Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17 - Năm 2021 (Bản 2 cột)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17 - Năm 2021 (Bản 2 cột)

TẬP ĐỌC

KÉO CO

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu ND : Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy. (trả lời được các câu hỏi trong SGK )

2. Kĩ năng

- Đọc trôi chảy, rành mạch; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

3. Phẩm chất

- GDHS giữ gìn, phát huy những trò chơi dân gian.

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

 - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện).

 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

- HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi

 

doc 49 trang xuanhoa 10/08/2022 1280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17 - Năm 2021 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17 Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2021
TẬP ĐỌC
KÉO CO
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu ND : Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy. (trả lời được các câu hỏi trong SGK )
2. Kĩ năng
- Đọc trôi chảy, rành mạch; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
3. Phẩm chất
- GDHS giữ gìn, phát huy những trò chơi dân gian.
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). 
 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
 - Đọc thuộc lòng bài thơ Tuổi Ngựa
+ Nêu nội dung bài thơ
- GV nhận xét, dẫn vào bài. Giới thiệu bài 
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Em bé tuổi Ngựa muốn chinh phục, khám phá những vùng đất mới nhưng vẫn luôn nhớ về mẹ và muốn trở về với mẹ 
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng vui tươi, sôi nổi, thể hiện đúng tinh thần của trò chơi kéo co.
Nhấn giọng một số từ ngữ: tinh thần thượng võ, đấu tài, đấu sức, ganh đua, khuyến khích,... 
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- Giải nghĩa tinh thần thượng võ: tinh thần yêu chuộng các hành động lành mạnh, trung thực, không gian lận
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1: Kéo co bên ấy thắng
+ Đoạn 2: Hội làng . xem hội
+ Đoạn 3: Làng Tích Sơn thắng cuộc
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (tinh thần thượng võ, keo, Hữu Trấp, ....)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3. Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy. (trả lời được các câu hỏi trong SGK )
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- GV phát phiếu học tập cho HS 
+ Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì?
+ Em hiểu cách chơi kéo co là thế nào?
-> Vậy ý đoạn 1 là gì?
+ Đoạn 2 giới thiệu cách chơi kéo co của làng Hữu Trấp thế nào? 
-> Ý đoạn 2 nói lên điều gì?
+ Trò chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ? 
+ Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui? 
+ Ngoài trò chơi kéo co, em còn biết những trò chơi nào khác thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta ? 
-> Đoạn 3 ý nói lên điều gì?
- Nội dung bài nói gì?
- 1 HS đọc các câu hỏi trong phiếu
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Giới thiệu với người đọc cách chơi kéo co.
 + Kéo co phải có hai đội, số người hai đội bằng nhau, thành viên của mỗi đội ôm chặt lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây thừng dài. Mỗi đội kéo mạnh đội mình về sau vạch ranh giới ngăn cách hai đội. Đội nào kéo tuột đội kia sang vùng đất của đội mình là thắng.
* Ý đoạn 1: Cách thức chơi kéo co.
+ Cuộc thi kéo co ở làng Hữu Chấp rất đặc biệt náo nhiệt của những người xem.
* Ý đoạn 2: Giới thiệu cách chơi kéo co của làng Hữu Trấp 
+ Chơi kéo co ở làng Tích Sơn là cuộc thi giữa trai tráng trong làng thắng cuộc.
+ Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vì những tiếng hò reo khích lệ của người xem hội. 
+ Đá cầu, đấu vật, thổi cơm, ném còn, chọi gà 
* Ý đoạn 3: Cách chơi kéo co của làng Tích Sơn.
*Nội dung: Bài tập đọc giới thiệu kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam.
 - HS ghi lại nội dung bài
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn 2 của bài với giọng sôi nổi, hào hứng
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
- Liên hệ giáo dục: Ý thức giữ gìn và phát huy các trò chơi dân gian
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm
+ Luyện đọc trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- HS nêu cách giữ gìn và phát huy các trò chơi dân gian: chơi ô ăn quan, nhày dây, đá cầu,...
- Nói về các trò chơi dân gian mà em biết
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
Tiết 76: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về chia cho số có 2 chữ số
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng chia cho số có 2 chữ số 
- Vận dụng giải toán có lời văn 
3. Phẩm chất
- HS có Phẩm chất học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực: 
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1 (dòng 1, 2); bài 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: Phiếu học tập
 - HS: Sách, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
2. HĐ thực hành:(30p)
* Mục tiêu: - Rèn kĩ năng chia cho số có 2 chữ số 
 - Vận dụng giải toán có lời văn 
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp
 Bài 1(dòng 1, 2): HSNK làm cả bài
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
*GV trợ giúp cách ước lượng thương cho HS M1+ M2 
- Yêu cầu HS nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình.
- GV nhận xét chung
* GV củng cố cách ước lượng tìm thương trong trường hợp số có hai chữ số chia cho số có hai chữ số, số có ba chữ số chia cho số có hai chữ số.
Bài 2: 
- HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 3+ Bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
 Bài 3 chú ý các bước giải:
+ Tính tổng số sản phẩm của đội làm trong 3 tháng
+Tính số sản phẩm trung bình mỗi người làm
Bài 4:
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
Cá nhân=> Cả lớp
- Cả lớp đọc thầm
- HS cả lớp làm bài vào vở -> chia sẻ trước lớp. 
- HS lần lượt nêu trước lớp 
Kết quả tính đúng là :
a) 4725 : 15 = 315 
 4674 : 82 = 57
b) 35136 : 18 = 1952
 18408 : 52 = 354
Cá nhân => Cặp đôi => Cả lớp
- HS thực hiện theo YC
- Hs làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp
Giải
1050 viên gạch lát đượclà:
1050 : 25 = 42 ( m2 )
 Đáp số: 42 m2
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Bài 3 Bài giải
Tổng số sản phẩm làm trong 3 tháng là:
 855 + 920 + 1350 = 3125 (sản phẩm)
TB mỗi người làm được là:
 3125 : 25 = 125 (sản phẩm)
 Đáp số: 125 sản phẩm
a) Sai ở lượt chia thứ hai-> do đó số dư lớn hơn số chia -> KQ sai
b) Sai ở số dư cuối cùng của phép chia (47)
- Ghi nhớ KT được luyện tập
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC (VNEN)
KHÔNG KHÍ GỒM CÓ NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO?
CHÚNG CÓ VAI TRÒ GÌ VỚI SỰ CHÁY VÀ SỰ SỐNG? (T1)
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC (CT HIỆN HÀNH)
KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ? (áp dụng PP BTNB)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Nắm được các tính chất của không khí
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe,...
2. Kĩ năng
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại hoặc giản ra.
3. Phẩm chất
- GDHS giữ gìn bảo về không khí, môi trường xung quanh.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Các hình minh hoạ trang 64, 65 / SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
- HS: chuẩn bị theo nhóm: 1 cốc thủy tinh rổng, một cái thìa, bong bóng có nhiều hình dạng khác nhau, chai nhựa rỗng với các hình dạng khác nhau, ly rỗng với các hình dạng khác nhau, bao ni long với các hình dạng khác nhau, bơm tiêm bơm xe đạp, quả bóng
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1, Khởi động (4p)
+ Em hãy nêu một ví dụ chứng tỏ không khí có mặt xung quanh ta?
- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.
- HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT
- 1, 2 HS trả lời 
2. khám phá: (30p)
* Mục tiêu: Nắm được các tính chất của không khí. Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe,...
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp
1.Tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
GV: Ở bài trước chúng ta đã biết không khí có ở xung quanh ta, có ở mọi vật. Vậy không khí củng đang tồn tại xung quanh các em, trong phòng học này em có suy nghĩ gì về tính chất của không khí ? 
2. Biểu tượng ban đầu của HS:
- GV yêu cầu học sinh ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vỡ ghi chép khoa học về tính chất của không khí, sau đó thảo luận nhóm 6 để ghi lại trên bảng nhóm 
VD: một số suy nghĩ ban đầu của học sinh 
3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi 
- Từ việc suy đóan của học sinh do các cá nhân (các nhóm) đề xuất. GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến ban đầu , sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về tính chất của không khí 
VD: Các câu hỏi liên quan đến tính chất của không khí do học sinh nêu :
- GV tổng hợp các câu hỏi của các nhóm 
(chỉnh sữa và nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về tính chất của không khí ). VD câu hỏi GV cần có: 
+ không khí có màu, có mùi, có vị không? 
+ không khí có hình dạng không?
+ không khi có thể bị nén lại hoặc và bị giãn ra không? 
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất phương án tìm tòi để trả lời các câu hỏi trên 
4. Thực hiện phương án tìm tòi :
- GV yêu cầu HS viết dự đoán vào vỡ ghi chép khoa học trước khi làm thí nghiệm nghiên cứu với các mục :
Câu hỏi, dự đoán, cách tiến hành, kết uận rút ra 
- GV gợi ý để các em làm các thí nghiệm như sau 
* Để trả lời câu hỏi không khí có màu có mùi, có vị không?, GV sử dụng các thí nghiệm : Sử dụng một cốc thủy tinh rổng 
GV có thể xịt nước hoa hoặc rẫy dầu gió vào không khí để học sinh hiểu các mùi thơm ấy không phải là mùi của không khí 
* Để trả lời câu hỏi không khí có hình dạng nào ?, GV sử dụng các thí nghiệm : 
*Để trả lời câu hỏi không khí có bị nén lại và giản ra không ?, GV sử dụng các thí nghiệm:
5. Kết luận kiến thức:
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi tiến hành thí nghiệm. Qua các thí nghiệm, học sinh có thể rút ra được kết luận : 
- GV hướng dẫn học sinh so sánh lại với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2 để khắc sâu kiến thức 
- GV yêu cầu HS dựa vào tính chất của không khí để nêu một số ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày 
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
Nhóm 6 - Lớp
- Học sinh lắng nghe suy nghĩ trả lời 
+ không khí có mùi, không khí nhìn thấy được 
+ không khí không có mùi, chúng ta không nhìn thấy được không khí 
+ không khí có vị lợ, không có hình dạng nhất định 
+ chúng ta có thể bắt được không khí 
+ không khí có rất nhiều mùi khác nhau 
+ không khí có mùi gì ? 
+ chúng ta có thể nhìn thấy không khí được không ? 
+ không khí có vị gì ?
+ không khí có vị không? 
+ không khí có hình dạng nào ?
+ chúng ta có thể bắt được không khí không ?
+ không khí có giản nở không? 
- Học sinh có thể đề xuất nhiều cách khác nhau, GV để các em tiến hành làm các thí nghiệm mà các em đề xuất. 
- HS tiến hành sờ, ngửi, quan sát phần rổng của cốc. HS có thể dung thìa múc không khí trong ly để nếm - - HS kết luận: không khí trong suốt, không có màu, không có mùi và không có vị .: 
+ phát cho học sinh các quả bong bóng với những hình dạng khác nhau (tròn , dài ..) yêu cầu các nhóm thổi căng các quả bóng. 
+ phát cho các nhóm các bình nhựa với các hình dạng, kích thước khác nhau , yêu cầu học sinh lấy không khí ở một số nơi như sân trường, lớp học, trong tủ . 
- HS kết luận: không khí không có hình dạng nhất định 
+ GV có thể cho HS tiến hành các thí nhiệm tương tự với các cái ly có hình dạng khác nhau hoặc với các tíu nylon to, nhỏ khác nhau 
+ sử dụng chiếc bơm tiêm, bịt kín đầu dưới của bơm tiêm bằng một ngón tay, nhấc pittông lên để không khí tràn vào đầy thân bơm. Dùng tay ấn đầu trên của chiếc bơm bittông của chiếc bơm tiêm sẽ đi xuống thả tay ra, bittông sẻ di chuyển về vị trí ban đầu
- HS kết luận: không khí có thể bị nén lại hoặc bị giản ra 
Không khí không màu không mùi, không vị; không khí không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại và bị giản ra 
- Ghi nhớ tính chất của không khí
- Nêu những ứng dụng tính chất của không khí trong đời sống hàng ngày.
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2021
KĨ NĂNG SỐNG
QUYỀN TRẺ EM
CHÍNH TẢ
KÉO CO
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Nghe – viết lại đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn (từ Hội làng Hữu Trấp ...đến chuyển bại thành thắng) trong bài Kéo co; bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài 
- Làm đúng BT2a phân biệt r/d/gi.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
3. Phẩm chất: 
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
4. Góp phần phát triển năng lực:
- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
 - HS: Vở, bút,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Khám phá
chuẩn bị viết chính tả: (6p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn văn.
* Cách tiến hành: 
*. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết
- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết 
+ Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt?
- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.
- 1 HS đọc- HS lớp đọc thầm
+ Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp diễn ra giữa nam và nữ. Cũng có năm nam thắng cũng, cũng có năm nữ thắng 
- HS nêu từ khó viết: Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, khuyến khích,....
- Viết từ khó vào vở nháp
3. Viết bài chính tả: (15p)
* Mục tiêu: Hs nghe - viết tốt bài chính tả theo hình thức đoạn văn.
* Cách tiến hành:
- GV đọc bài cho HS viết
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- HS nghe - viết bài vào vở
4. Đánh giá và nhận xét bài: (5p)
* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai
* Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
3. thực hành: (5p)
* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được r/d/gi. 
* Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp đôi- Chia sẻ trước lớp
Bài 2a: Tìm và viết các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi
- Giới thiệu thêm về môn nghệ thuật múa rối để HS thấy sự tài hoa của những người nghệ sĩ
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
Đáp án: 
a/ nhảy dây
b/ múa rối 
c/ giao bóng
- Viết lại 5 lần các từ viết sai trong bài chính tả
- Lấy VD để phân biệt các tiếng ra/da/ gia; ro/do/gio,....
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
Tiết 77: THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. 
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. 
3. Phẩm chất
- HS tích cực, cẩn thận khi làm bài
4. Góp phần phát huy các năng lực
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1 (dòng 1, 2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: Bảng phụ 
 -HS: SGK,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (5p)
 - Tính : 4935 : 44 1782 : 48
- Nhận xét chung - Dẫn vào bài mới
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
- Củng cố cách chia cho số có 2 chữ số
2. Hình thành kiến thức mới (15p)
* Mục tiêu: Biết thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. 
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm – Lớp
Việc1: Hướng dẫn trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị
9450 : 35
+ Đặt tính.
+ Tìm chữ số đầu tiên của thương.
+ Tìm chữ số thứ 2 của thương
+ Tìm chữ số thứ 3 của thương
+ Thử lại: lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia.
+ Lưu ý: Ở lần chia thứ 3 ta có 0 chia 35 được 0, phải viết số 0 ở vị trí thứ ba của thương.
*Việc 2: Hướng dẫn HS trường hợp thương có chữ số 0 ở giữa.
- Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ)
- Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia.
+ Lưu ý: Ở lần chia thứ hai ta có 4 chia 24 được 0, phải viết 0 ở vị trí thứ hai của thương
- Chốt lại cách thực hiện phép chia mà thương có chữ số 0
- HS đặt tính và làm nháp theo sự hướng dẫn của GV- Chia sẻ trước lớp
 9450 35
 245 270
 000
 9450 : 35 = 270
- HS nêu cách thử.
 Thử lại: 270 x 35 = 9450
- Lắng nghe và ghi nhớ
- HS đặt tính và làm nháp theo sự hướng dẫn của GV.
 2448 : 24 = 102
- HS nêu cách thử.
 Thử lại: 102 x 24 = 2448 
- Lắng nghe.
3. Hoạt động thực hành (18p)
* Mục tiêu: Thực hiện được phép chia mà thương có chữ số 0
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm 2- Lớp
Bài tập 1 (dòng 1, 2) HSNK có thề làm cả bài
- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính. 
- GV nhận xét, chữa bài và kết luận đáp án đúng.
Bài 2 + Bài 3 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Chốt cách giải bài toán TBC
- GV gợi ý các bước của bài 3
+ Tìm chu vi mảnh đất
+ Tìm chiều dài và chiều rộng mảnh đất (áp dụng giải BT tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó).
+ Tìm diện tích mảnh đất.
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- HS làm cá nhân- Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp 
Đáp án: 
 8750 35	 23520 56
 175 230 112 424
 000 000
 2996 28	 2420 12
 196 107 020 201
 00 08
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Bài 2: Bài giải
1 giờ 12 phút = 72 phút
Trung bình mỗi phút bơm được là:
97 200 : 72 = 1350 (l)
Đ/S: 1350 l nước
Bài 3: Bài giải
a. Chu vi mảnh đất là:
 307 x 2 = 614 (m)
b. Chiều dài mảnh đất là:
 (307 + 97) : 2 = 202 (m)
 Chiều rộng mảnh đất là:
 202 – 97 =105 (m)
Diện tích mảnh đất là: 
 202 x 105 = (m2)
- Ghi nhớ KT bài học
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LỊCH SỬ (VNEN)
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (T2)
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LỊCH SỬ (CT HIỆN HÀNH)
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên, thể hiện:
	+ Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần: tập trung vào các sự kiện như Hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào hai tay chữ “Sát Thát” và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
+ Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo (thể hiện ở việc khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân ta tiến công quyết liệt và giành được thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng).
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ, thuyết trình, kể chuyện.
3. Phẩm chất
- Tự hào về truyền thống chống giặc ngọại xâm của dân tộc. 
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: + Lược đồ, một số sự kiện về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên
 + Phiếu học tập của HS .
 + Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn
 - HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: (4p)
 Trò chơi: Chiếc hộp bí mật
- Trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu những chi tiết chứng tỏ nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đê?
- GV nhận xét, khen/ động viên, chốt KT bài cũ và dẫn vào bài mới
- Cả lớp hát kết hộp với chuyền tay nhau chiếc hộp bí mật có câu hỏi. 
+ Lập chức quan Hà đê sứ/ Trai gái già trẻ đều phải đắp đê/ Vua tự mình trông coi việc đắp đê.
2. Bài mới: (30p)
* Mục tiêu: Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên. 
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm - Lớp
HĐ1: Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược
- Phát phiếu học tập cho HS : 
+ Trần Thủ Độ khẳng khái trả lời : “Đầu thần đừng lo”
+ Điện Diên Hồng đã vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão : “ ” 
+ Trong bài Hịch tướng sĩ có câu : “ phơi ngoài nội cỏ, gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng” . 
+ Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “ ” 
- GV đánh giá
*GV chốt ý: Từ vua đến tôi, quân dân nhà Trần đều nhất trí đánh tan quân xâm lược. Đó chính là ý chí mang tính truyền thống của nhân dân ta.
- GV đọc cho HS nghe một số đoạn trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
Việc 2: Quân dân nhà Trần 3 lần thắng quân Mông - Nguyên
 -YC HS đọc đoạn : “ Cả ba lần xâm lược nước ta”.
+ Vua, tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc?
+ Việc quân dân nhà Trần ba lần rút quân khỏi Thăng Long là đúng hay sai? Vì sao đúng? (hoặc vì sao sai?)
+ Kết quả của các trận đánh như thế nào?
- GV hệ thống KT, giới thiệu về vị tướng tài ba Trần Hưng Đạo và công lao của ông với cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên
3. Hoạt động ứng dụng (1p).
- Liên hệ giáo dục lòng tự hào truyền thống đánh giặc ngoại xâm.
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
 Nhóm 4 – Lớp
- Nhận phiếu, trao đổi nhóm: Điền vào chỗ trống ( ) cho đúng câu nói, câu viết của một số nhân vật thời nhà Trần.
- Chia sẻ trước lớp về: tình thần quyết tâm đánh giặc Mông- Nguyên của quân dân nhà Trần .
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến
-Thống nhất kết quả 
- Lắng nghe.
Nhóm 2 – Lớp
- Đọc đoạn : “ Cả ba lần xâm lược nước ta”.
- HS thảo luận N2 -> chia sẻ KQ.
+ Vườn không nhà trống
+ Đúng, vì lúc đầu thế của giặc mạnh hơn ta, ta rút để kéo dài thời gian, giặc sẽ yếu dần đi vì xa hậu phương; vũ khí và lương thực của chúng sẽ ngày càng thiếu .
+ Cả ba lần quân Mông – Nguyên đều thua trận phải rút quân về nước.
- HS lắng nghe
- Kể chuyện lịch sử về Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Tuấn
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ tư ngày 19 tháng 12 năm 2021
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI- TRÒ CHƠI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân biệt một số trò chơi quen thuộc (BT1)
- Tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có liên quan đến chủ điểm (BT2); bước đầu biết sử dụng được một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể (BT3)
2. Kĩ năng
- Ghi nhớ thành ngữ, tục ngữ có liên quan đến chủ điểm tiết học 
3. Phẩm chất
- HS có ý thức bảo vệ, giữ gìn đồ chơi, chơi các đồ chơi an toàn và tham gia các trò chơi lành mạnh có lợi cho sức khoẻ.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: 4,5 tờ giấy to mở rộng viết sẵn nội dung các bài tập 1, 2.
- HS: vở BT, bút, ...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: 	Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (5p)
- Yêu cầu HS đặt câu:
+ Với người trên
+ Với người dưới
+ Với người ít tuổi hơn mình.
- GV nhận xét, đánh giá chung, giới thiệu và dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
2. Hoạt động thực hành:(30p)
* Mục tiêu:Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân biệt một số trò chơi quen thuộc (BT1). Tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có liên quan đến chủ điểm (BT2); bước đầu biết sử dụng được một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể (BT3)
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp
 Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm, trao đổi N2
- GV trợ giúp cho HS M1+ M2 hoàn thành ND bài học 
- TBHT điều hành lớp chia sẻ 
- GV nhận xét bổ sung thêm
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS trao đổi làm bài.
- Gọi HS chia sẻ ND bài
- GV nhận xét bổ sung kết luận lời giải đúng.
Bài 3 :
- HS đọc yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp.
- Gọi HS trình bày, gọi HS nhận xét 
- GV nhận xét chữa bài.
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp
- Đọc YC bài 
-HS làm bài cá nhân
- HS chia sẻ với bạn bên cạnh-> chia sẻ trước lớp
- Nói một số trò chơi: 
+ Ô ăn quan (dụng cụ chơi là những viên sỏi đặt trên những ô vuông được vẽ trên mặt đất ); 
+ Lò cò (n

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_17_nam_2021_ban_2_cot.doc