Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 12 - Năm học 2020-2021

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 12 - Năm học 2020-2021

TẬP ĐỌC

Tiết 23: “VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành nhà kinh doanh nổi tiếng.

- Hiểu nghĩa từ: người cùng thời, gánh hàng rong.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

3. Thái độ: HS ý chí vượt khó vươn lên trong học tập để thành đạt trong cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy học:

GV: Bảng phụ. viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

HS: Đọc trước bài ở nhà.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.

Cách tiến hành:

- 1 HS điều khiển cả lớp hát.

- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ trong bài Có chí thì nên và nêu ý nghĩa của một số câu tục ngữ.

- Nhận xét .

- GV liên hệ giới thiệu bài.

 

docx 31 trang xuanhoa 06/08/2022 1170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 12 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 12
Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2020
TẬP ĐỌC
Tiết 23: “VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành nhà kinh doanh nổi tiếng. 
- Hiểu nghĩa từ: người cùng thời, gánh hàng rong. 
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. 
3. Thái độ: HS ý chí vượt khó vươn lên trong học tập để thành đạt trong cuộc sống. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ. viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. 
HS: Đọc trước bài ở nhà. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ trong bài Có chí thì nên và nêu ý nghĩa của một số câu tục ngữ. 
- Nhận xét . 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - Rèn đọc đúng các từ, tiếng khó, biết ngắt nghỉ đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ. 
- Hiểu một số từ ngữ trong bài. 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
- HS biết chú tâm hoàn thành công việc được giao. 
Cách tiến hành:
*Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài. 
- Nêu giọng đọc toàn bài. 
- Chia đoạn (4 đoạn).
- HS đọc bài trong nhóm 4 (luyện đọc từ sai). 
- Thi đọc giữa các nhóm. 
- 1 HS đọc chú giải. 
- Hướng dẫn câu dài. HS luyện đọc. 
- Chú ý các câu sau:
+ Bạch Thái Bưởi/ mở công ty vận tải đường thủy/ vào lúc những con tàu của người Hoa/ đã độc chiếm các đường sông miền Bắc. 
+ Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ/ “Người ta thì đi tàu ta”/ và treo một cái ống/ để khách nào đồng tình với ông/ thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu. 
- Gọi HS đọc phần chú giải. 
- Hướng dẫn giọng đọc. 
- GV đọc mẫu. 
*Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi:
+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
+ Trước khi mở công ti vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
+ Những chi tiết nào chứng tỏ ông là một người có chí?
+ Đoạn 1, 2 cho em biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Bạch Thái Bưởi mở công ti vào thời điểm nào?
+ Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh ngang sức với chủ tàu người nước ngoài?
+ Tên những chiếc tàu của Bạch Thái Bưởi có ý nghĩa gì?
+ Em hiểu thế nào là “một bậc anh hùng kinh tế”?
+ Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
+ Em hiểu Người cùng thời là gì?
+ Nội dung chính của phần còn lại là gì?
- Nội dung chính của bài là gì?
- Ghi nội dung chính của bài. 
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi. 
Cách tiến hành:
- Yêu cầu 4 HS đọc tiếp nối từng đọan của bài. HS cả lớp theo dõi tìm giọng đọc phù hợp với nội dung bài. 
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1, 2. 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. 
- Nhận xét. 
- Tổ chức HS đọc toàn bài. 
- Nhận xét.
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học làm bài tập củng cố kiến thức bài học. 
Cách tiến hành:
+ Nêu ý chính của câu chuyện?
+ Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học. 
Cách tiến hành:
+ Qua bài đọc, em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi?
+ Muốn học tập có tiến bộ em cần làm gì?
- Nhận xét tiết học. 
TOÁN
Tiết 56: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Biết cách thưc hiện nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. 
2. Kĩ năng: - Áp dụng nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số để tính nhẩm, tính nhanh. 
3. Thái độ: HS tính cẩn thận, chịu khó. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ. kẻ sẵn nội dung bài tập 2. 
HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập tiết 56, kiểm tra vở bài tập của một số HS khác. 
- GV chữa bài, nhận xét . 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. 
Cách tiến hành:
*Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức. Rút ra quy tắc. 
- Viết lên bảng 2 biểu thức: 4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5. 
- Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên. 
+ Vậy giá trị của hai biểu thức trên như thế nào so với nhau?
- Vậy ta có: 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5. 
- GV chỉ vào biểu thức và nêu: 4 là một số, (3 + 5) là một tổng. Vậy biểu thức có dạng tích của một số nhân với một tổng. 
- Yêu cầu HS đọc biểu thức phía bên phải dấu bằng: 4 x 3 + 4 x 5. 
- Khi thực hiện nhân một số với một tổng, chúng ta có thể làm thế nào?
+ Gọi số đó là a. tổng là (b + c), hãy viết biểu thức a nhân với tổng đó. 
+ Biểu thức có dạng là một số nhân với một tổng, khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này ta còn có cách nào khác?
+ Hãy viết biểu thức thể hiện điều đó?
- Vậy ta có: a x (b + c) = a x b + a x c
- Yêu cầu HS nêu lại quy tắc nhân một số với một tổng. 
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm. 
- HS tính cẩn thận, chịu khó. 
Cách tiến hành:
Bài 1:
- GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung của bài tập và yêu cầu HS đọc các cột trong bảng. 
+ Chúng ta phải tính giá trị của các biểu thức nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở trong nhóm 4, đọc kết quả cho các bạn trong nhóm cùng nghe, 1 HS lên điều khiển lớp, làm xong đọc bài cho các bạn trong nhóm cùng nghe. 1 HS lên bảng phụ. 
- GV chữa bài. 
Bài 2:
+ Bài tập a yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV hướng dẫn: Để tính giá trị của biểu thức theo 2 cách ta phải áp dụng quy tắc một số nhân với một tổng. 
- GV yêu cầu HS tự làm bài. 
+ Trong 2 cách tính trên, em thấy cách nào thuận tiện hơn?
- GV viết lên bảng biểu thức: 38 x 6 + 38 x 4.
- Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức theo 2 cách. 
- GV giảng cho HS hiểu cách làm thứ 2. 
- Yêu cầu HS tiếp tục làm các phần còn lại của bài. 
- Trong 2 cách làm trên, cách nào thuận tiện hơn? Vì sao?
- Nhận xét. 
Bài 3:
- Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trong bài. 
+ Giá trị của hai biểu thức như thế nào so với nhau?
+ Biểu thức thứ nhất có dạng như thế nào?
+ Biểu thức thứ hai có dạng như thế nào?
+ Vậy khi thực hiện nhân một tổng với một số, ta có thể làm thế nào?
- Yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc nhân một tổng với một số. 
Bài 4: Yêu cầu HS nêu đề bài toán. 
- GV viết lên bảng: 36 x 11 và yêu cầu HS đọc bài mẫu, suy nghĩ về cách tính nhanh. 
+ Vì sao có thể viết: 36 x 11 = 36 x (10 + 1)?
- GV giảng: Để tính nhanh chúng ta tiến hành tách số 11 thành tổng của 10 và 1, trong đó 10 là một số tròn chục. Khi tách như vậy, ở bước thực hiện tính nhân, chúng ta có thể nhân nhẩm 36 với 10, đơn giản hơn việc thực hiện nhân 36 với 11. 
- HS làm tiếp các phần còn lại của bài bảng con trong nhóm 4 đọc kết quả cho các bạn trong nhóm cùng nghe, 1 HS lên điều khiển lớp, làm xong đọc bài cho các bạn trong nhóm cùng nghe. 1 HS lên bảng phụ. Sửa bài. 
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS nêu lại tính chất một số nhân với một tổng, một tổng nhân với một số. 
- Nhận xét tiết học. 
CHÍNH TẢ
Tiết 12: NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Viết được đoạn văn “Người chiến sĩ giàu nghị lực”.
- Hiểu nội dung đoạn viết. 
- Viết đúng những tiếng có ươn/ ương. 
-Lồng ghép GDQP và AN: Ca ngợi tinh thần vượt khó khăn, gian khổ , hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ của các chú bộ đội và công an.
2. Kĩ năng: - Nghe – viết chính xác đoạn viết, viết đúng tốc độ. 
- HS biết cách trình bày đoạn văn sạch, đẹp. 
- Tự phát hiện ra lỗi sai và sữa lỗi chính tả. 
3. Thái độ: - Có ý thức rèn chữ viết đẹp. Tự giác, tích cực trong học tập. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Bài tập 2a viết trên 4 tờ phiếu khổ to và bút dạ. 
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3b. 
HS: Bảng con.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- HS viết bảng con: chớp mắt, lái, phép lạ. 
- HS kiểm tra lẫn nhau trong nhóm đôi,sửa sai cho nhau. 
- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng. 
- Kiểm tra vở 1 số HS viết lại bài chính tả trước, nhận xét. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - HS hiểu nội dung đoạn viết. 
- Tìm và viết được các từ khó trong bài. 
- HS chú ý nghe và viết đúng chính tả, trình bày bài sạch, đẹp. 
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK. 
+ Đoạn văn viết về ai?
+ Câu chuyện kể về chuyện gì cảm động?
*Ca ngợi tinh thần vượt mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ của các chú bộ đội và công an
* HS nêu các từ khó trong bài. 
- Luyện viết bảng con các từ vừa nêu. Kiểm tra lẫn nhau trong nhóm đôi, sửa sai cho nhau. GV yêu cầu HS viết sai phân tích lại từ đó. 
- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng. 
* HS viết bài vào vở: GV đọc cho HS viết chính tả. 
- GV đọc, HS dò bài. Thu một số bài kiểm tra, nhận xét. 
- HS đổi vở, mở SGK dò bài lẫn nhau. 
- GV hỏi lỗi sai, yêu cầu HS viết sai trên 5 lỗi về viết lại cả bài. 
- Nhận xét bài viết của HS.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Viết đúng những tiếng có ươn/ ương. 
Cách tiến hành:
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- HS làm việc nhóm đôi. 
- 1 HS điều khiển cho các bạn thi tiếp sức. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
- Gọi HS đọc lại truyện Ngu Công dời núi. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
 Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học làm bài tập củng cố kiến thức bài học. 
Cách tiến hành:
- Thi đua: Viết 5 từ có âm tr/ch, 5 từ có vần ươn/ương
- Nhận xét chữ viết của HS. 
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện Ngu Công dời núi cho gia đình nghe và chuẩn bị bài sau. 
Thứ ba, ngày 24 tháng 11 năm 2020
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 23: MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí nghị lực của con người. 
2. Kĩ năng: Bước đầu biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng chí) theo hai nhóm nghĩa (BT1); hiểu nghĩa từ nghị lực (BT2); điền đúng một số từ (nói về ý chí nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3); hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học. 
Biết sử dụng các từ ngữ nói trên. 
3. Thái độ: Tích cực, chủ động trong các hoạt động. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ. viết nội dung bài tập 3. 
HS: Xem trước bài ở nhà. 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- 3 HS lên bảng đặt 2 câu có sử dụng tính từ, gạch chân dưới tính từ. 
- 3 HS dưới lớp trả lời câu hỏi: Thế nào là tính từ? Cho ví dụ?
- Gọi HS nhận xét câu bạn viết trên bảng. 
- GV nhận xét. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Hiểu được 1 số từ nói về ý chí, nghị lực của con người. Biết cách sử dụng các từ ngữ nói trên. 
Biết được một số câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người. Nêu được tình huống sử đụng các câu tục ngữ đó. 
Cách tiến hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- HS tự làm bài trong nhóm 4, đọc kết quả cho nhau nghe, 1 HS lên điều khiển. 1 HS làm bài vào tờ giấy to. HS làm bài xong đọc cho các bạn trong nhóm cùng nghe, nhóm khác nhận xét. 
- Gọi HS nhận xét, chữa bài. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. 
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. 
- Gọi HS phát biểu và bổ sung. 
+ Nếu còn thời gian, GV cho HS đặt câu với các từ: nghị lực. kiên trì, kiên cố, chí tình. Để các em hiểu nghĩa và cách sử dụng từng từ. 
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó đổi vở kiểm tra bài lẫn nhau. 
- Gọi HS nhận xét, chữa bài cho bạn. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
- Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. 
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. 
- Yêu cầu HS trao đổi và thảo luận nhóm 4 về ý nghĩa và tình huống sử dụng của 2 câu tục ngữ. 
- Giải nghĩa đen cho HS. 
- 1 HS điều khiển các bạn phát biểu ý kiến và bổ sung cho đúng ý nghĩa của từng câu tục ngữ. 
- Nhận xét, kết luận ý nghĩa của từng câu tục ngữ. 
Hoạt động 3: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học làm bài tập củng cố kiến thức bài học. 
Cách tiến hành:
- Thi đua: lượt 1: tìm 3 từ cùng nghĩa nói về ý chí, nghị lực của con người. 
 lượt 2: tìm 3 từ trái nghĩa nói về ý chí, nghị lực của con người. 
- Yêu cầu HS về học thuộc 3 câu tục ngữ. 
- Chuẩn bị bài: Tính từ (tiếp theo). 
- Nhận xét tiết học. 
TOÁN
Tiết 57: MỘT SỐ NHÂN VỚI MỘT HIỆU
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu; nhân một hiệu với một số. 
2. Kĩ năng: Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số. 
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm. 
3. Thái độ: Biết hợp tác tích cực với bạn trong hoạt động nhóm. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ. biết sẵn nội dung bài tập 1, trang 67 SGK. 
HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- Yêu cầu 3 HS vận dụng tính chất nhân một số với một tổng để tính:
145 x 11; 203 x 11; 98 x 11
- 2 HS nhắc lại tính chất. 
- Chữa bài, nhận xét. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. 
Cách tiến hành:
- Viết lên bảng 2 biểu thức: 3 x (7 – 5) và 3 x 7 – 3 x 5
- Yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức trên. 
+ Giá trị của 2 biểu thức trên như thế nào với nhau. 
- Vậy ta có: 3 x (7 – 5) = 3 x 7 – 3 x 5
- GV chỉ vào biểu thức 3 x (7 – 5) và nêu: 3 là một số, (7 – 5) là một hiệu. Vậy biểu thức có dạng tích của một số nhân với một hiệu. 
- Yêu cầu HS đọc biểu thức phía bên phải dấu bằng. 
+ Vậy khi thực hiện nhân một số với một hiệu, ta có thể làm thế nào?
- Gọi số đó là a, hiệu là (b – c). Hãy viết biểu thức a nhân với hiệu (b – c).
- Biểu thức a x (b – c) có dạng là một số nhân với một hiệu, khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này ta còn có cách nào khác? Hãy viết biểu thức thể hiện điều đó?
- Vậy ta có a x (b – c) = a x b – a x c
- Yêu cầu HS nêu lại quy tắc một số nhân với một hiệu. 
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: Vận dụng hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số để tính nhanh, tính nhẩm. 
Cách tiến hành:
Bài 1:
- GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung của bài tập và yêu cầu HS đọc các cột trong bảng. 
- Chúng ta phải tính giá trị của biểu thức nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó chữa bài. 
Bài 2:
- GV ghi lại bài mẫu lên bảng, phân tích để HS hiểu sau đó yêu cầu HS tự làm các bài còn lại. 
- 2 HS làm bảng, lớp làm vào vở. 
- Nhận xét. 
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài. 
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Muốn biết cửa hàng còn lại bao nhiêu quả trứng, chúng ta phải biết điều gì?
- Cho HS làm bài vào vở. 
- Yêu cầu HS tìm ra 2 cách giải. 
Bài 4:
- Cho HS tính 2 giá trị biểu thức trong bài. 
+ Giá trị của 2 biểu thức như thế nào với nhau?
+ Biểu thức thứ nhất có dạng như thế nào?
+ Biểu thức thứ hai có dạng như thế nào?
+ Có nhận xét gì về các thừa số của các tích trong biểu thức thứ hai so với các số trong biểu thức thứ nhất?
+ Khi thực hiện nhân một hiệu với một số chúng ta có thể làm thế nào?
- Yêu cầu HS nhớ quy tắc nhân một hiệu với một số. 
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc nhân một hiệu với một số, nhân một số với một hiệu. 
- Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài sau. 
KHOA HỌC
Tiết 23: SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC
TRONG TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về vòng tuần hoàn cửa nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ. 
2. Kĩ năng: Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên. 
3. Thái độ: HS tích cực trong học tập. 
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Các tấm thẻ ghi: 
 HS chuẩn bị giấy A4 và bút màu. 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Mây được hình thành như thế nào?
+ Hãy nêu sự tạo thành tuyết?
+ Hãy trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
- GV nhận xét. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Biết chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên. 
- HS biết vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
- HS biết xử lí tình huống, có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh.
Cách tiến hành:
* Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa 48/SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi:
1) Những hình nào được vẽ trong sơ đồ?
2) Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì?
3) Hãy mô tả lại hiện tượng đó?
- Giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. 
- Gọi 1 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung nhận xét. 
- Ai có thể viết tên thể của nước vào hình vẽ mô tả vòng tuần hoàn của nước. 
- GV nhận xét, tuyện dương HS viết đúng. 
- Kết luận.
* Vẽ: “Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”. 
- GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi. Quan sát hình minh họa trang 49 và thực hiện yêu cầu vào giấy A4. 
- GV giúp đỡ các em gặp khó khăn. 
- Yêu cầu tranh vẽ tối thiểu phải có 2 mũi tên và các hiện tượng: bay hơi, mưa, ngưng tụ. 
- Nhận xét, tuyện dương nhóm vẽ đẹp, đúng, có ý tưởng hay. 
- Gọi HS lên ghi thẻ vòng tuần hoàn của nước trên bảng. 
- 1 HS điều khiển các bạn trình bày, nhóm khác nhận xét. 
* Trò chơi: Đóng vai. 
- GV yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng bốc thăm tình huống thảo luận đóng vai. 
+ Tình huống 1: Bắc và Nam cùng học bỗng Bắc nhìn thấy ống nước thải của một gia đình bị vỡ đang chảy ra đường. Theo em câu chuyện giữa Nam và Bắc sẽ diễn ra như thế nào? Hãy đóng vai Nam và Bắc để thể hiện điều đó. 
+ Tình huống 2: Em nhìn thấy một phụ nữ rất vội vứt túi rác xuống con mương cạnh nhà để đi làm. Em sẽ nói gì với bác?
+ Tình huống 3: Lâm và Hải trên đường đi học về, Lâm thấy một bạn đang cho trâu vừa uống nước vừa phóng uế xuống sông. Hải nói: “Sông này nhỏ, nước không chảy ra biển được nên không sợ ô nhiễm”. Theo em Lâm sẽ nói thế nào cho Hải và bạn nhỏ kia hiểu. 
- 1 HS lên điều khiển các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ xung. 
- GV nhận xét, kết luận. 
HS thảo luận về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường xung quanh mình. 
Đại diện nhóm trình bày
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.
Cách tiến hành:
- Trình bày lại vòng tuần hoàn của nước. ( HS thi đua vẽ )
- GV nhận xét tiết học, tuyện dương những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý. 
- Về nhà vẽ lại sơ đồ vòng tuần hoàn của nước. 
- HS mang cây trồng từ tiết trước để chuẩn bị bài 24. 
KỂ CHUYỆN
Tiết 12: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Kí giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện. 
2. Kĩ năng: Nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu (do GV kể). 
3. Thái độ: Hiểu truyện rút ra bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Kí. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Đề bài và gợi ý 3 viết sẵn trên bảng. 
HS sưu tầm các truyện có nội dung nói về một người có nghị lực. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn truyện Bàn chân kì diệu và trả lời câu hỏi:
+ Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Ký?
- Gọi 1 HS kể toàn truyện. 
- Nhận xét. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS đọc đề bài. 
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch các từ: được nghe, được đọc, có nghị lực. 
- Gọi 1 HS đọc gợi ý. 
- Gọi HS giới thiệu những chuyện em đã được đọc, được nghe về người có nghị lực và nhận xét, tránh HS lạc đề về người có ước mơ đẹp. Khuyến khích HS kể chuyện ngoài SGK. 
- Gọi HS giới thiệu câu chuyện mình định kể. 
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành 
Mục tiêu: HS thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện. 
- Hiểu truyện rút ra bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Kí. 
Cách tiến hành:
* Kể trong nhóm:
- HS thực hành kể trong nhóm. 
- GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn. 
Gợi ý:
+ Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể. 
+ Kể những chi tiết làm nổi rõ ý nghĩa, nghị lực của nhân vật. 
* Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể. 
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện. 
- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học làm bài tập củng cố kiến thức bài học. 
Cách tiến hành:
+ Câu chuyện các em vừa kể nói về chủ đề gì?
+ Em học được điều gì ở các nhân vật đó?
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe. Nhắc HS luôn ham đọc sách. 
ĐẠO ĐỨC
Tiết 12: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. 
2. Kĩ năng: Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. 
3. Thái độ: Biết nhận xét những hành vi đúng hay sai và có ý thức học tập và thực hiện đúng những hành vi đúng của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh BT 2.
HS: - Thuộc bài hát “Cho con”, nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu. 
- Đọc trước bài ở nhà. 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu kiểm tra:
+ Nêu phần ghi nhớ của bài “Tiết kiệm thời giờ”. 
+ Hãy trình bày thời gian biểu của bản thân. 
- GV nhận xét. 
Hát tập thể “Cho con”, nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu. 
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu, che chở của cha mẹ đối với mình? Là người con trong gia đình, em có thể làm gì để cha mẹ vui lòng?
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS hiểu nội dung, ý nghĩa của tiểu phẩm. 
Cách tiến hành:
* Thảo luận tiểu phẩm ”Phần thưởng” SGK/17, 18. 
- GV cho HS đóng vai Hưng, bà của Hưng trong tiểu phẩm “Phần thưởng”. 
3 dãy đóng cùng 1 tiểu phẩm. 1 HS lên điều khiển. 
- Phỏng vấn các bạn vừa đóng tiểu phẩm. 
. Đối với HS đóng vai Hưng. 
+ Vì sao em lại tặng “bà” gói bánh ngon em vừa được thưởng?
. Đối với HS đóng vai bà của Hưng. 
+ “Bà” cảm thấy thế nào trước việc làm của đứa cháu đối với mình?
- GV kết luận: Ông bà, cha mẹ là những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người. Vì vậy, các em phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. 
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: HS xử lí được các tình huống. 
- HS biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo. 
Cách tiến hành:
* BT1-SGK/18, 19
- GV nêu yêu cầu của bài tập 1. HS trao đổi nhóm đôi. 
- 1 HS lên điều khiển đại diện các nhóm trình bày. 
- GV kết luận: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là biết quan tâm tới sức khỏe, niềm vui, công việc của ông bà, cha mẹ. Làm việc giúp đỡ ông bà, cha mẹ, chăm sóc ông bà, cha mẹ. 
* Bài tập 2- SGK/19
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận nhóm 4. 1 HS lên điều khiển. 
- Hãy đặt tên cho mỗi tranh (SGK/19) và nhận xét về việc làm của nhỏ trong tranh. 
+ Nhóm 1,2,3: Tranh 1 + Nhóm 4,5,6: Tranh 2. 
- GV kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm HS đã đặt tên tranh phù hợp. 
- GV cho HS đọc ghi nhớ trong khung. 
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.
Cách tiến hành:
+ Em đã làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
- Sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ ca ngợi những đứa con hiếu thảo. 
- Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK. 
- Chuẩn bị bài tập 5, 6 (SGK/20)
- Nhận xét tiết học. 
Thứ tư, ngày 25 tháng 11 năm 2020
TẬP ĐỌC
Tiết 24: VẼ TRỨNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Nhờ khổ công rèn luyện Lê–ô – nác–đô–đa Vin–xi đã trở thành một nhà họa sĩ thiên tài (trả lời được các câu hỏi trong SGK) . 
- Hiểu 1 số từ ngữ: khổ luyện, kiệt xuất, thời đại phục hưng. 
2. Kĩ năng: Biết đọc trôi chảy từng câu, đọc đúng tên riêng nước ngoài Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi, Vê- rô- ki- ô); bước đầu đọc diễn cảm được lời thầy giáo (nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần). 
3. Thái độ: HS không nản lòng khi gặp khó khăn, gian khổ. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ. viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. 
HS: Đọc trước bài ở nhà. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- Gọi 2 HS lên bảng đọc tiếp nối bài Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi . 
- Cho HS thảo luận nhóm 2 đặt câu hỏi cho nhau ôn lại bài cũ.
- 1 HS điều khiển các bạn nêu câu hỏi cho nhau ôn lại bài cũ và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
- HS nhận xét. GV nhận xét. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - Rèn đọc đúng các từ, tiếng khó, biết ngắt nghỉ đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ. 
- Hiểu một số từ ngữ trong bài. 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
Cách tiến hành:
* Luyện đọc 
- 1 HS đọc toàn bài. 
- Nêu giọng đọc toàn bài. 
- Chia đoạn (3 đoạn).
- HS đọc bài trong nhóm 3 (luyện đọc từ sai). 
- Thi đọc giữa các nhóm. HS nhận xét. 
- Hướng dẫn câu dài. HS luyện đọc. 
Trong một nghìn quả trứng xưa nay/ không có lấy hai quả hoàn toàn giống nhau đâu. 
- Gọi HS đọc phần chú giải. 
- GV đọc mẫu. 
* Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Sở thích của Lê- ô- nác- đô khi còn nhỏ là gì?
+ Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé cảm thấy chán ngán?
+ Tại sao Vê- rô- ki- ô cho rằng vẽ trứng là không dễ?
+ Theo em thầy Vê- rô- ki- ô cho học trò vẽ gì?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Lê- ô- nác- đô thành đạt như thế nào?
+ Theo em những nguyên nhân nào khiến cho Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi thành họa sĩ nổi tiếng?
+ Nội dung của đoạn 2 là gì?
+ Theo em nhờ đâu mà Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi thành đạt đến như vậy?
- Nội dung chính bài này là gì?
- Ghi nội dung chính toàn bài. 
Hoạt động 3: Luyện tập – Thực hành
Mục tiêu: Biết đọc trôi chảy từng câu, đọc đúng tên riêng nước ngoài; bước đầu đọc diễn cảm được lời thầy giáo (nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần) . 
Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài. HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay. 
- Gọi HS đọc toàn bài. 
- Giới thiệu đọan văn cần luyện đọc. 
Thầy liền bảo vẽ được như ý. 
- Tổ chức cho HS đọc nhóm đôi. Thi đọc diễn cảm cả đoạn văn. 
- Nhận xét. 
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài. 
- Nhận xét từng HS. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học làm bài tập củng cố kiến thức bài học. 
Cách tiến hành:
+ Câu chuyện về danh họa Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi giúp em hiểu điều gì?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học. 
Cách tiến hành:
+ Muốn thành công trong việc mình chọn, các em cần làm gì?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài. 
TOÁN
Tiết 58: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng; nhân một số với một hiệu. 
2. Kiến thức: Vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng (hiệu) trong thực hành tính, tính nhanh. 
3. Thái độ: HS có ý thức tính cẩn thận, tích cực trao đổi nhóm. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ.
HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- Gọi HS nêu ghi nhớ về: nhân một số với một hiệu, một số nhân với một hiệu. 
- GV kiểm tra vở của một số HS khác. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng (hiệu) trong thực hành tính, tính nhanh. 
- HS biết cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật
Cách tiến hành:
Bài 1:
- Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài trong nhóm 4, các thành viên trong nhóm làm xong đọc cho các bạn trong nhóm nghe. 
- 3 HS lên bảng chữa bài. Nhóm khác nhận xét. 
- GV nhận xét, chữa bài. 
Bài 2: 
Câu a:
- HS tự làm trong nhóm đôi bạn vào bảng con, sau đó đọc bài cho bạn mình nghe. 
- 3 HS lên bảng làm. Chữa bài. 
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm. 
Câu b:
- GV viết lên bảng biểu thức: 145 x 2 + 145 x 98
- Yêu cầu HS tính giá trị biểu thức trên theo mẫu. 
+ Cách làm trên thuận tiện hơn cách chúng ta thực hiện các phép nhân trước, tính phép cộng sau ở điểm nào?
+ Chúng ta đã áp dụng tính chất nào để tính biểu thức?
- Yêu cầu HS nêu lại tính chất trên. 
- Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài theo nhóm đôi bạn, sau đó đổi vở kiểm tra nhau. 3 HS làm bảng phụ sửa bài. HS khác nhận xét. 
- GV nhận xét, sửa bài. 
Bài 3a:
- Yêu cầu HS áp dụng tính chất nhân một số với một tổng (hoặc một hiệu) để thực hiện tính. HS làm bài theo nhóm đôi bạn, sau đó đổi vở kiểm tra nhau. 3 HS làm bảng phụ sửa bài. Vài HS đọc bài làm của mình. HS khác nhận xét. 
- GV chữa bài. 
Bài 4: - Cho HS đọc đề toán. 
- GV cho HS tự làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài. HS đổi vở kiểm tra bài nhau. 
- HS, GV nhận xét. 
Hoạt động 3: Hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_12_nam_hoc_2020_2021.docx