Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021

TẬP ĐỌC

Tiết 31: KÉO CO

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ: thượng võ, giáp.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

3. Thái độ: Giáo dục HS biết thêm về trò chơi kéo co ở địa phương khác.

II. Đồ dùng dạy học:

GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

HS: Đọc trước bài ở nhà.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.

 

docx 30 trang xuanhoa 06/08/2022 1750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 16
Thứ hai, ngày 21 háng 12 năm 2020
TẬP ĐỌC
Tiết 31: KÉO CO
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy. 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: thượng võ, giáp. 
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài. 
3. Thái độ: Giáo dục HS biết thêm về trò chơi kéo co ở địa phương khác. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. 
HS: Đọc trước bài ở nhà. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
 - Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Tuổi ngựa và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
- Nhận xét. 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS đọc đúng (tiếng, từ); ngắt nghỉ đúng câu văn dài. 
Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung của bài. 
Cách tiến hành:
* Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài. 
- Nêu giọng đọc toàn bài. 
- Chia đoạn (3 đoạn).
- HS đọc bài trong nhóm 3 (luyện đọc từ sai). 
- Thi đọc giữa các nhóm. 
- 1 HS đọc chú giải. 
- Hướng dẫn câu dài. HS luyện đọc. 
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài. 
- GV đọc mẫu. 
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi. 
+ Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì?
+ Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
- Các em dựa vào phần mở đầu bài văn và tranh minh họa để tìm hiểu cách chơi kéo co. 
- Em nêu ý chính đoạn 1: Cách thức chơi kéo co. 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, và trả lời câu hỏi. 
+ Đoạn 2 giới thiệu điều gì?
+ Em giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp. 
- Em hãy nêu ý chính đoạn 2: Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp. 
- Gọi HS đọc đoạn 3, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
+ Theo em vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui?
+ Ngoài kéo co, em còn biết trò chơi dân gian nào khác?
- Em hãy nêu ý chính đoạn 3: Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn. 
+ Nội dung chính của bài tập đọc kéo co này là gì?
- Ghi nội dung chính của bài. 
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Đọc trôi ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài. 
Cách tiến hành:
- Gọi 3 HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài. 
- Treo bảng phụ đoạn văn cần luyện đọc. 
Hội làng Hữu Trấp của người xem hội. 
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn và toàn bài. 
- Nhận xét giọng đọc. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. 
Cách tiến hành:
+ Hỏi: Trò chơi kéo co có gì vui?
+ Theo em trò chơi kéo co có ích lợi gì?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
+ Em hãy giới thiệu cách chơi một trò chơi dân gian mà em biết?
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà học bài, kể lại cách chơi kéo co cho người thân nghe. 
 . 
 . 
TOÁN
Tiết 76: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Củng cố cách thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số. 
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số. 
- Áp dụng phép chia cho số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan. 
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận khi chia. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ.
HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- GV gọi 3 HS lên bảng, lớp làm bảng con thực hiện các phép tính sau:
25 480 : 42 ; 12 678 : 36 ; 25 407 : 57
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Củng cố kĩ năng chia cho số có hai chữ số, kết hợp giải bài toán có lời văn. 
Cách tiến hành:
Bài 1: HS làm bảng con câu a trong nhóm đôi bạn (cá nhân, chia sẻ cho nhau).
- 1 HS lên điều khiển. 
- Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
- GV nhận xét. 
Bài 2: GV gọi HS đọc đề bài. HS làm vào vở nhóm đôi bạn. (cá nhân, chia sẻ cho nhau)
- Cho HS tự tóm tắt và giải bài toán. 
- GV nhận xét. 
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài. 
- GV yêu cầu HS tự làm bài trong nhóm đôi bạn, làm xong trao đổi vở cho nhau, gọi một số HS đọc kết quả. 
- GV nhận xét. 
Bài 4:
+ Muốn biết phép tính sai ở đâu chúng ta phải làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài. HS thảo luận theo nhóm sau đó nêu ý kiến. 
- GV giảng lại bước làm sai trong bài. 
- Nhận xét. 
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được cách chia cho số có 2 chữ số. 
Cách tiến hành:
- Bài vận dụng: Đúng ghi Đ, sai ghi S
Một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích 630m2, chiều rộng là 18m. Chiều dài hình chữ nhật là:
a. 350m b. 35m c. 297m d. 333m
- HS viết bảng con, chia sẻ với bạn bên cạnh. HS, GV nhận xét. 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS làm bài tập 1b và chuẩn bị bài sau. 
 . 
 . 
CHÍNH TẢ
Tiết 16: KÉO CO
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Viết được đoạn: Hội làng Hữu Trấp đến chuyển bại thành thắng của bài Kéo co. 
- Hiểu nội dung đoạn viết. 
2. Kĩ năng: - Nghe – viết chính xác đoạn viết, viết đúng tốc độ. 
- Tìm và viết đúng các từ ngữ theo nghĩa cho trước có âm đầu d/ r/gi. 
- HS biết cách trình bày đoạn văn sạch, đep. 
- Tự phát hiện ra lỗi sai và sữa lỗi chính tả. 
3.Thái độ: - Có ý thức rèn chữ viết đẹp. Tự giác, tích cực trong học tập. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a (theo nhóm). 
HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- HS viết bảng con một số từ: trốn tìm, châu báu, con trâu, quả chanh. 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - HS hiểu nội dung đoạn viết. 
- Tìm và viết được các từ khó trong bài. 
- HS chú ý nghe và viết đúng chính tả, trình bày bài sạch, đẹp. 
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đoạn văn trang 155/ SGK. 
+ Cách kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt?
* HS nêu các từ khó trong bài. 
- Luyện viết bảng con các từ vừa nêu. Kiểm tra lẫn nhau trong nhóm đôi, sửa sai cho nhau. GV yêu cầu HS viết sai phân tích lại từ đó. 
- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng. 
* HS viết bài vào vở: GV đọc cho HS viết chính tả. 
- GV đọc, HS dò bài. Thu một số bài kiểm tra, nhận xét. 
- HS đổi vở, mở SGK dò bài lẫn nhau. 
- GV hỏi lỗi sai, yêu cầu HS viết sai trên 5 lỗi về viết lại cả bài. 
- Nhận xét bài viết của HS.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: - Tìm và viết đúng các từ ngữ theo nghĩa cho trước có âm đầu d/r/gi. 
+ GV lựa chọn phần a để sửa lỗi cho HS. 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Phát giấy và bút dạ cho từng cặp HS. Yêu cầu HS tự tìm từ. 
- Gọi 1 cặp lên dán phiếu, đọc các từ tìm được, những HS khác sửa (nếu có). 
- Nhận xét chung, kết luận lời giải đúng. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. 
Cách tiến hành:
- Thi đua: viết 5 từ có láy có âm r/d. HS thảo luận nhóm đôi. 
Mỗi dãy cử 4 HS thi tiếp sức trong 3 phút, nhóm nào tìm được nhiều từ đúng nhanh nhất là thắng cuộc. 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được ở BT2. 
 . 
 . 
Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2020
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 31: MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết một số trò chơi rèn luyện sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ. 
Hiểu ý nghĩa một số câu tục ngữ, thành ngữ có nội dung liên quan đến chủ điểm. 
2. Kĩ năng: Biết sử dụng khéo léo một số tục ngữ, thành ngữ trong một số tình huống cụ thể nhất định. 
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ đồ chơi. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như bài tập 2, bài tập 2. 
- Tranh, ảnh về một số tró chơi dân gian. 
HS: Xem trước bài ở nhà. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- Gọi 3 HS lên bảng, mỗi HS đặt 1 câu hỏi. 
+ Khi hỏi chuyện người khác, muốn giữ phép lịch sự cần chú ý điều gì?
- Nhận xét HS. 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: HS biết một số trò chơi rèn luyện sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ của con người. 
- HS hiểu nghĩa một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến chủ điểm. 
Biết sử dụng những thành ngữ, tục ngữ đó trong những tình huống cụ thể. 
Cách tiến hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm hoàn thành phiếu và giới thiệu với các bạn về trò chơi mà em biết. 
- Gọi nhóm xong trước dàn phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
- Hãy giới thiệu cho các bạn hiểu về cách thức chơi của một trò chơi mà em biết. 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Phát phiếu và bút cho các nhóm HS. Yêu cầu HS hoàn chỉnh phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. 
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. 
- Kết luận lời giải đúng. 
Bài 3: HS thảo luận nhóm đôi bạn, 1 HS lên điều khiển. 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. 
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp, GV nhắc HS:
+ Xây dựng tình huống. 
+ Dùng câu tục ngữ, thành ngữ để khuyên bạn. 
- Gọi HS trình bày. 
- Nhận xét. 
- Gọi HS đọc thuộc lòng các câu tục ngữ, thành ngữ. 
Hoạt động 3: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. 
Cách tiến hành:
- HS nêu lại một số trò chơi rèn luyện sức mạnh, trí tuệ, sự khéo léo. 
+ Hãy giới thiệu về một trò chơi mà em yêu thích?
- HS nói cho nhau nghe. Vài HS nói trước lớp. HS khác nhận xét. 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà làm BT3 và sưu tầm 5 câu tục ngữ, thành ngữ. 
 . 
 . 
TOÁN
Tiết 77: THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Biết thực hiện các phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. 
2. Kĩ năng: Áp dụng để giải các bài toán có liên quan. 
3. Thái độ: Cẩn thận khi thực hiện phép tính chia. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ.
HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- GV gọi 3 HS lên bảng, lớp làm bảng con thực hiện các phép tính sau:
58242 : 74 ; 34561 : 65 ; 478 x 63
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS biết cách chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. 
Cách tiến hành:
* Phép chia 9450 : 35 (trường hợp có chữ số 0 ở hàng đơn vị của thương). 
- GV theo dõi HS làm bài. Nếu HS làm đúng thì cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp. Nêu sai thì hỏi các HS khác trong lớp có cách làm khác không?
- GV hướng dẫn lại, HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
- Phép chia 9450 : 35 là phép chia hết hay phép chia có dư?
- GV nên nhấn mạnh lần chia cuối cùng 0 chia 35 được 0, viết 0 vào thương bên phải của 7. 
- GV yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên. 
* Phép chia 2448 : 24 (trường hợp có chữ số 0 ở hàng chục của thương). 
- GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS đặt tính và tính. (HS làm cá nhân, chia sẻ cho nhau.)
- Theo dõi HS làm bài. Vài HS nêu cách làm. 
- Hướng dẫn lại, HS thực hiện đặt tính và tính. 
+ Phép chia 2448 : 24 là phép chia hết hay phép chia có dư?
- GV nhấn mạnh lần chia thứ hai 4 chia 24 được 0, viết 0 vào thương bên phải của 1. 
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức vừa học làm bài tập có liên quan. 
Cách tiến hành:
Bài 1a:
- GV cho HS tự đặt tính và tính trong nhóm 4 (cá nhân, chia sẻ với bạn bên cạnh, thống nhất ý kiến trong nhóm), 1 HS lên điều khiển. 
- Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
- Nhận xét. 
Bài 2:
- GV gọi HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS tóm tắt và trình bày lời giải của bài toán trong nhóm đôi bạn, làm xong đọc bài cho các bạn cùng nghe, 1 HS lên điều khiển. 
- GV chữa bài, nhận xét. 
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán yêu cầu chúng ta tính gì?
+ Muốn tính được chu vi và diện tích của mảnh đất chúng ta phải biết được gì?
+ Bài toán cho biết những gì về cạnh của mảnh đất?
+ Em hiểu như thế nào là tổng hai cạnh liên tiếp? 
- GV vẽ 1 hình chữ nhật lên bảng và giảng. Hai cạnh liên tiếp chính là tổng của một cạnh chiều dài và một cạnh chiều rộng. 
+ Ta có cách nào để tính chiều rộng, chiều dài mảnh đất?
- GV yêu cầu HS làm bài. HS chia sẻ với bạn bên cạnh. 
- GV chữa bài, nhận xét. 
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được cách chia cho số có 2 chữ số. 
Cách tiến hành:
- Bài vận dụng: Đúng ghi Đ, sai ghi S
a. 10278 : 94 = 19 ( dư 32) b. 10278 : 94 = 109 
c. 10278 : 94 = 109 ( dư 32) d. 10278 : 94 = 109 ( dư 12) 
- HS viết bảng con, chia sẻ với bạn bên cạnh. HS, GV nhận xét. 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS làm bài tập 1b. 
 . 
 . 
KHOA HỌC
Tiết 31: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết được ứng dụng tính chất của không khí vào đời sống.
2. Kĩ năng: Tự làm thí nghiệm và phát hiện ra một số tính chất của không khí: Không khí có thể bị nén lại hoặc dãn ra. 
3. Thái độ: Có ý thức thức bảo vệ bầu không khí. 
- Có ý thức giữ sạch bầu không khí. 
II. Đồ dùng dạy học:
- HS: Chuẩn bị bóng bay, dây thun hoặc chỉ để buộc. 
- GV: Chuẩn bị bơm tiêm, bơm xe đạp, quả bóng đá, nước hoa. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi. 
+ Không khí có ở đâu? Lấy ví dụ chứng minh. 
+ Em hãy nêu định nghĩa về khí quyển. 
- HS nhận xét. GV nhận xét. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS làm thí nghiệm và sử dụng các giác quan để nhận biết không khí không mùi, không màu, không vị. 
- HS phát hiện không khí không có hình dạng nhất định. 
- HS biết không khí có thể bị nén lại & giãn ra. 
- Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống. 
Cách tiến hành:
* Phát hiện màu, mùi, vị của không khí. 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, 1 HS lên điều khiển. 
- GV cho HS quan sát chiếc cốc thủy tinh rỗng và hỏi: Trong cốc có chứa gì?
- Yêu cầu 3 HS lên bảng thực hiện: Sờ, ngửi, nhìn, nếm trong chiếc cốc và lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Em nhìn thấy gì? Vì sao?
+ Dùng mũi ngửi, lưỡi nếm em thấy có vị gì?
- GV xịt nước hoa vào phòng và hỏi:
+ Em ngửi thấy mùi gì?
+ Đó có phải là mùi của không khí không?
- GV giải thích. 
+ Vậy không khí có tính chất gì?
- GV nhận xét câu trả lời của HS. 
* Trò chơi thi thổi bóng. 
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo tổ. 
- Yêu cầu HS trong nhóm thi thổi bong bóng trong 3 đến 5 phút. 
- GV nhận xét, tuyên dương những tổ thổi nhanh, có nhiều màu sắc, hình dạng. 
+ Cái gì làm cho quả bóng căng phồng lên?
+ Các quả bóng này có hình dạng như thế nào?
+ Điều đó chứng tỏ không khí có hình dạng nhất định không? Vì sao?
+ Còn những ví dụ nào cho em biết không khí không có hình dạng nhất định?
* Không khí có thể bị nén lại hoặc dãn ra. 
- GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp. 
- GV dùng hình minh họa 2 – SGK/ 65 hoặc dùng bơm tiêm để mô tả lại thí nghiệm. 
- Dùng ngón tay bịt kín đầu dưới của chiếc bơm tiêm và hỏi:
+ Trong chiếc bơm tiêm này có chứa gì?
+ Khi dùng ngón tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm còn có chứa đầy không khí không?
+ Khi thả tay ra, thân bơm trở về vị trí ban đầu thì không khí ở đây có hiện tượng gì?
+ Qua thí nghiệm em thấy không khí có tính chất gì?
- GV ghi nhanh câu trả lời của HS lên bảng. 
- Kết luận: Không khí có tính chất gì?
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.
Cách tiến hành:
+ Tìm ví dụ về ứng dụng tính chất nén lại hoặc giãn ra của không khí?
+ Trong thực tế đời sống con người đã ứng dụng tính chất của không khí vào những việc gì?
- GV: Không khí có ở xung quanh ta. Vậy để giữ bầu không khí trong lành chúng ta nên làm gì?
- HS đọc mục Bạn cần biết. 
- Dặn HS về nhà thực hành thí nghiệm, chuẩn bị bài sau. 
 . 
 . 
KỂ CHUYỆN
Tiết 16: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Kể được một câu chuyện về đồ chơi của mình hoặc của các bạn mà em có dịp quan sát. 
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. 
2. Kĩ năng: Hiểu ý nghĩa chuyện các bạn kể. 
- Lời kể tự nhiên, chân thực, sáng tạo, kết hợp lời nói với cử chỉ điệu bộ. 
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu. 
3. Thái độ: Tích cực trong hoạt động nhóm. 
II. Đồ dùng dạy học:	
GV: Bảng lớp viết đề bài, 3 cách xây dựng cốt truyện. 
HS: Chuẩn bị trước câu chuyện mình sẽ kể. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- Gọi 2 HS kể lại chuyện các em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là đồ chơi của trẻ em hoặc những đồ vật gần gũi với trẻ em (mỗi HS chỉ kể một đoạn). 
- Gọi HS nhận xét bạn kể. 
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Giúp HS hiểu vững yêu cầu của đề bài. 
HS chọn được một câu chuyện kể về đồ chơi của mình. 
Cách tiến hành:
* Tìm hiểu đề bài:
- Gọi 1 HS đọc đề bài. 
- Đọc, phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ: đồ chơi của em, của các bạn. Câu chuyện của các em kể phải là câu chuyện có thật, nghĩa là liên quan đến những đồ chơi của em, của bạn em. Nhân vật kể chuyện phải là em hoặc bạn em. 
* Gợi ý kể chuyện:
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 gợi ý. 
+ Khi kể, em nên dùng từ xưng hô như thế nào?
+ Em hãy giới thiệu câu chuyện về đồ chơi mà mình định kể. 
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Rèn kĩ năng kể tự nhiên, chân thực, rút được ý nghĩa câu chuyện. 
Cách tiến hành:
- Kể trong nhóm 4: 1 HS lên điều khiển. 
+ Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. GV đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn. 
- Kể trước lớp:
+ Gọi HS nhận xét từng bạn kể. 
GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
+ Nội dung câu chuyện có mới, có hay không? 
+ Cách kể (giọng điệu, cử chỉ)
+ Khả năng hiểu truyện của người kể. 
GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
- Nhận xét chung. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. 
Cách tiến hành:
+ Khi kể chuyện em cần chú ý điều gì?
+ Em học được điều gì qua các câu chuyện của bạn kể?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng 
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
+ Em đã làm những gì để giữ gìn đồ chơi của mình?
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện và chuẩn bị bài sau. 
 . 
 . 
ĐẠO ĐỨC
Tiết 16: YÊU LAO ĐỘNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Hiểu được ý nghĩa của lao động: giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh. 
2. Kĩ năng:
- Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, nơi công cộng, nhà ở phù hợp với khả năng của mình. 
- Tự giác làm tốt các việc tự phục vụ bản thân. 
3. Thái độ:
Yêu mến, đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn, không đồng tình với những bạn lười lao động. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Nội dung bài “ Làm việc thật là vui” – Sách Tiếng Việt – Lớp 2. 
GV – HS sưu tầm : Nội dung một số câu chuyện về tấm gương lao động của Bác Hồ, của các anh hùng lao động và một số câu ca dao tục ngữ ca ngợi lao động. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- 2 HS đọc ghi nhớ tiết trước
- Kể những việc em đã làm thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô? 
- HS nhận xét. GV nhận xét. 
Ngày hôm qua em đã làm được những công việc gì?
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS biết được giá trị của lao động. 
Cách tiến hành:
* Phân tích truyện Pê – chi – a. 
- Đọc câu chuyện “Một ngày của Pê – chi – a”.
- Chia HS thành 4 nhóm. 
- Yêu cầu thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi trong SGK. 
1. Hãy so sánh một ngày của Pê – chi – a với những người khác trong truyện. 
2. Theo em Pê – chi – a sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xảy ra?
3. Nếu em là Pê – chi – a, em có làm như bạn không?
- Nhận xét các câu trả lời của HS. 
Kết luận:
- Yêu cầu đọc bài “Làm việc thật là vui”.
+ Trong bài, em thấy mọi người làm việc như thế nào?
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: HS nhận biết các biểu hiện của yêu lao động, lười lao động. 
Cách tiến hành:
* Bày tỏ ý kiến (BT 2)
- Chia lớp thành 4 nhóm, 1 HS lên điều khiển. 
- Yêu cầu thảo luận nhóm, bày tỏ ý kiến về các tình huống ở BT2 SGK. 
- Nhận xét câu trả lời của HS. 
Kết luận: Phải tích cực tham gia hoạt động ở gia đình, nhà trường và nơi ở phù hợp với sức khỏe và hoàn cảnh của bản thân. 
- Rút ghi nhớ. 
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.
Cách tiến hành:
+ Tại sao phải yêu quý người lao động?
+ Muốn giữ gìn sản phẩm của người lao động ta phải làm gì?
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của người lao động.
 . 
 . 
Thứ tư ngày 23 tháng 12 năm 2020
TẬP ĐỌC
Tiết 16: TRONG QUÁN ĂN “BA CÁ BỐNG”
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hiểu nội dung câu chuyện: Chú bé người gỗ Bu- ra- ti- nô thông minh đã biết dùng mưu moi được bí mật về chiếc chìa khóa vàng ở những kẻ độc ác đang tìm cách bắt chú. 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: mê tín, ngay dưới mũi, 
2. Kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó trong bài.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung truyện, từng đoạn nhân vật. 
3. Thái độ: Tự giác, tích cực trong học tập. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Tập truyện Chìa khóa vàng hay chuyện của Bu- ra- ti- nô. 
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. 
HS: Đọc trước bài ở nhà. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài Kéo co và trả lời câu hỏi về nội dung của bài. 
- Nhận xét. 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS đọc đúng (tiếng, từ); ngắt nghỉ đúng câu văn dài. 
Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung của bài. 
Cách tiến hành:
* Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài. 
- Nêu giọng đọc toàn bài. 
- Chia đoạn (4 đoạn).
- HS đọc bài trong nhóm 4 (luyện đọc từ sai). 
- Thi đọc giữa các nhóm. 
- 1 HS đọc chú giải. 
- Hướng dẫn câu dài. HS luyện đọc. 
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài. 
 GV đọc mẫu. 
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn giới thiệu truyện, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Bu- ra- ti- nô cần moi bí mật gì ở lão Ba- ra- ba?
- Yêu cầu HS đọc thầm cả bài, 1 HS hỏi, 2 nhóm trong lớp trả lời câu hỏi và bổ sung. 
- GV kết luận nhằm giúp HS hiểu bài. 
+ Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba- ra- ba phải nói ra điều bí mật?
+ Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào?
+ Những hình ảnh, chi tiết nào trong truyện em cho là ngộ nghĩnh và lí thú?
+ Truyện nói lên điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài. 
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Đọc trôi chảy ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Đọc phân biệt được lời nhân vật. 
Cách tiến hành:
- Gọi 4 HS đọc phân vai ( người dẫn chuyện, Ba- ra- ba, Bu- ra- ti- nô, cáo A- li- xa).
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc. 
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn và toàn bài. 
- Nhận xét giọng đọc từng HS. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. 
Cách tiến hành:
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
+ Qua câu chuyện em thấy nhân vật Bu – ra – ti – nô có tính cách như thế nào? Dựa vào đâu em biết điều đó?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng: 
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
+ Khi rơi vào tình thế nguy hiểm em sẽ làm gì? Nêu ví dụ minh họa?
- Giới thiệu truyện Chiếc chìa khóa vàng. 
- Nhắc HS tìm đọc truyện. 
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện và đọc trước bài: Rất nhiều mặt trăng. 
 . 
 . 
TOÁN
Tiết 78: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia còn dư).
2. Kĩ năng: HS biết đặt tính, biết ước lượng thương để thực hiện phép chia cho số có ba chữ số. Áp dụng để thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia còn dư).
3. Thái độ: Rèn tính toán cẩn thận, tư duy lôgic. 
- ĐC : Bỏ bài 1a, bài 2, bài 3
II. Đồ dùng dạy học:	
GV: Giáo án điện tử, bảng phụ.
HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- GV gọi 3 HS lên bảng, lớp làm bảng con thực hiện các phép tính sau:
10278 : 64 ; 36570 : 45
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số trong trường hơp chia hết và chia có dư. 
Cách tiến hành:
* Phép chia 1944 : 162 (trường hợp chia hết). 
- Viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện. 
- GV theo dõi HS làm bài. Nêu HS làm đúng thì cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp. Nếu sai nên hỏi các HS khác trong lớp có cách làm khác không?
- GV hướng dẫn lại, HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
+ Phép chia 1944 : 162 là phép chia hết hay phép chia có dư?
- Hướng dẫn cách ước lượng thương trong các lượt chia. 
* Phép chia 8649 : 241 (trường hợp chia có dư)
- Viết lên bảng phép chia, yêu cầu thực hiện đặt tính và tính. 
- Hướng dẫn lại, thực hiện đặt tính và tính như nội dung. 
+ Phép chia 8649 : 241 là phép chia hết hay phép chia có dư?
- GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lượt chia. 
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức vừa học làm bài tập.
Cách tiến hành:
Bài 1: (bỏ câu a)
- GV yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính, HS làm bảng con trong nhóm đôi bạn. (Cá nhân, chia sẻ với nhau). 2 HS làm bảng phụ. 
- Cho cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. Vài HS nêu cách thực hiện của mình. 
- GV nhận xét. 
Bài 2: (bỏ)
Bài 3: (bỏ)
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được cách chia cho số có 3 chữ số. 
Cách tiến hành:
+ Muốn thực hiện phép chia cho số có ba chữ số ta làm như thế nào?
- Bài vận dụng: Đúng ghi Đ, sai ghi S
45783 245 45783 245
2128 186 2128 186
 16 83 1683
 213 313
- HS viết bảng con, chia sẻ với bạn bên cạnh. Giải thích vì sao?
- HS, GV nhận xét. 
- Nhận xét tiết học. 
 . 
 . 
TẬP LÀM VĂN
Tiết 31: LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Dựa vào bài tập đọc Kéo co biết giới thiệu cách thức chơi kéo co giữa hai làng Hữu Trấp (Quế Võ, Bắc Ninh), Tích Sơn (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc). 
2. Kĩ năng: Giới thiệu được một số trò chơi hoặc lễ hội quê em. 
- Lời giới thiệu rõ ràng, chân thực, có hình ảnh. 
3. Thái độ: Tự giác, tích cực trong các hoạt động
II. Đồ dùng dạy học:
GV:- Tranh vẽ một số trò chơi, lễ hội ở địa phương mình. 
- Bảng phụ ghi sẵn dàn ý chung của bài giới thiệu. 
HS: Xem trước bài ở nhà. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS trả lời câu hỏi: Khi quan sát đồ vật cần chú ý đến điều gì?
- Gọi 1 HS đọc dàn ý tả một đồ chơi mà em đã chọn. 
- Nhận xét. 
- 1 HS điều khiển cả lớp đọc các câu ca dao, tục ngữ mà em biết. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Biết giới thiệu cách chơi kéo co của hai địa phương Hữu Trấp & Tích Sơn. 
- Biết giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em. 
Cách tiến hành:
Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- Gọi 1 HS đọc bài tập đọc Kéo co. 
+ Hỏi: Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của những địa phương nào?
- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu. 
- GV nhắc HS giới thiệu bằng lời của mình để thể hiện không khí sôi động, hấp dẫn. 
- 1 HS điều khiển các nhóm trình bày, nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt. 
- Bình chọn bạn giới thiệu tốt nhất. 
Bài 2: Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu HS quan sát các tranh minh họa và nói lên những trò chơi, lễ hội được giới thiệu trong tranh. 
+ Ở quê em có những lễ hội hoặc trò chơi nào?
+ Ở những lễ hội đó có những trò chơi nào thú vị?
- GV treo bảng phụ, gợi ý cho HS biết dàn ý chung. 
* Mở đầu: Tên địa phương em, tên lễ hội hay trò chơi. 
* Nội dung, hình thức trò chơi hay lễ hội:
- Thời gian tổ chức. 
- Những việc tổ chức trò chơi hay lễ hội. 
- Sự tham gia của mọi người. 
* Kết thúc: Mời các bạn có dịp về thăm địa phương mình. 
* Kể trong nhóm đôi bạn: 
- Yêu cầu HS kể trong nhóm 2 HS. GV đi giúp đỡ hướng dẫn từng nhóm. 
+ Các em cần giới thiệu rõ về quê mình. Ở đâu, có trò chơi, lễ hội gì? Lễ hội đó đã để lại cho em những ấn tượng gì?
* Giới thiệu trước lớp:
- 1 HS lên điều khiển các bạn trình bày, nhận xét, sửa trước lớp về cách dùng từ, diễn đạt. 
Hoạt động 3: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. 
Cách tiến hành:
+ Em có nhận xét gì về các hoạt động trong các lễ hội hoặc các trò chơi?
+ Khi tham gia lễ hội hoặc trò chơi em nên có thái độ như thế nào?
- Nh

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_16_nam_hoc_2020_2021.docx