Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

TẬP ĐỌC

Tiết 28 : Chú Đất Nung (tt)

(trang 129 - 130)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Muốn làm một người có ích phải biết rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn.Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, chịu được nắng mưa, cứu sống được hai người bột yếu đuối. HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt, phù hợp với diễn biến của truyện, đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật

3. Thái độ: HS có được ý chí, kiên trì, biết quan tâm và sống vì người khác.

* GDKNS: XĐ giá trị, tự nhận thức bản thân, thể hiện sự tự tin.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa nội dung bài đọc SGK.

- Bảng phụ viết câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 5 trang xuanhoa 11/08/2022 1690
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14, Thứ 4 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2012
Ngày dạy: Thứ tư ngày 5 tháng 12 năm 2012
TOÁN
Tiết 68: Luyện tập
(trang 78)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Ôn tập kiến thức: chia một tổng hoặc hiệu cho một số, chia cho số có 1 chữ số
2. Kĩ năng: Chia một số có nhiều chữ số cho số có 1 chữ số, chia 1 tổng (hoặc 1 hiệu) cho 1 số, tìm 2 số biết tổng-hiệu 2 số đó, tìm trung bình cộng
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập 
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi: Đố bạn
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
+ GV nhận xét và ghi điểm .
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
MT : giúp HS ôn tập kiến thức về phép chia, giải bài toán dạng tìm số trung bình cộng.
PP: động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1:
- Thực hành chia số có sáu chữ số cho số có một chữ số: trường hợp chia hết và trường hợp chia có dư .
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách giải bài toán khi biết tổng và hiệu của hai số đó .
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải vào vở nháp.
- Sửa bài.
Bài tập 4:
- Ôn cách chia một tổng ( hoặc một hiệu ) cho một số .
3. Hoạt động nối tiếp
BTLT: Tính bằng hai cách:
(48624 + 9773552) : 2; (3 x a + 4 x a ): a
- Tham gia chơi.
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp (Hải Đăng, Bảo Trường)
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS làm bài
- HS sửa bài
- HS làm bài
- HS sửa bài
- HS làm bài
- HS sửa bài
- HS thi đua giải bài toán theo nhóm => sửa bài
- Làm bài vào vở nháp.
 LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP ĐỌC
Tiết 28 : Chú Đất Nung (tt)
(trang 129 - 130)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Muốn làm một người có ích phải biết rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn.Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, chịu được nắng mưa, cứu sống được hai người bột yếu đuối. HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt, phù hợp với diễn biến của truyện, đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật
3. Thái độ: HS có được ý chí, kiên trì, biết quan tâm và sống vì người khác.
* GDKNS: XĐ giá trị, tự nhận thức bản thân, thể hiện sự tự tin.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa nội dung bài đọc SGK. 
- Bảng phụ viết câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Cả lớp hát 1 bài.
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài Chú Đất Nung (t1) và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Luyện đọc.
MT: giúp HS đọc đúng bài văn
 PP: trực quan, giảng giải, thực hành.
+ Hướng dẫn phân đoạn: 4 đoạn:
 - Đoạn 1: từ đầu tìm công chúa
 - Đoạn 2: tiếp theo chạy trốn 
 - Đoạn 3: tiếp theo phơi nắmg cho bột se lại 
 - Đoạn 4: phần còn lại 
+ Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó + giải thích từ khó: phục sẵn, lầu son, lốc xoáy
+ Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn 
* Tìm hiểu bài
MT: Giúp HS cảm thụ bài văn
PP: Đàm thoại, giảng giải, thực hành 
Đoạn: Từ đầu ..nhũn cả chân tay 
- Kể lại tai nạn của hai người bột ? 
- Tìm từ gần nghĩa với từ “ lừa “ ?
- Theo em thuyền mảnh là chiếc thuyền như thế nào ?
- Em học được bài học gì?
Đoạn còn lại: 
- Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn ? 
- Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước, cứu hai người bột ? 
- Câu nói cộc tuếch của Đất Nung ở cuối truyện có ý nghĩa gì ?
- Hãy đặt 1 tên khác thể hiện ý nghĩa của truyện?
GV chốt NDC: Muốn làm một người có ích phải biết rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn.
*Hướng dẫn đọc diễn cảm.
MT: Giúp HS đọc diễn cảm bài văn
PP: Làm mẫu, thực hành.
+ Luyện đọc đoạn:Hai người bột .........lọ thủy tinh mà
+ Hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc => HS luyện đọc => Theo dõi, sữa chữa, uốn nắn.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS luyện đọc và tìm giọng đọc hay cho cả bài.
- 4 HS đọc nối tiếp và trả lời (Ngọc Bảo, Thanh Bình, Vân Nhi, Khánh Hà).
- Nhận xét, cho điểm bạn.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Đọc 2 – 3 lượt .
- HS luyện đọc trong nhóm
- 2 HS đọc cả bài 
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Ý đoạn 1: Chàng kị sĩ và công chúa bị nạn.
- Cần phải rèn luyện mới cứng rắn, chịu được thử thách, khó khăn, trở thành người có ích.
- Trả lời câu hỏi.
Ý đoạn 2 : Nhờ nung mình trong lửa chịu được nắng mưa nên Đất Nung cứu sống được hai người bạn yếu đuối.
HT: cá nhân,lớp.
 - Luyện đọc diễn cảm: đọc cá nhân, đọc phân vai => nối tiếp nhau đọc
 => Thi đọc diễn cảm 
- HS rút ra bài học cho bản thân
Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 27: Thế nào là miêu tả?
(trang 140 - 141)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là miêu tả.
2. Kĩ năng: Bước đầu viết được một đoạn văn miêu tả.
3. Thái độ: Yêu thích TLV
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Khởi động: Cho cả lớp hát
* Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là văn KC? Cốt truyện? Nhân vật?
- Nhận xét, ghi điểm.
* Giới thiệu bài.
2. Hoạt động cơ bản
* Nhận xét
MT: Giúp HS hiểu thế nào là miêu tả
PP : Làm mẫu, đàm thoại, thảo luận
Bài tập 1:
+ HS đọc đoạn văn và tìm các sự vật được miêu tả
GV chốt: đoạn văn miêu tả: cây xoài, cây cơm nguội, lạch nước
Bài tập 2:
+ HS điền vào phiếu học tập các thông tin:
Tên sự vật
Hình dáng
Màu sắc
Chuyển động
Tiếng động
Cây xoài
Cao lớn
Lá đỏ chói lọi
Lá rập rình lay động như những đốm lửa đỏ
Cây cơm nguội
Lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng
Lạch nước
Trườn lên mấy tảng đá, luồn dưới mấy gốc cây
Róc rách
Bài tập 3:
- Để tả được hình dáng của cây xoài, màu sắc của lá xoài và lá cây cơm nguội, tác giả phải dùng giác quan nào để quan sát ?
- Để tả được chuyển động của lá cây, lạch nước, tác giả phải dùng giác quan nào ?
- Nhờ giác quan nào tác giả biết được nước chảy róc rách?
- Vậy muốn miêu tả sự vật, người viết phải làm gì ?
* Ghi nhớ
 MT: Giúp HS nắm được nội dung bài
 PP: Đàm thoại.
* Luyện tập
MT: Giúp HS làm được các bài tập thực hành
 PP: Động não, đàm thoại, thực hành 
Bài tập 1:
+ Cả lớp đọc thầm lại truyện “chú Đất Nung” để tìm câu văn miêu tả trong truyện.
Bài tập 2:
+ Cả lớp đọc bài thơ Mưa, ghi lại những hình ảnh trong bài thơ mà em thích. Sau đó, viết 1, 2 câu tả hình ảnh đó.
+ Gọi HS đọc các đoạn văn đã viết => Nhận xét
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS chưa hoàn thành bài 2 sẽ tiếp tục làm bài.
- Hát
- 2 HS trả lời.(Quang Khải, Long Hưng)
- Lắng nghe.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc yêu cầu của bài,
- Gạch dưới tên những sự vật miêu tả trong SGK.
- Thảo luận nhóm 6 ghi lại vào bảng những điều các em hình dung được về cây xoài, cây cơm nguội, lạch nước theo lời miêu tả.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
- 1, 2 HS đọc lại bảng kết quả.
- Lắng nghe nhận xét của GV
- Dùng mắt để nhìn
- Dùng mắt để nhìn.
- Dùng tai để nghe.
- Quan sát kĩ đối tượng bằng nhiều giác quan.
HT: cá nhân, lớp
- 2, 3 HS đọc nội dung ghi nhớ
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc yêu cầu của bài và làm bài
- HS đọc yêu cầu của bài và làm bài
- HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_14_thu_4_nam_hoc_2012_2013.doc