Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021

Tập đọc – Kể chuyện

Tiết 46 + 47: ĐÔI BẠN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nắm được nghĩa của các từ mới : sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng

- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện : ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở làng quê (những người sẵn sàng giúp đỡ người khác, hy sinh vì người khác ) và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình lúc gian khổ, khó khăn.

2. Kĩ năng:

-Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: sơ tán, san sát, nườm nượp, lấp lánh, lăn tăn, thất thanh, vùng vẫy, tuyệt vọng, lướt thướt, hốt hoảng,.

- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( lời kêu cứu, lời bố ).

- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản.

 

docx 51 trang xuanhoa 03/08/2022 2420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2020
Tập đọc – Kể chuyện
Tiết 46 + 47: ĐÔI BẠN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm được nghĩa của các từ mới : sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng 
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện : ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở làng quê (những người sẵn sàng giúp đỡ người khác, hy sinh vì người khác ) và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình lúc gian khổ, khó khăn.
2. Kĩ năng:
-Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: sơ tán, san sát, nườm nượp, lấp lánh, lăn tăn, thất thanh, vùng vẫy, tuyệt vọng, lướt thướt, hốt hoảng,...
- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( lời kêu cứu, lời bố ).
- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản. 
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* KNS: - Rèn các kĩ năng: Tự nhận thức bản than. Xác định giá trị. Lắng nghe tích cực.
- Phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân. Trải nghiệm. Trình bày 1 phút.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
18’
10’
20’
2’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc.
MT: Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc lưu loát, đọc hiểu và đọc diễn cảm.
-Đọc từng câu
- Đọc đoạn
-Đọc theo nhóm
3. Tìm hiểu bài
MT: HS nắm rõ được nội dung bài và rút ra được ý nghĩa câu chuyện.
4. Luyện đọc lại
5.Kể chuyện 
MT: Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện
III.Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài Nhà rông ở Tây Nguyên và hỏi :
+ Nội dung bài nói gì ?
+ Nhà rông thường dùng để làm gì ?
- GV nhận xét
- Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm.
- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu.
- Khi HS đọc nếu sai từ GV kết hợp sửa cho HS: nườm nượp, lấp lánh, ướt lướt thướt.
- Câu chuyện này gồm mấy đoạn?
- Gọi mỗi HS đọc 1 đoạn 
-GV kết hợp giảng từ: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng.
- GV kết hợp nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
Lúc đất nước có chiến tranh,/ họ sẵn sàng sẻ nhà/ sẻ cửa.//
- Khi HS đọc nhóm GV kết hợp uốn nắn, sửa sai. Nhận xét đánh giá.
- Cả lớp đọc đồng thanh
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+Thành và Mến kết bạn vào dịp nào ? 
- Giáo viên giảng thêm : thời kì những năm 1965 – 1973, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, nhân dân thủ đô và các thành phố, thị xã ở miền Bắc đều phải sơ tán về nông thôn. Chỉ những người có nhiệm vụ mới ở lại. 
+ Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã có gì lạ?
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi :
+ Ở công viên có những trò chơi gì ?
+Ở công viên, Mến đã có hành động gì đáng khen ? 
+ Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi :
+ Em hiểu câu nói của người bố như thế nào ?
Giáo viên chốt lại : Câu nói của người bố ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người sống ở làng quê, những người sẵn sàng giúp đỡ người khác khi có khó khăn, không ngần ngại khi cứu người.
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi 
+ Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thuỷ chung của gia đình Thành đối với những người đã giúp đỡ mình ?
Giáo viên chốt 
- Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2, 3 trong bài và lưu ý học sinh đọc đoạn văn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( lời kêu cứu, lời bố )
- Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. 
- Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối 
- Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
- Mở bảng phụ đã ghi sẵn gợi ý.
- Mời 1 HS kể mẫu đoạn 1.
- Cho từng cặp HS kể.
- Cho HS thi kể 3 đoạn cuả câu chuyện.
- Mời 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét, tuyên dương những HS kể hay.
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe
- HS viết vào vở
- HS lắng nghe
- Từng HS đọc nối tiếp câu.
- Câu chuyện được chia thành 3 đoạn
- HS đọc theo đoạn
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- Gọi nhóm thi đua đọc
- HS đọc đồng thanh
- Học sinh đọc thầm.
+Thành và Mến kết bạn từ ngày nhỏ, khi giặc Mỹ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố, sơ tán về quê Mến ở nông thôn.
+ Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã có nhiều phố, phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao cái thấp không giống nhà ở quê, những dòng xe cộ đi lại nườm nượp, ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa.
+ Ở công viên có những trò chơi cầu trượt, đu quay
+ Nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng. 
+ Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính dũng cảm và sẵn sàng cứu người, bạn còn rất khéo léo trong khi cứu người. 
- Học sinh suy nghĩ và tự do phát biểu
- Học sinh thảo luận nhóm và trả lời 
- HS tìm và nêu
- HS lắng nghe
- Học sinh các nhóm thi đọc.
- Bạn nhận xét 
- 1 HS kể đoạn 1, cả lớp lắng nghe
- Từng cặp HS kể.
- 3 HS tiếp nối nhau kể 3 đoạn của câu chuyện.
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
************************************
Toán
Tiết 76: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết làm tính và giải toán có hai phép tính.
2. Kĩ năng: 
- Củng cố cách đặt tính và cách chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
- Củng cố giải bài toán bằng hai phép tính liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4 (cột 1,2,4).
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
4’
4’
8’
5’
5’
3’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2: Bài tập
Bài 1: MT: Củng cố cách tìm số chia và thương.
Bài 2:
MT: Củng cố cách đặt tính và cách chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
Bài 3: 
MT: Củng cố giải bài toán bằng hai phép tính liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Bài 4:
MT: Củng cố gấp, giảm 1 số đi 1 số lần. Thêm, bớt 1 số đi 1 số đơn vị.
Bài 5:
MT: Củng cố xem đồng hồ và góc vuông, góc không vuông.
III.Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào nháp.
Đặt tnhs rồi tính:
396 : 3 630 : 7
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học
- Ghi bảng:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Hỏi: Cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân? 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Mời 4 HS lên bảng làm
- Gọi HS nhận xét
- Mời HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS làm bảng vở.
- Nhận xét kết quả đúng, sai.
- Mời HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi. 
- Yêu cầu cả lớp bài vào vở
- Gọi1 HS làm bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, chốt lại
- Mời 1 HS đọc cột thứ nhất trong hàng.
- Đặt hệ thống câu hỏi về thêm, bớt, gấp, giảm 1 số đơn vị và 1 số lần giúp HS làm bài tốt
- Yêu cầu HS làm bài vào sách giáo khoa.
- Cho HS kiểm tra chéo
- Gọi 5 HS lên chữa bài
- Muốn biết góc vuông, góc không vuông con làm ntn?
- Nêu cách sử dụng ê - ke để KT góc vuông.
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS viết vào vở
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. 
- Tự làm bài vào sách giáo khoa.
- 4 HS lên bảng làm
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Cả lớp làm bài.
 684 6 845 7
 08 114 14 120
 24 05
5
- 2 HS đọc đề bài.
- Thảo luận nhóm đôi
- Làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm 
 Giải
Người ta đã bán số máy bơm là:
 36 : 9 = 4 (chiếc)
Cửa hàng còn lại số máy bơm là:
 36 – 4 = 32 (chiếc)
 Đáp số: 32 chiếc
- Nhận xét và sửa bài vào vở 
- 1 HS đọc.
- Trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên.
- Cả lớp làm bài vào sách giáo khoa.
- Kiểm tra chéo
- 5 HS lên chữa bài
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS chữa miệng.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
******************************************************************
Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2020
Toán
Tiết 77: LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
-Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức. Biết tính giá trị của biểu thức đơn giản.
2. Kĩ năng: 
- Học sinh biết tính giá trị của các biểu thức đơn giản.
-Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2.
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
12’
8’
8’
2’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu về biểu thức 
MT: Giúp HS làm quen với biểu thức.
3.Bài tập
Bài 1: 
MT: HS làm quen với cách tính giá trị biểu thức
Bài 2:
MT: HS tính được giá trị biểu thức
III.Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào nháp
Tìm y:
y : 4 = 125 726 : y = 6
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học
- Ghi bảng:
a) Giới thiệu về biểu thức.
- Viết lên bảng: 126 + 51. 
- Giới thiệu: 126 + 51 được gọi là một biểu thức. 
- Viết lên bảng: 62 – 11, 45 : 5 + 7, 
- Giới thiệu: tất cả các dãy toán trên đều gọi là biểu thức 
- Cho HS lấy ví dụ về biểu thức
b) Giá trị của biểu thức
- Yêu cầu HS tính: 126 + 51
- Giải thích: Vì 126 + 51 = 177 nên 177 được gọi là giá trị của biểu thức 126 + 51.
- Hỏi: Giá trị của biểu thức 126 + 51 là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS tính tiếp các biểu thức còn lại
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Hướng dẫn như mẫu trong SGK
- Yêu cầu HS làm vào vở
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm.
- Gọi HS trả lời miệng 
- Nhận xét, chốt lại
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS nêu cách làm
- Hướng dẫn lại cách làm
- Cho 2 nhóm thi làm bầi tiếp sức
- Chốt lại, công bố nhóm thắng cuộc. 
-GV nhận xét, tiết học
-Về nhà ôn lại bài
-HS thực hiện
-HS lắng nghe
-HS viết vào vở
- Quan sát
- 5 HS cho ví dụ.
- HS tính nháp
- Lắng nghe
- 2 HS trả lời
- Học cá nhân
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Theo dõi
- Làm vào vở
- 2 HS lên bảng làm
- Lần lượt 4 HS trả lời miệng
- HS nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- 2 HS nêu
- Lắng nghe
- 2 nhóm thi tiếp sức
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
	***********************************
Chính tả (Nghe - viết)
Tiết 31: ĐÔI BẠN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm.
2. Kĩ năng: 
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 3 trong bài Đôi bạn. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
- Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : tr / ch, dấu hỏi / dấu ngã.
3.Thái độ : 
- Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh : Bảng con, đồ dùng học tập.
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
18’
9’
3’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn chính tả.
MT: Giúp học sinh hiểu về đoạn viết.
3.Bài tập:
Bài 2:
MT: Giúp HS biết điền vào chỗ trống tiếng có âm tr/ ch hoặc dấu hỏi, dấu ngã.
III.Củng cố, dặn dò:
- GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ : khung cửi, mát rượi, cưỡi ngựa, gửi thư, sưởi ấm, tưới cây.
- Nhận xét bài cũ
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học
- Ghi bảng:
- Đính bảng phụ viết bài CT lên bảng
- GV đọc mẫu cho các em đọc thầm theo.
- Gọi 2 em đọc lại
- Đặt câu hỏi cho các em tìm hiểu đoạn viết:
+ Lời của bố được viết như thế nào?
+ Tên bài viết ở vị trí nào?
+ Đoạn văn có mấy câu?
- Hướng dẫn các em viết các tiếng khó trong bài: sẵn lòng, sẻ nhà, sẻ cửa.
- Cho các em đọc lại các tiếng đã viết.
- Cho HS chuẩn bị vở chép bài.
- Đọc từng câu ngắn, cụm từ cho các em viết.
- Cho các em soát lỗi chéo với nhau.
- Thu 7-8 vở, chấm vở tại lớp.
- Nhận xét các chữ các em sai nhiều.
- Cho HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Cho 2 nhóm thi làm bài tiếp sức, phải đúng và nhanh.
- Nhận xét
Bảo nhau – cơn bão, vẽ - vẻ mặt, uống sữa – sửa soạn.
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
-HS lên bảng viết
-HS lắng nghe
-HS viết vở
-Đọc thầm theo
-Đọc theo yêu cầu
+Lời của bố được viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
+Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
+Bài văn có 6 câu
-Đánh vần và viết vào bảng con
-Đọc lại
- Chuẩn bị vở theo yêu cầu
- Viết bài
-Soát lỗi
-Nộp vở
-Chú ý
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Mỗi nhóm 3 HS làm bài tiếp sức.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
***********************************
Tập viết
Tiết 16: CHỮ HOA: M
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Viết tên riêng : Mạc Thị Bưởi bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng : Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao bằng chữ cỡ nhỏ.
2. Kĩ năng:
- Viết đúng chữ viết hoa M, viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết.
3. Thái độ:
- Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt
II. Chuẩn bị: 
1.Giáo viên: 
- Mẫu chữ viết hoa M, T, B. Các chữ Mạc Thị Bười và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
2. Học sinh: 
- Vở tập viết 3 tập một, bảng con, phấn, ...
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
30’
2’
10’
5’
5’
5’
3’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chữ hoa M,T,B .
MT: HS nhớ lại cách viết các chữ hoa.
3. Luyện viết từ ứng dụng.
Mục tiêu: Giúp học sinh viết từ ứng dụng
4. Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
MT: HS viết được câu ứng dụng.
5. Hướng dẫn viết vở tập viết.
MT: HS luyện tập cách viết.
III.Củng cố, dặn dò:
- GV kiểm tra HS viết bài ở nhà.
- Em hãy nêu từ ứng dụng và câu ứng dụng của tiết trước ?
- Gọi 1HS lên bảng viết : L, Lê Lợi.
- GV nhận xét.
-Trong tiết tập viết hôm nay các em sẽ củng cố lại cách viết các chữ viết hoa M và một số chữ hoa khác có trong từ và câu ứng dụng .
- GV ghi bảng đề bài.
- Quan sát và nêu quy trình viết chữ M, T,B hoa.
- Y/C HS tìm các chữ hoa có trong từ ứng dụng và câu ứng dụng ?
- Cho HS xem các chữ cái viết hoa M và y/c HS nêu độ cao các con chữ này ?
- Chữ hoa M gồm mấy nét? Đó là những nét nào?
- GV viết mẫu cho HS quan sát, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ
- GV yêu cầu HS viết bảng.
- GV nhận xét chữ viết của HS.
- GV cho HS đọc: Mạc Thị Bưởi 
- Giới thiệu : Mạc Thị Bưởi quê ở Hải Dương là một nữ du kích hoạt động ở vùng địch tạm chiếm trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Bị địch bắt, tra tấn dã man, chị vẫn không khai. Bọn giặc tàn ác đã cắt cổ chị.
- Từ ứng dụng gồm mấy chữ cái? Là những chữ nào?
- Các chữ cái có độ cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ ra sao?
- GV yêu cầu HS viết bảng chữ ứng dụng. 2 HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào bảng con.
- GV đi quan sát, sửa lỗi cho HS.
- GV nhận xét, khen 1 số bạn viết tốt, giơ bảng cho cả lớp quan sát.
Một cây làm chẳng nên non 
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao 
- Giáo viên: câu tục ngữ khuyên con người phải đoàn kết. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.
- Các chữ đó có độ cao như thế nào ?
- Câu tục ngữ có chữ nào được viết hoa?
- Yêu cầu HS viết bảng: Một, Ba
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
- Yêu cầu HS viết câu ứng dụng.
- GV theo dõi, hướng dẫn HS.
- GV cho HS quan sát vở tập viết lớp 3 tập 1, sau đó yêu cầu HS viết bài.
- GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho HS.
- GV nhận xét tiết học
-Về nhà ôn lại bài
HS để lên bàn GV kiểm tra.
- Lê Lợi
-1HS lên bảng viết - Cả lớp viết bảng con.
- HS lắng nghe.
- Có những chữ hoa M, T, B.
- HS quan sát mẫu - chữ hoa M cao 2 li rưỡi .
- Gồm 4 nét: Nét cong trái, nét sổ thẳng, nét lượn phải và nét thẳng cong phải
- HS quan sát, viết bảng con
- HS đọc
- HS lắng nghe
- Gồm 3 từ: Mạc, Thị, Bưởi 
- Chữ hoa M, T, B, h cao 2 li rưỡi và các chữ còn lại cao 1 li.
- Các chữ cách nhau một chữ o.
- HS viết bảng.
- HS nhận xét.
- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- Chữ M, B, y, h, g, l, cao 2 li rưỡi
Chữ t cao 1 li rưỡi
- Chữ ô, â, a, m, ă, n, ê, n, o, c, u, i cao 1 li 
- HS viết bảng.
- HS viết bài.
- HS viết bài
- Lắng nghe
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
**************************************
Thủ công
Tiết 16: CẮT, DÁN CHỮ E
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ E.
2. Kĩ năng: 
- Kẻ, cắt, dán được chữ E. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
* Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ E. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng. 
3. Thái độ: 
- Yêu thích cắt, dán hình.
II. Chuẩn bị: 
1.Giáo viên: 
- Mẫu chữ E cắt đã dán và mẫu chữ E được cắt từ giấy thủ công. Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ E.
2.Học sinh: 
- Giấy thủ công các màu, giấy trắng làm nên, kéo, hồ dán ...
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
7’
10’
12’
2’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét 
MT: HS quan sát được chữ E.
3. Giáo viên hướng dẫn mẫu 
E
MT: HS nắm được cách kẻ, cắt, dán chữ E.
4. Thực hành cắt, dán chữ E 
MT: HS nhớ cách kẻ, cắt dán chữ E đúng quy trình.
III.Củng cố, dặn dò:
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
- Nhận xét chung
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học
- Ghi bảng:
+ Giáo viên giới thiệu chữ mẫu E (h.1) và hướng dẫn học sinh quan sát để rút ra nhận xét. 2ô rưởi
E
 5ô
+ Nếu gấp đôi chữ E theo chiều ngang thì nửa trên và nửa dưới của chữ trùng khít nhau (dùng chữ mẫu để rời gấp đôi cho học sinh quan sát).
- Bước 1. Kẻ chữ E.
E
Thực hiện theo Hình 2.
- Bước 2. Cắt chữ E. Thực hiện theo Hình 1-3.
- Bước 3. Dán chữ E. Thực hiện tương tự như các chữ cái ở các tiết trước (h.4).
+ Sau khi hiểu cách kẻ, cắt, dán học sinh thực hành.
+ Giáo viên nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ E theo quy trình.
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ E.
+ Lớp và giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh.
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
-HS thực hiện
-HS lắng nghe
-HS viết vào vở
+ Học sinh quan sát và nêu nhận xét.
+ Nét chữ rộng 1 ô.
+ Nửa trên và nửa dưới của chữ E giống nhau.
-HS thực hiện
-HS thực hiện cắt dán
+ Học sinh nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ E.
bước 1: kẻ chữ E.
bước 2: cắt chữ E.
bước 3: dán chữ E.
+ Học sinh trưng bày sản phẩm.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
*************************************
Hướng dẫn học Toán
ÔN CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ.
I. Mục tiêu:
- Củng cố chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia).
- Củng cố tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
- Củng cố giải toán có lời văn.
II. Chuẩn bị:
- Vở cùng em học toán 3.
- Bảng con
III. Các HĐ dạy- học chủ yếu:
TG
Nội dung
Mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
A-Kiểm tra:
- Kiểm tra đồ dùng của HS.
30’
2’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu
2.HD
Bài 1: 
- Củng cố chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia).
- Củng cố tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Bài 3: Tính rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Củng cố phép chia.
Bài 4: Giải bài toán: 
- Củng cố giải toán có lời văn.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giới thiệu - Ghi bảng
- YC HS đọc đề bài.
a) Tính rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm:
b) Tìm x:
X × 5= 165
336 : X = 8
6 x X = 564
- GV HD HS thực hiện.
- GV gọi 3 - 4 HS lên bảng thực hiện, HS dưới lớp làm vào vở.
- GV nhận xét, kết luận.
- YC HS đọc đề bài.
 Có 245m vải.May mỗi bộ quần áo hết 3m vải. Như vậy có thể may được .. bộ quần áo và còn thừa .. m vải.
- GV hướng dẫn HS:
+ Bài toán cho biết những gì?
+ Làm thế nào để tính được số bộ quần áo và số mét vải thừa?
- GV YC HS làm vào vở.
- GV cùng HS chữa bài.
- YC HS đọc đề bài.
354: 7= (dư ) 423:7= (dư )
- YC HS làm vào vở.
- YC 1-2 HS lên bảng thực hiện.
- GV nhận xét, kết luận.
- YC HS đọc đề bài.
 Giải bài toán: Mỗi cửa hàng có 450kg gạo tẻ, số gạo tẻ nhiều gấp 3 lần số gạo nếp. Hỏi cửa hàng đó có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo nếp và gạo tẻ?
- GV hướng dẫn HS:
+ Bài toán cho biết những gì?
+ Muốn tìm khối lượng của gạo nếp ta làm như thế nào?
+ Làm như thế nào để biết cửa hàng có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
- GV YC HS làm vào vở.
- GV cùng HS chữa bài.
- GV nhận xét, kết luận.
- Nhận xét giờ học.
- HS đọc
- 3-4 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
a) 
b) X × 5 = 165
 X = 165 : 5
 X = 33
336 : X = 8
 X = 336 : 8 
 X = 42
6 × X = 564 
 X = 564 : 6
 X = 94
- HS nhận xét.
- HS đọc đề bài & TL
Bài giải
Ta có: 
245 : 3 = 81 (dư 2)
Vậy từ 245 m vải có thể may được 81 bộ quần áo và còn thừa 2 mét vải.
- HS nhận xét.
- HS đọc đề bài
- 1-2 HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở.
- HS nhận xét.
- HS đọc đề bài
- HS thực hiện
Bài giải
Cửa hàng đó có số ki-lô-gam gạo nếp là:
450 : 3 = 150 (kg)
Cửa hàng đó có tất cả số ki-lô-gam gạo là:
450 + 150 = 600 (kg)
Đáp số: 600 kg.
- HS nhận xét.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
******************************************************************	
Thứ tư ngày 23 tháng 12 năm 2020
Tập đọc
Tiết 48: VỀ QUÊ NGOẠI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đọc thầm tương đối nhanh và hiểu được các từ ngữ được chú giải trong bài : hương trời, chân đất 
- Hiểu nội dung chính của bài thơ : Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu thêm những người nông dân đã làm ra lúa gạo.
2. Kĩ năng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : đầm sen nở, ríu rít, rực màu rơm phơi, mát rợp, thuyền trôi, ..., 
- Ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng, các câu thơ lục bát.
- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản 
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
10’
10’
8’
2’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc.
MT: Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc lưu loát, đọc hiểu và đọc diễn cảm.
- Đọc nối tiếp câu:
- Đọc nối tiếp đoạn:
-Đọc theo nhóm
3. Tìm hiểu bài 
MT: Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc hiểu
4: Luyện đọc lại
MT: Học sinh rèn kĩ năng đọc.
III.Củng cố, dặn dò:
- GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : “Đôi bạn”.
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? 
- Giáo viên nhận xét
- Trong bài tập đọc hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài : “Về quê ngoại”. Qua bài thơ, các em sẽ được biết những cảnh đẹp của quê hương bạn nhỏ trong bài và tình cảm của bạn đối với con người và cảnh vật quê mình.
- Ghi bảng:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu toàn với giọng giọng chậm rãi tình cảm, thể hiện sự tự hào đối với cảnh vật quê hương.
- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu.
đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài, bạn nào đọc câu cuối thì sẽ đọc luôn tên tác giả.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS, cho cả lớp đọc lại từ nhiều HS mắc lỗi.
- GV cho HS đọc : lòng em, lá thuyền, sen nở..
- Bài thơ được chia thành mấy đoạn?
- Gọi mỗi HS đọc 1 đoạn và hướng dẫn ngắt nghỉ.
Em về quê ngoại/ nghỉ hè
Gặp đầm sen nở/ mà mê hương trời
 Gặp bà/tuổi đã tám mươi
Quên quên/ nhớ nhớ/ những lời ngày xưa.//
-GV kết hợp giảng từ: Việt Bắc, đèo, giang, phách, ân tình, thủy chung.
- GV kết hợp nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
- Khi HS đọc nhóm GV kết hợp uốn nắn, sửa sai. Nhận xét đánh giá.
- Cả lớp đọc đồng thanh
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm khổ 1, hỏi: 
+ Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Câu nào cho em biết điều đó ?
+Quê ngoại bạn ở đâu ?
+ Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ?
- Giáo viên: Ban đêm ở thành phố nhiều đèn điện nên không nhìn rõ trăng như đêm ở nông thôn.
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm khổ 2, hỏi: 
+ Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo?
+ Chuyến về thăm quê ngoại đã làm bạn nhỏ có gì thay đổi? 
- Giáo viên: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu thêm những người nông dân đã làm ra lúa gạo 
- Nội dung: chúng ta phải yêu quý nông thôn nước ta và thấy được Môi trường thiên nhiên và cảnh vật ở nông thôn thật đẹp và đáng yêu. Hãy biết bảo vệ môi trường cho sạch, đẹp.
- Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho học sinh đọc. 
- Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi dòng thơ 
- Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. 
- Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. 
- Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại. 
-Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ : cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. 
- Cho cả lớp nhận xét. 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
- HS thực hiện
-HS lắng nghe
-HS viết vào vở
-HS lắng nghe
-Từng HS đọc nối tiếp câu.
- Bài thơ được chia thành 2 đoạn
- HS đọc từng đoạn
-HS lắng nghe
-Gọi nhóm thi đua đọc
-HS đọc đồng thanh
- Học sinh đọc thầm
+ Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê. Câu thơ cho em biết là : Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu.
+ Quê ngoại bạn ở nông thôn. 
+ Bạn nhỏ thấy ở quê có đầm sen nở ngát hương / gặp trăng gặp gió bất ngờ / con đường đất rực màu rơm phơi / bóng tre mát rợp vai người / vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm.
-Học sinh đọc thầm
+ Bạn nhỏ ăn hạt gạo đã lâu, nay mới gặp những người làm ra hạt gạo. Họ rất thật thà. Bạn thương họ như thương người ruột thịt, thương bà ngoại mình.
+Chuyến về thăm quê ngoại đã làm bạn nhỏ yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con người sau chuyến về thăm quê.
-HS lắng nghe
-Học sinh lắng nghe 
- HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV 
Học sinh nêu
Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài. 
- Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức 
-Lớp nhận xét. 
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
*******************************
Toán
Tiết 78: TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc chỉ có phép nhân, phép chia. 
- Áp dụng việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu: “ = ”, “ ”.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức vào giải toán có lời văn
- Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Bảng phụ, máy tính -tv
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
10’
5’
5’
5’
5’
2’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Quy tắc tính giá trị của biểu thức 
MT: Giúp HS nhớ quy tắc để vận dụng vào làm bài
3.Bài tập
Bài 1:
MT: HS biết cách tính giá trị biểu thức
Bài 2:
MT: Vận dụng kt vào tính giá trị biểu thức.
Bài 3:
MT: Tăng khả năng tính nhanh hơn cho hs
Bài 4: 
MT: Vận dụng kt vào giải toán có lời văn
III.Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét bài cho HS.
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học
- Ghi bảng:
- GV viết lên bảng : 60 + 20 - 5 và yêu cầu HS đọc.
- Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ tính : 60 + 20 - 5
- Giáo viên cho học sinh nêu lại cách làm
- Giáo viên chốt : Muốn tính giá trị của biểu thức 60 + 20 - 5 ta lấy 60 cộng 20 trước rồi trừ tiếp 5 được 75
Quy tắc : Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải
- Cho học sinh nêu quy tắc
- GV viết lên bảng : 49 : 7 x 5 và yêu cầu HS đọc.
- Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ tính : 49 : 7 x 5
-Giáo viên cho học sinh nêu lại cách làm
- Giáo viên chốt : Muốn tính giá trị của biểu thức 49 : 7 x 5 ta lấy 49 chia 7 trước rồi lấy kết quả là 7 nhân 5 được 35
Quy tắc : Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải
- Cho học sinh nêu quy tắc
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Hướng dẫn HS tính giá trị 1 biểu thức đầu
- Yêu cầu HS nhắc lại cách làm 
- Yêu cầu HS làm vào vở
- Yêu cầu HS lên bảng làm.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Cho HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức
- Yêu cầu cả lớp bài vào vở
- Cho HS thi làm bài trên bảng lớp.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Cho HS nêu cách làm
- Hướng dẫn HS trường hợp đầu
- Cho HS làm vào sách phần còn lại
- Gọi 2 HS lên bảng thi làm nhanh
- GV nêu yêu cầu.
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Bài toán này thuộc dạng toán nào đã học?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV gọi HS chữa bài
- Nhận xét.
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
-HS thực hiện
-HS lắng nghe
-HS viết vào vở
-HS đọc
-HS suy nghĩ và nêu cách làm
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS nêu lại quy tắc
-HS đọc yêu cầu và suy nghĩ cách làm
-HS nêu
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe và học thuộc
-HS nêu
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Theo dõi
- 2 HS nhắc lại cách làm
- Làm bài vào vở
- 3 HS lên bảng làm bài
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- 2 HS nhắc lại
- Cả lớp làm bài vào vở
- 4 HS thi làm nhanh
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- 2 HS nêu
- HS làm bài vào sách
- 2 HS lên bảng thi làm nhanh
- HS nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS làm bài.
 Giải
1gói mì và 1 hộp sữa cân nặng số gam là:
 80 + 80 + 455 = 615 (g)
 Đáp số: 615 g
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
*******************************
Đạo đức
Tiết 16: BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương đất nước. 
2. Kĩ năng: 
- Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.
3.Hành vi: 
- Kính trọng biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng nhiều việc làm phù hợp với khả năng.
* KNS:- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc. Kĩ năng xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc.
	- Các phương pháp: Trình bày 1 phút. Thả

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_16_nam_hoc_2020_2021.docx