Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2010-2011

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2010-2011

Tiết 1: Tập đọc

Bốn anh tài

A. Mục đích, yêu cầu.

 - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.

 - Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Giáo dục ý thức học tập của hs

B. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ ghi các câu ,đoạn văn cần hướng dẫn đọc

- Hs: SGK.

- Dự kiến HĐ: cá nhân, cả lớp, cặp đôi

C. Các hoạt động dạy học :

I. ổn định tổ chức

III. Bài mới

1.Giới thiệu chủ điểm và bài học:

 

doc 32 trang xuanhoa 06/08/2022 1390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Ngày soạn: 2/1/2011
Ngày giảng: Thứ ba ngày 4 tháng 1 năm 2011
Tiết 1: Tập đọc
Bốn anh tài
A. Mục đích, yêu cầu.
 - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.
 - Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Giáo dục ý thức học tập của hs
B. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi các câu ,đoạn văn cần hướng dẫn đọc 
- Hs: SGK.
- Dự kiến HĐ: cá nhân, cả lớp, cặp đôi
C. Các hoạt động dạy học :
I. ổn định tổ chức
III. Bài mới
1.Giới thiệu chủ điểm và bài học:
- GV giới thiệu 5 chủ điểm của sách TV 4 – Tập 2
- Cho HS quan sát tranh chủ điểm Người ta là hoa đất
- Tranh vẽ hình ảnh gì?
- GV giới thiệu truyện đọc Bốn anh tài ca ngợi bốn thanh niên có sức khoẻ và tài ba hơn người đã biết hợp sức làm việc nghĩa
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc :
- Gọi 1 hs đọc toàn bài, nêu giọng đọc
*. Luyện đọc nối tiếp đoạn
+. Lần 1:
 Gv sửa lỗi phát âm cho hs
 +. Lần 2:
GV kết hợp giảng từ mới trong bài 
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu toàn bài .
b . Tìm hiểu bài :
Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt ?
- Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ?
- Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng những ai ?
- Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ?
- Cho HS đọc thầm toàn truyện
- Câu chuyện ca ngợi điều gì? ?
c . Đọc diễn cảm :
- GV HD HS cả lớp luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm một đoạn trong bài .
- GV đọc diễn cảm đoạn văn mẫu 
- GV sửa chữa uốn nắn, tuyên dương
- HS chú ý nghe
- HS xem tranh minh hoạ chủ điểm 
- Các bạn nhỏ đang nhảy múa,hát ca
- HS chú ý nghe
- 1 HS đọc mẫu, lớp theo dõi, nêu giọng đọc
- 5 HS nối tiếp đọc 5 đoạn của bài + sửa lỗi phát âm
- 5 HS nối tiếp đọc 5 đoạn của bài + giải nghĩa từ
- HS đọc theo cặp 
- 1 – 2 HS đọc cả bài . 
- Hs theo dõi
- HS đọc thầm 6 dòng truyện 
+ SK : Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết 9 chõ xôi , mười tuổi sức đã bằng trai 18 .
+ Tài năng : 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ , có lòng thương dân , có chí lớn 
quyết diệt trừ cái ác .
- Yêu tinh xuất hiện , bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang , nhiều nơi không còn ai sống sót .
- HS đọc thầm đoạn còn lại 
- Cùng ba người bạn : Nắm Tay Đóng Cọc , Lấy Tai Tát Nước ,và Móng Tay Đục Máng .
- Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc . Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai để tát nước . Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng .
- HS đọc lướt toàn truyện .
- Truyện ca ngợi sức khoẻ,tài năng ,nhiệt thành làm việc nghĩa , cứu dân làng của bốn anh em Cẩu Khây .
- 1 hs đọc toàn bài
- Hs nghe, tiếp th
- HS luyện đọc theo cặp 
- Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp
IV. Củng cố , dặn dò :
- Câu chuyện ca ngợi điều gì?
- GV nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 2: Âm nhạc
__________________________________________________________________
Tiết 3: Toán 
Ki - lô - mét vuông
A. Mục tiêu :
- Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Đọc đúng , viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki - lô - mét vuông .
 Biết 1km2 = 1000 000 m2
 Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại. (làm bài 1, 2, 4b)
- Giáo dục ý thức học tập của hs
B. Chuẩn bị : 
- Gv: Bảng phụ kẻ nội dung bài 1/100, bảng nhóm, phiếu bài tập
- Hs: SGK, VBT
- Dự kiến HĐ: cá nhân, cả lớp, nhóm 
C . Các hoạt động dạy – học :
I. ổn định tổ chức
II.Kiểm tra bài cũ :
III.Dạy bài mới :
1.Giới thiệu bài : (trực tiếp)
2. Nội dung
a.Giới thiệu Ki - lô -mét vuông :
- Yêu cầu hs quan sát tranh 
Gv: Để đo diện tích lớn người ta dùng đơn vị ki-lô-mét vuông
- Gv nêu vấn đề: Cánh đồng này hình vuông, mỗi cạnh của nó dài 1km ,các em hãy tính diện tích của cánh đồng .
- GV giới thiệu 1km x 1km = 1km2 , 
ki - lô - mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh 1km.
- Gv giới thiệu cách đọc và viết:
Ki - lô - mét vuông viết tắt là km2 , đọc là ki - lô - mét vuông .
1km = .m 
- Em hãy tính diện tích hình vuông có cạnh dài 1000 m .
1km2 = .m2 
- Gọi 1 số hs nhắc lại
c. Thực hành :
Bài 1/100: Viết số hoặc chữ thích hợp vào ô trống
- Gv treo bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài, gọi 2 hs lên bảng làm bài
- Hs, gv nhận xét, bổ sung
Bài 2/100:Viết số thích hợp vào chỗ chấm
+. Nêu các đơn vị đo diện tích đã học theo thứ tự từ lớn đến bé?
+. Mỗi đơn vị liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần?
- Gọi 3 hs lên bảng làm bài
 GV giúp dỡ hs yếu học và làm bài
- Hs, gv nhận xét, bổ sung
Bài 4/100: HS nêu yêu cầu của bài
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời
GV nhận xét , chữa bài .
(còn thời gian gv hướng dẫn ý a: 40m2) 
- Hs quan sát, nghe
- HS qsát hình và tính diện tích cánh đồng : 1km x 1km = 1 km2
- Hs nghe, nhắc lại
- Hs nghe, nhắc lại
- HS nhìn bảng và đọc ki -lô -mét vuông .
 1km = 1000 m
- HS tính :
1000 m x 1000 m = 1 000 000 m2 
- 1km2 = 1000 000 m2 
- HS đọc yêu cầu, phân tích đề
- 2 HS lên bảng chữa , lớp làm bài vào phiếu
Đọc
Viết
Chín trăm hai mươi mốt ki-lô-mét vuông
921km2
Hai nghìn ki-lô-mét vuông
2000km2
Năm trăm linh chín .
509 km2
- Hs nêu yêu cầu
Km2; hm2 ; dam2 ; m2 ; dm2 ; cm2 ;mm2
+ 100 lần .
- HS làm bài ,3 HS lên bảng chữa 
1km2 = 1000 000 m2 
1000 000 m2 = 1km2 
1m2 = 100dm2
5km2 = 5000 000m2
32m2 49 dm2 = 3249dm2 
2000 000m2 = 2km2 
Trong các số đo dưới đây, chọn ra số đo....
- HS thảo luận và trả lời 
b) Diện tích nước Việt Nam:
 330 991 km2
IV. Củng cố , dặn dò :
- Cho HS đọc 5 km2, 35 km2
- GV nhận xét giờ học . Dặn HS về nhà làm bài tập trong VBT, chuẩn bị tiết sau.
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 4: Địa lý
Đồng bằng Nam Bộ
I. Mục tiêu: 
Học xong bài này HS biết:
- Chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ Việt Nam: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, Đồng tháp mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau.
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ.
- HS yêu quý cảnh thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ địa lý TNVN.
- Tranh, ảnh về thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ
III. Các HĐ dạy - học:
A. KT bài cũ: 
- Nêu đ/k để Hải Phòng trở thành 1 cảng biển, 1 trung tâm du lịch của nước ta?
- Nêu các SP của ngành CN đóng tàu ở HP?
- GV nhận xét,đánh giá.
B. Bài mới: 
1. GT bài: Ghi đầu bài
2. Nội dung
a) Đồng bằng lớn nhất nước ta:
* HĐ 1: Làm việc cả lớp:
- HS đọc thông tin (T116)
- Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do phù sa của các sông nào bồi đắp lên?
- Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu (DT, địa hình, đất đai)?
- GV treo bản đồ TNVN (lược đồ). Tìm và chỉ trên bản đồ địa lý TNVN vị trí của đồng bằng Nam Bộ, Đồng tháp mười, Kiên Giang, Cà Mau, 1 số kênh rạch.
- Đọc thông tin (T116) dựa vào vốn hiểu biết.
- ... nằm ở phía Nam của đất nước. Do phù sa của sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên.
- DT lớn gấp hơn ba lần đồng bằng Bắc bộ. Phần Tây Nam Bộ còn gọi là vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng trũng dễ ngập nước như Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau. Ngoài đát phù sa màu mỡ, đồng bằng còn có nhiều đất puenf đất mặn cần phải cải tạo.
- HS lên chỉ, lớp quan sát, NX
b) Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
* HĐ 2: Làm việc cá nhân.
B1: Quan sát hình trong SGK và TLCH của mục 2.
- Nêu đặc điểm của sông Mê Công , giải thích vì sao nước ta sông lại có tên là Cửu Long
B2: HS trình bày kết quả.
- GV treo lược đồ
Chỉ vị trí các con sông trên bản đồ TNVN (lược đồ)
- NX về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ?
( Nhiều hay ít sông)
- Nêu đ2 của sông Mê Công, giải thích vì sao ở nước ta sông lại có tên là Cửu Long?
- Sông Mê Công là một con sông lớn bắt nguồn từ Trung Quốc hảy qua nhiều nước và đổ ra Biển Đông.
- Do sông đổ ra biển bằng 9 cửa nên có tên là sông Cửu Long.
- Chỉ vị trí các con sông lớn và một số kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ trên lược đồ.
- 4 HS chỉ
- 4 HS chỉ
Lớp q/s nhận xét
- ở ĐBNB mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
- Sông Mê Công là 1 trong những sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ TQ, chảy qua nhiều nước và đổ ra Biển Đông. Hạ lưu của sông Mê Kông chảy trên đất VN chỉ dài trên 200km và chia thành hai nhánh sông Tiền, sông Hậu. Do 2 nhánh sông đổ ra biển bằng chín cửa nêu có tên là Cửu Long (chín con rồng)
* HĐ 3: Làm việc cá nhân.
- HS đọc SGK (T118) 
- Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông?
- Sông ở ĐBNB có tác dụng gì?
- Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô người dân nơi đây đã làm gì?
- S2 sự khác nhau giữa đồng bằng Bắc Bộ và ĐBNB về các mặt địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai?
- Đọc SGK (T118) và vốn hiểu biết trả lời câu hỏi.
- ... vì qua mùa lũ, đồng bằng được bồi thêm 1 lớp phù sa màu mỡ.
- Cung cấp nước tưới cho đồng ruộng....
- XD hồ lớn để cấp nước cho SX và SH.
- Địa hình: ĐBBB có 4 mùa rõ rệt. ĐBNB chỉ cóa 2 mùa là mùa mưa và mùa khô.
- Sông ngòi: ĐBNB sông ngòi chằng chịt. ĐBBB sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu.
- Đất đai: ở ĐBBB đất phù sa màu mỡ. ở ĐBNB ngoài đất phù sa còn có đất phèn đất mặn
3. Củng cố - dặn dò: 
- 4 HS đọc bài học SGK
- GVNX giờ học. 
- HS về nhà học thuộc lòng bài học. CB bài 18
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 5: Chào cờ
_________________________________________________________________________________________________
Ngày soạn: 3/1/2011
Ngày giảng: Thứ tư ngày 5 tháng 1 năm 2011
Tiết 1: Đạo đức
 Kính trọng và biết ơn người lao động
( tiết 1)
A. Mục tiêu:
 - HS biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
 - Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao đọng và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động cuả họ 
 - HS yêu quý người lao động
B. Chuẩn bị:
- Gv: Đồ dùng dạy học
- Hs: SGK, VBT Đạo đức 
- Dự kiến HĐ: cả lớp, nhóm đôi, nhóm 6, cá nhân
C. Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
III.Bài mới
1. Giới thiệu bài (trực tiêp)
2. Nội dung
* HĐ1: Thảo luận lớp (
a. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Gv kể câu chuyện, yêu cầu hs kể lại
- HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi SGK
+. Vì sao một bạn trong lớp lại cười khi nghe bạn Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình?
+. Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? vì sao?
- GV kết luận: Cần kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.
- Gợi ý giúp hs rút ra ghi nhớ
1. Tìm hiểu câu chuyện "Buổi học đầu tiên" 
- Hs nghe, kể lại
- TL cặp 2 thảo luận câu hỏi trong SGK.
+. Vì các bạn coi thường nghề quét rác...
+. Em sẽ nói với bạn kia: Không được coi thường nghề quét rác.Bởi vì nghề nào cũng là một nghề lao động và bảo bạn quay sang xin lỗi bạn Hà.
- HS nghe
- Hs rút ra ghi nhớ, 1 vài hs đọc
b. Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi
- Nêu yêu cầu của bài? 
- Cho HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm báo cáo
- GV kết luận: Người nông dân, bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc công ty, nhà KH, người đạp xích lô, giáo viên, kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ đều là người lao động (LĐ chân tay, LĐ trí óc)
- Những người ăn xin, buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ trẻ em không phải là người lao động vì những việc làm của họ không manh lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội.
2. Bài tập 1/29
+. Theo em trong số những người nêu dưới đây ,ai là người lao động?
- TL nhóm , trả lời: 
+ Người lao động: a,b,c,d,đ,e,g,h,n,o
+ Những người ăn xin,kẻ buôn bán ma tuý,buôn bán phụ nữ,trẻ em,kẻ trộm không phải là người lao động.
- Hs nghe, tiếp thu
c. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
- Gọi hs đọc yêu cầu
- GV giao việc cho mỗi nhóm TL một tranh
- GV ghi bảng theo 3 cột
3. Bài tập 2/29
- Hs nêu yêu cầu
- TL nhóm 6 ( quan sát tranh và trả lời theo nhóm)
- Đại diện nhóm báo cáo
STT
1
2
3
4
5
6
Người lao động
Bác sĩ
Thợ nề
Công nhân
Bác nông dân đánh cá
Kĩ sư tin học
Nông dân cấy lúa
ích lợi mang lại cho xã hội
- Khám và chữa bệnh cho nhân dân
- Xây dựng nhà cửa, nhà máy, các công trình ...
- Khai thác dầu khí ...
- Cung cấp thực phẩm...
- Phát triển công nghệ thông tin...
- Sản xuất ra lúa gạo...
* HĐ 4: - Làm việc CN (BT 3- SGK):
- GV nêu y/c
- GV kết luận: Các việc làm a, b, c, đ, e, g, là thể hiện sự kính trọng người lao động 
- Các việc b, h là thiếu kính trọng người lao động
- HS làm vào VBT
- Trình bày ý kiến, NX trao đổi
- 2 HS đọc ghi nhớ
4. Củng cố – dặn dò
- Các em cần phải làm gì để biết ơn người lao động? - HS tự nêu
- CB bài tập 5, 6 SGK.
- GV nhận xét giờ học
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 2: Toán
Luyện tập
A. Mục tiêu: 
- Chuyển đổi các số đo diện tích
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột (làm bài 1, 3b, 5)
- HS yêu thích toán học
B. Chuẩn bị 
- GV: Bảng phụ bài tập 5
- Hs: SGK, VBT
- Dự kiến HĐ: cá nhân, cả lớp
C.Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: 
Giờ toán trước học bài gì?
 1km2 = m2
- GV nhận xét, cho điểm
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài (trực tiếp)
2. Nội dung
Bài 1/100: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Yêu cầu hs nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích
- HS làm vào vở, 3 HS lên bảng
- Hs, gv nhận xét, bổ sung
+. Bài 1 ôn lại cho em kiến thức gì?
Bài 3b/101: Cho biết diện tích của ba thành phố
- Yêu cầu hs đọc diện tích của Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh
+. Nêu cách so sánh các số đo đại lượng?
- HS làm vào vở và trình bày trước lớp
- Hs, gv nhận xét, bổ sung
Bài 5/101: Dựa vào biểu đồ trả lời câu hỏi
- Gv giới thiệu về mật độ dân số
+. Biểu đồ thể hiện gì?
+. Nêu mật độ dân cư từng thành phố?
- Gọi 2 hs lên bảng làm bài
- Hs, gv nhận xét, bổ sung 
Hs đọc yêu cầu của bài
Km2; hm2 ; dam2 ; m2 ; dm2 ; cm2 ;mm2
HS làm vào vở, 3 HS lên bảng
530dm2 = 53000cm2 
 84600cm2 = 846dm2
10km2 = 10000000m2 
 13dm2 29cm2 = 1329cm2 
300dm2 = 3m2 
9000000m2 = 9km2
- Hs trả lời
- Hs đọc yêu cầu
+. Hà Nội: 921 km2 ; Đà Nẵng: 1255 km2, TP>Hồ Chí Minh:2095 km2
+. Đổi về cùng đơn vị..
- Hs suy nghĩ, làm bài, trình bày miệng
DT của Hà Nội nhỏ hơn Đà Nẵng
DT của Đà Nẵng nhỏ hơn TPHCM 
DT của TPHCM lớn hơn Hà Nội
TPHCM có DT lớn nhất
TP Hà Nội có DT nhỏ nhất
1 HS đọc yêu cầu
+. Mật độ dân số chỉ số dân trung bình sống trên diện tích 1km2
+. Mật độ dân cư của 3 TP lớn là HN, HP, TPHCM 
- Hà Nội: 2952 người/ km2
- Hải Phòng: 1126 người/ km2
- TPHCM: 2375 người/ km2
- Làm BT vào vở, 2 hs lên bảng làm bài
 a) TP Hà Nội có mật độ dân số lớn nhất
b) Mật độ dân số TPHCM gấp đôi mật độ dân số TP Hải Phòng
IV. Củng cố - dặn dò:
- Bài học củng cố nội dung gì? ( Chuyển đổi các số đo diện tích; đọc thông tin trên biểu đồ cột)
- GV nhận xét giờ học. HS về làm bài tập trong VBT,CB bài (T102)
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 3: Luyện từ và câu 
Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
A.Mục đích, yêu cầu :
- HS hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
- Nhận biết được câu kể Ai làm gì? Xác định bộ phận CN trong câu , biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ .
B. Chuẩn bị:
- Gv: Một số tờ phiếu viết đoạn văn ở phần nhận xét
- Hs: VBT Tiếng Việt 4/T2
- Dự kiến HĐ: cá nhân, cả lớp
C.Các hoạt động dạy học :
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
III. Bài mới
1 . Giới thiệu bài :(trực tiếp)
2. Nội dung
2.1 . Phần nhận xét :
- HS đọc nội dung bài tập . Cả lớp đọc thầm đoạn văn
- Cả lớp và GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- 1 HS đọc nội dung bài tập . Cả lớp đọc thầm đoạn văn , gạch một gạch dưới bộ phận CN trong câu , TL miệng các câu hỏi 3 ,4 
 Các câu kể Ai làm gì ?
Câu 1 : Một đàn ngỗng vươn dài cổ , chúi mỏ về phía trước , định đớp bọn trẻ 
Câu 2 : Hùng đút vội khẩu súng vào túi quần ,chạy biến .
Câu 3 : Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến .
Câu 4 : Em liền nhặt một cành xoan , xua đàn ngỗng ra xa .
Câu 5 : Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết . 
ý nghĩa của CN 
Chỉ con vật 
Chỉ người 
Chỉ người
Chỉ người
Chỉ con vật
Loại TN tạo thành CN 
Cụm danh từ 
Danh từ 
Danh từ
Danh từ
Cụm danh từ
2.2. Phần Ghi nhớ
- Gọi hs đọc ghi nhớ, lấy ví dục
- Yêu cầu HS phân tích VD minh hoạ nội dung phần ghi nhớ
2.2.Phần luyện tập
Bài tập 1/7: Tìm câu kể Ai làm gì? Gạch một gạch dưới bộ phận CN
Tìm câu kể Ai làm gì?
- Gv treo bảng phụ ghi sẵn các câu kể Ai làm gì?
- Gọi hs lên bảng gạch chân chủ ngữ
- Hs, gv nhận xét, bổ sung
Bài tập 2/7: Nêu yêu cầu?
- Yêu cầu hs làm bài vào VBT
- HS nêu miệng trước lớp
- Hs, gv nhận xét, tuyên dương
Bài tập 3/7: Nêu yêu cầu?
- Yêu cầu hs quan sát tranh nói các hoạt động của con người.. trong tranh
- Yêu cầu hs làm bài
- Nhận xét khen ngợi hs.
IV .Củng cố, dặn dò.
-3,4 HS đọc phần ghi nhớ, lấy ví dụ
- HS phân tích
- HS đọc đoạn văn 
- Hs làm bài, suy nghĩ, trả lời
+. Trong rừng,chim chóc hót véo von.
 . Thanh niên lên rẫy.
 . Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước.
 . Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn
 . Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần.
- Hs lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT
Đặt câu với từ ngữ sau làm chủ ngữ
- Hs làm bài
- HS nối tiếp đọc những câu văn đã đặt, viết vào VBT
+. Các chú công nhân đang lái máy cày.
 . Mẹ em đang gặt lúa.
 . Chim sơn ca bay trên trời.
Đặt câu nói về các hoạt động của các nhóm người hoặc vật được miêu tả trong tranh
- Hs quan sát tranh nói về các hoạt động của người, vật trong tranh
- Hs làm bài, hs đọc bài trước lớp
VD: Buổi sáng, bà con nông dân ra đồng gặt lúa. Trên những con đường làng quen thuộc, các bạn học sinh đáng tung tăng cắp sách tới trường...
- Trong câu kể Ai làm gì? thì chủ ngữ nói lên điều gì? Chủ ngữ do những từ nào tạo thành?
- Gv nhận xét tiết học. HS về hoàn thiện trong VBT + chuẩn bị tiết sau
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 4 Chính tả: (Nghe – viết)
 Kim tự tháp Ai Cập
I.Mục đích, yêu cầu:
- Nghe viết chính xác đoạn văn Kim tự tháp Ai Cập; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
- Làm đúng bài tập phân biệt chính tả phân biệt S/ r/ iêc/ iêt.
- HS có ý thức rèn chữ viết đẹp
II. Chuẩn bị: 
-2 tờ phiếu viết sẵn ND bài tập 2, 3a,b
- Dựkiến HĐ: cá nhân, cả lớp
III.Các HĐ dạy - học:
1. ổn định tổ chức
2. KTBC
3. Bài mới
a. GT bài:
- Cho HS quan sát tranh trong SGK
- Bức tranh vẽ gì?
- GV giới thiệu và ghi đầu bài.
b. HĐHS nghe viết chính tả:
 * GV đọc bài viết
- Kim tự tháp Ai Cập là lăng mộ của ai?
- Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
- Đoạn văn nói điều gì?
* HD viết từ khó:
- Nêu từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả?
GV đọc: Lăng mộ, nhằng nhịt, phương tiện chuyên chở, Ai Cập, giếng sâu.
- Cho HS viết nháp từ khó
* Viết chính tả:
- GV đọc bài cho học sinh viết.
- GV đọc bài cho HS soát.
* Chấm, chữa bài.
- GV chấm bài của một số em HS
c) HDHS làm bài tập chính tả
Bài 1: 
- HS nêu y/c của bài?
- Dán 2 phiếu 2 HS lên bảng gạch chân từ viết sai
- HS làm bài vào VBT
- HS chữa bài
Đáp án đúng:
Sinh - biết - biết - sáng - tuyệt - xứng.
Bài 2 :
- HS nêu y/c của bài?
- 4HS lên bảng thực hiện
Từ ngữ viết đúng chính tả
a) Sáng sủa, sinh sản, sinh động.
b) Thời tiết, công việc, chiết cành
- HS quan sát tranh (T5) SGK
- ....... các kim tự tháp ở Ai Cập.
- Nghe, theo dõi SGK (T5)
- ..... của các hoàng đế Ai Cập cổ đại
- ... XD toàn bằng đá tảng, từ cửa kim tự tháp đi vào là một hành lang ... để đồ.
- ... ca ngợi kim tự tháp Ai Cập là 1 công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại và sự tài giỏi thông minh của người Ai Cập khi xây dựng kim tự tháp.
- HS nêu, phân tích cấu tạo của một số tiếng
- HS viết nháp
- Viết bài
- HS đổi vở, soát bài.
- Đọc thầm đoạn văn dùng bút chì gạch chân từ viết sai chính tả vào VBT
- NX chữa bài của bạn trên bảng.
- 1 HS đọc lại đoạn văn đã ghi hoàn chỉnh lớp theo dõi, chữa bài.
- HS làm vào vở 4 HS lên bảng
Từ ngữ viết sai chính tả.
Sắp sếp, tinh sảo, bổ xung, thân thiết, nhịêt tình, mải miếc
- NX, chữa BT
4. Củng cố - dặn dò
- Tiết học hôm nay viết bài gì?
- Bài tập củng cố phân biệt từ ngữ nào?
- GVNX giờ học: Làm lại BT 2 vào vở. CB bài tuần 20
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 5 Thể dục: Giáo viên chuyên
_______________________________________________________________________________________________
Ngày soạn: 4/1/2011
Ngày giảng: Thứ năm ngày 6 tháng 1 năm 2011
Tiết 1: Tập đọc
Chuyện cổ tích về loài người
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn thơ.
 - Hiểu ý nghĩa: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất.
 - HS yêu thích truyện cổ tích
II.Chuẩn bị: 
 - Tranh minh họa SGK
 -Dự kiến HĐ: cá nhân, cặp đôi, cả lớp
III.Các HĐ dạy- học:
1. ổn định tổ chức
2. KT bài cũ:
- 2 HS đọc chuyện: Bốn anh tài. Trả lời câu hỏi SGK.
- GV nhận xét,đánh giá
3. Bài mới: 
a. GTB
- GV cho HS quan sát tranh
 Bức tranh vẽ cảnh gì? - Tranh vẽ cảnh ông mặt trời,các 
- GVGT và ghi đầu bài lên bảng.
b. HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc nối tiếp
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
- em hiểu thế nào là trẻ con?
- Cho HS đọc theo cặp
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HD học sinh đọc bài.
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Nhà thơ kể với chúng ta chuyện gì qua bài thơ?
- Trong "câu chuyện cổ tích" này, ai là người được sinh ra đầu tiên?
- Lúc ấy trên trái đất ntn? 
- Trên trái đất toàn là trẻ em cảnh vật trống vắng, trơ trụi vì thế trẻ em không thể sống được. Vậy cuộc sống trên trái đất dần dần thay đổi ntn? Thay đổi vì ai? các em hãy đọc thầm các khổ thơ còn lại và trả lời câu hỏi 2, 3, 4 SGK.
 - Sau khi trẻ em sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời?
- Vì sao cần có ngay người mẹ khi trẻ sinh ra?
- Bố giúp trẻ em những gì?
- Thầy giáo giúp trẻ em những gì?
- Trẻ em nhận biết được điều gì nhờ sự giúp đỡ của bố và thầy giáo?
- Bài học đầu tiên thầy dạy cho trẻ em là gì?
- Nêu ND ý nghĩa của bài thơ?
c. HDHS đọc diễn cảm và HTL :
- Qua phần tìm hiểu ND bài thơ, bạn nào cho cô biết chúng ta nên đọc bài thơ với giọng ntn cho hay?
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ thơ 4, 5. 
- Thi đọc diễn cảm- HTL đoạn thơ mà em thích.
- 1 HS đọc mẫu
- 14 em đọc nối tiếp mỗi em đọc 1 khổ thơ
- Trẻ con: con người còn nhỏ
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 HS đọc toàn bài.
- ...chuyện cổ tích về loài người.
- Đọc thầm khổ thơ 1 và trả lời câu hỏi.
- Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất.
- Lúc ấy trái đất trụi trần, không dáng cây ngọn cỏ.
- Vì mắt trẻ con sáng lắm, nhưng chưa nhìn thấy gì nên cần có ánh sáng mặt trời để trẻ nhìn rõ mọi vật.
- Vì trẻ rất cần tình yêu và lời ru của mẹ, trẻ cần được mẹ bồng bế chăm sóc.
- Bố giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ.
- Dạy trẻ em học hành
- ...biển rộng, con đường đi rất dài, ngọn núi thì xanh và xa, trái đất hình tròn, cục phấn được làm từ đá.
- ... chuyện về loài người 
- 1 HS đọc cả bài, lớp đọc thầm.
ND: Mọi vật trên TĐ được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất.
- HS nhắc lại
- ... giọng chậm, dịu dàng như đang kể chuyện.
- 7 HS nối tiếp đọc bài
- NX bài đọc của bạn.
- Đọc diễn cảm theo cặp, thi đọc diễn cảm.
- HTL bài thơ.
- Bình chọn bạn đọc hay nhất.
4. Củng cố- dặn dò:
- Bài thơ ca ngợi điều gì?
- GV nhận xét bài học. 
- BTVN: Ôn bài. CB bài sau .
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 2: Toán
 Tiết 93: Hình bình hành
I) Mục tiêu: 
- Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó. 
- HS yêu thích hình học
II)Chuẩn bị:
- Mô hình có sẵn 1 hình vuông, 1 hình chữ nhật, 1hình bình hành , 1 hình tứ giác. 
- HS chuẩn bị giấy kẻ ô li
- Dự kiến HĐ: cá nhân, cả lớp
III) Các HĐ dạy- học: 
1. ổn định tổ chức
2. KTBC
- HS lên bảng thực hiện tính: 32 km2 = ..m2, 98 000 000m2 = .km2 
- GV nhận xét,đánh giá
3.Bài mới
a) GT bài: 
b)Hình thành biểu tượng về hình bình hành:
- Cho HS quan sát hình bình hành
- Tìm các cạnh song song với nhau?
- Dùng thước kẻ để kiểm tra độ dài của các cạnh
 A B 
 D C 
- Trong hình bình hành ABCD thì AB và DC được gọi là hai cạnh đối diện, AD và BC cũng được gọi là 2 cạnh đối diện.
- Trong HBH các cặp cạnh đối diện ntn với nhau? 
 - GV ghi lên bảng đặc điểm của HBH
- Tìm trong thực tế các đồ vật có mặt là HBH?
- GV đưa ra các mô hình cho HS nhận dạng hình và nêu tên hình
- y/c học sinh vẽ hình ra nháp
c) Luyện tập:
Bài 1.Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành? 
- HS nêu y/c của bài và quan sát hình SGK?
- Nêu tên các hình là hình bình hành?
- Vì sao em khẳng định hình 1, hình 2 và hình 5 là hình bình hành?
- Vì sao hình 3, 4 không phải là hình bình hành?
Bài 2. 
- HS nêu y/c của bài ? 
- GV vẽ hình tứ giác ABCD và hình bình hành MNPQ lên bảng.
 A B M N 
- HS quan sát
* Cạnh AB song song với cạnh DC
 Cạnh AD song song với cạnh BC
* Hình bình hành ABCD có hai cặp cạnh bằng nhau là: AB = Dc ; AD = DC
- HBH có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- Mặt bàn GV, bảng lớp, quyển sách...
- Nhận dạng hình vẽ trên bảng phụ. 2 HS chỉ bảng, nêu tên hình.
- HS vẽ hình vào nháp
- HS quan sát hình SGK và nêu miệng
- Hình 1, 2, 5 là các HBH
- Vì các hình này có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- Vì các hình này chỉ có hai cạnh đối diện song song và không bằng nhau.
- HS nêu y/c của bài
- Quan sát
 D C Q P
- Hình nào có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau?
- Hình bình hành MNPQ có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau
 4. Củng cố- dặn dò: 
- Nêu đặc điểm của HBH?
- GV nhận xét giờ học.
- HS về hoàn thiện bài tập trong VBT. Mỗi em cắt sẵn 1 HBH và mang kéo để chuẩn bị cho giờ học sau. 
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 3: Tập làm văn
Luyện tập xây dựng mở bài
trong bài văn miêu tả đồ vật.
I) Mục đích, yêu cầu:
 - HS nắm vững hai cách mở bài ( trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật.
 - Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học.
 - HS yêu quý đồ vật
II)Chuẩn bị:
 - Bảng phụ viết 2 kiểu mở bài ( trực tiếp - gián tiếp)
 - Giấy trắng để HS làm bài tập 2.
 - Dự kiến HĐ: cá nhân, cả lớp
III) Các HĐ dạy- học:
1. ổn định tổ chức
2. KT bài cũ: 
- Nêu 2 cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật? 
- GV mở bảng phụ viết sẵn 2 cách mở bài.
3. Bài mới: 
a- GT bài
b. HDHS luyện tập:
Bài 1(T10):
- HS nêu y/c của bài
- Các đoạn mở bài có điểm gì giống và khác nhau?
- HS trình bày trước lớp
- GV nhận xét ,sửa sai
- 2 HS nối tiếp đọc y/c, lớp đọc thầm, trao đổi, so sánh,tìm ra sự giống và khác nhau.
* Giống nhau: Các đoạn mở bài trên đều có mục đích GT đồ vật định tả 
là chiếc cặp sách.
* Khác nhau: - Đoạn a, b ( Mở b

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_19_nam_hoc_2010_2011.doc