Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021

TẬP ĐỌC

Tiết 35: ÔN TẬP – TIẾT 1

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.

2. Kĩ năng: Đọc rành mạch trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được ba đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì 1.

3. Thái độ: Rèn luyện đầu óc tư duy, tổng hợp tốt.Yêu thích HĐ nhóm.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu cầu.

- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như BT2 và bút dạ.

 

docx 18 trang xuanhoa 06/08/2022 1410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 18
Thứ hai, ngày 4 tháng 1 năm 2021
TẬP ĐỌC
Tiết 35: ÔN TẬP – TIẾT 1
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
2. Kĩ năng: Đọc rành mạch trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được ba đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì 1.
3. Thái độ: Rèn luyện đầu óc tư duy, tổng hợp tốt.Yêu thích HĐ nhóm.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu cầu.
- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như BT2 và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Củng cố kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu. Đọc rành mạch trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung.
Cách tiến hành:
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi đọc và trả lời 1- 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
- Những HS chưa đạt yêu cầu GV dặn HS về nhà chuẩn bị để kiểm tra vào tiết sau.
Hoạt động 3: Vận dụng 
Mục tiêu: Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
Cách tiến hành: 
- Các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Những bài tập đọc nào là truyện kể trong hai chủ điểm trên?
- Yêu cầu HS tự làm bài trong nhóm 4. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- HS nhận xét về hoạt động của nhóm.
- 1 HS điều khiển đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Ông Trạng thả diều 
....	
Trinh Đường
......
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà 
hiếu học
.......
Nguyễn Hiền
......
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
+ Những bài tập đọc thuộc chủ điểm “Có chí thì nên” khuyên các em điều gì?
+ Em học được điều gì ở nhân vật Nguyễn Hiền?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc các bài tập và học thuộc lòng, chuẩn bị tiết sau.
TOÁN
Tiết 86: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS biết dấu hiệu chia hết cho 9.
2. Kĩ năng: Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK, bảng phụ, phấn.
- HS: SGK, xem trước nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- Gọi 2 HS lên sửa bài tập.
- GV nhận xét.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS biết dấu hiệu chia hết cho 9.
Cách tiến hành:
* GV hướng dẫn cho HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9.
- Tổ chức tương tự bài “Dấu hiệu chia hết cho 2”.
- GV cho HS nêu các VD về các số chia hết cho 9, các số không chia hết cho 9, viết thành 2 cột.
- GV hướng sự chú ý của HS vào cột bên trái để tìm ra các đặc điểm của số chia hết cho 9. GV lấy VD đơn giản như số 19; 28; 17 không chia hết cho 9 để bác bỏ nhận xét trên.
- GV gợi ý để HS đi đến tính nhẩm tổng các chữ số của các số ở cột bên trái ( có tổng các chữ số chia hết cho 9 ) và rút ra nhận xét: “ Các số cho tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9”. 
- HS khác thử tìm các số lớn hơn có 3 chữ số, thấy có tổng các chữ số chia hết cho 9 và đi đến dấu hiệu cần tìm.
- GV cho HS nên dấu hiệu chia hết cho 9 (SGK).
- GV nêu tiếp: Bây giờ ta xét xem các số không chia hết cho 9 có đặc điểm gì?
- HS nêu nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: HS biết vận dụng để giải các bài tập liên quan.
Cách tiến hành:
Bài 1: 
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS thảo luận nhóm đôi (cá nhân, chia sẻ với bạn bên cạnh).
- 1 HS điều khiển các bạn nêu kết quả, yêu cầu HS nêu cách làm. GV cùng cả lớp nhận xét.
Bài 2:
- GV cho HS tiến hành tương tự như bài 1 (chọn số mà tổng các chữ số không chia hết cho 9).
Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Các số phải viết cần thỏa mãn những điều kiện nào?
- Cho HS làm vào vở (cá nhân, chia sẻ với bạn bên cạnh) và nêu kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 4: 
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gi?
- HS thảo luận nhóm 4, làm bảng phụ.
- HS nhận xét về hoạt động của nhóm.
- 1 HS điều khiển đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét bài của bạn và nêu cách làm của mình.
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.
Cách tiến hành:
- Cho HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 9.
- HS thi tìm số chia hết cho 9. Chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy cử 4 em tham gia trò chơi.
Khoanh tròn vào các số chia hết cho 9: 1035; 1468; 1350; 4056; 8934; 3267
- Dặn về nhà học thuộc, ghi nhớ dấu hiệu chia hết cho 9.
- Nhận xét tiết học.
CHÍNH TẢ
Tiết 18: ÔN TẬP – TIẾT 2
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra TĐ và HTL.
2. Kĩ năng: Ôn luyện kĩ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của HS về nhân vật qua bài tập đặt câu nhận xét về nhân vật. Ôn các thành ngữ, tục ngữ đã học qua bài thực hành chọn thành ngữ, tục ngữ hợp với tình huống đã cho.
3. Thái độ: Có ý thức đọc đúng, hiểu đúng Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Phiếu viết tên từng bài TĐ, HTL như tiết 1. Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3.
- HS: SGK, xem trước nội dung bài học
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng các bài Tập đọc và đọc thuộc lòng các bài Học thuộc lòng đã học. 
Cách tiến hành:
- Tiến hành tương tự như ở tiết 1.
Hoạt động 3: Vận dụng 
Mục tiêu: Giúp HS đặt được câu theo yêu cầu bài tập.
- Chọn được các thành ngữ, tục ngữ hợp với tình huống đã cho.
Cách tiến hành:
- Gọi HS đặt yêu cầu.
- HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS.
- Nhận xét, khen ngợi những HS đặt câu đúng hay.
- HS đọc yêu cầu BT 3.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận nhóm đôi và viết các thành ngữ, tục ngữ vào vở.
- HS trình bày và nhận xét.
- Nhận xét chung, kết luận lời giải đúng.
Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS chơi truyền điện đọc các câu thành ngữ, tục ngữ nói về:
+ Khẳng định rằng có ý chí nhất định thành công.
+ Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn.
+ Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS ghi nhớ các thành ngữ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
ĐẠO ĐỨC
Tiết 18: THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KỲ I
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Ôn tập các chuẩn mực đạo đức đã học trong học kì 1: hiếu thảo với ông bà cha mẹ, biết ơn thầy giáo cô giáo, yêu lao động 
2. Kĩ năng: Thực hành bày tỏ ý kiến, thái độ trước các chuẩn mực trên.
3. Thái độ: Hiếu thảo với ông bà cha mẹ, kính trọng thầy cô, yêu thích lao động.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Một số tình huống.
HS: Xem trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài tiết trước.
Cách tiến hành:
+ Bác Hồ đã nói về lao động như thế nào? 
+ Hãy nêu 1 số ví dụ về điều này? 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Củng cố nội dung các chủ đề đã học.
Cách tiến hành:
* Ôn chủ đề: hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Các nhóm thảo luận 4:
Giải quyết tình huống.
a – Mẹ mua trái cây về, bà rất thích ăn nhưng răng của bà yếu. Em sẽ làm gì để bà hài lòng?
b – Mẹ cảm bệnh cả tuần nay mà vẫn đi làm. Em sẽ làm gì để giúp mẹ mau khỏi bệnh? 
c – Ông bị đau chân đi lai khó khăn 
- HS nhận xét về hoạt động của nhóm.
- 1 HS điều khiển đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Các nhóm báo cáo rút ra ý chính. 
* Ôn bài kính trọng thầy cô
- HS cá nhân nối tiếp nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn thầy cô và những việc làm chưa tốt làm thầy cô buồn giận 
- GV nhận xét động viên HS.
* Ôn bài yêu lao động. 
- Hoạt động cá nhân, cả lớp.
+ Thế nào là yêu lao động? 
- HS làm bài tập trắc nghiệm.
- GV chốt ý, yêu cầu HS nhắc lại.
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.
Cách tiến hành:
+ Để thể hiện lòng biết ơn những người mà mình yêu thương, chúng ta cần làm gì?
- Nhận xét tiết học.
- Thực hành các kĩ năng, chuẩn mực đạo đức đã học,chuẩn bị cho bài sau.
Thứ ba, ngày 5 tháng 1 năm 2021
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 35: ÔN TẬP – TIẾT 3
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra Tập đọc và Học thuộc lòng. Ôn luyện về các kiểu mở bài, kết bài trong văn kể chuyện.
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy các bài Tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4. Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc. Viết được các kiểu mở bài, kết bài đã học.
3. Thái độ: Có ý thức đọc đúng, hiểu đúng tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Phiếu viết tên từng bài TĐ, HTL như tiết 1. Bảng phụ viết sẵn ghi nhớ về 2 cách mở bài, 2 cách kết bài.
- HS: SGK, xem trước nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: - Đọc trôi chảy các bài Tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4.
- Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc.
Cách tiến hành:
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
Hoạt động 3: Vận dụng
Mục tiêu: Giúp HS viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng.
Cách tiến hành: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc truyện Ông Trạng thả diều.
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc phần Ghi nhớ trên bảng phụ.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt.
Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
Cho đoạn văn sau: 
Chiếc bàn đã gắn bó với em suốt ba năm qua, và bây giờ lại cùng em cần mẫn, miệt mài bên những bài toán khó, những đoạn văn hay, những truyện kể hấp dẫn, san sẻ cùng em những niềm vui trong học tập.
Đoạn văn trên thuộc phần nào của bài văn miêu tả? Nội dung nói về điều gì?
- HS thảo luận nhóm đôi. 1 HS điều khiển các bạn trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại BT2 và chuẩn bị bài sau.
TOÁN
Tiết 86: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS biết dấu hiệu chia hết cho 3.
2. Kĩ năng: Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số bài tập.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ. 
- HS: SGK, xem trước nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- Gọi 2 HS lên sửa bài tập 1 tiết trước.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Giúp HS biết dấu hiệu chia hết cho 3.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS chọn các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3 tương tự như các tiết trước.
- Yêu cầu HS đọc các số chia hết cho 3 trên bảng và tìm ra đặc điểm chung của các số này.
- Yêu cầu HS tính tổng các chữ số của các số chia hết cho 3.
- HS tìm mối quan hệ giữa tổng các chữ số của các số này với 3.
- GVKL: đó chính là các số chia hết cho 3.
- Yêu cầu HS tính tổng các chữ số không chia hết cho 3 và cho biết những tổng này có chia hết cho 3 không?
+ Vậy muốn kiểm tra 1 số có chia hết cho 3 không ta làm thế nào?
Hoạt động 3: Luyện tập – Thực hành
Mục tiêu: Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số bài tập.
- Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
Cách tiến hành:
Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu lại đề bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (cá nhân, chia sẻ với bạn bên cạnh).
- 1 HS lên điều khiển các bạn trình bày. 
+ Những số chia hết cho 3 là những số nào? 
Bài 2: Cho HS tự làm bài sau đó chữa bài.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
+ Các số phải viết cần thoả mãn những điều kiện nào của bài?
- HS làm vào vở (cá nhân, chia sẻ với bạn bên cạnh) sau đó nối tiếp nhau đọc kết quả.
- GV nhận xét.
Bài 4: 
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS thảo luận nhóm 4 làm bài.
- HS nhận xét về hoạt động của nhóm.
- 1 HS điều khiển đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.
Cách tiến hành:
- Cho HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 3.
- HS thi tìm số chia hết cho 2. Chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy cử 4 em tham gia trò chơi.
Khoanh tròn vào các số chia hết cho 2: 1035; 3468; 2550; 4056; 8934; 3257
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiết sau.
KHOA HỌC
Tiết 35: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết được con người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở thì mới sống được.
2. Kĩ năng: - Xác định vai trò của khí ô- xi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức.
- Nêu được những VD để chứng tỏ không khí cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật.
- Nêu được những ứng dụng vai trò của ô- xy vào đời sống.
3. Thái độ: Thích làm thí nghiệm, trao đổi trong nhóm.
HS có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Hình trang 72, 73 SGK.
+ Sưu tầm các hình ảnh về người bệnh được thở bằng ô- xi.
+ Hình ảnh hoặc dụng cụ thật để bơm không khí vào bể cá.
- HS: SGK, xem trước nội dung bài học.
III. Các hoạt dộng dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
+ Khí ô- xy có vai trò như thế nào đối với sự cháy?
+ Khí ni- tơ có vai trò thế nào đối với sự cháy?
+ Tại sao muốn sự cháy được liên tiếp ta cần phải liên tục cung cấp không khí?
- HS nhận xét. GV nhận xét. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - HS nêu được dẫn chứng để chứng minh con người cần không khí để thở. Xác định được vai trò của khí ô- xi trong không khí đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
Cách tiến hành:
* Vai trò của không khí đối với con người.
- GV yêu cầu cả lớp để tay trước mũi, thở ta và hít vào. Sau đó hỏi HS nhận xét gì?
- Yêu cầu 2: HS cùng bàn bịt mũi nhau lại và người bị bịt mũi phải ngậm miệng lại. Sau đó GV hỏi HS bị bịt mũi:
+ Em cảm thấy như thế nào khi bị bịt mũi và ngậm miệng lại?
+ Qua TN trên, em thấy không khí có vai trò gì đối với con người?
- GV nêu.
* Vai trò của không khí đối với thực vật, động vật.
- GV yêu cầu đại diện mỗi nhóm nêu kết quả TN nhóm mình đã làm ở nhà.
+ Với những điều kiện nuôi như nhau: thức ăn, nước uống tại sao con sâu này lại chết?
+ Còn hạt đậu này, vì sao lại không được sống bình thường?
+ Qua 2 thí nghiệm trên, em hiểu không khí có vai trò như thế nào đối với động vật, thực vật?
* Ứng dụng vai trò của ô- xy trong đời sống.
- Yêu cầu HS quan sát hình 5, 6 SGK và cho biết dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước và dụng cụ giúp cho nước trong bể cá có nhiều không khí hòa tan.
- GV cho HS phát biểu.
- Cho HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét và kết luận.
Hoạt động3: Vận dụng
 Mục tiêu: - HS nêu được dẫn chứng để chứng minh động vật, thực vật đều cần không khí để thở.
- Xác định vai trò của khí ô- xi đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành nhóm 4 và yêu cầu HS trao đổi, thảo luận các câu hỏi. GV ghi câu hỏi lên bảng.
+ Những VD nào chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật, thực vật?
+ Trong không khí thành phần nào là quan trọng nhất đối với sự thở?
+ Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô- xy?
- HS nhận xét về hoạt động của nhóm.
- 1 HS điều khiển đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận: Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô- xy để thở. Chính vì vậy chúng ta phải biết bảo vệ bầu không khí trong lành.
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.
Cách tiến hành:
+ Không khí cần cho sự sống của sinh vật như thế nào?
+ Trong không khí thành phần nào là quan trọng nhất đối với sự thở?
+ Để trong không khí luôn có nhiều ôxi và hạn chế khí các- bô- níc chúng ta cần làm gì?
- Giáo dục HS luôn giữ gìn bầu không khí trong lành bằng những việc làm cụ thể và vận động, nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện.
- Về học thuộc mục Bạn cần biết và chuẩn bị bài “Tại sao có gió?”.
KỂ CHUYỆN
Tiết 18: ÔN TẬP –TIẾT 4
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Tiếp tục kiểm tra TĐ và HTL.
- Nghe – viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 80 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ 4 chữ (Đôi que đan).
2. Kĩ năng: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Rèn kỹ năng viết cho HS.
3. Thái độ: HS có ý thức tự học.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Phiếu viết tên từng bài TĐ, HTL như tiết 1.
- HS: SGK, xem trước nội dung bài học
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: - Đọc trôi chảy các bài Tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4.
- Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc.
Cách tiến hành:
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
Hoạt động 3: Vận dụng 
 Mục tiêu: - Nghe – viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 80 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ 4 chữ (Đôi que đan).
Cách tiến hành:
* Nghe – viết bài “Đôi que đan”.
- Gọi 1 HS đọc bài thơ Đôi que đan.
+ Từ đôi que đan và bàn tay của hai chị em những gì hiện ra?
+ Theo em hai chị em trong bài này là người như thế nào?
- HS nêu các từ khó trong bài.
- Luyện viết bảng con các từ vừa nêu. Kiểm tra lẫn nhau trong nhóm đôi, sửa sai cho nhau. GV yêu cầu HS viết sai phân tích lại từ đó.
- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng.
* HS viết bài vào vở: GV đọc cho HS viết chính tả.
- GV đọc, HS dò bài. Thu một số bài kiểm tra, nhận xét.
- HS đổi vở, mở SGK dò bài lẫn nhau.
- GV hỏi lỗi sai, yêu cầu HS viết sai trên 5 lỗi về viết lại cả bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
Viết lại các từ sai cho đúng chính tả trong đoạn văn sau:
	Chúng tôi đứng trên núi Chung. Nhìn sang trái là dòng sông lam uốn khúc theo dãy núi thiên nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co chắng soá.
- Nhận xét bài viết của HS.
- Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ Đôi que đan và chuẩn bị bài sau.
Thứ tư, ngày 6 tháng 1 năm 2021
TẬP ĐỌC
Tiết 36: ÔN TẬP – TIẾT 5
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Tiếp tục kiểm tra Tập đọc và học thuộc lòng.
- Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn, biết đặt câu hỏi xác định cho các bộ phận của câu đã học.
2. Kĩ năng: Đọc rành mạch trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được ba đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì 1.
3. Thái độ: Rèn luyện đầu óc tư duy, tổng hợp tốt.Hoạt bát khi HĐ nhóm.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Phiếu ghi tên từng bài Tập đọc, HTL trong 17 tuần HK I.
Một số tờ phiếu khổ to kẻ 2 bảng để HS làm BT2.
- HS: SGK, xem trước nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành 
Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng các bài đã học trong 17 tuần đầu.
Cách tiến hành:
- Tiến hành như tiết 1.
Hoạt động 3: Vận dụng 
Mục tiêu: Giúp HS tìm được các danh từ, tính từ, động từ trong các câu; đặt được câu hỏi cho các bộ phận.
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu về nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 làm bài.
- HS nhận xét về hoạt động của nhóm.
- 1 HS điều khiển đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
+ Em hãy đặt câu với 1 tính từ hoặc 1 động từ vừa tìm được ở bài 2.
- HS làm cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn bên cạnh.
- Vài HS nêu bài làm, HS khác nhận xét, sửa các dùng từ, đặt câu (nếu có).
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
TOÁN
Tiết 88: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
2. Kĩ năng: Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ. 
- HS: SGK, xem trước nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- Gọi vài HS nêu kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
+ Các số chia hết cho 2, cho 5 ta dựa vào dấu hiệu nào?
+ Các số chia hết cho 9, cho 3 ta dựa vào dấu hiệu nào?
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 làm thành thạo các bài tập.
Cách tiến hành:
Bài 1: - GV yêu cầu HS tự làm vào vở. (Cá nhân, chia sẻ với bạn bên cạnh)
+ Số nào chia hết cho 3?
+ Số nào chia hết cho 9?
+ Số nào chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9?
- GV và HS thống nhất kết quả đúng.
Bài 2: 
- Cho HS đọc đề bài.
- GV cho HS tự làm bài vào vở, sau đó chữa bài.
Bài 3:
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi. (Cá nhân, chia sẻ với bạn bên cạnh)
- Gọi HS nên từng phần và giải thích rõ vì sao đúng, sai.
Bài 4: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó suy nghĩ thảo luận nhóm 4.
- HS nhận xét về hoạt động của nhóm.
- 1 HS điều khiển đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
a. Số cần viết phải chia hết cho 9 nên cần điều kiện gì?
+ Vậy ta phải chọn 3 chữ số nào để lập số đó?
b. Số cần viết phải thỏa mãn điều kiện gì?
+ Vậy ta cần 3 chữ số nào để lập các số đó?
- GV yêu cầu HS suy nghĩ để nêu cách lựa chọn ba trong bốn chữ số 0, 6, 1, 2 và lập số ghi vào bài làm của mình.
- GV chữa bài.
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
Cách tiến hành:
- Các nhóm cử đại diện thi đua xác định số chia hết cho 2, 3, 5, 9 ở bảng: 1235; 2468; 1350; 4086; 8910; 3257
+ Nêu lại các dấu hiệu chia hết đã học.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiết sau.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 35: ÔN TẬP – TIẾT 6
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra TĐ, HTL. Ôn luyện văn miêu tả đồ vật.
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy các bài TĐ, HTL trong 17 tuần HK I. Chuyển được kết quả quan sát thành dàn ý. Viết mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích việc viết văn.Thích HĐ nhóm.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Phiếu viết tên từng bài TĐ, HTL như tiết 1.
+ Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ khi viết bài văn miêu tả đồ vật.
+ Một số tờ giấy khổ to để HS lập dàn ý cho BT2a.
- HS: SGK, xem trước nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng các bài đã học trong 17 tuần đầu.
Cách tiến hành:
- Tiến hành như tiết 1.
Hoạt động 3: Vận dụng 
 Mục tiêu: Giúp HS lập được dàn ý cho bài văn miêu tả đồ vật; viết được mở bài gián tiếp, kết luận mở rộng cho bài văn.
Cách tiến hành:
a) Quan sát một đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý.
- Đọc yêu cầu BT.
- Đưa bảng phụ vào.
- Xác định yêu cầu đề: Đây là bài văn miêu tả đồ vật rất cụ thể của em.
- 1 em đọc lại nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật trên bảng phụ.
- Chọn 1 đồ dùng học tập để quan sát.
- Mỗi em ghi lại kết quả quan sát vào vở nháp, sau đó chuyển thành dàn ý.
- Phát biểu ý kiến: Một số em trình bày dàn ý của mình trên bảng lớp.
- Cả lớp nhận xét, giữ lại dàn ý tốt nhất xem như là mẫu.
b) Viết mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng.
- Viết bài vào vở.
- Tiếp nối nhau đọc các mở bài, kết bài.
- Lớp nhận xét.
- Khen những em viết mở bài, kết bài hay.
Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
+ Em học được điều gì ở những bài văn của các bạn?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh bài tả cây bút
ĐỊA LÝ
Tiết 18: KIỂM TRA HỌC KỲ I
---------------------š&›--------------------
Thứ năm, ngày 7 tháng 1 năm 2021
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 36: KIỂM TRA
---------------------š&›--------------------
TOÁN
Tiết 89: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5, dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 trong một số tình huống đơn giản và giải toán.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.Thích trao đổi với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ. 
- HS: SGK, xem trước nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- Gọi vài HS trả lời câu hỏi. 
+ Em hãy nêu các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
+ Mỗi dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 cho một VD cụ thể để minh họa.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 trong một số tình huống đơn giản và giải toán. 
Cách tiến hành:
Bài 1: - Tự làm vào vở, sau đó chữa bài.
Bài 2: a) Nêu cách làm, sau đó tự làm vào vở.
b) Nêu cách làm, có thể nêu nhiều cách khác nhau, sau đó tự làm vào vở.
c) Nêu cách làm, sau đó tự làm vào vở.
- Tổ chức thi đua chữa bài ở bảng.
Bài 3: - Tự làm vào vở rồi kiểm tra chéo lẫn nhau.
Bài 4: - Tính giá trị của từng biểu thức, sau đó xem xét kết quả là số chia hết cho những số nào trong 2, 5.
- HS thảo luận nhóm đôi. (Cá nhân, chia sẻ với bạn bên cạnh)
- 4 HS làm bảng phụ.
- HS nhận xét bài làm của bạn, nhận xét bài trên bảng.
a) Chia hết cho 5.
b) Chia hết cho 2.
c) Chia hết cho 2 và 5.
d) Chia hết cho 5.
Bài 5: - Đọc đề, cùng nhau phân tích, thảo luận nhóm 4.
- HS nhận xét về hoạt động của nhóm.
- 1 HS điều khiển đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp nhận xét.
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. 
Cách tiến hành:
+ Các nhóm cử đại diện thi đua xác định các số chia hết cho 2, 5, 9, 3 ở bảng.
+ Nêu lại các dấu hiệu chia hết đã học.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài tiết sau.
KĨ THUẬT
Tiết 17+ 18: CẮT KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN( Tiết 3 + Tiết 4)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Củng cố về cắt, khâu thêu.
2. Kĩ năng: Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
3. Thái độ: Thích cắt, khâu, thêu. HS yêu thích sản phẩm do mình làm ra.	
II. Đồ dùng dạy - học:
GV và HS:
- Tranh quy trình của các bài trong chương.
- Mẫu khâu, thêu đã học.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- Cho HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu, khâu thường, khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa, khâu đường viền gấp mép vải bằng mũi khâu đột, thêu móc xích.
- Kiểm tra lại sản phẩm đã làm ở tiết 2.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
- Biết nhận xét sản phẩm của bạn, từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân của mình.
Cách tiến hành:
* Thực hành cắt, khâu, thêu (không bắt buộc HS nam thêu). 
- Tổ chức cho HS cắt, khâu, thêu hoàn thiện các sản phẩm.
- Nêu thời gian hoàn thành sản phẩm.
* GV đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm.
- Đánh giá kết quả kiểm tra theo 2 mức: Hoàn thành và chưa hoàn thành.
- Những sản phẩm tự chọn có nhiều sáng tạo, thể hiện rõ năng khiếu khâu, thêu được đánh giá ở mức hoàn thành tốt.
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức vừa học.
Cách tiến hành:
+ Nêu một số sản phẩm mà em đã vận dụng các kĩ năng cắt, khâu, thêu trong cuộc sống.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.	
 Tiết 36: KHOA HỌC
KIỂM TRA CUỐI KÌ I
---------------------š&›--------------------
Thứ sáu, ngày 8 tháng 1 năm 2021
TẬP LÀM VĂN
Tiết 36: KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
---------------------š&›--------------------
TOÁN
Tiết 90: KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
---------------------š&›--------------------
LỊCH SỬ
Tiết 18: KIỂM TRA HỌC KỲ I
---------------------š&›--------------------
SINH HOẠT LỚP TUẦN 18
 Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Khởi động: Hát – kể chuyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_18_nam_hoc_2020_2021.docx