Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 13 - Năm học 2021-2022

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 13 - Năm học 2021-2022

TẬP ĐỌC

RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng ngộ nghĩnh đáng yêu.

2. Kĩ năng

- Đọc trôi chảy, rành mạch, biết đọc với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và người dẫn chuyện. đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú bé, nàng công chúa nhỏ và lời người dẫn chuyện.

3. Thái độ

- HS tích cực, tự giác trong tiết học.

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

 

docx 44 trang xuanhoa 12/08/2022 2010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 13 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
 Soạn ngày 28/11/2021
 Dạy thứ 2 ngày 29/11/2021
Tiết 2 TẬP ĐỌC
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng ngộ nghĩnh đáng yêu.
2. Kĩ năng
- Đọc trôi chảy, rành mạch, biết đọc với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và người dẫn chuyện. đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú bé, nàng công chúa nhỏ và lời người dẫn chuyện.
3. Thái độ
- HS tích cực, tự giác trong tiết học.
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). 
 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
 - Đọc phân vai bài: Trong quán ăn "Ba Cá Bống"
+ Nêu nội dung bài
- GV nhận xét, dẫn vào bài. Giới thiệu bài 
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ HS nêu: Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh và dũng cảm đã moi được điều bí mật từ những kẻ độc ác và thoát thân an toàn.
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch, biết đọc với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và người dẫn chuyện, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú bé, nàng công chúa nhỏ và lời người dẫn chuyện.
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, chú ý phân biệt lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa 
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- Giải nghĩa từ "vời" (cho mời người dưới quyền đến (một cách trang trọng)
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1: Tám dòng đâu
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến Tất nhiên là bằng vàng rồi.
+ Đoạn 3: Phần còn lại 
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (bằng chừng nào, treo ở đâu , tất nhiên....)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3. Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng ngộ nghĩnh đáng yêu. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK )
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- GV phát phiếu học tập cho HS 
+ Chuyện gì xảy ra với cô công chúa?
+ Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
+ Tại sao họ cho rằng đòi hỏi đó không thể thực hiện được?
+ Trước yêu cầu của công chúa nhà vua đã làm gì?
+ Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa ?
+ Nhà vua than phiền với ai?
+ Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các đại thần và các nhà khoa học?
+ Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác cách nghĩ của người lớn.
+ Chú hề đã làm gì để có mặt trăng cho công chúa?
+ Thái độ của cô công chúa như thế nào khi nhận món quà?
+ Nội dung chính của bài là gì?
- 1 HS đọc các câu hỏi trong phiếu
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Cô bị ốm nặng
+ Mong muốn có mặt trăng và nói cô sẽ khỏi ngay nếu có một mặt trăng.
+ Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
+ Nhà vua cho vời tất cả các đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa 
+ Đòi hỏi đó không thể thực hiện được 
+ Than phiền với chú hề.
+ Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi công chúa, xem nàng nghĩ về mặt trăng như thế nào đã. Vì chú tin rằng cách nghĩ của trẻ em khác với người lớn.
+ Công chúa nghĩ ra rằng mặt trăng chỉ to hơn móng tay cô, mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng. 
+ Chú tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn đặt ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa cho mặt trăng vào cọng dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ.
+ Vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.
* Nội dung: Câu chuyện cho em hiểu rằng cách nghĩ của trẻ em khác với suy nghĩ của người lớn.
 - HS ghi lại nội dung bài
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn 2 của bài, nhấn giọng ở các từ ngữ, phân biệt được lời của chú hề và lời của công chúa
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- Ghi nhớ nội dung bài
- Lấy VD để chứng tỏ rằng suy nghĩ của trẻ em rất khác so với suy nghĩ của người lớn.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tiết 3 TOÁN
Tiết 81: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về chia cho số có 3 chữ số
2. Kĩ năng
- Thưc hiện chia được cho số có 3 chữ số 
- Vận dụng giải toán có liên quan 
3. Thái độ
- HS có thái độ học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực: 
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1a
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: Phiếu học tập
 - HS: Sách, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
2. HĐ thực hành:(30p)
* Mục tiêu: - Rèn kĩ năng chia cho số có 3 chữ số 
 * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp
 Bài 1a. HSNK làm cả bài
 Bài 1(a): Cá nhân=> Cả lớp
- HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
*GV trợ giúp cách ước lượng thương cho HS M1+ M2 
* GV củng cố cách ước lượng tìm thương trong trường hợp chia cho số có ba chữ số..
Bài 2+ Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật
- Giới thiệu với HS đôi nét về sân vận động QG Mĩ Đình
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
Cá nhân=> Cả lớp
- Cả lớp đọc thầm
- HS cả lớp làm bài vào vở -> chia sẻ trước lớp. 
Kết quả tính đúng là :
54322 346 25275 108 
 1972 157 367 234
 2422 435
 000 03
86679 214 
01079 405 
 009 
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Bài 2 Bài giải
Đổi 18 kg = 18 000 g
 Mỗi gói có số gam muối là:
 18000 : 240 = 75 (g)
 Đáp số: 75 g muối
Bài 3: Bài giải
 Chiều rộng của sân bóng là:
 7140 : 105 = 68 (m)
 Chu vi sân bóng là:
 (105 + 68) x 2 = 346 (m)
 Đáp sô: 68m
 346 m
- Ghi nhớ KT được luyện tập
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tiết 4 THỂ DỤC
Tiết 5 ĐẠO ĐỨC
YÊU LAO ĐỘNG ( TIẾT 2)
I.MỤC TIÊU: 	
 1. Kiến thức
- Nêu được lợi ích của lao động .
2. Kĩ năng
- Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân .
- Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động
3. Thái độ
- Kính trọng người lao động; Yêu thích, chăm chỉ lao động.
* ĐCND: Không yêu cầu HS tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về tấm gương lao động của các Anh hùng lao động, có thể HS kể về sự chăm chỉ lao động của mình hoặc của các bạn trong lớp, trong trường.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
 * KNS: - Kỹ năng nhận thức giá trị của lao động.
 - Kỹ năng quản lý thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường 
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Phiếu BT 1
- HS: SGK, SBT
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: (5p)
+ Vì sao chúng ta phải yêu lao động?
+ Nêu những biểu hiện của yêu lao động? 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng. - GV giới thiệu, dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét.
+ Vì lao động giúp con người phát triển lành mạnh đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc
+ Những biểu hiện của yêu lao động: Vượt mọi khó khăn, chấp nhận thử thách để làm tốt công việc/ Tự làm lấy công việc của mình/Làm việc từ đầu đến cuối.
2. Hình thành KT (18p)
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để áp dụng trong cuộc sống, biết yêu lao động có ý thức tham gia lao động phù hợp với khả năng của mình. Nêu được ước mơ của mình về nghề nghiệp. 
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp
Việc 1: Mơ ước của em 
 - Gọi HS đọc yêu cầu BT5 5 SGK/26
- Các em hãy thảo luận:
+ Nói cho bạn nghe về ước mơ nghề nghiệp của mình
+ Vì sao mình thích nghề đó?
+ Để thực hiện được ước mơ, ngay từ bây giờ em phải làm gì? 
* GV: Các em nên cố gắng, nỗ lực ngay từ bây giờ để có thể thực hiện được ước mơ của mình
* Việc 2: Kể về tấm gương yêu lao dộng
- GV gợi ý: HS có thể kể tấm gương lao động Bác Hồ hoặc của những người bình thường mà các em biết trong cuộc sống hàng ngày
- GV nhận xét, đánh giá chung
- Yêu cầu nêu những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về yêu lao động
* GV: Lao động là vinh quang. Lao động mang lại nhiều ích lợi cho cuộc sống. Khôn chỉ người lớn, trẻ em cũng cần lao động phù hợp với sức của mình.
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
- 1 HS đọc to trước lớp
- Kể trong nhóm 2 – Chia sẻ trước lớp 
+ Em mở ước làm bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người. Em sẽ cố gắng học tốt ngay từ bây giờ
+ Em mơ ước làm cô giáo để dạy học cho HS. Em sẽ cố gắng học tập tốt, vâng lời thầy cô.
+ Em mơ ước sẽ làm công nhân may để may những chiếc áo thật đẹp. Em sẽ cố gắng học hỏi kiến thức, đặc biệt là từ môn kĩ thuật
..........
- Lắng nghe
- Cá nhân – Chia sẻ lớp
+ Tấm gương BH lao động ở thủ đô Pa-ri dưới trời mưa tuyết.
+ Tấm gương của các bạn nhỏ phụ giúp bố mẹ những công việc nhà....
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất
- HS nối tiêp nêu 
+ Làm biếng chẳng ai thiết
 Siêng làm ai cũng tìm
+ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
+ Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu....
- Lắng nghe 
- Thực hành lao động tại gia đình
- Sưu tầm và kể lại những tấm gương lao động của các nhà khoa học, các vị anh hùng,...
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU
Tiết 1 KĨ THUẬT
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (tiết 3)
I.MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
- Ôn tập các kiến thức về cắt, khâu, thêu
2. Kĩ năng
- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
 *Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS.
3. Thái độ
- Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: : + Tranh quy trình của các bài trong chương. 
 + Mẫu khâu, thêu đã học. 
 - HS: Bộ ĐD KT lớp 4.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành
- KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, phòng tranh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động (3p)
- GV kiểm tra đồ dùng của HS
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. HĐ thực hành: (30p)
* Mục tiêu: Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp
* Việc 1: Hoạt động cả lớp
- Tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương trình . 
- GV nhận xét 
*Việc 2: Hoạt động cá nhân
- HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn .
- Mỗi em chọn và tiến hành cắt khâu một sản phẩm đã chọn .
- Gợi ý 1 số sản phẩm 
1 / Cắt khâu, thêu khăn tay . 
2 / Cắt khâu, thêu túi rút dây 
3 / Cắt khâu, thêu các sản phẩm khác . 
 a ) Váy em bé 
 b ) Gối ôm 
* Cắt khâu thêu khăn tay cần những gì và thực hiện như thế nảo ? 
* Cắt khâu túi rút dây như thế nào ? 
- GV hướng dẫn HS làm 
* Cắt khâu thêu váy em bé ra sao ? 
- GV yêu cầu HS thực hành theo hướng dẫn có thể chọn tùy theo ý thích 
- GV đến bàn quan sát nhận xét, trợ giúp cho đối tượng HS M1+M2
Lưu ý:
Quan sát, theo dõi và giúp đỡ các đối tượng M1 để hoàn thành sản phẩm 
Cá nhân 
-HS nhắc lại các mũi thêu đã học 
- HS lựa chọn theo ý thích và khả năng thực hiện sản phẩm đơn giản . 
- HS thực hành cá nhân
+ Vải cạnh 20 x 10cm , kẻ đường dấu 4 cạnh khâu gấp mép . 
+ Vẽ mẫu vào khăn, hoa, gà, vịt, cây, thuyền, cây nấm có thể khâu tên mình .
+ Vải hình chữ nhật 25 x 30 cm gấp đôi theo chiều dài 2 lần .
+ Vạch dấu vẽ cổ tay, thân áo cắt theo đường vạch dấu. Khâu viền đường gấp mép cổ áo, gấu áo, thân áo, thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích lên cổ gấu và váy
* HĐ 2: Trưng bày và đánh giá sản phẩm.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- Cho học sinh đánh giá sản phẩm.
- Giáo viên kết luận chung. Tuyên dương nhóm và cá nhân làm tốt, có sáng tạo.
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
- Học sinh trưng bày sản phẩm trên lớp.
- Đánh giá, nhận xét 
- HS nhận xét bài làm của bạn, tuyên dương những bài thêu đẹp 
- Thực hành cắt, khâu, thêu tại nhà. 
- Tiếp tục tạo sản phẩm từ cắt, khâu, thêu
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tiết 2 KỂ CHUYỆN
MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung câu chuyện và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
2. Kĩ năng:
- Dựa theo lời kể của GV và tranh minh họa (SGK), bước đầu kể được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ, rõ ý chính đúng diễn biến.
3. Thái độ
- GD chăm chỉ học tập và ham mê nghiên cứu trong học tập. 
4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ câu chuyện
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(5p)
- Gv dẫn vào bài.
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hình thành KT (8p)
* Mục tiêu: Dựa theo lời kể của GV và tranh minh họa (SGK), bước đầu nắm được nội dung và diễn biến chính của câu chuyện
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp
 * Việc 1: GV kể chuyện 
- Kể lần 1: Sau khi kể lần 1, GV giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện.
- Kể lần 2: Vừa kể vừa chì vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
- Kể lần 3 (nếu cần)
- Lắng nghe.
- HS nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ, đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK.
3. Thực hành kể chuyện – Nêu ý nghĩa câu chuyện:(20- 25p)
* Mục tiêu: HS kể lại được câu chuyện và nêu được ý nghĩa của câu chuyện
+HS M1+M2 kể được câu chuyện đúng YC
+HS M3+ M4 kể được câu chuyện đúng YC kết hợp được điệu bộ, giọng nói,..
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp
* Việ 2: HS thực hành kể chuyện.
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 1, 2.
- Cho HS kể cá nhân -> theo nhóm.
- Cho HS thi kể trước lớp.
+ Theo nhóm kể nối tiếp.
+ Thi kể cá nhân toàn bộ câu chuyện.
- Cho HS bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
- Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
*Lưu ý:
+ Kể tự nhiên bằng giọng kể (không đọc).
- GV trợ giúp cho HS M1+M2 kể được từng đoạn câu chuyện 
-Yêu cầu HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV hỏi để giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:
+ Chi tiết nào trong truyện làm em nhớ nhất?
+ Câu chuyện trên muốn gửi tới thông điệp gì tới cho mọi người?
+ Nêu ý nghĩa của câu chuyện ?
- Nhận xét, khen HS kể tốt, nói đúng ý nghĩa truyện.
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- Kể cá nhân-> trong nhóm từng đoạn câu chuyện theo 5 tranh.
- Đại diện các nhóm kể chuyện
+ Học sinh thi kể trước lớp từng đoạn câu chuyện theo tranh
+ 2 HS kể toàn bộ câu chuyện) .
+ Lắng nghe bạn kể và đặt câu hỏi 
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất
- HS trao đổi nhóm 2 về ý nghĩa câu chuyện.
+ HS nối tiếp nêu chi tiết mình nhớ nhất.
+ Cần biết quan sát xung quanh cuộc sống để tỉm ra những điều kì diệu
+ Cần ham thích, tìm tòi và khám phá về cuộc sống/.....
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Tìm đọc và kể lại các câu chuyện khác cùng chủ điểm.
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
 Soạn ngày 28/11/2021
 Dạy thứ 3 ngày 30/11/2021
Tiết 1 TOÁN
Tiết 82: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về phép nhân, phép chia và biểu đồ.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân, phép chia cho số có 2chữ số, 3 chữ số.
- Kĩ năng đọc bản đồ
3. Thái độ
- HS tích cực, cẩn thận khi làm bài
4. Góp phần phát huy các năng lực
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1 bảng 1 (ba cột đầu), bảng 2 (ba cột đầu); bài 4a,b.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: Bảng phụ 
 - HS: SGK,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (5p)
- Giới thiệu bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, nhận xét tại chỗ
2. HĐ thực hành (30p)
* Mục tiêu: - Thực hiện được phép nhân, phép chia.
 - Biết đọc thông tin trên biểu đồ 
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm – Lớp
Bài 1. Mỗi bảng 3 cột đầu. HSNK có thể làm hết bài
- GV nhận xét, chữa bài và kết luận đáp án đúng.
- Củng cố HS M1+M1 về cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính
+ Tìm thừa số chưa biết ?
+ Tìm số chia ?
+T số bị chia?
Bài 4: a,b. HSNK có thể làm cả bài
- Yêu cầu hs quan sát biểu đồ và làm nhóm 2
- GV nhận xét kết luận đáp án đúng.
* GV trợ giúp HS M1+M2 đọc biểu đồ rồi trả lời các câu hỏi như SGK. 
Bài 2 + Bài 3 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Củng cố cách đặt tính và tính, cách ước lượng thương, phép chia mà thương có chữ số 0
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- HS nêu YC
- HS thực hiện cá nhân - Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp.
Đáp án:
Thừa số
27
23
23
Thừa số 
23
27
27
Tích
621
621
621
Số bị chia
66178
66178
66178
Số chia
203
203
326
Thương
326
326
203
- HS làm N2 – Chia sẻ lớp
Bài giải
Số cuốn sách T1 bán ít hơn T4 là
 5500 – 4500 = 1000 (cuốn)
Số cuốn sách T2 bán nhiều hơn T3 là
 6250- 5750 = 500 (cuốn)
c) TB mỗi tuần bán số cuốn sách là:
(4500 + 6250 + 5750 + 5500) : 4 = 5500 (cuốn)
 Đ/S: a)1000 cuốn sách
 b) 500 cuốn sách
 c) 5500 cuốn
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Bài 2: Đáp án
 39870 123 
 297	324
 510
 18
 25863 251
 763 103
 10
 30395 217
 869	140
 015
Bài 3 Bài giải
Số bộ ĐDDH- Sở GD nhận về là:
40 468 = 18720 ( bộ )
Số bộ ĐDDH mỗi trường nhận về là:
18720 : 156 = 120 ( bộ )
 Đáp số: 120 bộ đồ dùng học Toán
- Ghi nhớ KT đã ôn tập
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tiết 2 TẬP ĐỌC
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (tiếp theo) 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác người lớn (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng
- Đọc trôi chảy, rành mạch Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.
3. Thái độ
- Chăm chỉ, tích cực học bài
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to) 
 Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai.
- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
 - Hãy đọc bài: Rất nhiều mặt trăng 
+ Suy nghĩ của công chúa về mặt trăng có gì đáng yêu ?
- GV dẫn vào bài mới
- 1 HS đọc
+ Mặt trăng làm bằng vàng, chỉ bé bằng móng tay, treo trên cành cây ngoài cửa sổ
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch. Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, phân biệt lời chú hề và lời công chúa
- GV chốt vị trí các đoạn
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Sáu dòng đầu
+ Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (mừng rỡ, vằng vặc, nâng niu, rón rén...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác người lớn (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.
+ Nhà vua lo lắng về điều gì?
+ Nhà vua cho vời các vị đại thần và các nhà khoa học đến để làm gì?
+ Vì sao một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua?
+ Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?
+ Công chúa trả lời thế nào?
+ Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì?
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
 ( ý c là phù hợp nhất.)
+ Nội dung bài là gì?
- 1 HS đọc
- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét
+ Lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật, sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả, sẽ ốm trở lại.
+ Để nghĩ cách làm cho công chúa không nhìn thấy mặt trăng.
+ Vì mặt trăng ở rất xa và rất to, toả sáng rất rộng nên không có cách nào làm cho công chúa nhìn thấy được.
+ Chú hề muốn dò hỏi với công chúa nghĩ thế nào khi trông thấy mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời, một mặt trăng đang nằm trên cổ công chúa.
 + Khi ta mất một chiếc răng, chiếc mới sẽ mọc ngay chỗ ấy. Khi ta cắt những bông hoa trong vườn, những bông hoa mới sẽ mọc lên 
- HS phát biểu theo ý hiểu
*Nội dung: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác người lớn
.- HS ghi nội dung bài vào vở.
3. Luyện đọc diễn cảm - Học thuộc lòng (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc phân vai toàn bài, phân biệt lời các nhân vật
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, nêu giọng đọc các nhân vật
- Yêu cầu đọc phân vai đoạn 2 và 3
- GV nhận xét chung
4. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
- Em thích nhất điều gì trong suy nghĩ của công chúa nhỏ?
5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- 1 HS nêu lại
- 1 HS đọc toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển:
+ Phân vai trong nhóm
+ Đọc phân vai trong nhóm
- Thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nêu
- Kể lại toàn bộ câu chuyên "Rất nhiều mặt trăng"
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tiết 3 MĨ THUẬT
Tiết 4 THỂ DỤC
Tiết 5 TIẾNG ANH
 Soạn ngày 28/11/2021
 Dạy thứ 4 ngày 1/12/2021
Tiết 1 TIẾNG ANH
Tiết 2 TOÁN
Tiết 83: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết dấu hiệu chia hết cho 2, số chẵn, số lẻ
 2. Kĩ năng
- Rèn học sinh kĩ năng nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2, nhận biết số chẵn, số lẻ
- Vận dụng giải bài toán có lời văn.
3. Thái độ
- Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học
4. Góp phần phát triển các kĩ năng
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1, bài 2
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: Phiếu nhóm
 - HS: SGk, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi - đáp, thảo luận nhóm.
- KT: 	đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3p)
- GV giới thiệu bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hình thành kiến thức (15p)
* Mục tiêu: Nắm được dấu hiệu chia hết cho 2 
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp
* Việc 1: Hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2.
- Yêu cầu HS tìm vài số chia hết cho 2 
-Yêu cầu HS tìm vài số không chia hết cho 2.
- GV cho HS quan sát, so sánh, đối chiếu và rút ra kết luận dấu hiệu chia hết cho 2.
+ Các số có số tận cùng thế nào thì chia hết cho 2 ?
+ Các số có số tận cùng thế nào thì không chia hết cho 2 ?
- Yêu cầu HS nêu kết luận sgk
*Việc 2: Giới thiệu cho hs số chẵn số lẻ
+ Các số chia hết cho 2 là các số có chữ số cuối cùng (hàng đơn vị) là số chẵn hay lẻ? 
*GV chốt: Các số chia hết cho 2 là các số chẵn (vì các chữ số hàng đơn vị đều là các số chẵn). 
- GV yêu cầu HS tự tìm ví dụ về số chẵn (số có thể gồm nhiều chữ số)
+ Các số không chia hết cho 2 là các số có chữ số cuối cùng (hàng đơn vị) là số chẵn hay lẻ?
*GV chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 2 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó.
- GV cần giúp HS M1 +M2 nhận biết đúng được dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
- Các số chia hết cho 2 là:
10 : 2 = 5 36: 2 = 18
32 : 2 = 16 40 : 2 = 20
14 : 2 = 7 100 : 2 = 50
- Các số không chia hết cho 2 là:
11 : 2 = 5 dư 1 37 : 2 = 18 dư 1
3 : 2 = 1 dư 1 41 : 2 = 20 dư 1
15 : 2 = 7 dư 1 101 : 2 = 50 dư 1
+ Các số tận cùng là 0,2,4,6,8 thì chia hết cho 2.
+ Các số tận cùng 1,3,5,7,9 thì không chia hết cho 2.
- 3, 5 HS nêu kết luận
+ Các số chia hết cho 2 là các số có chữ số cuối cùng (hàng đơn vị) là số chẵn 
- Lắng nghe
-VD: 10;16;124;166;178;1250, 
+ Các số không chia hết cho 2 là các số có chữ số cuối cùng (hàng đơn vị) là số lẻ. 
- VD: 13;121;135;547;767, 
3. HĐ thực hành (18p)
* Mục tiêu: Nhận biết được các số chia hết cho 2 và các số không chia hết cho 2. Lấy được VD số chia hết cho 2 và không chia hết cho 2
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp
Bài tập 1: 
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài vào nháp
- HS chọn ra các số chia hết cho 2 và không chia hết cho 2
- HS chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét chữa bài và kết luận đáp án đúng.
+ Các số chia hết cho 2 có đặc điểm gì? Các số không chia hết cho 2 có đặc điểm gì?
Bài tập 2: 
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài vào vở
a) HS viết bốn số có hai chữ số, mỗi số đều chia hết cho 2 
b) HS viết bốn số có

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_13_nam_hoc_2021_2022.docx