Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 13 - Năm 2021 (Bản đẹp)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 13 - Năm 2021 (Bản đẹp)

TẬP ĐỌC

NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện

- Hiểu ND: ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* Phẩm chất

- GD HS tính kiên trì, bền bỉ, chăm học.

* Năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ.

 * KNS: Xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân, đặt mục tiêu, quản lí thời gian.

 

docx 38 trang xuanhoa 10/08/2022 1270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 13 - Năm 2021 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2021
HĐTT-ST
Đạo đức
Tiết 11: TIẾT KIỆM (T2)
TẬP ĐỌC
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện
- Hiểu ND: ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Phẩm chất
- GD HS tính kiên trì, bền bỉ, chăm học.
* Năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ.
 * KNS: Xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân, đặt mục tiêu, quản lí thời gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). 
 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
	 + Chân dung nhà bác học Xi-ôn-côp-xki. 
 + Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
+ Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê- ô- nác- đô cảm thấy chán ngán?
+ Lê- ô- nác- đô đa Vin-xi đã thành công như thế nào?
- GV nhận xét, dẫn vào bài
- Cho HS quan sát tranh nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki.
-TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Vì thầy giáo chỉ cho cậu vẽ trvận
+ Ông trở thành hoạ sĩ nổi tiếng thế giới với nhiều tác phẩm hội hoạ xuất sắc.
2. Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc bài 
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng trang trọng, cảm hvận, ca ngợi, khâm phục. 
+ Nhấn giọng những từ ngữ: nhảy quan gãy chân, vì sao, không biết bao nhiêu, hì hục, hàng trăm lần, chinh phục 
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS 
- Cho HS quan sát tranh khinh khí cầu
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 4 đoạn
+ Đoạn 1: Từ nhỏ đến vẫn bay được. 
+ Đoạn 2: Để tìm điều đến tiết kiệm thôi. 
+ Đoạn 3: Đúng là đến các vì sao
+ Đoạn 4: Phần còn lại. 
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (Xi-ôn-cốp-xki, rủi ro, non nớt, nảy ra, pháo thăng thiên,....)
 - Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài
3.Tìm hiểu bài
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm
+ Xi-ôn-côp-xki mơ ước điều gì?
+ Theo em hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi-ôn-côp-xki?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
+ Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ôn-côp-xki đã làm gì?
+ Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?
+ Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện. 
+ Nêu nội dung chính của bài.
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Xi-ôn-côp-xki mơ ước được bay lên bầu trời. 
+ Hình ảnh quả bóng không có cánh mà vẫn bay được đã gợi cho Xi-ôn-côp-xki tìm cách bay vào không trung. 
- Đoạn 1 nói lên ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki.
+ Để tìm hiểu bí mật đó, Xi-ôn-côp-xki đã đọc không biết bao nhiêu là sách, ông hì hục làm thí nghiệm có khi đến hàng trăm lần. 
+ Để thực hiện ước mơ của mình ông đã sống kham khổ, ông đã chỉ ăn bánh mì suông, để dành tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa Hoàng không ủng hộ phát minh bằng khinh khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao từ chiếc pháo thăng thiên. 
+ Xi-ôn-côp-xki thành công vì ông có ước mơ đẹp chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện ước mơ. 
*Ước mơ của Xi-ôn-côp-xki. 
*Người chinh phục các vì sao. 
*Ông tổ của ngành du hành vũ trụ. 
*Quyết tâm chinh phục bầu trời. 
 Nội dung: Truyện ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-côp-xki, nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ lên các vì sao. 
- HS ghi nội dung bài vào vở
4. Luyện đọc lại
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 1+2, lưu ý phân biệt lời các nhân vật.
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động vận dụng 
+ Em học được điều gì Xi-ôn-cốp-xki?
- Liên hệ giáo dục: ý chí bền bỉ theo đuổi ước mơ đến cùng
6. Hoạt động sáng tạo 
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành:
+ Luyện đọc theo nhóm
+ Vài nhóm thi đọc trước lớp.
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- HS nêu
- Nêu các tấm gương về những người bền bỉ theo đuổi ước mơ mà em biết trong cuộc sống.
CHÍNH TẢ
Tiết 13: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT (3) a/b, BTCT phương ngữ do GV soạn.
* Phẩm chất
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
* Năng lực
- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ
2. Chuẩn bị viết chính tả
a. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết
- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết 
+ Đoạn văn viết về ai?
+ Xi-ôn-cốp-xki đã kiên trì theo đuổi ước mơ như thế nào?
- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.
- 1 HS đọc- HS lớp đọc thầm
+ Đoạn văn viết về nhà bác học người Nga Xi-ôn-côp-xki. 
+ ....đọc không biết bao nhiêu là sách, hì hục làm thí nghiệm hàng trăm lần, tiết kiệm tiền mua sách và dụng cụ thí nghiệm.
- HS nêu từ khó viết: Xi-ôn-côp-xki, dại dột, cửa sổ, rủi ro, non nớt, thí nghiệm, 
- Viết từ khó vào vở nháp
3. Viết bài chính tả
- GV đọc bài cho HS viết
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- HS nghe - viết bài vào vở
4. Đánh giá và nhận xét bài: 
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
5. Thực hành luện tập
Bài 2a: Tìm các từ láy
- GV tổ chức trò chơi Tiếp sức giữa các tổ
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương HS
Bài 3a
6. Hoạt động vận dụng (1p)
7. Hoạt động sáng tạo (1p)
- HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của GV
Đáp án:
Có hai tiếng đều bắt đầu bằng l: Lỏng lẻo, long lanh, lóng lánh, lung linh, lơ lửng, lấp lửng, lập lờ, lặng lẽ, lững lờ, lấm láp, lọ lem, lộng lẫy, lớn lao, lố lăng, lộ liễu . 
-Có hai tiếng bắt đầu bằng n: Nóng nảy, nặng nề, não nùng, năng nổ, no nê, non nớt, nõn nà, nông nổi, náo nức, nô nức,
- HS làm cá nhân- Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp
Đáp án:
a. nản chí
b. lí tưởng
c. lạc đường
- Viết lại 5 lần các từ viết sai trong bài chính tả
- Đặt câu với 1 từ láy em tìm được ở bài 2a.
KĨ THUẬT
Tiết 11: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. đường khâu có thể bị dúm
* Phẩm chất
- Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành
* Năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động 
- Nêu qui trình thực hiện khâu viền đường gấp mép vải?
- GV nhận xét, khen ngợi, dẫn vào bài học
- HS nêu
2. Hình thành kiến thức mới
HĐ 1 Hướng dẫn quan sát nhận xét mẫu
HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải
 - GV gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải. 
- Nêu cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột . 
- GV nhắc lại và hướng dẫn thêm một số điểm lưu ý đã nêu ở tiết 1. 
 - GV tổ chức cho HS thực hành và nêu thời gian hoàn thành sản phẩm. 
 - GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng. 
HĐ 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
 - GV tổ chức cho HS thực hành. 
 - GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm: 
 + Gấp được mép vải. Đường gấp mép vải tương đối thẳng, phẳng, đúng kỹ thuật. 
 + Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. 
 + Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm. 
 + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. 
 - GV nhận xét và đánh giá chung
3. Hoạt động vận dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
Cá nhân 
- HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải. 
- HS nêu 
+ Bước 1: Gấp mép vải. 
+ Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột . 
- HS thực hành . 
- HS thực hành nhóm
- Nhóm trưởng điều hành cách đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chí đã nêu 
- Chọn sản phẩm trưng bày trên lớp
- Thực hành khâu tại nhà
- Tạo sản phẩm từ bài học
HĐTNST
Tiết 11: SƠ ĐỒ TƯ DUY (T4)
Luyện tập Toán
Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2021
KĨ THUẬT
Tiết 12: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. đường khâu có thể bị dúm
* Phẩm chất
- Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành
* Năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động 
- Nêu qui trình thực hiện khâu viền đường gấp mép vải?
- GV nhận xét, khen ngợi, dẫn vào bài học
- HS nêu
2. HĐ thực hành: 
HĐ1: HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải
 - GV gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải. 
- Nêu cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột . 
- GV nhắc lại và hướng dẫn thêm một số điểm lưu ý đã nêu ở tiết 1. 
 - GV tổ chức cho HS thực hành và nêu thời gian hoàn thành sản phẩm. 
 - GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng. 
HĐ2: Đánh giá kết quả học tập của HS. 
 - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. 
 - GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm: 
 + Gấp được mép vải. Đường gấp mép vải tương đối thẳng, phẳng, đúng kỹ thuật. 
 + Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. 
 + Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm. 
 + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. 
 - GV nhận xét và đánh giá chung
3. Hoạt động vận dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
Cá nhân 
- HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải. 
- HS nêu 
+ Bước 1: Gấp mép vải. 
+ Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột . 
- HS thực hành . 
- HS trưng bày sản phẩm trong nhóm
- Nhóm trưởng điều hành cách đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chí đã nêu 
- Chọn sản phẩm trưng bày trên lớp
- Thực hành khâu tại nhà
- Tạo sản phẩm từ bài học
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết tìm từ (BT1), đặt câu (BT2), viết đoạn văn ngắn (BT3) có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học.
* Phẩm chất
- HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
* Năng lực
- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: 4 phiếu nhóm, bút dạ, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
+ Có mấy cách để biểu thị mức độ của đăc điểm, tính chất?
+ Tìm các từ ngữ miêu tả mức độ của các đặc điểm, tính chất sau: trắng, xấu.
- GV nhận xet, đánh giá chung, giới thiệu và dẫn vào bài mới
2. Hoạt động thực hành
Bài 1: Bài 1: Tìm các từ: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV phát phiếu học tập 
- Kết luận, chốt đáp án, cùng HS giải nghĩa một số từ: quyết chí, kiên nhẫn, gian truân, thách thức (sử dụng từ điển)
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Nhận xét, sửa sai, khen/ động viên.
- Chốt lại hình thức và nội dung của câu
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
+ Đoạn văn yêu cầu viết về nội dung gì?
+ Bằng cách nào em biết được người đó?
- Gọi HS trình bày đoạn văn. 
- GV nhận xét, chữa lỗi dùng từ, đặt câu (nếu có) cho từng HS. 
3. Hoạt động vận dụng 
4. Hoạt động sáng tạo 
- TBHT điều hành lớp nhận xét, trả lời
+ Có 3 cách: thêm vào trước tính từ các từ: rất, quá ,lắm; tạo từ ghép, từ láy từ tính từ đã cho; sử dụng phép so sánh.
+ rất trắng, quá xấu, trăng trắng, xấu xí, xấu như ma, trắng như vôi,....
Nhóm 2-Chia sẻ lớp
- 1 HS đọc
Đ/a:
a. Nói lên ý chí, nghị lực của con người: 
Quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, kiên nghị, kiên tâm, kiên cường, kiên quyết, vững tâm, vững chí, vững dạ, vững lòng, 
b. Các từ nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người. 
Khó khăn, gian khó, gian khổ, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai, 
Cá nhân –Chia sẻ lớp
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- Hs tự hoàn thành bài tập sau đó đọc từng câu.- HS khác nhận xét
VD:
+ Người thành đạt đều là người rất biết bền chí trong sự nghiệp của mình. 
+ Mỗi lần vượt qua được gian khó là mỗi lần con người được trưởng thành. 
Cá nhân-Lớp
- HS đọc thành tiếng yêu cầu: Viết về một người do có ý chí nghị lực vươn lên để vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công. 
+một người do có ý chí nghị lực vươn lên để vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công. 
* Đó là bác hàng xóm nhà em. 
*Đó chính là ông nội em. 
*Em biết khi xem ti vi. 
*Em biết ở báo Thiếu niên Tiền phong. 
- HS viết bài và đọc trước lớp
- Lớp nhận xét, chữa bài. 
- Ghi nhớ các từ ngữ thuộc chủ điểm
- Tìm thêm các thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm
Tiếng Anh
Tiếng Anh
Âm nhạc
Tiết 11: ÔN BÀI HÁT: KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết hát đúng giai điệu và lời ca. 
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
* Phẩm chất
- Biết gìn giữ truyền thống của đội
* Năng lực
- Năng lực ngôn ngữ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một số động tác phụ hoạ cho nội dung bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
 - HS hát bài khăn quàng thắm mãi vai em
- GV nhận xét chung
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động thực hành
- Giới thiệu nội dung bài: 
HĐ1. + Ôn bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em.
- Tổ chức cho HS ôn .
- GV giới thiệu một vài động tác phụ hoạ.
HĐ 2 : TĐN số 3 Cùng bước đều.
- Bài tập đọc nhạc có những hình nốt gì?
- So sánh sáu nhịp đầu và sáu nhịp sau.
- Hướng dẫn học sinh luyện tập cao độ.
- HS luyện tập tiết tấu.
3. Vận dụng, sáng tạo.
- 2 HS hát
- HS hát ôn bài hát:
+ Hát ôn theo bàn, tổ
+ Hát ôn cả lớp.
- HS hát ôn
- HS thực hiện một vài động tác phụ hoạ.
- HS hát ôn kết hợp phụ hoạ.
- HS nêu.
- HS so sánh.
- HS luyện tập.
- Biên đạo một số động tác phụ hoạ bài hát
KỂ CHUYỆN
Tiết 13: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Dựa vào SGK, chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) thể hiện đúng tính thần kiên trì vượt khó.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện
* Phẩm chất
- GD HS có nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện. 
* Năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Sưu tầm các truyện có nội dung nói về một người có nghị lực. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hình thành kiến thức mới
HĐ 1: HD HS chuẩn bị câu chuyện định kể theo gợi ý trong SGK. 
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe chứng kiên hoặc được tham gia về đúng tính thần kiên trì vượt khó.
HĐ 2: XD cốt chuyện 
- GVHD xây dựng cốt truyện HĐ 3: HS đặt tên cho câu chuyện 
- HS đọc đề. 
- HS phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch các từ: chứng kiến, được nghe, đúng tính thần kiên trì vượt khó.
- HS tự xay dựng cốt truyện có 3 phần
- Lần lượt HS đặt tên cho câu chuyện của mình. 
3 . Thực hành luyện tập
HĐ1 Kể chuyện theo cặp: 
 - HS thực hành kể trong nhóm. 
GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn. 
Gợi ý: Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể. 
+ Kể những chi tiết làm nổi rõ ý chí nghị lực của nhân vật. 
 HĐ 2: Thi kể 
- Tổ chức cho HS thi kể. 
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện. 
- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. 
HĐ3 Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:
4. Hoạt động vận dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa truyện với nhau. 
- 5 đến 7 HS thi kể 
- HS đặt câu hỏi cho bạn kể chuyện về nội dung và ý nghĩa của chuyện
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Sưu tầm các câu chuyện khác cùng chủ đề
Luyện tập Toán
Thứ tư ngày 17 tháng 11 năm 2021
HĐTNST
Tiết 12: LAO ĐỘNG XAY DỰNG NHÀ TRƯỜNG (T1)
TẬP ĐỌC
VĂN HAY CHỮ TỐT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu ND: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
* Phẩm chất
- GD HS tính kiên trì trong học tập và rèn luyện
* Năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
+ Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 129/SGK (phóng to) 
+ Một số vở sạch chữ đẹp của HS trong lớp, trường. 
+ Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
 + Hs đọc bài “ Người tìm đường. . . ”
 + Xi- ôn- cốp- xki mơ ước điều gì? 
 + Nguyên nhân chính giúp Xi- ô- cốp- xki thành công là gì?
- GV dẫn vào bài mới
- 1 HS đọc
+ Xi- ôn- cốp- xki mơ ước được bay lên bầu trời. 
+ Ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện ước mơ. 
2. Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc bài 
- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng từ tốn. Giọng bà cụ khẩn khoản, giọng Cáo Bá Quát vui vẻ, xởi lởi. Đoạn đầu đọc chậm. Đoạn cuối bài đọc nhanh thể hiện ý chí quyết tâm rèn chữ bằng được của Cao Bá Quát. Hai câu cuối đọc với cảm hvận ca ngợi sảng khoái. 
- GV chốt vị trí các đoạn
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Thuở đi học đến xin sẵn lòng. 
+ Đoạn 2: Lá đơn viết đến sau cho đẹp
+ Đoạn 3: Phần còn lại. 
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (oan uổng, lĩ lẽ, rõ ràng, luyện viết,...)
 - Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải)
- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng kết hợp đọc câu dài: Thưở còn đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay / vẫn bị thầy cho điểm kém.
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài 
3.Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc 4 câu hỏi cuối bài.
+ Vì sao thuở đi học Cao Bá Quát thường xuyên bị điểm kém?
+ Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát ân hận?
+ Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?
+ Qua việc luyện viết chữ em thấy Cao Bá Quát là người như thế nào?
+ Theo em nguyên nhân nào khiến ông Cao Bá Quát nổi danh là văn hay, chữ tốt?- Nội dung của bài?
- 1 HS đọc
- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi
- TBHT điều hành hoạt động báo cáo:
+ Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì ông viết chữ rất xấu dù bài văn của ông viết rất hay. 
+ Lá đơn của Cao Bá Quát vì chữ viết quá xấu, quan không đọc được nên quan thét lính đuổi bà cụ về, khiến bà cụ không giải được nỗi oan. 
+ Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cvận cáp. Mỗi tối, ông viết xong 10 trang vở mới đi ngủ, mượn những quyển sách chữ viết đẹp để làm mẫu, luyện viết liên tục trong mấy năm trời. 
+ Ông là người rất kiên trì, nhẫn nại khi làm việc. 
+ Nguyên nhân khiến Cao Bá Quát nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt là nhờ ông kiên trì luyện tập suốt mười mấy năm và năng khiếu viết văn từ nhỏ. 
- Nội dung: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát. 
- HS ghi lại nội dung bài vào vở
3. Luyện đọc lại
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài
- Yêu cầu đọc phân vai đoạn 1
- GV nhận xét chung
4. Hoạt động vận dụng 
- Em học được điều gì từ Cao Bá Quát?
- Liên hệ, giáo dục ý chí rèn chữ viết và ý chí kiên trì.
5. Hoạt động sáng tạo 
- 1 HS nêu lại
- 1 HS đọc toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai
- Thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS liên hệ
- Sưu tầm và kể các câu chuyện về Cao Bá Quát.
KĨ THUẬT
Tiết 13: THÊU MÓC XÍCH (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS biết cách thêu móc xích. 
- Thêu được các mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tương đối đều nhau.
* Phẩm chất
- Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành
* Năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: +Tranh quy trình thêu móc xích.
 + Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len (hoặc sợi) trên bìa, vải khác màu có kích thước đủ lớn (chiều dài đủ thêu khoảng 2 cm) và một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động 
- GV kiểm tra đồ dùng của HS
2. Hình thành kiến thức mới
HĐ1: Quan sát và nhận xét mẫu. 
- GV giới thiệu mẫu thêu, hướng dẫn HS quan sát hai mặt của đường thêu móc xích mẫu với quan sát H. 1 SGK để nêu nhận xét và trả lời câu hỏi: 
+ Nhận xét đặc điểm của đường thêu móc xích?
* GV: Thêu móc xích hay còn gọi thêu dây chuyền là cách thêu để tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích. 
- GV giới thiệu một số sản phẩm thêu móc xích và hỏi: 
+ Thêu móc xích được vận dụng vào đâu?
- GV nhận xét và kết luận (dùng thêu trang trí hoa, lá, cảnh vật, lên cổ áo, ngực áo, vỏ gối, khăn ). Thêu móc xích thường được kết hợp với thêu lướt vặn và 1 số kiểu thêu khác. 
HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật. 
- GV treo tranh quy trình thêu móc xích hướng dẫn HS quan sát của H2, SGK. 
+ Em hãy nêu cách bắt đầu thêu?
+ Nêu cách thêu mũi móc xích thứ nhất, thứ hai,
- GV hướng dẫn cách thêu SGK. 
- GV hướng dẫn HS quan sát H. 4a, b, SGK. 
 + Cách kết thúc đường thêu móc xích?
- Hướng dẫn HS các thao tác kết thúc đường thêu móc xích theo SGK. 
*GV lưu ý một số điểm: 
+ Theo từ phải sang trái. 
+ Mỗi mũi thêu được bắt đầu bằng cách đánh thành vòng chỉ qua đường dấu. 
+ Lên kim xuống kim đúng vào các điểm trên đường dấu. 
+ Không rút chỉ chặt quá, lỏng quá. 
+ Kết thúc đường thêu móc xích bắng cách đưa mũi kim ra ngoài mũi thêu để xuống kim chặn vòng chỉ rút kim mặt sau của vải. . . 
+ Có thể sử dụng khung thêu để thêu cho phẳng. 
- Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác thêu và kết thúc đường thêu móc xích. 
- GV tổ chức HS tập thêu móc xích. 
3. Hoạt động vận dụng 
4. HĐ sáng tạo 
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
- HS quan sát mẫu và H. 1 SGK. 
+ Mặt phải của đường thêu là những vòng chỉ nhỏ nhỏ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích (của sợi dây chuyền). 
+ Mặt trái đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau, nối tiếp nhau gần giống các mũi khâu đột mau. 
+ Dùng thêu trang trí hoa, lá, cảnh vật, lên cổ áo, ngực áo, vỏ gối, khăn 
- Quan sát
+ Thêu từ phải sang trái. . . . 
+ Vòng sợi chỉ qua đường dấu để tạo thành vòng chỉ. Xuống kim tại điểm 1, lên kim tại điểm 2,. . . 
- Quan sát
+ Đưa mũi kim ra ngoài mũi thêu và xuống kim, rút chỉ ra mặt sau. . . 
- HS tập thêu móc xích trên giấy
- HS thực hành thêu tại nhà. 
- Tạo sản phẩm từ thêu móc xích
Đạo đức
Tiết 12: TIẾT KIỆM (t3)
Mĩ thuật
Tiết 11: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT:
XEM TRANH CỦA HOẠ SĨ THIẾU NHI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu được nội dung của các bức tranh qua hình v, bố cục, màu sắc.
- HS làm quen với kĩ thuật và chất liệu làm tranh.
* Phẩm chất
- Yêu thích môn mĩ thuật
* Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh khổ lớn để HS quan sát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
1. Khởi động
- Kiểm tra bài cũ
- KT sự chuẩn bị của HS
- GV nhận xét chung
- Giới thiệu bài
2 . Hình thành kiến thức mới
HĐ1. HD xem tranh và tìm hiểu bức tranh
- Xem tranh:
a, Về nông thôn sản xuất. Tranh lụa
- Hoạ sĩ Ngô Minh Cầu.
- GV treo tranh.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
+ Tranh vẽ đề tài gì?
+ Trong tranh có những hình ảnh nào?
+ Hình ảnh nào chính?
+ Bức tranh vẽ bằng những màu nào?
- GV giới thiệu thêm về các hình ảnh trong tranh.
- Kết luận: đây là bức tranh đẹp có bố cục chặt chẽ, hình ảnh rõ ràng, sinh động, màu sắc hài hoà, thể hiện cảnh lao động trong cuộc sống hàng ngày ở nông thôn sau chiến tranh.
HĐ 2 : Tìm hiểu về tranh Gội đầu. tranh khắc gỗ màu.
- Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn.
- Tổ chức cho HS xem tranh:
+ Tên tranh, tên tác giả của bức tranh?
+ Tranh vẽ đề tài gì?
+ Hình ảnh nào là chính?
+ Màu sắc trong tranh nh thế nào?
+ Chất liệu để vẽ bức tranh này?
- Kết luận về bức tranh.
3. Vận dụng, sáng tạo
-Yêu cầu QS những sinh hoạt hàng ngày.
Hoạt động của HS
- HS quan sát tranh.
- HS thảo luận nhóm theo gợi ý.
- HS nhận xét về bức tranh.
- HS xem tranh.
- HS trao đổi về bức tranh theo gợi ý .
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tin học
Tin học
Thứ năm ngày 18 tháng 11 năm 2021
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 26: CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu được tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng (ND Ghi nhớ).
- Xác định được CH trong một văn bản (BT1, mục III); bước đầu biết đặt CH để trao đổi theo nội dung, yêu cầu cho trước (BT2, BT3).
* Phẩm chất
- Hs có chú ý hơn trong việc viết văn có đặt câu hỏi.
* Năng lực
- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
+ Giấy khổ to, kẻ sẵn cột ở bài tập 1 và bút dạ. 
+ Bảng phụ ghi sẵn đáp án và phần nhận xét. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động 
- Dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hình thành KT mới
HĐ 1. Nhận xét
Bài 1: 
- Yêu cầu HS mở SGK/125 đọc thầm bài Người tìm đường lên các vì sao và tìm các câu hỏi trong bài. 
Bài 2, 3: 
+ Các câu hỏi ấy là của ai và để hỏi ai?
+ Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi?
+ Câu hỏi dùng để làm gì?
+ Câu hỏi dùng để hỏi ai?
- Treo bảng phụ, phân tích cho HS hiểu. 
Câu hỏi
Của ai
1. Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được
Xi- ô- cốp- xki
2. Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?
Một người bạn. 
HĐ 2. Ghi nhớ: 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
Cá nhân- Nhóm 2- Lớp
- Mở SGK đọc thầm, dùng bút chì gạch chân dưới các câu hỏi. 
- Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp
Đáp án:
1. Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?
2. Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghịêm như thế?
Nhóm 2- Chia sẻ lớp
+ Câu hỏi 1 của Xi- ô- cốp- xki tự hỏi mình. 
+ Câu hỏi 2 là của người bạn hỏi Xi- ô- cốp- xki. 
+ Các câu này đều có dấu chấm hỏi và có từ để hỏi: Vì sao? Như thế nào?
+ Câu hỏi dùng để hỏi những điều mà mình chưa biết. 
+ Câu hỏi dùng để hỏi người khác hay hỏi chính mình. 
- Đọc và lắng nghe. 
Hỏi ai
Dấu hiệu
Tự hỏi mình
- Từ :vì sao. 
- Dấu chấm hỏi. 
Xi- ô- cốp- xki
- Từ: thế nào. 
- Dấu chấm hỏi. 
- HS lấy VD câu hỏi để hỏi người khác và tự hỏi mình
3. Hoạt động thực hành 
Bài 1: Tìm câu hỏi trong bài “ Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay”. 
- Gọi 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và ND bài tập. 
- Kết luận về lời giải đúng. 
- 1 HS đọc 
- HS làm nhóm 2 – Chia sẻ trước lớp
TT
Câu hỏi
Câu hỏi của ai
Để hỏi ai
Từ nghi vấn
1
Bài thưa chuyện với mẹ
Con vừa bảo gì?
Ai xui con thế?
Câu hỏi của mẹ. 
Câu hỏi của mẹ. 
HỏiCương
Hỏi Cương
gì
 thế
2
Bài hai bàn tay
Anh có yêu nước không?
Anh có thể giữ bí mật không?
Anh có muốn đi với tôi không?
Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền?
Anh sẽ đi với tôi chứ?
Câu hỏi của Bác Hồ. 
Câu hỏi của Bác Hồ. 
Câu hỏi của Bác Hồ. 
Câu hỏi của Bác Lê. 
Câu hỏi của Bác Hồ. 
Hỏi bác Lê. 
Hỏi bác Lê. 
Hỏi bác Lê. 
Hỏi bác Hồ.
Hỏi bác Lê. 
có không
có không
có không
đâu
chứ. 
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu. 
- Viết bảng câu văn: Về nhà, bà kể lại chuyện, khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. 
- Gọi 2 HS giỏi lên thực hành hỏi – đáp mẫu hoặc GV hỏi – 1 HS trả lời. 
+ Về nhà bà cụ làm gì?
+ Bà cụ kể lại chuyện gì?
+ Vì sao Cao Bá Quát ân hận?
- Yêu cầu HS thực hành hỏi – đáp theo cặp. 
- Gọi HS trình bày trước lớp. 
- Nhận xét về cách đặt câu hỏi, ngữ điệu trình bày 
 Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS đặt câu. 
- Gọi HS đọc câu mình đặt, HS khác theo dõi, nhận xét.
- Nhận xét khen HS đặt câu hay, hỏi đúng ngữ điệu. 
3. HĐ vận dụng 
4. HĐ sáng tạo 
Cá nhân- Lớp
- HS đọc thành tiếng yêu cầu bài tập. 
- Đọc thầm câu văn. 
- 2 HS thực hành hoặc 1 HS thực hành cùng GV.
+ Về nhà bà cụ kể lại chuyện xảy ra cho Cao Bá Quát nghe. 
+ Bà cụ lể lại chuyện bị quan sai lính đuổi ra khỏi huyện đường. 
+ Cao Bá Quát ân hận vì mình viết chữ xấu nên bà cụ bị đuổi ra khỏi cửa quan, không giải được nỗi oan ức. 
- 2 HS ngồi cùng bàn thực hành trao đổi. 
- 3 đến 5 cặp HS trình bày. 
- Lắng nghe. 
Nhóm - Chia sẻ lớp
- HS đọc thành tiếng yêu cầu. 
- HS đặt câu, sau đó lần lượt nói câu của mình. 
+ Mình để bút ở đâu nhỉ?
+ Quyển sách Toán của mình đâu rồi nhỉ?
+ Cô này trông quen quá, hình như mình đã gặp ở đâu rồi nhỉ?
+ Tại sao bài này mình lại quên cách làm được nhỉ?
- Ghi nhớ hình thức và tác dụng của câu hỏi.
- Tìm các đoạn văn, thơ, truyện trong sách có chứa câu hỏi và cho biết câu hỏi đó d

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_13_nam_2021_ban_dep.docx