Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011

Tiết 2 Toán

Bài 26: Luyện tập

I. Mục tiêu:

 - HS đọc đợc một số thông tin trên biểu đồ.

 - GD HS tính chính xác trong toán học

II.Chuẩn bị:

 - Bảng phụ vẽ sẵn biểu đồ của bài tập 1,2 .

 - Dự kiến HĐ: cá nhân, cả lớp

III. Các HĐ dạy- học:

1. ổn định tổ chức

2. KT bài cũ:

-Kt bài tập HS đã làm trong vở bài tập

- Gv nhận xét ,đánh giá

3. Bài mới:

a. GT bài

b. Nội dung

Bài 1(T33)

 

doc 32 trang xuanhoa 06/08/2022 2170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
 Ngày soạn: 25/9/2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010
Tiết 1 Âm nhạc
__________________________________________________________________
Tiết 2 Toán
Bài 26: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
 - HS đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
 - GD HS tính chính xác trong toán học 
II.Chuẩn bị:
 - Bảng phụ vẽ sẵn biểu đồ của bài tập 1,2 .
 - Dự kiến HĐ: cá nhân, cả lớp
III. Các HĐ dạy- học: 
1. ổn định tổ chức
2. KT bài cũ: 
-Kt bài tập HS đã làm trong vở bài tập
- Gv nhận xét ,đánh giá
3. Bài mới: 
a. GT bài
b. Nội dung
Bài 1(T33)
Gọi HS nêu yêu cầu 
1 HS đọc bài tập, lớp đọc thầm
Gọi HS đọc tên biểu đồ, nêu các hàng, các cột của biểu đồ
Hs nêu
- HS làm bài vào vở
Gọi HS trả lời miệng và giải thích tại sao em điền Đ/S
HS trả lời và giải thích
GV chốt lại đáp án đúng: S, Đ,S, Đ,S
Bài 2:(T 34)
Gọi HS nêu yêu cầu của bài
2 HS đọc bài tập
? Biểu đồ thể hiện điều gì?
Số ngày có mưa trong 3 tháng của năm 2004
? Hàng dưới ghi gì?
Ghi các tháng( từ tháng 7 đến tháng 9)
Các số bên trái của biểu đồ cho tabiết điều gì?
cho biết số ngày có mưa
? Biểu đồ có mấy cột? Mỗi cột cho ta biết điều gì?
Có 3 cột, mỗi cột chỉ số ngày mưa của từng tháng tương ứng
Cho HS làm bài vào vở, gọi 2 HS lên bảng làm
HS làm bài
a, Tháng 7 có số gày mưa là: 18 ngày
b, Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 số ngày là: 15 -3 = 12 ( ngày)
c, Trung bình mỗi tháng có số ngày mưa là:
 ( 18+ 15 + 3) : 3 = 12 (ngày) 
 Đáp số: a, 18 ngày
GV nhận xét , sửa sai
 b, 12 ngày
 c, 12 ngày
4. Củng cố- dặn dò
- NX tiết học	
- Làm BT trong VBT toán
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 3 Tập đọc 
Bài 11: Nỗi dằn vặt của An-đrây -ca
I) Mục đích, yêu cầu 
 - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật .
 - Hiểu ND: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình thương yêu, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
 - GD HS về lòng trung thực và ý thức trách nhiệm với người thân.
II) Chuẩn bị 
 - Tranh minh hoạ SGK 
 - Bảng phụ chép đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
 - Dự kiến HĐ: cả lớp, cá nhân, cặp đôi
III) Các HĐ dạy - học :
1. ổn định tổ chức
2.KT bài cũ :
- 2 HS đọc thuộc lòng bài :Gà Trống và Cáo. 
 ? Em có NX gì về tính cách của hai nhân vật ?
- GV nhận xét,đánh giá
3. Bài mới :
 a.Giới thiệu bài : 
 b. HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài :
* Luyện đọc : 
- Yêu cầu HS mở SGK 
- GV đọc bài 
? Bài được chia làm mấy đoạn ?
* Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1:
- GV sửa lỗi phát âm cho HS 
- Luyện phát âm : An - đrây -ca 
?Dằn vặt có nghĩa ntn?
? NX bài đọc của bạn ?Bạn đọc với giọng ntn?
? Khi câu chuyện xảy ra An- đrây-ca mấy tuổi ? Hoàn cảnh gia đình em lúc đó ntn?
? Khi mẹ bảo An- đrây- ca đi mua thuốc cho ông ,thái độ của An- đrây -ca như thế nào ?
? An-đrây- ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông ?
? Đoạn 1 kể với em chuyện gì ?
? Nêu cách đọc đoạn 1?
- GV đọc đoạn mẫu 
-Nhận xét 
* Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2:
? Chuyện gì xảy ra khi An- đrây- ca mang thuốc về nhà ?
? An-đrây-ca tự dằn vặt mình ntn?
?Câu chuyện cho thấy An- đrây-ca là cậu bé ntn?
GV nhấn mạnh: An-đrây-ca là người rất có ý thức trách nhiệm, trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
?ND chính của đoạn 2là gì ?
? Nêu ND chính của bài ?
? Tìm giọng đọc của đoạn 2?
-GVHDHS đọc diễn cảm đoạn " Bước vào phòng ...khỏi nhà "
* Thi đọc diễn cảm đoạn văn trên
4.Củng cố - dặn dò :
? Em hãy đặt tên cho truyện theo ý nghĩa của truyện? 
-Nói lời an ủi của em với An-đrây-ca ? 
? qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì?
?Em học được gì ở An-đrây-ca ?
- Mở SGK (T55) 
- Theo dõi SGK 
- 2đoạn 
 Đoạn 1: Từ đầu đến ... về nhà 
 Đoạn 2: Đoạn còn lại 
- 4 HS nối tiếp đọc đoạn 1
- 1 HS đọc chú giải SGK 
- 1 HS nêu nhận xét
1 HS đọc đoạn 1, lớp đọc thầm 
- Khi câu chuyện xảy ra An- đrây- ca 9 tuổi .Em đang sống cùng mẹ và ông,ông đang bị ốm nặng .
- An- đrây- ca nhanh nhẹn đi ngay 
- An- đrây-ca được các bạn đang chơi đá bóng mời nhập cuộc .Mải chơi quên lời mẹ dặn .Mãi sau em mới nhớ ra ,chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về + ý 1:An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
- Lời ông giọng mệt nhọc ,yếu ớt .Giọng đọc trầm ,buồn .Nhấn giọng từ gợi cảm.
- Theo dõi SGK 
- Luyện đọc ,thi đọc diễn cảm 
- 3HS nối tiếp đọc đoạn 2
-Đọc theo cặp 
- 1HS đọc cả đoạn, lớp đọc thầm 
- An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên . Ông đã qua đời .
 - An-đrây- ca khóc oà lên khi biết ông đã qua đời....kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe ...mẹ an ủi con không có lỗi nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy .cả đêm ...ông trồng . .Mãi khi đã lớn ,bạn vẫn tự dằn vặt mình.
- ..rất yêu thương ông ,không tha thứ cho cho mình vì ông sắp chết còn mải chơi bóng mang thuốc về chậm.
+ý2: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca .
*ND:Nỗi dằn vặtcủa An-đrây-ca thể hiện tình yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân ,lòng trung thực ,sự nghiêm khắc với bản thân .
- ý nghĩ của An-đrây-ca đọc giọng buồn, day dứt, .Lời của mẹ dịu dàng .Nhấn giọng TN hốt hoảng ,khóc nấc ...
- Luyện đọc diễn cảm .
HS thi đọc diễn cảm
- 4 HS đọc bài (đọc phân vai),người dẫn chuyện ,ông ,mẹ, An-đrây- ca .
-Chú bé trung thực . Chú bé giàu t/c .
- Bạn đừng ân hận nữa .Ông bạn chắc rất hiểu tấm lòng của bạn .
Hãy luôn có ý thức trách nhiệm với người thân.
- HS nêu
- NX giờ học .BTVN:Luyện đọc bài .CB bài : Chị em tôi . 
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 4: Tập làm văn. 
Bài 11: Trả bài văn viết thư.
I/ Mục đích, yêu cầu: 
 - Biết rút kinh nghiệm về bài TLV viết thư( đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,...) ; tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
II/Chuẩn bị: 
 - Bảng lớp viết đề bài TLV. 
 - Dự kiến HĐ: cả lớp, cá nhân, nhóm đôi
III/ Các HĐ dạy- học: 
1. ổn định tổ chức
2.KTBC
3.Bài mới
a/Giáo viên nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
 -GV viết đề kiểm tra lên bảng.
 -NX về kết quả làm bài:
 + Những ưu điểm chính: HS xác định đúng đề bài , kiểu bài viết thư. 
 + Những thiếu sót, hạn chế: lỗi dùng từ đặt câu, bố cục bài văn chưa hoàn chỉnh, chữ viết còn xấu, mắc lỗi chính tả nhiều
b/Hướng dẫn HS chữa bài:
 +Trả bài cho từng HS.
 *HD từng HS sửa lỗi.
 GV phát phiếu học tập cho từng HS 
- HS đọc lời nhận xét của cô giáo
- Đọc những chỗ cô chỉ lỗi trong bài
- Viết vào phiếu các lõi trong bài theo từng loại và sửa lỗi
GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
- Đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót.
*HD HS sửa lỗi chung.
- GV chép các lỗi định chữa lên bảng
1,2 HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi
Cả lớp tự chữa lỗi trên nháp
HS trao đổi về bài chữa trên bảng
GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu
HS chép bài chữa vào vở
c/HD học tâp những đoạn thư , lá thư hay.
 - GV đọc vài đoạn , lá thư hay.
 -HS thảo luận , trao đổi 
 -GV hướng dẫn.- Tìm ra cái hay của đoạn , lá thư trên.
4.Củng cố dặn dò.
GV NX tiết học
HS chuẩn bị bài sau
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 5: Chào cờ 
_______________________________________________________________________________________________
Ngày soạn: 26/9/2010
Ngày giảng: Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010
Tiết 1 Luyện từ và câu
Bài 11: Danh từ chung và danh từ riêng
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Hiểu được khái niệmDT chung và DT riêng.
	 - Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng.
	 - Nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.
II. Chuẩn bị
 - BĐTN Việt Nam, 2 tờ phiếu viết BT2 phần NX
 - 1 phiếu viết nội dung bài tập 1.
 - Dự kiến HĐ: cấ nhân, nhóm đôi, cả lớp
III. Các HĐ dạy - học.
1. ổn định tổ chức
2. KT bài cũ:
 ? DT là gì? Cho VD?
- Gv nhận xét,đánh giá
3.Bài mới
 a) Giới thiệu bài
b) Phần Nhận xét
Bài 1( T57)
Gọi HS nêu yêu cầu
Tìm các từ có nghĩa sau
HS trao đổi theo cặp , làm bài vào vở
 Nghĩa
 Từ
a, Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được
sông
b, Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta
sông Cửu Long
c, Người đứng đầu nhà nước phong kiến
vua
d, Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta.
Lê Lợi
- GV chỉ cho HS biết vị trí của sông Cửu Long trên bản đồ TNVN
- Quan sát
 Bài 2 (T57) 
Gọi HS nêu yêu cầu
Nghĩa cua rcác từ tìm được ở BT1khác nhau ntn?
-Thảo luận nhóm, phát biểu;
a, Sông: Tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn
b, Cứu Long: Tên riêng chỉ một dòng sông
c, Vua: Tên chung chỉ những người đứng đầu nhà nước phong kiến
d, Lê Lợi: Tên riêng của một vị vua
* GV: Những tên chung của mọt loại sự vật như sông, vua gị là danh từ chung.
Những tên riêng của một loại sự vật nhất định như: Cửu Long, Lê Lợi gọi là
HS nghe
danh từ riêng
Bài 3( T57) Nêu yêu cầu
1 HS đọc BT3
a, Tên chung chỉ dòng nước chảy tương đối lớn " sông" không viết hoa
b, Tên riêng chỉ dòng sông cụ thể ( Cửu Long) viết hoa
c, Tên chung của người đứng đầu nước phong kiến (vua) không viết hoa
d, Tên riêng của 1 vị vua cụ thể( Lê Lợi) viết hoa
Qua bài tập trên em rút ra nhận xét gì?
- DT riêng ta phải viết hoa
DT chung ta không phải viết hoa
c. Phần Ghi nhớ:
? Thế nào là DT chung? DT riêng?
Cách viết DT riêng.
d. Phần Luyện tập:
Bài1 (T58): ? Nêu y/c?
 Danh từ chung
Núi, dòng, sông, dãy, mặt, sông, ánh, nắng, đường, dãy, nhà, trái, phải, giữa, trước.
Bài 2( T58) ? Nêu y/c?
- Đọc ghi nhớ SGK
- Trao đổi cặp.
- 1HS lên bảng
 Danh từ riêng.
- Chung, Lam, Thiện Nhẫn, Trác, Đại Huệ, Bác Hồ
- NX, chữa bài tập 
- HS làm vào vở, 3Hs lên bảng viết
- Lớp nhận xét, sửa sai
Họ và tên các bạn là danh từ riêng. Vì chỉ tên 1 người cụ thể
Danh từ riêng phải viết hoa - Viết hoa cả họ, tên, tên đệm.
4. Củng cố- dặn dò: 
 ? Thế nào là danh từ chung? DT riêng?
 - NX giờ học: Viết 5-10 DT chung là tên gọi các đồ dùng
	 5-10 danh từ riêng là tên riêng của người, sự vật xung quanh.
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 2 Toán
 Bài 27: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
 - HS viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
 - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
 - Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào.
 II. Chuẩn bị
Vẽ sẵn biểu đồ bài 3 (T35) SGK lên bảng phụ 
Dự kiến HĐ: cá nhân, cả lớp
III. Các HĐ dạy - học: 
1. ổn định tổ chức
2. KTBC
 GV kiểm tra bài tập HS làm ở nhà
3.Bài mới
a, GT bài 
b, Nội dung
Bài 1 (T35)
?Muốn tìm số liền trước, số liền sau em làm NTN?
VD:? Tìm số liền trước số 135? Tìm số liền sau số 83?
- Đọc BT
- Muốn tìm số liền trước 1 số nào đó ta lấy số đó trừ đi 1.
- Muốn tìm số liền sau 1 số nào đó ta lấy số đó cộng với 1.
- Số liền trước số 135 là 135 - 1 = 134
- Số liền sau số 83 là 83 +1= 84.
- HS làm BT vào vở, 2 HS lên bảng.
a) Số tự nhiên liền sau số 2 835 917 là số 2 835 918 vì 
 2 835 917 + 1 = 2 835 918
b) Số 2 835 916 là số liền trước 2 835 917 vì 2 835 917 - 1 = 2 835 916
c) Đọc số, nêu GT của chữ số 2.
- 82 360 945: Tám mươi hai triệu ba trăm sáu mươi nghìn chín chăm bốn mươi lăm. Giá trị chữ số 2 là 2 000 000
- 7 283 096: Bảy triệu hai trăm tám mươi ba nghìn không trăm chín mươi sáu .Giá trị chữ số 2 là 200 000 .
- 1 547 238: Một triệu năm trăm bốn mươi bẩy nghìn hai trăm ba mươi tám .Giá trị chữ số 2 là 200. 
- NX, chữa bài tập
Bài 2(T35): 
 ?Nêu y/c?
Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện ?
Bài 3(T35):
? Nêu yêu cầu ? 
- GV treo bảng phụ gọi HS lên bảng 
-Viết chữ số thích hợp vào ô trống 
- HS làm vào vở, 2 HS lên bảng làm bài
a. 475 > 36 > 475 836 (8)
c. 5tấn 175kg > 5 75 kg (())
-NX bài của bạn 
- Dựa vào biểu đồ viết tiếp vào chỗ chấm 
- 1HS lên bảng làm BT .Lớp làm vào SGK.
-lớp 3A: 18, lớp 3B: 27, lớp 3C: 21
a. Khối 3 có 3 lớp là : 3A, 3B, 3C
b. Lớp 3A có 18 HS giỏi toán .3B : 27 HS , 3C : 21 HS 
c. Khối lớp 3: Lớp 3B có nhiều HS giỏi toán nhất .Lớp 3C ít HS giỏi toán nhất . 
Bài 4(T36): 
? Nêu yêu cầu ? - Trả lời các câu hỏi 
a. Năm 2000 thuộc thế kỉ XX
b.Năm 2005 thuộc thế kỉ thứ XXI 
4.Củng cố -dặn dò: 
-HS nêu lại nội dung bài
- NX.BTVN: bài 5 (T36)
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 3: Chính tả: ( Nghe -viết )
Người viết truyện thật thà
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Nghe- viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài.
 - Làm đúng BT2 , BT(3) a/b
 - GD HS ý thức giữ vở sạch, luyện viết chữ đẹp
II. Chuẩn bị
 -3 tờ phiếu khổ to kẻ bảng phát cho HS sửa lỗi bài tập 2
 -3 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 3a
III. Các HĐ dạy - học:
1)ổn định tổ chức 
2) KT bài cũ: 
Mời 1 HS đọc bắt đầu từ l/n . 2 HS lên bảng viết lớp viết nháp.
3) Bài mới:
a. GT bài viết:
b.HDHS nghe - viết:
- GV đọc bài viết 
? Nhà văn Ban - dắc có tài gì?
? Ông là người ntn?
* Hướng dẫn viết từ khó:
? Tìm từ khó viết?
Cho HS viết vào nháp, 2 HS viết trên bảng
* Hướng dẫn trình bày:
? Nêu cách trình bày lời thoại?
* GV đọc bài cho HS viết 
 - Đọc bài cho học sinh soát
* Chấm - chữa bài: GV chấm 1 số bài, nêu nhận xét
- Nghe, 1 HS đọc lại truyện.
- Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài.
- Ông là người rất thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt và ấp úng.
- Ban-dắc, truyện dài, truyện ngắn, Pháp.
- Dấu hai chấm kết hợp với dấu gạch đầu dòng.
- Viết vào vở
- Soát bài (đổi vở) 
c. Hướng dẫn HS làm bài chính tả
Bài 2: Tập phát hiện và sửa lỗi chính tả.
- Y/c sửa tất cả các lỗi 
- GV chấm 1 số bài.
- 1 HS đọc BT2, lớp đọc thầm.
- Lớp làm vào vở, 3 HS làm trên phiếu 
- Dán phiếu, chữa bài tập. 
Bài 3a(T57): 
?Nêu y/c?
? Từ láy có chứa âm S / X là từ láy NTN?( là từ láy mà các tiếng có âm đầu đều là s/x)
- HS suy nghĩ, viết những từ láy tìm được vào nháp sau đó phát biểu:
 Từ láy có chứa âm S: Sàn sàn, San sát, Sáng sủa, sền sệt, sốt sắng, sùng sục...
 Từ láy có chứa âm X: Xa xa, xà xẻo, xám xịt, xinh xinh,xúng xính, xanh xao...
- GV chốt ý kiến đúng.
- Dán phiếu lên bảng.
- NX, bổ sung.
 4, Củng cố - dặn dò:
 - NX giờ học: Viết lại những chữ viết sai trong bài chính tả
 CB bài: Tuần 7
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 4: Đạo đức 
Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến ( Tiết 2)
I) Mục tiêu :
 - Biết được: Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
 - Bướcđầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
II) Tài liệu - Phương tiện :
 - Một vài bức tranh dùng cho HĐ khởi động .
 -Mỗi HS 3 tấm bìa nhỏ màu đỏ , xanh và trắng . SGK đạo đức 4.
 - Dự kến HĐ: nhóm, cá nhân, cả lớp
III) Các HĐ dạy - học : 
1. ổn định tổ chức
2. Kt bài cũ: 
? Trẻ em có quyền gì? Em cần bày tỏ ý kiến của mình NTN? 
3. Bài mới: 
a, GT bài: 
b, Nội dung bài
* HĐ1: Đóng vai
 GV gọi 1 số học sinh đóng tiểu phẩm: Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa
( Hoặc GV kể chuyện đó 2 lần)
-GV phát phiếu
? Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa
? Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? 
? ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?
? Nếu là bạn Hoa em sẽ giải quyết NTN?
* GV kết luận: Mỗi gia đình đều có khó khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách tháo gỡ, giải quyết nhất là những vấn đề có liên quan đến các em. ý kiến của các em sẽ được bố mẹ lắng nghe tôn trọng đồng thời các em cần biết...
	* HĐ2: Trò chơi phóng viên
- 1 số HS đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo nội dung bài tập 3
- NX 
* HĐ3: ? Nêu y/ c bài tập 4? 
- Nx bài làm của học sinh
- Thực hành
- Trả lời nhóm 6
- Các nhóm báo cáo
- Mẹ muốn Hoa ở nhà giúp mẹ làm bánh rán bán 
- Bố không muốn cho Hoa nghỉ học vì việc học là quan trọng.
- Hoa có ý kiến muốn đi học, Hoa đi học 1 buổi, còn 1 buổi phụ giúp mẹ làm bánh.
- Phù hợp 
- Trả lời
- Nghe
- Thực hành
- Thực hành
- Báo cáo kết quả
* GV kết luận: Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ em cũng được thực hiện chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình của đất nước và ích lợi cho sự phát triển của trẻ em.
- Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác
4. Củng cố- dặn dò
 -NX giờ học .
-Thực hiện y/c bài 4 SGK (T10).
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 5: Thể dục
__________________________________________________________________
Ngày soạn: 27/9/2010
Ngày giảng: Thứ tư ngày 29 háng 9 năm 2010
Tiết 1: Toán
Bài 28: Luyện tập chung 
I) Mục tiêu:
 - Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của mỗi chữ số trong một số.
 - Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian.
 - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
 - Tìm được số trung bình cộng.
Ii) Chuẩn bị:
 - Bảng phụ vẽ biểu đồ ở BT2
 - SGK, VBT
 - Dự kiến HĐ: cá nhân, cả lớp
III) Các HĐ dạy - học:
1. ổn định tổ chức 
2. KT bài cũ: 
 1 HS lên bảnglàm bài tập 5 (T36)
- GV nhận xét sửa sai
3.Bài mới: 
a. GT bài
b. Nội dung
Bài1(T36): 
? Nêu yêu cầu?
- GV chốt câu trả lời đúng.
a: D b: B c: C d: C e: C
Bài2(T36):
? Nêu yêu cầu?
- Cho HS nêu miệng sau đó làm vào vở
GV chốt lại kết quả đúng
- Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 
- HS làm vào vở, đọc kết quả
- NX
1 HS đọc nội dung BT2
- HS trả lời câu hỏi
- NX, sửa sai
a) Hiền đọc: 33 quyển
b) Hoà đọc: 40 quyển
c) Hoà đọc hơn Thực số quyển sách là:
 40 - 25 = 15(quyển)
 d) Trung đọc ít hơn Thực 3 quyển sách .
e) Hoà đọc nhiều sách nhất 
g) Trung đọc ít sách nhất 
h) TB mỗi bạn đã đọc được số sách là:
(33 + 40 + 22 + 25) : 4 = 30(quyển)
4. Củng cố - dặn dò:
 - Gv NX tiết học.
 - BTVN: Ôn bài
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 2: Tập đọc.
Chị em tôi
I/ Mục đích, yêu cầu:
 - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện.
 - Hiểu ý nghĩa: Khuyên HS không được nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình.
 - GD HS tính trung thực, thật thà. 
II) Chuẩn bị:
 -Tranh minh hoạ (T60- SGK) 
 -Bảng phụ ghi ND cần luyện đọc
 - Dự kiến HĐ: cá nhân, cả lớp, nhóm đôi 
III) Các HĐ dạy- học :
1. ổn định tổ chức
2. KT bài cũ: 
- 2HS đọc bài : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc
 3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
? Bạn nào còn nhớ chuyện : Nói dối hại thân kể về chuyện gì?
? Ai đã làm cho chú bé tỉnh ngộ ? 
-Cô chị trong truyện : Chị em tôi cũng có tật hay nói dối nhưng ai đã giúp cô tỉnh ngộ, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay ....
b. HD luyện đọc và tìm hiểu bài :
* Luyện đọc : 
?Bài văn được chia làm mấy đoạn?
-Gọi HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp sửa lỗi phát âm .
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ 
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu 
* Tìm hiểu bài:
? Cô chị xin phép ba đi đâu ?
? Cô bé có đi học nhóm thật không? Em đoán xem cô đi đâu ?
? Cô chị nói dối ba như vậy nhiều lần chưa ? Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy ?
? Thái độ của cô sau mỗi lần nói dối ba ntn?
? Đoạn 1 nói lên chuyện gì ?
? Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
? Cô chị nghĩ ba sẽ làm gì khi biết mình hay nói dối?
? Thái độ của người cha lúc đó như thế nào?
? Đoạn 2 ý nói gì?
? Vì sao cách làm của cô em giúp chị tỉnh ngộ?
- GV chốt ý chính.
? Cô chị thay đổi như thế nào?
? Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
? Đoạn 3 ý nói gì?
? Nêu ND chính của bài?
? Hãy đặt tên cho cô em và cô chị theo đặc điểm tính cách?
* HD đọc diễn cảm:
? Đoạn 1 bạn đọc với giọng như thế nào? 
? Đoạn 2 '' " " 
? Đoạn 3 bạn đọc với giọng như thế nào?
- Truyện chú bé chăn cừu thích nói dối, trêu đùa mọi người .Cuối cùng sói đến thật nhưng người ta vẫn tưởng chú bé nói dối...
-Đàn cừu bị ăn thịt hết mà không ai đến cứu giúp chú tỉnh ngộ .
- 3đoạn 
Đoạn1: Từ đầu ..tặc lưỡi cho qua
Đoạn2: Tiếp ...cho nên người 
Đoạn 3: Còn lại 
- Đọc nối tiếp lần 1
- Đọc nối tiếp lần 2 
- Luyện đọc theo cặp 
-1 HS đọc cả bài 
- 1HS đọc đoạn 1,lớp đọc thầm 
- đi học nhóm 
- cô chị không đi học nhóm mà đi chơi với bạn bè, đi xem phim hay la cà ngoài đường 
-...nhiều lần .Vì ba cô rất tin cô.
- Cô ta rất ân hận nhưng rồi lại tặc lưỡi cho qua, cô rất thương ba ,cô ân hận vì mình đã nói dối ,phụ lòng tin của ba .
* ý1: Nhiều lần cô bé nói dối ba .
- 1 HS đọc đoạn 2, ĐT. 
- Cô em bắt chước chị nói dối ba đi tập văn nghệ để đi chơi. Cô chị.... bực tức giận bỏ về. 
- Khi cô chị mắng thì cô em thủng thẳng trả lời, giả bộ ngây thơ hỏi lại để cô chị sững sờ vì bị bại lộ mình cũng nói dối ba để đi xem phim. 
- Cô nghĩ ba sẽ tức giận lắm, mắng mỏ, thậm chí đánh hai chị em. 
- Ông buồn rầu khuyên hai chị em cố gắng học cho giỏi.
*ý 2: Cô em giúp chị tỉnh ngộ. 
- 1HS đọc đoạn3, lớp ĐT. 
- Vì cô biết cô là tấm gương xấu cho em .
- Cô sợ mình chểnh mảng học hành khiến ba buồn. 
- Không bao giờ nói dối ba nữa. Cô cười mỗi khi nhớ lại cách em gái đã giúp mình tỉnh ngộ.
- Không nên nói dối. Nói dối là tính xấu...
* ý3: Cô chị đã sửa chữa được tật nói dối.
- Cô bé biết giúp chị tỉnh ngộ.
- Cô chị biết hối lỗi. 
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn.
HS nêu cách đọc của từng đoạn
- Thi đọc diễn cảm đoạn" Hai chị em về nhà..... nên người"
 4.Củng cố - dặn dò: 
? Qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì?
NX giờ học. BTVN: ôn bài, Cb bài: Trung thu độc lập.
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 3: Khoa học
Bài11: Một số cách bảo quản thức ăn
I Mục tiêu:
 - Kể tên 1 số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp
 - Thực hiện một số cách bảo quản thức ăn ở nhà.
 - GD HS ý thức ham tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị
 - Hình vẽ SGK ( T 24- 25). Phiếu HT
 - Dự kiến HĐ:nhóm, cặp, cá nhân, cả lớp
III. Các HĐ dạy- học 
1. ổn định tổ chức
2.KT bài cũ: 
 ? Vì sao cần ăn nhiều rau và quả chín hàng ngày?
 ? Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
3. Bài mới: 
a.GT bài: Ghi đầu bài
b. Nội dung
* HĐ1: Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn: 
+ Mục tiêu: Kể tên các cách bảo quản thức ăn 
+ Cách tiến hành
* Bước 1: HDHS quan sát hình 24, 25
- GV phát phiếu
* Bước 2: Làm việc cả lớp
?Vì sao những cách trên lại giữ được thức ăn lâu hơn?
- Q/s hình 24- 25 SGK và TLCH
- TL nhóm 4
- HS báo cáo 
- Vì những thức ăn này đã khô hoặc đã được đóng kín 
NX, bổ sung 
 Đáp án:
 Phơi khô, đóng hộp, ướp lạnh, làm mắm (ướp mặn), làm mứt, ướp muối
* HĐ2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn:
+ Mục tiêu: Giải thích được cơ sở bảo khoa học của các cách bảo quản thức ăn.
+ Cách tiến hành:
+ Bước 1: GV giảng các loại thức ăn tươi có nhiều nước và chất dinh dưỡng đó là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển. Vì vậy, chúng dễ bị hư hỏng, ôi thiu. Vậy muốn bảo quản thức ăn được lâu ta phải làm NTN?
+ Bước 2: Cho HSTL câu hỏi
? Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì?
GV: Nguyên tắc bảo quản thức ăn là làm cho vi sinh vật không có môi trường hoạt động hoặc ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn
+ Bước 3: Cho HS làm bài tập 
? Trong các cách bảo quản dưới đây, cách nào cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động? Cách nào ngăn không cho vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm?
a, Phơi khô, nướng sấy.
b, Ướp muối ngâm nước mắn
c, Ướp lạnh 
d, Đóng hộp 
e, Cô đặc đường 
- TL nhóm 2 
- Làm cho thức ăn khô để các vi sinh vật không phát triển được 
- Nghe
- Thảo luận nhóm 4
- Làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động:a, b, c, e
- Ngăn không cho vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm: d
* HĐ3: Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn ở nhà
+ Mục tiêu: HS liên hệ thực tế về cách bảo vệ một số thức ăn mà gia đình áp dụng.
+ Cách tiến hành:
Bước 1 - Phát phiếu HT 
Bước 2 - Làm việc cả lớp 
- Làm việc CN
- 1 số HS báo cáo NX- bổ sung
 * GV: Những cách làm trên chỉ giữ được thức ăn trong một số ngày thời nhất định. Vì vậy khi mua những thức ăn đã được bảo quản cần xem kĩ thời hạn sử dụng được in trên vỏ hộp hoặc bao gói...
 4. Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách bảo quản thức ăn ?
- NX giờ học: Học bài CB bài 12
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 4: Mĩ thuật 
__________________________________________________________________
Tiết 5: Kĩ thuật 
Khâu ghép hai mép vải
 bằng mũi khâu thường(T1)
I) Mục tiêu:
-HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .
-Khâu ghép được hai mép v

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_6_nam_hoc_2010_2011.doc