Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 25, Thứ 4 - Năm học 2011-2012

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 25, Thứ 4 - Năm học 2011-2012

TOÁN

Tiết 123: Luyện tập

I. Mục tiêu

Giúp HS:

 - Nhận biết một số tính chất của phép nhân phân số: tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, tính chất nhân một tổng hai phân số với một phân số.

 - Biết vân dụng các tính chất trên trong trường hợp đơn giản.

II. Đồ dùng dạy học

- GV ghi các tính chất ra bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 7 trang xuanhoa 11/08/2022 1290
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 25, Thứ 4 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ hai ngày 27 tháng 2 năm 2012
Ngày dạy: Thứ tư ngày 29 tháng 2 năm 2012
LỊCH SỬ
Tiết 25: Trịnh – Nguyễn phân tranh
I. Mục tiêu
 Giúp HS nêu được:
 - Từ thế kỉ thứ XVI, triều nhà Lê suy thoái. Đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều.
 - Nhân dân 2 miền bị đẩy vào cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
II. Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị phiếu học tập cho học sinh.
- Các tranh ảnh ở trong SGK.
- Lược đồ Bắc triều và Nam triều.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
2.1/ Sự suy sụp của triều Hậu Lê.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm những biểu hiện cho thấy sự suy sụp của triều đình Hậu Lê từ đầu thế kỉ XVI?
- Trước sự suy sụp của nhà Hậu Lê, nhà Mạc đã cướp ngôi nhà Lê. Chúng ta cùng tìm hiểu về sự ra đời của nhà Mạc.
 2.2/ Nhà Mạc ra đời và sự phân chia Nam – Bắc triều.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
1) Mạc Đăng Dung là ai?
2) Nhà Mạc ra đời như thế nào? Triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì?
3) Nam Triều là triều đình của dòng họ phong kiến nào? Ra đời như thế nào?
4) Vì sao có chiến tranh Nam – Bắc triều?
2.3./ Chiến tranh Trịnh – Nguyễn 
- GV cho HS trả lời câu hỏi qua phiếu học tập.
+ Năm 1592, ở nước ta có sự kiện gì?
+ Sau năm 1592, tình hình nước ta như thế nào?
+ Kết quả cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn ra sao ?
- GV yêu cầu HS trình bày ý kiến.
2.4./ Đời sống nhân dân ở thế kỉ XVI.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu về đời sống nhân dân ở thế kỉ XVI.
- GV hỏi: Vì sao nói chiến tranh Nam – Bắc triều và chiến tranh Trịnh – Nguyễn là những cuộc chiến tranh phi nghĩa ?
- GV khi nói về thời kì này, nhân dân ta đã có câu tục ngữ “ nồi da nấu thịt” em hãy giải thích câu tục ngữ này.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu.
- HS đọc thầm SGK, sau đó nối tiếp nhau trả lời.
* Sự suy sụp của nhà Hậu Lê:
+ Quan lại trong triều đánh giết lẫn nhau để tranh giành quyền lực.
- HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS cùng nhau thảo luận.
- Mạc Đăng Dung là một quan võ dưới triều nhà Hậu Lê.
- Năm 1527, lợi dụng tình hình suy thoái của nhà Hậu Lê, Mạc Đăng Dung đã cầm đầu một số quan lại cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc, sử cũ gọi là Bắc Triều.
- Nam Triều là triều của nhà Lê. Năm 1533, một quan võ của họ Lê là Nguyễn Kim đã đưa một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên ngôi, Lập ra triều đình riêng ở Thanh Hoá.
- Hai thế lực phong kiến Nam triều và Bắc triều tranh giành quyền lực với nhau gây nên cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều.
- HS trao đổi, thảo luận.
- HS lên bảng nêu kết quả làm việc.
- HS khác bổ sung.
- HS đọc ở SGK.
- HS trao đổi và trả lời.
Þ Vì cuộc chiến tranh này nhằm tranh giành ngai vàng.
- Nêu ý kiến
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
ĐẠO ĐỨC 
Tiết 25: Ôn tập và thực hành kĩ năng giữa kì II
I. Mục tiêu
Giúp HS: 
 - Ôn lại các bài đã học từ đầu học kỳ 2 đến nay.
II. Đồ dùng dạy học
 - Phiếu điều tra theo BT4 .Mỗi HS có 2 tấm bìa : xanh , đỏ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Vì sao cần giữ gìn các công trình công cộng?
- Các em cần làm gì để bảo vệ các công trình công cộng?
- Nhận xét – cho điểm HS .
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Báo cáo về kết quả điều tra.
- Cho HS báo cáo kết quả điều tra ỡ địa phương mình 
- GV rút ra kết luận về việc thực hiện :
- Kính trọng biết ơn người lao động.
- Lịch sự với mọi người.
- Giữ gìn các công trình công cộng.
* Bày tỏ ý kiến 
+ Phổ biến cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu 
- Màu đỏ : Biểu lộ thái độ tán thành .
- Màu xanh : Biểu lộ thái độ phản đối .
- Màu trắng : Biểu lộ thái độ phân vân , lưỡng lự .
 - GV kết luận:
 + Tất cả người lao động,kể cả những người lao động bình thừơng nhất cũng cần được tôn trọng.
 + Lịch sự với mọi người là có những lời nói,cử chỉ,hành động thể hiện sự tôn trọng với bất cứ người nào mà mình tiếp xúc.
 + Mọi người dân,không kể già trẻ,nghề nghiệp đều có trách nhiệm giữ gìn,bảo vệ các công trình công cộng.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS thực hành các nội dung bài.
- 3 HS trả lời (Tuấn Kiệt, Nhu Linh, Đức Lương)
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả điều tra ở địa phương. 
- Cả lớp thảo luận về các báo cáo, như :
+ Làm rõ, bổ sung ý kiến về thực trạng các việc thực hiện
- Hoạt động cả lớp
- HS biểu lộ theo cách đã quy ước .
- Giải thích lí do . 
- Thảo luận chung cả lớp . 
 Cả lớp lắng nghe
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
	LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TOÁN
Tiết 123: Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS:
 - Nhận biết một số tính chất của phép nhân phân số: tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, tính chất nhân một tổng hai phân số với một phân số.
 - Biết vân dụng các tính chất trên trong trường hợp đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học
- GV ghi các tính chất ra bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* GV giới thiệu tính chất của phép nhân phân số 
 - Tính chất giao hoán:
- Cho HS thực hiện phép tính 
- Sau đó, so sánh hai kết quả, rút ra kết luận: 
- GV cho HS rút ra nhận xét.
- Tính chất kết hợp: tương tự như trên.
- Tính chất nhân 1 tổng hai phân số với 1 phân số: GV giảng tương tự 2 mục trên.
* Luyện tập:
Bài 1: 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
- Một em lên bảng - Cả lớp làm vào vở.
- Có thể trình bày như sau: 
- GV yêu cầu HS nêu tính chất đã vận dụng.
 - Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2:
- HS làm bài vào vở 
- 1 em lên bảng làm.
- HS nhận xét bài làm ở bảng.
- GV sửa bài: 
Chu vi hình chữ nhật là:
 (m)
Đáp số: m
- GV cho HS phát biểu cách tính chu vi HCN.
Bài 3:
- HS đọc đề bài - Nêu yêu cầu của đề bài.
- HS tóm tắt bài toán - Nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở. 
- Gọi 1 em lên bảng làm.
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm:
Tính bằng hai cách:
a. x x b. ( + ) x 
- 4 HS thực hiện (Nhật Nam, Yến Nhi, Hoài Nhi)
- HS thực hiện phép tính.
- HS so sánh kết quả, rút ra nhận xét.
- Đây là tính chất giao hoán của phép nhân: Khi đổi chỗ các phân số trong một tích thì tích của chúng không thay đổi.
- 1 em lên bảng làm.
- HS làm bài vào vở.
- Tính chất kết hợp.
- HS nhận xét bài.
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS lên bảng làm .
- Lớp làm vở.
- HS đổi vở, chấm chéo
- HS phát biểu.
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS lên bảng làm .
- Lớp làm vở.
* Bài giải: 
May 3 chiếc túi hết số m vải là:
 (m)
Đáp số: 2m
- Suy nghĩ làm bài.
 LƯỢNG GIÁ
TẬP ĐỌC
Tiết 50: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: buồng lái, nhìn thẳng, xoa mắt đắng, con đường, đột ngột, tiểu đội, vỡ rồi 
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các khổ thơ, cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ , hình ảnh đẹp, gây ấn tượng mạnh mẽ.
- Đọc diễn cảm toàn bài: giọng phù hợp với tâm trạng của các anh chiến sĩ trong từng khổ thơ.
- Hiểu các từ khó trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Qua hình ảnh độc đáo của những xe không kính vì bom đạn, tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 4 HS đọc từng đoạn bài Khuất phục tên cướp biển và trả lời câu hỏi trong bài.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của bài.
 - Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Luyện đọc
- Mời 1 HS giỏi đọc bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp nhau theo khổ thơ.
Trong khi HS đọc, GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (lưu ý HS yếu).
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc mẫu ( nếu HS đọc chưa tốt ) 
* Tìm hiểu bài
- Y/c HS đọc thầm 3 khổ thơ – lớp cùng trao đổi nhau trả lời câu hỏi sau :
 + Qua lời thơ , các em hình dung điều gì về các chiền sĩ lái xe ?
+ Những hình nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe ? 
+Tình đồn g chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào ?
+ Hình ảnh những chiếc xe không kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì ?
- Chốt ý: Hình ảnh những chiếc xe vẫn băng ra trận cho ta cảm nhận được công việc lái xe rất vất vả –gian khổ nhưng những người chiến sĩ ấy thật dũng cảm và lạc quan. Họ coi thường khó khăn bất chấp bom đạn kẻ thù – sẳn sàng đương đầu với cái chết . Đó cũng là khí thế quyết chiến thắng “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước “ của dân tộc ta, cũng chính là tư thế, là chân dung của một dân tộc anh hùng .
 - Y/c HS đọc thầm và tìm nội dung của từng khổ thơ và cả bài thơ ?
- Nêu ý nghĩa của bài thơ ?
- Chốt ý đúng và ghi lên bảng :
 Ca ngợi tinh thần lạc quan dũng cảm của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước .
* Đọc diễn cảm 
- Y/c 4 HS đọc nối nhau từng khổ thơ , lớp theo dõi tìm giọng đọc hay .
- Treo bảng phụ ghi đoạn luyện đọc .
- GV đọc diễn cảm đoạn : 
 Không có kính mau khô thôi 
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- Tổ chức thi đọc diễn cảm .
* Nhận xét – tuyên dương HS dọc hay – diễn cảm.
3. Hoạt động nối tiếp
- Luyện đọc và tìm giọng đọc hay cho bài đọc.
- 4 HS thực hiện ( Minh Tâm, Bảo Toàn, Khánh Vy, Ngân Ý)
- 1 HS thực hiện (Ngọc Trân)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- 1 HS giỏi đọc bài.
- HS nối tiếp nhau đọc bài (2 lượt)
- Luyện đọc theo hướng dẫn của giáo viên.
- 1 HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Lắng nghe.
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 
- Lắng nghe và nhớ .
- Đọc thầm và nêu :
+ Khổ 1: Tư thế bình thản ung dung của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn .
+ Khổ 2 : Tinh thần lạc quan của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
+ Khổ 3 : Coi thường khó khăn gian khổ .
+ Khổ 4 : Tình đồng chí đồng đội thắm thiết . 
+ Ý nghĩa : Ca ngợi tinh thần lạc quan dũng cảm của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước .
- 2 HS nhắc lại .
- 4 HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- Theo dõi GV đọc .
- 2 HS cùng bàn luyện đọc cho nhau nghe .
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc thuộc lòng 1 khổ thơ hoặc bài thơ.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay .
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
	LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 49: Luyện tập miêu tả cây cối 
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- HS ôn lại cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối, dựa vào những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối, viết được 1 đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh. Câu đúng ngữ pháp, dùng từ hay, sinh động, chân thực, giàu tình cảm.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- 1 em đọc đoạn văn tả một bộ phận của cây.
- 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ tiết TLV trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
- Cho HS nêu lại cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn miêu tả các bộ phận của cây cối.
- Nhận xét, chỉnh sửa cho HS
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS viết chưa đạt về nhà viết lại. 
- 1HS thực hiện ( Thanh Xuân)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- Nêu
- Viết bài.
- Trình bày bài viết.
- Bình chọn bài viết hay nhất.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_25_thu_4_nam_hoc_2012_2013.doc