Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 13, Thứ 2 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 13, Thứ 2 - Năm học 2012-2013

TOÁN

Tiết 61: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11

(trang 70 -71)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11

2. Kĩ năng: Áp dụng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 để giải các bài toán có liên quan

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập 1, 3 .

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 23 trang xuanhoa 11/08/2022 1160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 13, Thứ 2 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ bảy ngày 24 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2012
TOÁN
Tiết 61: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
(trang 70 -71) 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 
2. Kĩ năng: Áp dụng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 để giải các bài toán có liên quan
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập 1, 3 .
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Khởi động: Hát
* Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
* Giới thiệu bài mới
2. Hoạt động cơ bản
* Nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11
MT: giúp HS nắm được cách nhân, chia nhẩm với 10, 100, 1000
PP: động não, đàm thoại, thực hành .
Trường hợp tổng 2 chữ số bé hơn 10
+ Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính 27 x 11
+ Gợi ý HS nhận xét để rút ra cách tính nhẩm
+ Nêu thêm VD yêu cầu HS tính
GV kết luận: Nếu tổng bé hơn 10 thì viết tổng đó giữa 2 chữ số
Trường hợp tổng 2 chữ số lớn hơn 10
+ Yêu cầu HS nhân nhẩm 48 x 11 theo cách trên . 
+ Yêu cầu HS đặt tính và tính 
+ Gợi ý HS nhận xét để rút ra cách tính nhẩm
=> Trường hợp tổng của hai chữ số bằng 10 làm giống hệt như trên .
+ Nêu thêm VD yêu cầu HS tính
* Thực hành
MT: giúp HS làm các bài tập.
PP: động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1:
+ Yêu cầu HS nhân nhẩm và ghi kết quả vào vở
+ Sửa bài: HS nêu kết quả và cách tính nhẩm
Bài tập 3:
+ GV yêu cầu HS tự làm bài.
3. Hoạt động nối tiếp
Tìm a biết tích của 3a và 11 là 352.
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp (Phương Trinh, Quỳnh Sương), cả lớp theo dõi.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- 1 HS lên bảng tính
- HS thực hành tính vào nháp
- Để có 297 ta đã viết số 9 ( tổng của 2 và 7 ) xen giũa hai chữ số của 27 
- HS đặt tính và nhận xét theo các gợi ý của GV
 48
 x 11
 48 
 48
 528
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS làm bài
- Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
- HS nêu tóm tắt
- HS giải tóm và sửa bài . 
- HS làm bài.
 LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP ĐỌC
Tiết 25: Người tìm đường lên các vì sao
(trang 125 - 126)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu ND bài: ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
2. Kĩ năng: 
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc trơn tên tiếng nước ngoài Xi-ôn-cốp-xki. 
- Biết đọc bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục .
3. Thái độ: HS có được ý chí, nghị lực, quyết tâm thực hiện mơ ước của mình.
* GDKNS: XĐ giá trị, tự nhận thức bản thân, đặt mục tiêu, quản lí thời gian.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa con tàu vũ trụ 
- Bảng phụ viết câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Khởi động: Cho cả lớp hát một bài.
* KTBC:
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp và trả lời các câu hỏi trong bài Vẽ trứng
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Giới thiệu bài.
2. Hoạt động cơ bản
* Luyện đọc.
MT: giúp HS đọc đúng bài văn
PP: trực quan, giảng giải, thực hành.
+ Hướng dẫn phân đoạn: 4 đoạn:
 Đoạn 1: 4 dòng đầu. Đoạn 2: 7 dòng tiếp. Đoạn 3: 6 dòng tiếp theo. Đoạn 4: 3 dòng còn lại.
+ Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó + giải thích từ khó 
+ Hướng dẫn HS đọc đúng tên riêng: Xi-ôn-cốp-xki, nhấn giọng những từ ngữ nói vế ý chí, nghị lực, khao khát hiểu biết của Xi-ôn-cốp-xki
+ Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn 
- Đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài.
MT: Giúp HS cảm thụ bài văn
PP: Đàm thoại, giảng giải, thực hành.
- Xi-ôn -cốp-xki mơ ước điều gì ?
- Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào ?
- Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?
+ GV giới thiệu một số nét về quá trình nghiên cứu của Xi-ôn-cốp-xki.
 + Em hãy đặt tên khác cho truyện
GV chốt ý nghĩa: Xi-ôn-cốp-xki đã kiên trì, nhẫn nại nghiên cứu để thực hiện ước mơ của mình
* Hướng dẫn đọc diễn cảm.
MT: Giúp HS đọc diễn cảm bài văn
PP: Làm mẫu, thực hành .
+ Luyện đọc đoạn: Từ nhỏ, hàng trăm lần.
+ Hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc => HS luyện đọc => Theo dõi, sữa chữa, uốn nắn.
3.Hoạt động nối tiếp
-Yêu cầu HS luyện đọc và tìm hiểu thêm về Xi-ôn-cốp-xki
- Cả lớp hát
- 3 HS thực hiện (Khánh Linh, Thùy Anh, Thành Thảo)
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Đọc 2 – 3 lượt .
- HS luyện đọc trong nhóm
- 2 HS đọc cả bài 
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc thầm, đọc lướt từng đoạn và trả lời câu hỏi.
HT: cá nhân,lớp.
- HS luyện đọc 
- Thi đọc diễn cảm
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
CHÍNH TẢ
Tiết 13: Người tìm đường lên các vì sao
(trang 125 - 126)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài “Người tìm đường lên các vì sao”.
2. Kĩ năng: Tìm đúng, viết đúng những tiếng có âm đầu l/n hoặc âm i/iê
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học
- CNTT (trình chiếu) sẵn nội dung BT 2a hoặc 2b .
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Trò chơi: Đố bạn.
- Viết bảng con ừ khó của bài chính tả trước.
- Giới thiệu bài.
2. Hoạt động cơ bản
* Hướng dẫn HS nghe– viết.
MT: giúp HS nghe để viết đúng đoạn văn
PP: trực quan, đàm thoại, thực hành.
Tìm hiểu nội dung bài:
+ Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ khó: Xi-ôn-cốp-xki, dại dột, ngã gãy chân, rủi ro, non nớt, hì hục .
+ Lưu ý HS trình bày câu nói trong ngoặc kép.
Viết chính tả:
+ HS nghe - viết đoạn văn
+ Chấm, chữa 7 – 10 bài.
+ GV nhận xét chung bài viết của HS
* Hướng dẫn làm bài tập 
MT: Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP: Động não, đàm thoại , thực hành
Bài 2:
+ HS đọc bài tập 2a 
=> giúp HS hiểu yêu cầu của bài: tìm từ láy bắt đầu là l hoặc n
+ Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Bài 3:
+ HS đọc bài tập 3a
+ GV + HS lần lượt giải thích nghĩa của từng câu và đưa ra đáp án đúng
3. Hoạt động nối tiếp
+ Tổ chức trò chơi “Ôn luyện Tiếng Việt” .
- Chơi trò chơi.
- Viết bảng con.
HT: cá nhân, lớp
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm
- Luyện viết vào bảng con
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- Thảo luận nhóm 4
- Trình bày => sửa bài
- HS làm việc cá nhân 
- 2 HS lên bảng phụ làm bài tập.
- Tham gia chơi.
LƯỢNG GIÁ
HS viết sai dưới 3 lỗi: 	
HS viết sai trên 3 lỗi: 	
HS làm đúng các bài tập:
 ..›&š ..
LỊCH SỬ
Tiết 13: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 – 1077)
( trang 34 - 36)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết ta thắng được quân Tống bởi tinh thần dũng cảm và trí thông minh của quân dân ta . Người anh hùng tiêu biểu của cuộc kháng chiến này là Lý Thường Kiệt .
- HS khá, giỏi: Nắm được nội dung cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống. Biết nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến.
2. Kĩ năng: 
- HS trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống dưới thời Lý.
- HS mô tả sinh động trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Cầu.
3. Thái độ: HS tự hào về tinh thần dũng cảm và trí thông minh của nhân dân ta trong cộng cuộc chống quân xâm lược.
II. Đồ dùng dạy học
- Lược đồ kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai .
 III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Cho lớp hát bài : Cho ước mơ bay cao.
* KTBC:
-Vì sao đến thời Lý đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất ?
 -Thời Lý chùa được sử dụng vào việc gì?
- Nhận xét, ghi điểm.
* Giới thiệu bài	
2. Hoạt động cơ bản
2.1. Quân ta chủ động tấn công quân Tống
MT: HS nắm được nguyên nhân quân ta đánh Tống
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải
+ Chọn ý kiến đúng: Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống:
 - Để xâm lược nước Tống
 - Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống
=> GV chốt ý kiến thứ hai đúng và giải thích thêm
2.2. Trận chiến trên song Như Nguyệt
MT: HS dựa vào lược đồ kể được diễn biến
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
+ GV kết hợp với lược đồ trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống 
=> yêu cầu HS thuật lại diễn biến 
+ GV đọc cho HS nghe bài thơ “Thần” 
=> Giải thích bốn câu thơ trong SGK => Nêu tác dụng
2.3.Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
MT: giúp HS biết được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến.
PP: đàm thoại, giảng giải 
- Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc KC?
GV chốt: do quân dân ta rất dũng cảm và Lý Thường Kiệt là một tướng tài
+ Dựa vào SGK, cho HS trình bày kết quả của cuộc kháng chiến.
+ GV nhận xét, kết luận.	
3. Hoạt động nối tiếp
Tìm hiểu thêm về Lý Thường Kiệt.
- Cả lớp cùng hát
- 2 HS trả lời ( Trần Hoàng, Mỹ Đình)
HT: cá nhân, lớp
- Dựa vào SGK, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi
- Lựa chọn đáp án
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- Theo dõi
- Dựa vào gợi ý kể lại diễn biến
HT: nhóm, lớp
- Các nhóm thảo luận 
- Đại diện nhóm báo cáo
- HS làm việc với SGK và trả lời
LƯỢNG GIÁ
Ngày soạn: Chủ nhật ngày 25 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2012
TOÁN
Tiết 62: Nhân với số có ba chữ số
(trang 72 - 73)
I. Mục tiêu
 - Biết thực hiện nhân với số có 3 chữ số.
 -Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai, tích riêng thứ ba trong phép nhân với số có 3 chữ số. 
- Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập 1, 3
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Khởi động: Mời cả lớp chơi trò Ong tìm mật
* Kiểm tra bài cũ.
- Mời 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Giới thiệu cách đặt tính và tính 
MT: HS biết cách đặt tính và tính
PP: động não, đàm thoại, thực hành
+ Yêu cầu HS đặt tính và tính 164 x 100 ; 164 x 20 và 164 x 3 
+ Nêu cách tính 164 x 123 => Nhận xét cách tính 
+ Hướng dẫn HS viết gọn các phép tính này trong một lần tính . 
 164 
 x 123 
 492 * 492 là tích riêng thứ nhất 
 328 * 328 là tích riêng thứ hai 
 164 * 164 là tích riêng thứ ba
 20172
=> Lưu ý HS vị trí viết các tích riêng
+ Cho HS đặt tính, thực hiện lại phép nhân 164 x 123. 
+ Yêu cầu HS nêu lại từng bước nhân. 
* Thực hành
MT: giúp HS làm các bài tập.
PP: động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1:
+ Sửa bài => yêu cầu 3 HS lần lượt nêu cách tính của từng phép nhân. 
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS làm SGK.
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải vào vở.
3. Hoạt động nối tiếp
BTLT : Tìm x :
X : 145 = 318 ; x : 213 = 1456
- 2 HS lên bảng làm bài (Danny, An)
HT: cá nhân, lớp
164 x 123 = 164 x (100 + 20 + 3) 
= 164 x 100 + 164 x 20 +164 x 3 = 16 400 + 3 280 + 492 
= 20 172 
- HS nghe giảng. 
-1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào nháp.
- HS nêu như SGK.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS làm bài
- HS sửa
- HS làm bài
- HS sửa bài
- HS nêu tóm tắt
- HS giải và sửa bài . 
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 25: Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực
( trang 127)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hệ thống hóa và hiểu sâu hơn những từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ điểm “Có chí thì nên”.
2. Kĩ năng: Luyện tập MRVT thuộc chủ điểm trên, hiểu sâu hơn các từ ngữ thuộc chủ điểm.
3. Thái độ: Vận dụng từ ngữ vào giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Mời HS thi tìm từ tiếp sức
* KTBC:
+ Đặt câu với các từ miêu tả mức độ khác nhau của tính từ đỏ, cao, vui
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Hướng dẫn làm bài tập
MT: giúp HS làm được các bài tập
PP: trực quan, giảng giải, thực hành
Bài tập 1:
+ Yêu cầu trao đổi nhóm đôi làm vào VBT.
GV chốt ý:
Các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người: quyết tâm, bền chí, bền lòng, kiên nhẩn, vững lòng...
Các từ nêu lên thử thách đối với ý chí, nghị lực con người: gian khó, gian khổ, gian lao, thách thức, chông gai...
Bài tập 2:
+ GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, 1 HS đặt 2 câu, 1 câu với từ nhóm a, 1 câu với từ nhóm b.
=> GV nhận xét, chỉnh sửa giúp HS hoàn thành câu
+ GV ghi bảng 1 số câu hay.
Bài tập 3:
+ GV lưu ý:
Viết đoạn văn đúng yêu cầu đề bài
Có thể kể 1 người mà em biết qua sách, báo, tivi.. hoặc người thân trong gia đình.
Có thể mở đầu hoặc kết thúc đoạn văn bằng thành ngữ (tục ngữ).
+ Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn đoạn văn hay.
3. Hoạt động nối tiếp
Yêu cầu HS viết chưa viết xong bài tập 3 tiếp tục hoàn thành.
- Thi đua tìm từ.
- 2 HS nối tiếp trả lời (Khánh Hà, Quỳnh Anh)
HT: cá nhân, lớp, nhóm.
- HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài => trình bày kết qủa
- HS sửa bổ sung vào VBT.
- HS làm bài cá nhân
- Sửa bài.
- HS đọc yêu cầu bài
- HS suy nghĩ và viết đoạn văn.
- HS trình bày đoạn văn.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
KỂ CHUYỆN
Tiết 13: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- HS kể lại được câu chuyện đã đọc hay đã nghe nói về một người có nghị lực
- Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (đoạn truyện).
2. Kĩ năng: HS nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
3. Thái độ: Yêu thích kể chuyện, có ý chí vượt khó
II. Đồ dùng dạy học
- Một số truyện sưu tầm về người có nghị lực
- CNTT (trình chiếu) sẵn nội dung cần trao đổi qua câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Cho lớp chơi trò chơi: Gọi bạn
+ Gọi 2 HS kể lại câu chuyện Bàn chân kỳ diệu
+ NX, cho điểm
- Giới thiệu bài.
2. Hoạt động cơ bản
* Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài 
MT: Giúp HS nắm và thực hiện đúng yêu cầu đề bài
PP: Làm mẫu, đàm thoại, thảo luận
+ Yêu cầu HS gạch dưới những từ quan trọng của đề bài 
 Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực
+ Gợi ý các nhân vật đã học: Bác Hồ, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hiền, Nguyễn Ngọc Kí, Ngu Công ..
+ Khuyến khích HS kể các câu chuyện đã sưu tầm được ngoài SGK.
+ GV gợi ý cách kể chuyện:
 - Giới thiệu câu chuyện: nêu tên, cho biết đã nghe hoặc đọc ở đâu.
 - Kể chuyện phải có mở đầu, diễn biến, kết thúc (với chuyện dài có thể kể một, hai đoạn chính có sự kiện, ý nghĩa )
 - Rút ra ý nghĩa câu chuyện. 
* HS thực hành kể chuyện.
MT: HS kể được truyện, nêu được ý nghĩa truyện
PP: Động não , đàm thoại , thực hành
+ Kể chuyện nhóm đôi
+ Thi kể trước lớp
+ GV theo dõi HS kể chuyện, gợi ý thêm cho những HS còn lúng túng 
+ Viết tên những HS tham gia thi kể và tên câu chuyện của các em để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chơi trò chơi.
- 2 HS kể ( Tường Vy, Bảo Trường)
HT: cá nhân, nhóm, lớp.
- Đọc đề bài
- Gạch dưới từ quan trọng
- Đọc gợi ý 1
- HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện của mình, nêu rõ nhân vật có nghị lực vượt khó
- HS lắng nghe.
- Theo dõi hướng dẫn của GV.
HT: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS kể chuyện theo nhóm đôi – trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể chuyện trước lớp
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất.
-HS nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
 LƯỢNG GIÁ
Ngày soạn: Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ tư ngày 28 tháng 11 năm 2012
TOÁN
Tiết 63: Nhân với số có ba chữ số (tt)
(trang 73)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép nhân với số có 3 chữ số (chữ số hàng chục là 0). 2. Kĩ năng: Tính nhanh nhân với số có ba chữ số 
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi: Đố bạn
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
+ GV nhận xét và ghi điểm .
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Giới thiệu cách đặt tính và tính
MT: giúp HS biết cách đặt tính và tính
PP: động não, đàm thoại, thực hành
+ Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính: 258 x 203
+ Nhận xét về các tích riêng và rút ra kết luận
+ GV hướng dẫn HS dạng viết gọn: viết 516 thụt vào 2 cột so với tích riêng thứ nhất. 
 258
 x 203
 774
 516
 52374
* Thực hành
MT: giúp HS làm các bài tập.
PP: động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1:
+ HS tự thực hiện phép tính
+ Sửa bài: nêu cách tính
Bài tập 2:
+ Yêu cầu HS thực hiện phép nhân 456 x 203, sau đó so sánh với 3 cách thực hiện phép nhân này trong bài để tìm cách nhân đúng, cách nhân sai .
Bài tập 3:
+ Yêu cầu HS tóm tắt và giải.
+ Sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp
BTLT: Tính giá trị của biểu thức sau:
458 x 105 + 324 x 105; 457 x 207 - 207 x 386
- Tham gia chơi.
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp (Hải Đăng, Bảo Trường)
HT: cá nhân, lớp
- HS thực hiện tính
- HS nhận xét.
+ tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0
+ Có thể bỏ bớt, không cần viết tích riêng này, mà vẫn dễ dàng thực hiện phép tính cộng.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS làm bài
- Đổi chéo vở kiểm tra
- HS làm bài
- HS sửa
- HS làm bài
- Sửa bài.
- Làm bài vào vở nháp.
 LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP ĐỌC
Tiết 26 : Văn hay chữ tốt
(trang 129 - 130)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữa chữ viết xấu của Cao Bá Quát. Sau khi hiểu chữ xấu rất có hại, Cao Bá Quát đã dốc sức rèn luyện, trở thành người nổi danh văn hay chữ tốt.
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể từ tốn, đổi giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với nội dung ca ngợi quyết tâm và sự kiên trì của Cao Bá Quát .
3. Thái độ: HS có được ý chí, kiên trì, quyết tâm thực hiện điều mong muốn của mình..
* GDKNS: XĐ giá trị, tự nhận thức bản thân, đặt mục tiêu, kiên định.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa nội dung bài đọc SGK. 
- Bảng phụ viết câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Cả lớp hát 1 bài.
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài Người tìm đường lên các vì sao và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Luyện đọc.
MT: giúp HS đọc bài văn
PP: trực quan, giảng giải, thực hành.
+ Hướng dẫn phân đoạn: 4 đoạn:
 - Đoạn 1: từ đầu cháu xin sẵn lòng.
 - Đoạn 2: tiếp theo .luyện viết chữ sao cho đẹp
 - Đoạn 3: phần còn lại 
+ Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó + giải thích từ khó 
+ Nhấn giọng những từ ngữ nói về cái hại của việc viết chữ xấu và khổ công rèn luyện của Cao Bá Quát
+ Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn 
- Đọc mẫu .
* Tìm hiểu bài.
MT: Giúp HS cảm thụ bài văn
PP: Đàm thoại, giảng giải, thực hành 
Đoạn 1
- Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém? 
- Thái độ của Cao Ba Quát như thế nào khi nhận lời giúp bà cụ hàng xóm viết đơn?	
Đoạn 2
- Sự việc gì xảy ta đã làm Cao Bá Quát phải ân hận ? 
=> GV gợi ý để HS tưởng tượng được thái độ chủ quan của Cao Bá Quát khi nhận lời giúp bà cụ và sự thất vọng của bà cụ khi bị quan đuổi về. 
Đoạn 3 
- Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào ?
+ Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 tìm các đoạn mở bài, thân bài, kết bài của bài văn
GV chốt NDC: Sự kiên trì giúp Cao Bá Quát trở thành người nổi danh văn hay chữ tốt
*Hướng dẫn đọc diễn cảm.
MT: Giúp HS đọc diễn cảm các câu tục ngữ
PP: Làm mẫu, thực hành.
+ Luyện đọc đoạn: Thuở đi học, cháu xin sẵn lòng
+ Hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc => HS luyện đọc => Theo dõi, sữa chữa, uốn nắn.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS luyện đọc và tìm hiểu thêm về Cao Bá Quát.
- 4 HS đọc nối tiếp và trả lời (Nhật Khang, Tường Vy, Thiên An, Bảo Ngọc).
- Nhận xét, cho điểm bạn.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Đọc 2 – 3 lượt .
- HS luyện đọc trong nhóm
- 2 HS đọc cả bài 
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc thầm, đọc lướt từng câu và trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận. Đại diện nhóm trình bày kết quả. 
- Cả lớp nhận xét.
HT: cá nhân,lớp.
- HS luyện đọc diễn cảm
- Thi đọc phân vai
Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 25: Trả bài văn kể chuyện
(trang 130)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu được nhận xét chung của GV về kết quả bài viết của lớp để liên hệ với bài làm của mình. HS khá giỏi nhận xét và sửa lỗi để có các câu văn hay.
2. Kĩ năng: Biết sữa lỗi cho bạn và lỗi của mình.
3. Thái độ: Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Khởi động: Cho cả lớp hát
* Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là mở bài trực tiếp và gián tiếp? Đọc 2 cách mở bài câu chuyện Hai bàn tay
- Nhận xét, ghi điểm.
* Giới thiệu bài.
2. Hoạt động cơ bản
* Nhận xét bài làm của HS
MT:Giúp HS nhận thấy ưu khuyết điểm của bài làm
PP: Làm mẫu, đàm thoại, thảo luận
+ Gọi HS đọc lại đề bài.
+ Nhận xét chung về ưu khuyết điểm bài làm HS về:
 - Khả năng hiểu đề
 - Cách dùng từ, cách xưng hô
 - Diễn đạt ý
 - Liên kết truyện và liên kết các câu
 - Sự sáng tạo khi kể chuyện
 - Chính tả, hình thức trình bày .
+ Viết lên bảng các lỗi phổ biến và giúp HS nhận ra lỗi, biết cách sữa lỗi.
+ Tuyên dương những HS viết bài đúng yêu cầu; lời kể hấp dẫn, sinh động; có sự liên quan giữa các phần; mở bài, kết bài hay 
+ Trả bài cho HS.
* Hướng dẫn chữa bài
MT: Giúp HS tự sửa lỗi trong bài viết 
PP: Giảng giải, đàm thoại.
+ Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh.
+ Theo dõi, giúp đỡ từng cặp HS yếu.
+ Gọi 1 số HS có đoạn văn hay đọc cho các bạn nghe. Sau mỗi HS đọc, GV hỏi để HS tìm ra: cách dùng từ, lối diễn đạt, ý hay, 
* Hướng dẫn viết lại đoạn văn
MT: Giúp HS hoàn chỉnh lại bài viết
PP: Động não, đàm thoại, thực hành 
+ Gợi ý HS viết lại đoạn văn:
 - Sửa lỗi chính tả, diễn đạt chưa rõ ý, dùng từ chưa hay, câu văn cụt .
 - Mở bài trực tiếp viết lại thành mở bài gián tiếp.
 - Kết bài không mở rộng viết lại thành mở bài mở rộng.
+ Gọi HS đọc các đoạn văn đã viết lại => Nhận xét
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS chưa hoàn thành sẽ tiếp tục làm bài.
- Hát
- 2 HS thực hiện.(Kim Trâm, Đăng Khoa)
- Lắng nghe.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- Lắng nghe nhận xét của GV
HT: cá nhân, lớp
- HS trao đổi tìm ra lỗi sai của mình và bạn
- Lắng nghe và nhận xét
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- Tự viết lại đoạn văn.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
Ngày soạn: Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ năm ngày 29 tháng 11 năm 2012
TOÁN
Tiết 64: Luyện tập
(trang 74)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Ôn tập cách nhân với số có hai chữ số, có ba chữ số.
- Ôn lại các tính chất: nhân một số với một tổng, nhân một số với một hiệu, tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân.
2. Kĩ năng: Tính giá trị của biểu thức số và giải toán.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi:Tìm số
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
MT: giúp HS ôn tập các kiến thức đã học
PP: trực quan, đàm thoại, giảng giải
Bài tập 1:
+ Sửa bài và yêu cầu HS 
 + Nêu cách nhân nhẩm 345 x 200
 + Nêu cách thực hiện 273 x 24 và 403 x 364 
Bài tập 2:
+ Gọi Hs nêu yêu cầu đề bài.
- Củng cố nhân nhẩm với 11, tính giá trị của biểu thức
Bài tập 3:
+ Nhắc lại cách nhân một số với một tổng hoặc 1 hiệu
Bài tập 4:
+ Yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài vào bảng con.
Bài tập 5
+ Yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hình chữ nhật.
3. Hoạt động nối tiếp
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
245 x 11 + 11 x 365; 78 x 75 + 75 x 22
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp (Hải Triều, Mai Thy), lớp chú ý sửa bài.
- Nhận xét.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS làm bài.
- HS sửa bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS sửa bài.
- HS làm bài.
- HS sửa bài.
- HS đọc đề và làm bài.
- HS làm bài.
- HS sửa bài.
- Làm vào vở nháp.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 26: Câu hỏi và dấu chấm hỏi
( trang 131 -132)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu tác dụng câu hỏi, nhận biết dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn và dấu chấm hỏi.
2. Kĩ năng: Xác định câu hỏi trong một văn bản, đặt được câu hỏi thông thường.
3. Thái độ: HS yêu thích học môn Tiếng Việt và thích sử dụng Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi: Đố bạn
* Kiểm tra bài cũ.
+ 2 HS đọc đoạn văn BT 3.
+ Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Nhận xét
MT: giúp HS biết tác dụng, dấu hiệu nhận biết câu hỏi
PP: động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1, 2, 3:
+ GV treo bảng phụ có nội dung như BT1 ở phần LT
+ Yêu cầu HS đọc lại bài tập đọc: Người tìm đường lên các vì sao
+ GV đặt câu hỏi gợi ý giúp HS tìm thông tin điền vào bảng sau:
Thứ tự
Câu hỏi
Câu hỏi của ai?
Để hỏi ai?
Từ nghi vấn
GV chốt đáp án đúng:
* Ghi nhớ
MT: Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP: Động não, đàm thoại, giảng giải.
+ Cho HS đọc ghi nhớ
+ Yêu cầu HS nêu thêm VD.
* Luyện tập 
MT: Giúp HS làm được các bài tập.
PP: Động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1:
+ Đọc yêu cầu bài => Cả lớp đọc thầm bài “Thưa chuyện với mẹ”/ 85, bài “Hai bàn tay”/ 114 và làm vào VBT.
+ Thảo luận nhóm 4, viết vào phiếu của nhóm
+ Nhận xét, chốt đáp án đúng
Bài tập 2:
+ GV mời 1 cặp HS làm mẫu
+ GV yêu cầu từng cặp HS đọc thầm bài “Văn hay chữ tốt”
+ GV nhận xét, bình chọn các cặp hỏi – đáp thành thạo, tự nhiên, đúng ngữ điệu.
Bài tập 3:
+ GV gợi ý tình huống
 - Tự hỏi về bài học đã qua, 1 bộ phim đã xem, 1 quyển sách cần tìm...
 - HS nói đúng ngữ điệu câu hỏi – tự hỏi mình.
- HS khá giỏi tự hỏi mình theo 2, 3 nội dung khác nhau.
+ GV nhận xét
3. Hoạt động nối tiếp
+ Yêu cầu HS viết lại các câu hỏi vừa đặt ở bài tập 3 vào vở .
- Nối tiếp nhau tìm từ.
- 2 HS thực hiện (Hải Đăng, Đặng Quý)
- Lắng nghe.
HT: nhóm, lớp.
- Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được? => Của Xi-ôn-cốp-xki tự hỏi mình. Từ nghi vấn là: “vì sao?”
- Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thế? => của người bạn hỏi Xi-ôn-cốp-xki. Từ nghi vấn là “thế nào?”
HT: cá nhân, lớp.
- 2, 3 HS nội dung phần ghi nhớ. Cả lớp đọc thầm.
HT: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm và trình bày kết quả.
- Theo dõi mẫu
- HS suy nghĩ, thực hành hỏi đáp.
- HS trình bày trước lớp
- Đọc yêu cầu bài tập
- Mỗi HS đặt 1 câu để tự hỏi mình
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
Ngày soạn: Thứ tư ngày 28 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2012
TOÁN
Tiết 65: Luyện tập chung
(trang 75)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Ôn tập:
- Một số đơn vị đo khối lượng, diện tích, thời gian thường gặp và học ở lớp 4.
- Phép nhân với số có hai hoặc ba chữ số và một số tính chất của phép nhân .
2. Kĩ năng: Lập công thức tính diện tích hình vuông.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK, bảng phụ kẻ bảng phần b trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi:Tìm số
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Thực hành
MT: giúp HS làm các bài tập.
PP: động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1:
- Sửa bài: nêu mối quan hệ giữa các đơn vị
Bài tập 2:
- Nêu cách đặt tính và tính
Bài tập 3:
- Nêu lại quy tắc và cách làm
Bài tập 4:
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải.
3. Hoạt động nối tiếp
BTLT: Một khu đất hình vuông có chu vi là 1468m.Tính diện tích của khu đất đó. 
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp (Hải Triều, Trung Hiếu), lớp chú ý sửa bài.
- Nhận xét.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS làm bài
- HS sửa bài
- HS làm bài
- HS sửa bài
- HS làm bài
- HS sửa bài
- HS tóm tắt và làm bài.
- HS sửa bài
- Làm bài vào nháp.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 26: Ôn tập văn kể chuyện
(trang 132)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Thông qua luyện tập, HS củng cố những hiểu biết về một số đặc điểm của văn kể chuyện.
2. Kĩ năng: Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi được với các bạn về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, kiểu mở đầu và kết thúc câu chuyện.
3. Thái độ: Yêu thích văn kể chuyện
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết đề bài Tập làm văn.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Cho cả lớp hát một bài.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
MT: Giúp HS ôn tập kiến thức văn kể chuyện
PP: đàm thoại, thảo luận
Bài tập 1:
- Đề 1 thuộc loại văn viết thư.
- Đề 2 thuộc loại văn kể chuyện
- Đề 3 thuộc loại văn miêu tả
Bài tập 2,3:
+ Gọi HS đọc yêu cầu BT 2,3
+ Gọi vài HS nói về đề tài câu chuyện mình chọn kể 
+ GV cho HS thực hành theo cặp 
+ GV tổ chức cho HS thi kể chuyện 
+ GV nhận xét và chốt nội dung ôn tập theo bảng sau:
Văn kể chuyện
- Kể lại 1 chuỗi sự việc có đầu có cuối.
- Liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật.
- Nói lên một điều có ý nghĩa.
Nhân vật
- Là người, con vật, đồ vật, cây cối..(được nhân hóa)
- Có hình dáng, lời nói, hành động, suy nghĩ thể hiện được tính cách
Cốt truyện
Mở bài ( trực tiếp hoặc gián tiếp)
Thân bài
Kết bài ( mở rộng hoặc không mở rộng )
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS viết lại tóm tắt những kiến thức cần nhớ trong văn kể chuyện vào vở ghi nhớ.
- Hát
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
HS đọc 
HS nêu 
HS viết nhanh dàn ý câu chuyện
HS kể theo cặp 
HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
HS thi kể 
HS trả lời câu hỏi của bạn 
HS nhận xét 
Lớp bình chọn bạn kể hay nhất 
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_13_thu_2_nam_hoc_2012_2013.doc