Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021

Tập đọc – Kể chuyện

Tiết 40+41: NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nắm được nghĩa của các từ mới: ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thông manh,

- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện : Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.

2. Kĩ năng:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: nhanh nhẹn, thản nhiên, thong manh, tảng đá ,.

- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (ông ké, Kim Đồng, bọn lính).

- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học.

 

docx 54 trang xuanhoa 03/08/2022 2100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2020
Tập đọc – Kể chuyện
Tiết 40+41: NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm được nghĩa của các từ mới: ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thông manh, 
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện : Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.
2. Kĩ năng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: nhanh nhẹn, thản nhiên, thong manh, tảng đá ,...
- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (ông ké, Kim Đồng, bọn lính).
- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản. 
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh, Máy tính – TV.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
18’
10’
15’
20’
2’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc.
MT: Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc lưu loát, đọc hiểu và đọc diễn cảm.
-Đọc từng câu
- Đọc đoạn
-Đọc theo nhóm
3. Tìm hiểu bài
MT: HS nắm rõ được nội dung bài và rút ra được ý nghĩa câu chuyện.
4. Luyện đọc lại
5.Kể chuyện 
MT: Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện
III.Củng cố, dặn dò:
- GV gọi HS đọc bài Cửa Tùng nêu nội dung, cách đọc.
- GV nhận xét
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ chủ điểm. Giáo viên giới thiệu : chủ điểm Anh em một nhà là chủ điểm nói về tình đoàn kết, gắn bó, thương yêu nhau như con một nhà giữa 54 dân tộc anh em sống trên đất nước ta.
tranh vẽ một chiến sĩ liên lạc đang đưa cán bộ đi làm nhiệm vụ. Người liên lạc này chính là anh Kim Đồng. Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1928 ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh là một chiến sĩ liên lạc dũng cảm, thông minh, nhanh nhẹn có nhiều đóng góp cho cách mạng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài : “Người liên lạc nhỏ”.
- Ghi bảng:
- GV đọc mẫu với giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện. 
+ Đoạn 1 : giọng kể thong thả
+ Đoạn 2 : giọng hồi hộp khi hai bác cháu gặp Tây đồn
+ Đoạn 3 : giọng Kim đồng bình thản, tự nhiên
+ Đoạn 4 : giọng vui khi nguy hiểm đã qua.
- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu.
- Khi HS đọc nếu sai từ GV kết hợp sửa cho HS: áo Nùng, liên lạc,Hà Quảng.
- Câu chuyện này gồm mấy đoạn?
- Gọi mỗi HS đọc 1 đoạn 
- GV kết hợp giảng từ: ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thông manh 
- GV kết hợp nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
+ Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá,/ thản nhiên nhìn bọn lính,/ như người đi đường xa,/ mỏi chân,/ gặp được tảng đá phẳng thì ngồi chốc lát.//
+ Bé con/ đi đâu sớm thế ?//
- Khi HS đọc nhóm GV kết hợp uốn nắn, sửa sai. Nhận xét đánh giá.
- Cả lớp đọc đồng thanh
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì ? 
+ Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng ?
+ Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2, 3, 4 và hỏi :
+ Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch ?
-Giáo viên chốt lại : Kim Đồng nhanh trí thể hiện :
Gặp địch không hề tỏ ra bối rối, sợ sệt, bình tĩnh huýt sáo báo hiệu
Địch hỏi, Kim Đồng trả lời rất nhanh trí : đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm.
Trả lời xong, thản nhiên gọi ông ké đi tiếp : Già ơi ! Ta đi thôi !
- Giáo viên : sự nhanh trí, thông minh của Kim Đồng khiến bọn giặc không hề nghi ngờ nên đã để cho hai bác cháu đi qua.
- Giáo viên chốt ý : câu chuyện ca ngợi anh Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng
Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 3 trong bài và lưu ý học sinh đọc đúng đoạn 3 : giọng Kim đồng bình thản, tự nhiên.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( ông ké, Kim Đồng, bọn lính )
Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. 
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối 
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
- Giáo viên nêu nhiệm vụ : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện, học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện Người liên lạc nhỏ.
- Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài 
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ 
- Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh kể chuyện theo nhóm
- Giáo viên cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn với yêu cầu :
Về nội dung : Kể có đủ ý và đúng trình tự không ?
Về diễn đạt : Nói đã thành câu chưa ? Dùng từ có hợp không ?
Về cách thể hiện : Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không ? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa?
- Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
- Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai.
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe
- HS viết vào vở
- HS lắng nghe
-Từng HS đọc nối tiếp câu.
- Câu chuyện được chia thành 4 đoạn
- HS đọc theo đoạn
- HS lắng nghe
-HS lắng nghe
- Gọi nhóm thi đua đọc
- HS đọc đồng thanh
- Học sinh đọc thầm.
- Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.
+ Bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng vì vùng này là vùng người Nùng ở. Đóng vai ông già Nùng để dễ hoà đồng với mọi người, dễ dàng che mắt địch, làm chúng tưởng cụ là người địa phương.
+ Cách đi đường của hai bác cháu rất cẩn thận. Anh Kim Đồng đi đằng trước, ông ké lững thững đi đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ, Kim Đồng sẽ huýt sáo làm hiệu để ông ké kịp tránh vào ven đường. 
- Học sinh đọc thầm, thảo luận và tự do phát biểu 
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- 4 học sinh tạo thành 1 nhóm
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện, học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện Người liên lạc nhỏ 
- Học sinh quan sát 
- Học sinh kể chuyện theo nhóm.
-Cá nhân 
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
************************************
Toán
Tiết 66: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh củng cố cách so sánh các khối lượng. 
- Củng cố các phép tính với số đo khối lượng, vận dụng để so sánh khối lượng và giải các bài toán có lời văn 
- Thực hành sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của một vật.
2. Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện giải các bài tập nhanh, đúng, chính xác.
3. Thái độ:
- Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
7’
7’
7’
7’
2’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2: Bài tập
Bài 1: 
MT: Giúp cho HS biết thực hiện các phép tính cộng, trừ với số đo khối lượng để so sánh.
Bài 2:
MT: Giúp HS giải toán có lời văn có các số đo khối lượng.
Bài 3: 
MT: Giúp HS giải toán có lời văn có các số đo khối lượng.
Bài 4:
MT: Giúp học sinh biết xác định khối lượng của 1 vật qua cân đồng hồ.
III.Củng cố, dặn dò:
- GV gọi 1 HS thực hiên các phép tính.
- GV nhận xét.
-GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học
-Ghi bảng:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Cho HS làm bài vào sách.
- Yêu cầu HS chữa bài.
- GV nhận xét, chốt đáp án.
- Mời HS đọc đề bài.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi. 
- Đặt câu hỏi hướng dẫn :
+ Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
+ Muốn biết mẹ Hà đã mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh ta phải làm như thế nào?
+ Số gam kẹo biết chưa?
 - Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở
 - Gọi 1 HS lên bảng làm 
 - Nhận xét, chốt lại:
- Gọi 1HS đọc yêu cầu đề bài. 
- Đặt hệ thống câu hỏi để HD HS làm bài 
+ Cô Lan có bao nhiêu đường?
+ Cô Lan đã dùng hết bao nhiêu gam đường?
+ Cô làm gì về số đường con lại?
+ Bài toán yêu cầu tính gì? 
- Yêu cầu HS làm vào vở rồi đổi vở kiểm tra chéo
- Gọi HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chốt lại.
- Cho HS thực hiện trò chơi theo nhóm. 
- Phổ biến luật chơi và tổ chức cho HS chơi trò chơi "Cân tiếp sức".
- Nhận xét, biều dương nhóm thắng cuộc.
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
-HS thực hiện
-HS lắng nghe
-HS viết vào vở
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Học sinh làm vào sách.
- HS chữa bài.
-1 HS đọc đề bài.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Làm bài vào vở 
4 gói kẹo nặng:
 130 x 4 = 520 (g)
Mẹ Hà mua tất cả:
 520 + 175 = 695 (g)
 Đáp số: 695 g
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Trả lời câu hỏi của GV
- Cả lớp làm bài vào vở và kiểm tra chéo tập của bạn
- HS lên bảng làm.
 Đổi 1kg = 1000g
Còn lại số gam đường là:
 1000 – 400 = 600 (g)
Mỗi túi có số gam là: 
 600 : 3 = 200 (g)
 Đáp số: 200 g
- HS thực hiện trò chơi
- Các nhóm thực hiện trò chơi
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
************************************
Hướng dẫn học
LUYỆN TẬP TOÁN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Giúp học sinh củng cố cách so sánh các khối lượng. 
-Củng cố các phép tính với số đo khối lượng, vận dụng để so sánh khối lượng và giải các bài toán có lời văn 
-Thực hành sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của một vật.
2,Kĩ năng:
-Học sinh thực hiện giải các bài tập nhanh, đúng, chính xác.
3. Thái độ:
-Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
7’
7’
7’
7’
2’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2: Bài tập
Bài 1: 
MT: Giúp cho HS biết thực hiện các phép tính cộng, trừ với số đo khối lượng để so sánh.
Bài 2:
MT: Giúp HS giải toán có lời văn có các số đo khối lượng.
Bài 3: 
MT: Giúp HS giải toán có lời văn có các số đo khối lượng.
Bài 4:
MT: Giúp HS giải toán có lời văn có các số đo khối lượng.
III.Củng cố, dặn dò:
- GV gọi 1 HS thực hiên các phép tính.
- GV nhận xét.
-GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học
-Ghi bảng:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Cho HS làm bài vào sách.
- Yêu cầu HS chữa bài.
- GV nhận xét, chốt đáp án.
- Mời HS đọc đề bài.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi. 
- Đặt câu hỏi hướng dẫn :
+ Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
+ Muốn biết mẹ đã mua tất cả bao nhiêu gam đu đủ và bưởi ta phải làm như thế nào?
+ Số gam đu đủ biết chưa?
 - Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở
 - Gọi 1 HS lên bảng làm 
 - Nhận xét, chốt lại:
- Gọi 1HS đọc yêu cầu đề bài. 
- Đặt hệ thống câu hỏi để HD HS làm bài 
+Có bao nhiêu kg gạo nếp và gạo tẻ?
+Số gạo nếp như thế nào so với số gạo tẻ?
+ Bài toán yêu cầu tính gì? 
- Yêu cầu HS làm vào vở rồi đổi vở kiểm tra chéo
- Gọi HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chốt lại.
-Gọi HS đọc bài toán
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-GV hướng dẫn
-Yêu cầu HS làm bài
-GV nhận xét
-GV nhận xét tiết học
-Về nhà ôn lại bài
-HS thực hiện
-HS lắng nghe
-HS viết vào vở
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Học sinh làm vào sách.
- HS chữa bài.
-1 HS đọc đề bài.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Làm bài vào vở 
3 quả đu đủ nặng số gam:
 350 x 3 = 1050 (g)
Mẹ đã mua tất cả số gam là:
 1050 + 150 = 1200 (g)
 Đáp số: 1200g
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Trả lời câu hỏi của GV
- Cả lớp làm bài vào vở và kiểm tra chéo tập của bạn
- HS lên bảng làm.
 Số gạo nếp là:
 72 : 3 = 24 (kg)
Số gạp tẻ là:
 72 – 24 = 58 (kg)
 Đáp số: 58 kg
-HS đọc
-HS nêu
-HS làm bài vào vở
Mỗi can đựng được số lít dầu là:
 56 : 7 = 68 (l)
Vì 65 : 8 = 8 (dư 1)
Nên muốn đựng hết 65 lít dầu thì cần ít nhất 9 can nhựa cùng loại.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
******************************************************************
Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2020
Toán
Tiết 67: BẢNG CHIA 9
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Bước đầu thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán, giải toán (có một phép chia 9).
2.Kĩ năng : 
- Thực hành chia trong phạm vi 9 và giải toán có lời văn ( về chia thành 9 phần bằng nhau và chia theo nhóm 9 ).
- Học sinh tính nhanh, chính xác.
- Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1 (cột 1, 2, 3); Bài 2 (cột 1, 2, 3); Bài 3; Bài 4.
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Máy tính- TV
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
10’
3’
5’
5’
5’
3’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2: Hướng dẫn HS lập bảng chia 9 
MT: Giúp cho các em bước đầu lập được bảng chia 9 dựa trên bảng nhân 9.
3.Bài tập
Bài 1: 
MT: Giúp HS nhẩm thuộc bảng chia 9
Bài 2:
MT: Vận dụng bảng chia 9 vào thực hiện phép chia
Bài 3:
MT: Vận dụng cách so sánh vào giải toán
Bài 4:
MT: Giúp HS tăng khả năng tính nhanh
III.Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS lên bảng thực hiện bài tập 3.
- GV nhận xét.
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học
- Ghi bảng:
- Gắn 3 tấm bìa có 9 chấm tròn lên bảng yêu cầu học sinh cũng lấy 3 tấm bìa mỗi tấm 9 chấm tròn và hỏi: Vậy 9 lấy 3 lần được mấy?
- Hỏi: Có 27 chấm tròn trên các tấm bìa mỗi tấm 9 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa? 
- Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa.
- Viết lên bảng 27 : 9 = 3 và yêu cầu học sinh đọc lại phép chia.
- Làm tương tự như trên để lập được phép chia 
18 : 9 = 2
- Treo bảng nhân 9 lên bảng và hỏi: Từ phép nhân 9 X 1 = 9 ta có phép chia 9 nào?
- Các phép tính còn lại cho HS học nhóm đôi
- Tương tự HS tìm các phép chia còn lại
- Gọi HS đọc kết kết quả và giải thích cách làm
- Tổ chức cho học sinh học thuộc lòng bảng chia 9. bằng cách che kết quả và số bị chia.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- Cho HS chơi trò chơi “Truyền điện” 
- Nhận xét.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
- Phát PBT cho HS và yêu cầu HS tự làm bài vào sách
- Gọi 4 HS nêu kết quả GV kết quả
- Cho HS nhận xét về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
-Gọi HS đọc bài toán
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Mời 1 học sinh lên bảng giải.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài:
- Đặt câu hỏi để HS phân tích bài toán
+ Bài toán cho biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Cho HS nêu sự giống nhau và khác nhau giữa bài 3 và 4 
- Gọi HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở
- Chốt lại: Chú ý đơn vị của 2 bài toán
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
-HS thực hiện yêu cầu
-HS lắng nghe
-HS viết vào vở
- Quan sát hoạt động của giáo viên và trả lời (học cá nhân)
- Phát biểu
- HS đọc phép chia.
- Học sinh trả lời: 9 : 9 = 1
- Học nhóm đôi lập các phép chia của bảng chia 9
- Đại diện nhóm trả lời	
- Học thuộc lòng bảng chia theo hướng dẫn của giáo viên.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Chơi trò chơi
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài cá nhân vào sách
- 4 HS nêu miệng
- 2 HS nêu
- Một em đọc bài.
- Cả lớp phân tích bài toán rồi làm vào vào vở.
- 1HS lên bảng trình bày bài giải, lớp bổ sung
 Bài giải
Mỗi túi có số kg gạo là:
 45 : 9 = 5 (kg)
 Đáp số: 5kg
- HS đọc đề.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS làm bài.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
***********************************
Chính tả (Nghe – viết)
Tiết 27: NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm.
2. Kĩ năng: 
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài Người liên lạc nhỏ. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
- Viết hoa các tên riêng : Đức Thanh, Kim Đồng, Nùng, Hà Quảng
- Luyện viết tiếng có vần khó ( ay / ây )
- Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : au / âu, l / n, i / iê.
3. Thái độ: 
- Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh : Bảng con, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
18’
4’
5’
3’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn chính tả.
MT: Giúp học sinh hiểu về đoạn viết.
3.Bài tập:
Bài 2:
MT: Phân biệt được vần ay/ây
Bài 3:
MT: Phân biệt l/n
III.Củng cố, dặn dò:
- GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ : huýt sáo, hít thở, suýt ngã, nghỉ ngơi, vẻ mặt.
- Nhận xét bài cũ
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học
- Ghi bảng:
- Đính bảng phụ viết bài CT lên bảng
- GV đọc mẫu cho các em đọc thầm theo.
- Gọi 2 em đọc lại
- Đặt câu hỏi cho các em tìm hiểu đoạn viết:
+Đoạn văn có những nhân vật nào ?
+Tên bài viết ở vị trí nào ?
+Những chữ nào trong bài văn viết hoa ?
+Lời của nhân vật phải viết như thế nào ?
+Bài văn có mấy câu ?
- Hướng dẫn các em viết các tiếng khó trong bài: lững thững, mỉm cười, đeo túi, đằng sau, bợt, 
- Cho các em đọc lại các tiếng đã viết.
- Cho HS chuẩn bị vở chép bài.
- Đọc từng câu ngắn, cụm từ cho các em viết.
- Cho các em soát lỗi chéo với nhau.
- Thu 7-8 vở, chấm vở tại lớp.
- Nhận xét các chữ các em sai nhiều.
- Cho 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Cho 2 HS thi làm bài, đúng và nhanh.
- Cho HS làm bài vào vở
- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS học nhóm đôi
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét HS làm bài
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
-HS lên bảng viết
-HS lắng nghe
-HS viết vở
-Đọc thầm theo
-Đọc theo yêu cầu
+Đoạn văn có những nhân vật : Đức Thanh, Kim Đồng, ông ké.
+Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
+Các chữ đầu câu, tên bài và tên riêng : Đức Thanh, Kim Đồng, Nùng, Hà Quảng. 
+Lời của nhân vật phải viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, dấu chấm than
+Dấu hai chấm, dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than
+Bài văn có 6 câu
-Đánh vần và viết vào bảng con
-Đọc lại
-Chuẩn bị vở theo yêu cầu
-Viết bài
-Soát lỗi
-Nộp vở
-Chú ý
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- 2 HS thi đua làm bài 
- Làm bài vào sách.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Học nhóm đôi 
- Đại diện nhóm trình bày
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
***********************************
Tập viết
Tiết 14: ÔN CHỮ HOA: K
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Viết đúng chữ hoa K (1 dòng), Kh, Y (1 dòng); viết đúng tên riêng Yết Kiêu (1 dòng) và câu ứng dụng: Khi đói ... chung một lòng (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
2. Kĩ năng: 
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng.
3. Thái độ:
- Có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
- Mẫu chữ viết hoa I, Ô, K. 
- Các chữ Ông Ích Khiêm và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
2. Học sinh: Vở tập viết 3 tập một, bảng con, phấn, ...
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
30’
2’
10’
5’
5’
5’
3’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chữ hoa Ô, I, K .
MT: HS nhớ lại cách viết các chữ hoa.
3. Luyện viết từ ứng dụng.
Mục tiêu: Giúp học sinh viết từ ứng dụng
4. Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
MT: HS viết được câu ứng dụng.
5. Hướng dẫn viết vở tập viết.
MT: HS luyện tập cách viết.
III.Củng cố, dặn dò:
- GV kiểm tra HS viết bài ở nhà.
- Em hãy nêu từ ứng dụng và câu ứng dụng của tiết trước ?
- Gọi 1HS lên bảng viết :Ô, Ông Ích Khiêm
- GV nhận xét.
- Trong tiết tập viết hôm nay các em sẽ củng cố lại cách viết các chữ viết hoa K và một số chữ hoa khác có trong từ và câu ứng dụng .
- GV ghi bảng đề bài.
- Quan sát và nêu quy trình viết chữ I , K hoa.
- Y/C HS tìm các chữ hoa có trong từ ứng dụng và câu ứng dụng ?
- Cho HS xem các chữ cái viết hoa K và y/c HS nêu độ cao các con chữ này ?
- Chữ hoa I gồm mấy nét? Đó là những nét nào?
- GV viết mẫu cho HS quan sát, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ
- GV yêu cầu HS viết bảng.
- GV nhận xét chữ viết của HS.
- GV cho HS đọc: Yết Kiêu
- Giới thiệu : Yết Kiêu là một tướng tài của Trần Hưng đạo. Ông có tài bơi lặn như rái cá dưới nước nên đã đục thủng được nhiều thuyền chiến của giặc, lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông thời nhà Trần.
-Từ ứng dụng gồm mấy chữ cái? Là những chữ nào?
-Các chữ cái có độ cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ ra sao?
- GV yêu cầu HS viết bảng chữ ứng dụng. 2 HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào bảng con.
- GV đi quan sát, sửa lỗi cho HS.
- GV nhận xét, khen 1 số bạn viết tốt, giơ bảng cho cả lớp quan sát.
Khi đói cùng chung một dạ, khi rét cùng chung một lòng
- Giáo viên: câu tục ngữ khuyên con người phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong gian khổ, khó khăn. Càng khó khăn, thiếu thốn thì càng phải đoàn kết, đùm bọc nhau. 
- Yêu cầu nhận xét chiều cao các chữ cái trong câu ứng dụng.
-Yêu cầu HS viết bảng:Ít.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
- Yêu cầu HS viết câu ứng dụng.
- GV theo dõi, hướng dẫn HS.
- GV cho HS quan sát vở tập viết lớp 3 tập 1, sau đó yêu cầu HS viết bài.
- GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho HS.
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
HS để lên bàn GV kiểm tra.
- Ông Ích Khiêm ; Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí
- 1HS lên bảng viết - Cả lớp viết bảng con.
- HS lắng nghe.
- Có những chữ hoa I , K.
-HS quan sát mẫu - các chữ hoa I , K cao 2 li rưỡi .
-Gồm 3 nét: Nét lượn xuống, nét cong trái và nét thắt giữa 
- HS quan sát, viết bảng con
-HS đọc
-HS lắng nghe
- Gồm 2từ: Yết Kiêu
- Chữ hoa K, Y cao 2 li rưỡi, t cao 1,25 li và các chữ còn lại cao 1 li.
- Các chữ cách nhau một chữ o.
- HS viết bảng.
- HS nhận xét.
- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS nhận xét.
- HS viết bảng.
- HS viết bài.
- HS viết bài
-Lắng nghe
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
**************************************
Thủ công
Tiết 14: CẮT, DÁN CHỮ H, U (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ H, U.
 2. Kĩ năng: 
- Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. 
- Chữ dán tương đối phẳng.
* Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng. 
3. Thái độ: 
- Yêu thích cắt, dán hình.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
- Mẫu chữ H, U cắt đã dán và mẫu chữ H, U cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn, để rời, chưa dán. 
- Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U.
2. Học sinh: 
- Giấy thủ công các màu, giấy trắng làm nên, kéo, hồ dán ...
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
20’
8’
2’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Thực hành: 
MT: HS nắm được các thao tác gấp, cắt, dán chữ U, H.
3. Trưng bày sản phẩm 
MT: HS biết tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
III.Củng cố, dặn dò:
-Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
- Nhận xét chung
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học
- Ghi bảng:
- Bước 1. Kẻ chữ H, U.
+ Kẻ, cắt 2 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô trên mặt trái tờ giấy thủ công.
+ Chấm các điểm đánh dấu hình chữ H, U vào hai hình chữ nhật. Sau đó kẻ chữ H, U theo các điểm đã đánh dấu (h.2a; h.2b). Riêng đối với chữ U cần vẽ các đường lượng giác như hình 2c? SGV/ 218.
- Bước 2. Cắt chữ H, U.
+ Gấp đôi 2 hình chữ nhật đã kẻ chữ H, U theo đường dấu giữa ( mặt trái ra ngoài).
+ Cắt theo đường kẻ nửa chữ H, U bỏ phần gạch chéo (h.3a; h.3b). Mở ra được chữ H, U như chữ mẫu (h.1).
- Bước 3. Dán chữ H, U.
+ Kẻ 1 đường chuẩn. Đặt ướm 2 chữ mới cắt vào đường chuẩn cho cân đối.
+ Bôi hồ vào mặt kẻ ô của từng chữ và dán vào vị trí đã định (h.4/ SGV/ 219).
+ Giáo viên cho học sinh tập kẻ, cắt chữ H, U.
+ Giáo viên đến từng bàn quan sát, uốn nắn cho học sinh nào còn lúng túng.
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh.
+ Giáo viên khen ngợi những học sinh có sản phẩm đẹp để khích lệ khả năng sáng tạo của học sinh.
+ Giáo viên đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh.
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
-HS thực hiện
-HS lắng nghe
-HS viết vào vở
U
+ Học sinh tập kẻ, cắt trên giấy nháp.
+ Học sinh trưng bày sản phẩm và nhận xét sản phẩm.
+ Lớp bình chọn, nhận xét.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
***********************************
Hướng dẫn học Toán
ÔN SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
I. Mục tiêu:
- Ôn so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. 
- Áp dụng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn vào giải bài toán có lời văn.
II. Chuẩn bị:
- Vở cùng em học toán 3.
III. Các HĐ dạy- học chủ yếu:
TG
Nội dung
Mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
A-Kiểm tra:
- Kiểm tra đồ dùng của HS.
30’
2’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu
2.HD
Bài 1: Quan sát tranh vẽ và viết tiếp vào chỗ chấm (theo mẫu):
- Ôn so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. 
Bài 2: Hãy nghĩ ra một tình huống tương tự như trên và viết tiếp vào chỗ chấm:
- Biết tạo ra một tình huống tương tự tình huống đã có sẵn.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống:
- Củng cố so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. 
Bài 4: Giải bài toán: 
- Củng cố giải toán có lời văn.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giới thiệu - Ghi bảng
- YC HS đọc đề bài.
- GV HD HS thực hiện:
+ Bài toán đã cho biết gì?
+ Muốn biết số hình vuông gấp mấy lần số hình tròn ta làm như thế nào?
- GV gọi 1 HS lên bảng thực hiện, HS dưới lớp làm vào vở.
- GV nhận xét, kết luận.
- YC HS đọc đề bài.
a) Có .. con gà và .. con vịt.
Số con vịt gấp .. lần số con gà. Số con gà bằng .. số con vịt.
b) ..
- GV hướng dẫn: 
+ Chọn một tình huống và các số liệu? Sau đó em hãy tìm số lớn gấp số bé mấy lần và ngược lại, số bé bằng một phần mấy số lớn.
- YC 1-2 HS lên bảng thực hiện.
- GV nhận xét, kết luận.
- YC HS đọc đề bài.
+ Muốn tìm số lớn gấp mấy lần số bé ta làm như thế nào?
+ Ngược lại, muốn tìm được số bé bằng một phần mấy của số lớn thì ta làm thế nào?
- GV YC HS làm vào vở.
- GV cùng HS chữa bài.
Giải bài toán: Tôm có 18 quyển truyện, nhiều hơn Tí 12 quyển truyện. Hỏi số truyện của Tí bằng một phần mấy số truyện của Tôm?
- GV hướng dẫn:
+ Tìm số quyển truyện của Tôm.
+ Tìm số quyển truyện của Tôm gấp mấy lần số quyển truyện của Tí.
+ Trả lời số quyển truyện của Tí bằng một phần mấy số quyển truyện của Tôm.
- Cho HS làm bài.
- GV nhận xét, kết luận.
- Nhận xét giờ học.
- HS đọc
- Số hình vuông; hình tròn.
- Lấy số hình vuông chia cho số hình tròn.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- HS đọc đề bài & TL
- 1- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
a) Có 5 con gà và 15 con vịt.
Số con vịt gấp 3 lần số con gà. Số con gà bằng 13 số con vịt.
b) Có 30 quả táo và 3 quả dứa.
Số quả táo gấp 10 lần số quả dứa. Số quả dứa bằng 110 số quả táo.
- HS nhận xét.
- HS đọc đề bài
- HS trả lời
- HS làm bài vào vở.
- HS nhận xét.
- HS đọc đề bài
- HS thực hiện
Bài giải
Tí có số quyển truyện là: 18 – 12 = 6 (quyển)
Số quyển truyện của Tôm gấp số quyển truyện của Tí số lần là: 18 : 6 = 3 (lần)
 Số quyển truyện của Tí bằng 13 số quyển truyện của Tôm.
 Đáp số: 13.
- HS nhận xét.
- HS điền vào vở.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
******************************************************************	
Thứ tư ngày 9 tháng 12 năm 2020
Tập đọc
Tiết 42: NHỚ VIỆT BẮC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đọc thầm tương đối nhanh và hiểu được các từ ngữ được chú giải trong bài : Việt Bắc, đèo, dang, phách, ân tình, thuỷ chung 
- Hiểu nội dung chính của bài thơ : ca ngợi vẻ đẹp của rừng núi Tây Bắc, ca ngợi sự dũng cảm của con người Tây Bắc khi đáng giặc.
2. Kĩ năng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : đỏ tươi, chuốt, rừng phách, đổ vàng , ..., 
- Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ .
- Biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản 
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:Máy tính - TV. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
10’
10’
8’
2’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc.
MT: Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc lưu loát, đọc hiểu và đọc diễn cảm.
- Đọc nối tiếp câu:
- Đọc nối tiếp đoạn:
-Đọc theo nhóm
3. Tìm hiểu bài 
MT: Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc hiểu
4: Luyện đọc lại
MT: Học sinh rèn kĩ năng học thuộc bài thơ
III.Củng cố, dặn dò:
- GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : “Người liên lạc nhỏ”.
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? 
- Giáo viên nhận xét
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học
- Ghi bảng:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu toàn với giọng chậm rãi tình cảm, thể hiện sự tự hào đối với cảnh vật quê hương.
- GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng dòng thơ, mỗi bạn đọc tiếp nối 2 dòng thơ 
đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài, bạn nào đọc câu cuối thì sẽ đọc luôn tên tác giả.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS, cho cả lớp đọc lại từ nhiều HS mắc lỗi.
- GV cho HS đọc : thắt lưng, đan nón, mơ nở 
- Bài thơ được chia thành mấy đoạn?
- GV nhắc nhở các em ngắt nhịp đúng (2/4, 4/4, 2/2/4)
Ta về, / mình có nhớ ta/
Ta về/ ta nhớ/những .người //
Rừng xanh / hoa chuối đỏ tươi/
Đèn cao nắng ánh / dao ... lưng.//
Ngày xuân/ mơ nở trắng rừng/
Nhớ người đanón/chuốt...dang.//
Nhớ khi/ giặc đến/ giặc lùng/
Rừng cây/ núi đá/ ta ... Tây.//
- GV kết hợp giảng từ: Việt Bắc, đèo, giang, phách, ân tình, thủy chung.
- GV kết hợp nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
- Khi HS đọc nhóm GV kết hợp uốn nắn, sửa sai. Nhận xét đánh giá.
- Cả lớp đọc đồng thanh
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm 2 dòng thơ đầu, hỏi: 
+Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc ? 
-Giáo viên : trong bài thơ tác giả sử dụng cách xưng hô rất thân thiết là ta và mình. Ta chỉ người về xuôi, mình chỉ người Việt Bắc.
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm từ câu 2 đến hết bài thơ và hỏi : 
+ Tìm những câu thơ cho thấy: 
a.Việt Bắc rất đẹp
b.Việt Bắc đánh giặc giỏi 
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài thơ và hỏi : 
+ Tìm những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc. 
- Giáo viên : Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của rừng núi Tây Bắc, ca ngợi sự dũng cảm của con người Tây Bắc khi đáng giặc.
- Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi dòng thơ 
Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. 
Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại. 
Giáo viên cho học

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_14_nam_hoc_2020_2021.docx