội dung từng bước lắp.
- HS bắt đầu thực hành lắp từng bộ phận. 
- HS lắp ráp xe theo các bước trong SGK. 
- HS trưng bày sản phẩm hoàn chỉnh.
- HS lắng nghe..
- HS dựa vào tiêu chí trên để đánh giá sản phẩm của mình và của bạn. 
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ tư ngày 11 tháng 04 năm 2018
Tiết 1: Mỹ thuật (Giáo viên chuyên)
Tiết 2: Tập đọc
CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC
I. Mục tiêu: 
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của quê hương (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Tranh ảnh con chuồn chuồn và cây lộc vừng.
- Bảng phụ viết sẵn các câu trong bài cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ: Ăng-co vát. 
- Gọi 3 HS đọc và TLCH trong SGK.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: - GTB: Con chuồn chuồn nước.
- GV treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi.
+ Bức tranh vẽ cảnh gì? 
+ Bài thơ Con chuồn chuồn nước là những phát hiện về vẻ đẹp của thế giới xung quanh, của muôn vật. Bài "Con chuồn chuồn nước" tả về một chú chuồn chuồn bé và quen thuộc. Dưới ngòi bút miêu tả của nhà văn Nguyễn Thế Hội, con vật quen thuộc đó hiện lên thật đẹp và mới mẻ.
HĐ 1: Hướng dẫn luyện đọc. 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài thơ.
+ Bài tập đọc có mấy đoạn? 
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó trong bài như: giấy bóng, lộc vừng... 
- GV chú ý 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_31_ma_thi_nam.docx