Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8, Thứ 6 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8, Thứ 6 - Năm học 2012-2013

TOÁN

Tiết 40 : Hai đường thẳng vuông góc

(trang 50)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.

- Biết được 2 đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành bốn góc vuông có chung đỉnh.

2. Kĩ năng: Biết dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng vuông góc với nhau.

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập .

II. Đồ dùng dạy học

- Ê ke, thước thẳng (cho GV và HS).

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 6 trang xuanhoa 11/08/2022 1700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8, Thứ 6 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ tư ngày 24 tháng 10 năm 2012
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 26 tháng 10 năm 2012
TOÁN
Tiết 40 : Hai đường thẳng vuông góc
(trang 50)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
- Biết được 2 đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành bốn góc vuông có chung đỉnh.
2. Kĩ năng: Biết dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng vuông góc với nhau.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. Đồ dùng dạy học
- Ê ke, thước thẳng (cho GV và HS).
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Cả lớp hát 1 bài.
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
+ GV nhận xét và ghi điểm .
* Giới thiệu bài mới.	
2. Hoạt động cơ bản
* Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc
MT: giúp HS nhận biết 2 đường thẳng vuông góc
PP: động não, đàm thoại, thực hành
+ GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng => Yêu cầu HS dùng thước ê ke để xác định bốn góc A, B, C, D đều là góc vuông.
+ GV kéo dài hai cạnh BD và DC thành hai đường thẳng, tô màu hai đường thẳng này =>Yêu cầu HS lên bảng dùng thước ê ke để đo và xác định góc vừa được tạo thành của hai đường thẳng này. 
+ GV giới thiệu: Hai đường thẳng BD và CD là hai đường thẳng vuông góc với nhau. Hai đường thẳng BD và DC tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh D.
 A B 
 C D
+ Liên hệ với một số hình ảnh xung quanh có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc với nhau 
+ Hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc bằng êke M
 O N
+ Bước 1: Vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM, ON 
+ Bước 2: Kéo dài hai cạnh góc vuông để được hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau .
=> Hai đường thẳng vuông góc OM và ON tạo thành 4 góc vuông .
* Thực hành
MT: giúp HS làm các bài tập.
PP: động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1:
+ Yêu cầu HS dùng êke kiểm tra hai đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc với nhau không 
Bài tập 2:
+ Yêu cầu HS dùng ê ke kiểm tra góc vuông rồi ghi tên từng cặp cạnh vuông góc có trong hình.
Bài tập 3:
+ Yêu cầu HS dùng êke xác định được trong mỗi hình góc nào là góc vuông, rồi từ đó nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau có trong mỗi hình đó
3. Hoạt động nối tiếp
+ GV cho HS thi đua vẽ hai đường thẳng vuông góc qua điểm nào đó cho sẵn.
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp (Mai Thy, Mỹ Huyền) lớp theo dõi.
HT: cá nhân, lớp
HS dùng thước ê ke để xác định.
HS dùng thước ê ke để xác định.
HS đọc tên hai đường thẳng vuông góc với nhau.
- HS liên hệ.
HS thực hiện vẽ hai đường thẳng vuông góc theo sự hướng dẫn của GV
HT: cá nhân, nhóm, lớp
HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
- HS thi đua
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 16: Luyện tập phát triển câu chuyện
(trang 84)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian
2. Kĩ năng: Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
3. Thái độ: Yêu thích môn tập làm văn.
II. Đồ dùng dạy học
- Một tờ phiếu ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể 
- Một tờ phiếu khổ to ghi bảng so sánh lời mở đầu đọan 1, 2 của câu chuyện Ở Vương quốc Tương Lai theo cách kể 1(kể theo trình tự thời gian); lời mở đầu đoạn 1, 2 theo cách kể 2 (kể theo trình tự không gian)
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Cho cả lớp hát một bài.
* Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 2 HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh của truyện Vào nghề ( tiết TLV trước )
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Hướng dẫn HS làm bài tập
MT: giúp HS phân biệt hai cách kể chuyện theo thời gian và không gian
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải
Bài tập 1:
- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu bài
- GV mời 1 HS giỏi làm mẫu, chuyển thể lời thoại giữa Tin – tin và em bé thứ nhất ( 2 dòng đầu trong màn kịch Trong công xưởng xanh) từ ngôn ngữ kịch sang lời kể
- GV nhận xét, dán tờ phiếu ghi 1 mẫu chuyển thể
+ HS thực hiện kể lại nội dung đoạn trích theo trình tự thời gian
+ GV nhận xét.
Bài tập 2:
+ GV hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của bài: hai nhân vật trong truyện mỗi người tới thăm một nơi
+ Lưu ý HS cách mở đầu mỗi đoạn
+ HS thảo luận nhóm
+ GV nhận xét
Bài tập 3:
+ GV dán tờ phiếu ghi bảng so sánh hai cách mở đầu đoạn 1,2 (kể theo trình tự thời gian / kể theo trình tự không gian )
+ GV nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
+ V ề trình tự sắp xếp các sự việc : Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước Trong khu vườn kì diệu hoặc ngược lại 
+ Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS viết lại vào vở một đoạn văn hoàn chỉnh 
- Hát
- 2 HS thực hiện (Tấn Hoàng, Quang Khải)
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm
- HS làm mẫu
- Cả lớp nhận xét
 - Từng cặp HS đọc trích đoạn Ở vương quốc Tương Lai, quan sát tranh minh hoạ, suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian 
- 3 HS thi kể => lớp nhận xét
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS hoạt động nhóm 4, suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự không gian.
- Đại diện nhóm thi kể => NX
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS nhìn bảng, phát biểu ý kiến 
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
ĐỊA LÍ
Tiết 8: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
(trang 87 - 89 )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết việc trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc và các hoạt động khai thác sức nước, rừng & việc khai thác rừng ở Tây Nguyên
2. Kĩ năng: 
 - Bước đầu biết dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu, tranh ảnh để tìm kiến thức.
 - Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau & giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
3. Thái độ: Có ý thức tôn trọng, bảo vệ thành quả lao động của người dân.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về vùng trồng cây cà phê, một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Khởi động: Cho cả lớp hát một bài.
* KTBC
- Kể tên một số dân tộc đã sống lâu đời ở TN? 
- Nêu một số nét về trang phục & sinh hoạt của người dân TN?
- Mô tả nhà rông? Nhà rông được dùng để làm gì?
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
2.1. Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan
MT : giúp HS nắm được đất ba-dan thích hợp trồng cây công nghiệp và môt số loại cây công nghiệp ở Tây Nguyên.
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải
- Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên? Chúng thuộc lọai cây gì? 
- Cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở đây?
- Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp?
+ GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
+ GV giải thích thêm cho HS biết về sự hình thành đất đỏ ba-dan.
+ Giới thiệu một số cây công nghiệp lâu năm ở TN: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu,...
+ GV yêu cầu HS chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
+ Yêu cầu HS quan sát hình 2 trong SGK và NX vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột
+ GV giới thiệu cho HS xem một số tranh ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma Thuột (cà phê hạt, cà phê bột )
 - Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây cà phê ở Tây Nguyên là gì?
 - Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục tình trạng khó khăn này?
2.2. Chăn nuôi trên đồng cỏ	
MT: giúp HS nắm được các loại vật nuôi chính 
PP: Giảng giải, đàm thoại, trực quan 
 - Hãy kể tên các vật nuôi chính ở Tây Nguyên?
 - Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên?
 - Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu, bò?
 - Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì?
 + GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh về các hoat động sản xuất ở Tây Nguyên.
- Cả lớp hát một bài.
- 3 HS trả lời (Phú Quý, Thanh Bình, Lan Hương)
HT: cá nhân, nhóm, lớp
HS trong nhóm thảo luận theo câu hỏi gợi ý
Quan sát lược đồ hình 1
Quan sát bảng số liệu
Đọc mục 1, SGK
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
- HS quan sát tranh ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột hoặc hình 2 trong SGK.
HS lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ tự nhiên Việt Nam
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS dựa vào hình 1, bảng số liệu, mục 2 để trả lời các câu hỏi
- Vài HS trả lời
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_8_thu_6_nam_hoc_2012_2013.doc