Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 20, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 20, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

LỊCH SỬ

Tiết 20: Chiến thắng Chi Lăng

I. Mục tiêu

 Giúp HS:

- Nắm được 1 số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn

- Diễn biến trận Chi Lăng.

- Ý nghĩa quyết định của trận Chi Lăng đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn.

- Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi (kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần )

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ SGK.

- Bảng phụ.

- Sưu tầm những mẩu chuyện về anh hùng Lê Lợi.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 8 trang xuanhoa 11/08/2022 2110
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 20, Thứ 4 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2012
Ngày dạy: Thứ tư ngày 11 tháng 1 năm 2012
LỊCH SỬ
Tiết 20: Chiến thắng Chi Lăng
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
- Nắm được 1 số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn 
- Diễn biến trận Chi Lăng.
- Ý nghĩa quyết định của trận Chi Lăng đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn.
- Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi (kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần )
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ SGK.
- Bảng phụ.
- Sưu tầm những mẩu chuyện về anh hùng Lê Lợi.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
+ Em hãy trình bày tình hình nước ta vào cuối thời Trần ?
+ Do đâu nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược?
- GV nhận xét, cho điểm
2. Hoạt động cơ bản
2.1. Tìm hiểu Ải Chi Lăng - bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng.
 - GV yêu cầu HS đọc sách, thảo luận nhóm 2, trình bày bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng :
 - Treo lược đồ trận Chi Lăng – yêu cầu HS quan sát khung cảnh trận và cho biết :
 + Thung lũng Chi Lăng ở tỉnh nào ?
 + Thung lũng có hình gì ?
 + Hai bên thung lũng là gì ?
 + Lòng thung lũng có gì đặc biệt ?
 + Theo em với địa hình như trên Chi Lăng có lợi gì cho quân ta và có hại cho địch ntn ?
* Tổng kết ý chính và giảng thêm :
 Chính tại Ải Chi Lăng , năm 981 dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, quân và dân ta đánh tan quân xâm lược nhà Tống , Sau gần 5 thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi , quân dân ta lại giành chiến thắng vẻ vang ở đây.
2.2. Trận Chi Lăng 
- Gọi HS đọc bài trong SGK – quan sát lược đồ.
- HS thảo luận nhóm 4 –dựa theo nội dung và lược đồ và trả lời các câu hỏi sau :
- Treo câu hỏi gợi ý lên :
+ Lê Lợi đã bố trí quân ta ở Chi Lăng như thế nào? 
+ Kị binh của quân ta đã làm gì khi quân Minh đến trước Ải Chi Lăng ?
+ Trước hành động của quân ta , kị binh của giặc đã làm gì ?
+ Kị binh của giặc thua như thế nào? 
+ Bộ binh của giặc thua như thế nào ?
- Tổ chức cho HS thuật lại được diễn biến trận Chi Lăng.
- Cho HS trình bày .
- Gọi HS khá trình bày lại diễn biến trận Chi Lăng?
2.3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng.
- Gọi HS đọc lại nội dung bài trong SGK .
- HS thảo luận nhóm đôi và cho biết :
 + Kết quả của trận Chi Lăng ?
 + Theo em, vì sao quân ta giành được thắng lợi ở ải Chi Lăng 
* GV tóm ý và nêu ý nghĩa: Trận Chi Lăng chiến thắng vẻ vang , mưu đồ cứu viện Đông Quan của nhà Minh bị tan vở . Quân Minh phải đầu hàng , rút về nước , nước ta độc lập , Lê Lợi lên ngôi vua mở đầu thời Hậu Lê.
- Gọi HS đọc Ghi nhớ /46.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS tập thuật lại diễn biến trận Chi Lăng.
- 3 HS thực hiện (Đức Hùng, Trần Huy, Ngọc Huyền)
- Hoạt động nhóm.
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Đọc bài, quan sát lược đồ.
- Hoạt động nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày .
-Nhóm khác nhận xét – bồ sung ý kiến .
- Vài em dựa vào dàn ý trên để thuật lại diễn biến chính của trận Chi Lăng .
-1 HS đọc to , lớp theo dõi SGK .
- 2 HS cùng bàn trao đổi nhau 
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
ĐẠO ĐỨC 
Tiết 20: Kính trọng, biết ơn người lao động (tiết 2)
I. Mục tiêu
Giúp HS: 
- Bước đầu biết cư xử lễ phép với người lao động và biết trân trọng giữ gìn thành quả lao động của họ.
- Biết nhắc nhở bạn phải biết kính trọng và biết ơn người lao động.
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động.
- Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.
II. Đồ dùng dạy học
- Một số đồ dùng , đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai .
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
+ Tại sao phải kính trọng biết ơn người lao động ?
+ Nhờ đâu ta có được của cải và vật chất?
- Gọi HS đọc ghi nhớ bài “Kính trọng biết ơn người lao động”
- Nhận xét – cho điểm HS .
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Đóng vai (bài 4)
- Chia lớp thành các nhóm , giao cho mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai một tình huống .
 - Lớp chia 6 nhóm : 2 nhóm cùng 1 tình huống.
- Cho HS lên trình bày .
* Nhận xét – tuyên dương các nhóm đóng vai –diễn xuất hay 
Bài 5
 - Cho HS nêu những câu thơ , ca dao , tục ngữ , bài hát , tranh ảnh ..nói về người lao động .
Bày tỏ ý kiến 
 - Y/c HS thảo luận nhóm đôi để nhận xét và giải thích các ý kiến của những nhận định sau :
a. Với mọi người lao động , chúng ta đều phải chào hỏi lễ phép .
b. Giữ gìn sách vở – đồ dùng và đồ chơi .
c. Những người lao động chân tay không cần phải tôn trọng như những người lao động khác.
d. Giúp đỡ người lao động mọi lúc mọi nơi .
e. Dùng 2 tay khi đưa và nhận vật gì đối với người lao động .
* Nhận xét ý kiến trình bày của HS.
* Nhận xét – kết luận :
 Người lao động là những người làm ra của cải cho xã hội và đều được mọi người kính trọng. Sự kính trọng biết ơn đó đã được thể hiện qua nhiều câu ca dao , tục ngữ và bài thơ nổi tiếng.
Kể hay vẽ về 1 người lao động mà em thích.( bài 6).
- Gọi HS đọc y/c bài tập.
- Y/c HS thực hành theo cá nhân .
- Nhận xét phần thực hành của HS.
Gọi HS đọc lại ghi nhớ / 28 
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS thực hành nội dung bài học trong cuộc sống hằng ngày.
- 3 HS trả lời (Tuấn Kiệt, Nhu Linh, Đức Lương)
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai .
- Các nhóm lên đóng vai từng tình huống .
- Nhóm cùng tình huống nhận xét nhóm bạn đóng vai 
- Lần lượt HS nêu trước lớp những sưu tầm của mình.
- 2 HS lắng nghe – trao đổi nhau về những nhận định và nêu ý kiến.
- Lắng nghe .
- 1 HS đọc to bài tập 6.
- HS thực hành vẽ ( kể )
- HS lần lượt trình bày trước lớp.
- 2 HS đọc ghi nhớ / 28.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
	LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TOÁN
Tiết 98: Phân số và phép chia số tự nhiên (tt)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Giúp học sinh nhận biết được kết quả của phép chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành phân số ( trong trường hợp tử số lớn hơn mẫu số ).
- Bước đầu biết so sánh phân số với 1.
II. Đồ dùng dạy học
- Bộ đồ dùng dạy học toán lớp 4.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
a/ Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc ví dụ 1.
- Nêu ví dụ 1. Hướng dẫn để HS tự nêu cách giải quyết vấn đề .
- GV mô tả bằng hình cho HS rõ hơn .
- Nêu ví dụ 2 . Hướng dẫn để HS tự nêu cách giải quyết vấn đề .
+ và 1 quả cam , bên nào có nhiểu cam hơn . Hãy so sánh và 1 ?
* Vậy : Những phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1 .
Ta viết : > 1 
- Hãy viết thương của 4:4 dưới dạng phân số và STN .?
- = 1 . Hãy so sánh tử số và mẫu số ?
* Vậy : Những phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng 1.
 - Hãy so sánh 1 và quả cam và so sánh tử số và mẫu số ?
 < 1
* Vậy : Những phân số nào có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đóbé hơn 1.
b/ Thực hành 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc y/c bài tập .
- Cho HS làm vào bảng con .
* Nhận xét bảng HS viết .
+ Khi viết thương của một phép chia dưới dạng phân số thì tử số là số nào? mẫu số là số nào?
Bài 2: 
- Gọi HS đọc y/c bài tập .
- Cho HS làm vào SGK .
* Nhận xét bảng HS viết .
Bài 3: 
- Gọi HS đọc y/c bài .
- Yêu cầu HS tự làm vào vở .
* Quan sát giúp đỡ HS làm còn lúng túng .
* Chấm 1 số vở và nhận xét .
+ Phân số có tử số và mẫu số như thế nào thì lớn hơn, bằng hoặc bé hơn 1?
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm:
1/ Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số:
7 : 5, 18 : 12, 3 : 7, 9 : 11, 23 : 24
2/ So sánh các phân số sau đây với 1:
, , , , 
- 2 HS thực hiện (Nhật Nam, Kiến Minh)
- 1 HS đọc to ví dụ 1.
* HS tự nêu cách giải quyết vấn đề .
- Ăn 1 quả cam tức là ăn 4 phần hay quả cam 
 Ăn thêm quả nữa tức là ăn thêm 1 phần ; Như vậy , ăn tất cả 5 phần hay quả cam .
- Quan sát hình GV mô tả .
- Đọc ví dụ 2 .
* HS tự nêu cách giải quyết vấn đề .
- Chia đều 5 quả cam cho 4 người thì mỗi người nhận được quả cam .
- HS nhận biết :
 quả cam là kết quả của phép chia đều 5 quả cam cho 4 người . 
Ta có : 5 : 4 = .
 quả cam gồm 1 quả cam và quả cam , do đó quả cam nhiều hơn 1 quả cam . 
- 4 : 4 = = 1
- Nêu : Phân số có tử số bằng mẫu số .
- Nêu tiếp : Phân số có tử số bé hơn mẫu số .
 phân số đó bé hơn 1 .
-1 HS đọc to y/c .
- Lớp làm làm vào bảng con .
- Trả lời câu hỏi.
-1 HS đọc to y/c .
- Lớp làm làm vào SGK.
- 1HS đọc to y/c bài .
- Lớp tự làm bài vào vở .
- Trả lời câu hỏi.
- Suy nghĩ làm bài.
LƯỢNG GIÁ
TẬP ĐỌC
Tiết 40: Trống đồng Đông Sơn
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: trang trí, tỏa ra, vũ công, nhảy múa, nổi bật, săn bắn, quê hương 
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ca ngợi trống đồng Đông Sơn, ca ngợi những hoa văn trang trí trên trống đồng thể hiện vẻ đẹp đầy tính nhân bản của nền văn hóa Việt cổ xưa.
- Đọc diễn cảm toàn bài: giọng đọc thể hiện cảm hứng tự hào, ca ngợi.
- Hiểu các từ khó trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với hoa văn rất đặc sắc là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam.
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, tự hào về văn hóa dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần hướng dẫn luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 4 HS đọc từng đoạn bài “Bốn anh tài” và trả lời câu hỏi trong bài.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của bài.
 - Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Luyện đọc
- Mời 1 HS giỏi đọc bài.
- Gọi HS đọc thầm bài và chia đoạn.
- Thống nhất cách chia đoạn.
- Gọi HS đọc nối tiếp nhau theo đoạn.
Trong khi HS đọc, GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (lưu ý HS yếu).
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc mẫu ( nếu HS đọc chưa tốt ). 
* Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đoạn 1 , lớp đọc thầm theo , trao đổi với nhau trả lời câu hỏi :
+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào? ( HS yếu):
+ Hoa văn trên mặt trống đồng được tả như thế nào?
- Giảng bài : Trống đồng Đông Sơn là niềm tự hào của dân tộc . Nó thể hiện nét văn hóa từ ngàn xưa của ông cha ta .Sự đa dạng của trống đồng với những hoa văn đặc sắc được trang trí đã thể hiện nét tài hoa của các nghệ nhân thời đó .
- Gọi HS đọc tiếp đoạn 2 – lớp cùng đọc thầm theo –trao đổi nhau trả lời câu hỏi :
 + Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng ?
 + Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng ?
+ Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người VN ta ?
- Vậy nội dung bài nói lên điều gì ?
- Chốt ý đúng và ghi lên bảng: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn phong phú đa dạng với hoa văn rất đặc sắc , là niềm tự hào chân chính của người Việt nam.
* Đọc diễn cảm 
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn của bài .
- Treo bảng đoạn luyện đọc đoạn :
 Nổi bật ..nhân bản sâu sắc .
+ Đọc mẫu đoạn văn 
-Cho HS luyện đọc.
* Nhận xét –tuyên dương HS đọc tốt .
3. Hoạt động nối tiếp
- Luyện đọc và tìm giọng đọc hay cho bài đọc.
- 4 HS thực hiện (Minh Tâm, Bảo Toàn).
- 1 HS thực hiện (Ngọc Trân)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- 1 HS giỏi đọc bài.
- Đọc thầm bài và chia đoạn:
+ Đoạn 1 : Niềm tự hào hươu nai có gạc .
+ Đoạn 2 : Phần còn lại .
- HS nối tiếp nhau đọc bài (2 lượt)
- Luyện đọc theo hướng dẫn của giáo viên.
- 1 HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc to. Lớp đọc thầm theo , cùng trao đổi nhau trả lời câu hỏi .
+ . Đa dạng cả về hình dáng , kích cỡ lẫn phong cách trang trí , sắp xếp hoa văn 
+ .. Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh , hình tròn đồng tâm , hình vũ công nhảy múa , chèo thuyền , hình chim bay , hươu nai có gạc 
- Lắng nghe và nhớ .
- 1 HS đọc đoạn còn lại .lớp theo dõi trong SGK.Trao đổi nhau cùng trả lời câu hỏi .
+ Lao động , đánh cá , săn bắn , đánh trống , thổi kèn , cầm vũ khí bảo vệ quê hương , tưng bừng nhảy múa, mừng chiến công , cảm tạ thần linh , ghép đôi nam nữ 
+Vì những hình ảnh về hoạt động của con người là những hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn . Những hình ảnh khác chỉ góp phần thể hiện con người – con người lao động làm chủ , hòa mình với thiên nhiên ; con người nhân hậu ; con người khao khát cuộc sống hạnh phúc , ấm no .
- ..Trống đồng Đông Sơn đa dạng , hoa văn trang trí đẹp , là một cổ vật quý giá phản ánh trình độ văn minh của người Việt cổ xưa , là một bằng chứng nói lên rằng dân tộc VN là một dân tộc có một nền văn hóa lâu đời , bền vững . 
 - HS khác bổ sung nhận xét .
- Lần lượt từng HS trả lời 
- 1HS lặp lại .
- 2 em tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài .
- Lắng nghe .
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
- 3 – 5 HS thi đọc diễn cảm trước lớp .
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
	LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 39: Miêu tả đồ vật – Kiểm tra viết 
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh 1 bài văn miêu tả đồ vật.
- Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần ( mở bài, thân bài, kết luận).
- Diễn đạt thành câu, lời văn sinh động, tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ đồ vật trong SGK.
- Giấy, bút làm bài kiểm tra.
- Bảng lớp viết đề bài và dàn ý của bài văn tả đồ vật.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Hoạt động cơ bản
HS viết bài kiểm tra 
- Gọi HS đọc dàn ý trên bảng :
Mở bài : Giới thiệu đồ vật định tả ?
Thân bài : 
 + Tả bao quát toàn bộ đồ vật ( hình dáng , kích thứơc , màu sắc , chất liệu , cấu tạo ,..)
 + Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật (có thể kết hợp thể hiện tình cảm thái độ của người viết với đồ vật).
Kết bài : Nêu cảm nghĩ đối với đồ vật đã tả .
- Nhắc HS :
 + Các em nên viết bài theo cách mở bài gián tiếp 
hoặc kết bài mở rộng , lập dàn ý trước khi viết – viết nháp vào bài kiểm tra .
 + Các em có thể tham khảo những đoạn văn mà mình đã viết trước đó .
- Cho HS thực hành viết bài . 
- Thu bài làm của HS.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS về quan sát những đổi mới nơi mình sinh sống để giới thiệu với các bạn.
- 1HS thực hiện ( Quang Trường)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- 2 HS đọc to .
- Cả lớp làm bài .
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_20_thu_4_nam_hoc_2012_2013.doc