Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 27, Thứ 3 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 27, Thứ 3 - Năm học 2012-2013

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 53: Câu khiến

I. Mục tiêu

Giúp HS:

1. Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.

2. Biết nhận diện câu khiến, đặt câu khiến.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ viết câu khiến ở BT1 (phần Nhận xét)

- Bốn băng giấy – mỗi băng giấy viết một đoạn văn ở BT1 (phần Luyện tập)

- Một số tờ giấy để học sinh làm BT2 (phần Luyện tập)

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 3 trang xuanhoa 11/08/2022 1240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 27, Thứ 3 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Chủ nhật ngày 11 tháng 3 năm 2012
Ngày dạy: Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2012
TOÁN
Kiểm tra giữa học kì II
 ..›&š ..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 53: Câu khiến
I. Mục tiêu
Giúp HS: 
1. Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.
2. Biết nhận diện câu khiến, đặt câu khiến.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết câu khiến ở BT1 (phần Nhận xét)
- Bốn băng giấy – mỗi băng giấy viết một đoạn văn ở BT1 (phần Luyện tập)
- Một số tờ giấy để học sinh làm BT2 (phần Luyện tập)
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi học sinh nêu một số từ gần nghĩa và trái nghĩa với từ “dũng cảm”. Đặt 1 câu với từ vừa tìm được.
- 1 học sinh làm lại BT4.
- Nhận xét, ghi điểm. 	
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Phần nhận xét
Bài tập 1,2:
- Gọi HS đọc nội dung y/c bài tập .
+ Câu nào trong đoạn văn được in nghiêng ?
+ Câu in nghiêng dùng để làm gì ?
+ Cuối câu có dấu gì ?
- GV giảng bài :
 Câu Mẹ mời sứ giả vào đây cho con !. là lời noí của Thánh Gióng noí với mẹ . Thánh Gióng nói để nhờ mẹ gọi sứ giả vào . Những câu dùng để đưa ra lời đề nghị , yêu cầu , nhờ vả , người khác 1 việc gì gọi là câu khiến . Cuối câu khiến thường dùng dấu chấm than .
Bài tập 3: 
- Gọi HS đọc y/c bài tập .
- Y/c HS tự làm vào vở .
- Gọi HS đọc câu mình đặt .
- GV theo dõi nhận xét – sữa chữa cách dùng từ đặt câu của HS .. 
- Nhận xét – khen ngợi những HS hiểu bài .
+ Câu khiến dùng để làm gì ? Dấu hiệu nào để nhận ra câu khiến ?
- Kết luận : Những câu dùng đề nêu y/c , đề nghị , nhờ vả người khác làm 1 việc gì gọi là câu khiến hay câu cầu khiến . Cuối câu khiến thường dùng dấu chấm than hoặc dấu chấm 
* Phần ghi nhớ 
- Gọi HS đọc ghi nhớ / 88.
* Phần luyện tập 
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc y/c bài tập .
- Y/c HS tự làm bài theo nhóm đôi ..
- GV dán bốn băng giấy,mỗi băng viết một đoạn văn, mời 4 HS lên bảng gạch dưới câu khiến. 
- GV nhận xét- kết luận lời giải đúng .
-Y/c HS quan sát tranh minh họa trong SGK và cho biết xuất xứ từng đoạn văn ?
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc y/c bài .
- Y/c HS tự làm bài .
- Cho HS nêu câu khiến tìm được ..
- GV nhận xét – tuyên dương HS .
Bài tập 3: 
- Y/c HS đặt câu khiến .
- Giáo viên nhắc HS đặt câu khiến phải phù hợp với đối tượng mình yêu cầu.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS viết một đoạn văn kể về buổi sinh hoạt lớp, trong đoạn văn có sử dụng câu khiến.
- 3 HS thực hiện (Khánh An, Vĩnh An, Ngọc Huyền) , lớp theo dõi .
- 1 HS đọc yêu cầu .
- Trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe 
- HS đọc yêu cầu, tự đặt câu để mượn quyển vở của bạn bên cạnh, viết vào bảng con.
-Từng HS đọc câu mình đặt.
- Trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe .
- 2 HS đọc ghi nhớ, 1 HS lấy ví dụ minh hoạ. 
-1 HS đọc yêu cầu .
- HS trao đổi với bạn bên cạnh.
- 4 HS trình bày trên bảng . 
- HS quan sát tranh minh họa trong SGK và cho biết xuất xứ từng đoạn văn ?
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài cá nhân .
- Vài HS trình bày các câu khiến tìm được .
- HS đặt câu khiến theo yêu cầu.
- Lần lượt từng HS đặt.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
KỂ CHUYỆN
Tiết 27: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Rèn kĩ năng nói:
+ Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện (hoặc đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩa, nói về lòng dũng cảm của con người.
+ Hiểu truyện, trao đổi được với bạn về ý nghĩa câu chuyện (hoặc đoạn truyện).
- Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
- Một số truyện viết về lòng dũng cảm của con người.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Giáo viên mời 2 em kể lại câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc nói về lòng dũng cảm.
- Giáo viên - Nhận xét, ghi điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
a,Tìm hiểu đề: 
Học sinh đọc đề bài, giáo viên gạch dưới những từ nhữ sau trong đề bài đã viết trên bảng:
Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe hoặc được đọc.
- Cho học sinh nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4.
- Cho học sinh nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình.
b, Thực hành kể chuyện
- Yêu cầu học sinh kể chuyện theo nhóm: Học sinh kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp: Học sinh kể chuyện xong nói về ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo viên và cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn kể chuyện lôi cuốn nhất.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện đã kể trên lớp cho người thân nghe.
- 2 HS kể và trả lời câu hỏi ( Phúc Hòa, Minh Tâm).
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- 1 học sinh đọc đề bài.
- 4 học sinh đọc nối tiếp.
- Một số học sinh giới thiệu.
- Học sinh kể chuyện theo cặp.
- Một số học sinh kể chuyện trước lớp và nói ý nghĩa câu chuyện mình kể.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
 LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_27_thu_3_nam_hoc_2011_2012.doc