Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 32, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 32, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

LỊCH SỬ

Tiết 32: Kinh thành Huế

I. Mục tiêu

Giúp học sinh:

- Mô tả được đôi nét về kinh thành Huế: Với công sức của hàng chục vạn dân và lính sau hàng chục năm xây dựng và tu bổ, kinh thành Huế được xây dựng bên bờ sông Hương, đây là tòa thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó, cấu trúc kinh thành.

* GDBVMT: Giaùo duïc hoïc sinh coù yù thöùc giöõ gìn, baûo veä di saûn, coù yù thöùc gìn giöõ caûnh quan moâi tröôøng saïch ñeïp.

II. Đồ dùng dạy học

- Hình trong SGK phóng to . Một số hình ảnh về kinh thành và lăng tẩm ở Huế.

- Phiếu học tập HS .

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 7 trang xuanhoa 11/08/2022 1190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 32, Thứ 4 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ hai ngày 23 tháng 4 năm 2012
Ngày dạy: Thứ tư ngày 25 tháng 4 năm 2012
LỊCH SỬ
Tiết 32: Kinh thành Huế
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Mô tả được đôi nét về kinh thành Huế: Với công sức của hàng chục vạn dân và lính sau hàng chục năm xây dựng và tu bổ, kinh thành Huế được xây dựng bên bờ sông Hương, đây là tòa thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó, cấu trúc kinh thành.
* GDBVMT: Giaùo duïc hoïc sinh coù yù thöùc giöõ gìn, baûo veä di saûn, coù yù thöùc gìn giöõ caûnh quan moâi tröôøng saïch ñeïp.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình trong SGK phóng to . Một số hình ảnh về kinh thành và lăng tẩm ở Huế. 
- Phiếu học tập HS .
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ: 
- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Nêu ghi nhớ của bài trước.
- GV nhận xét ghi điểm.
* Giới thiệu bài mới
2. Hoạt động cơ bản
2.1. Sự ra đời của Kinh thành Huế.
- Trình bày quá trình ra đời của kinh đô Huế?
- Chốt vấn đề .
2.2. Nét đẹp của Kinh thành Huế.
- GV phát cho mỗi nhóm một ảnh ( chụp một trong những công trình ở kinh thành Huế ) .
- GV hệ thống lại để HS nhận thức được sự đồ sộ và vẻ đẹp của các cung điện , lăng tẩm ở kinh thành Huế.
GV kết luận: Kinh thành Huế là một công trình sáng tạo của nhân dân ta. Ngày 11 – 12 – 1993 UNESCO đã công nhận Huế là một Di sản Văn hóa thế giới.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS tìm hiểu thêm về kinh thành Huế.
- 2 HS thực hiện (Thanh Tuyền, Khánh Vy)
- HS đọc SGK đoạn : “Nhà Nguyễn .. các công trình kiến trúc” .
- HS mô tả sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế.
- Các nhóm nhận xét và thảo luận để đi đến thống nhất về những nét đẹp của các công trình đó ( tham khảo SGK )
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc .
- Ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
ĐẠO ĐỨC 
Tiết 32 : Dành cho địa phương
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Hiểu được các công trình công cộng là tài sản chung của mọi người.
- Tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
** Giáo dục bảo vệ môi trường.
Có ý thức bảo vệ công trình công cộng của trường, lớp, cây hoa.
II. Đồ dùng dạy học
-Các tấm bìa màu xanh, đỏ, 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Tại sao phải bảo vệ môi trường ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Xử lí tình huống .
- Chia lớp thành 3 nhóm, cho thảo luận và sử lí tình huống .
- Bạn Minh lớp ta rủ bạn Quân vẽ bậy lên cửa lớp. Nếu là em, em sẽ làm gì ?
- Gọi các nhóm trình bày.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
* Bày tỏ ý kiến.
- Yêu cầu HS thảo luận và và đưa ra cách ứng xử trong các tình huống sau:
1. Lớp 4B quét sạch cầu thang và lớp học.
2. Cùng bẻ cành cây của trường .
3. Nam đổ đống rác vừa quét vào góc tường của lớp 5A.
4. Tổ 4 của lớp 4A nhặt rác ở sân trường.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét.
=> Giảng : Để có một môi trường xanh sạch đẹp đã có biết bao nhiêu người đóng góp của cải, vật chất thậm chí đổ cả xương máu. Bởi vậy mỗi chúng ta phải biết bảo vệ và giữ gìn các công trình công cộng .
* Thi vẽ .
- Đề tài : Chúng em bảo vệ môi trường sống.
- Cho HS vẽ cá nhân.
- Cho HS trình bày sản phẩm và nói ý tưởng.
- GV cùng HS nhận xét tuyên dương.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương.
- 3 HS trả lời (Hải Đăng, Quỳnh Giao, Nhật Hạ)
- HS hoạt động theo nhóm .
- HS lần lượt đóng vai xử lí tình huống .
- Thảo luận cặp đôi.
-> Đúng : Vì việc làm đó góp phần bảo vẹ môi trường xanh đẹp hơn.
-> Sai : Vì làm như vậy là phá hoại cây xanh và làm ảnh hưởng đến cảnh quang cũng nhe môi trường xung quanh.
 -> Sai: Vì làm như thế là không trung thực cũng như càng làm cho trưởng thêm bẩn hơn.
-> Đúng : Vì làm như thế góp phần làm cho trường lớp sạch hơn.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Lắng nghe.
- HS vẽ cá nhân.
- 5->7 HS trình bày.
- HS trình bày sản phẩm.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
	LƯỢNG GIÁ
TOÁN
Tiết 158: Ôn tập về biểu đồ
I. Mục tiêu
- Bieát nhaän xeùt moät soá thoâng tin treân bieåu ñoà coät.
- Häc sinh vËn dung thµnh th¹o nhËn xÐt mét sè th«ng tin trªn biÓu ®å cét.
- GD häc sinh say mª häc to¸n. 
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ vẽ các biểu đồ bài tập 2,3
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Bài 1: 
- Đọc, phân tích, xử lí số liệu trên biểu đồ tranh.
- GV treo biểu đồ tranh trên bảng.
- GV chốt lại lời giải đúng.
* Bài 2 : 
- Gọi hs nêu yêu cầu.
- Yêu cầu hs làm vở
- Gọi hs lần lượt trình bày bài làm.
- Nhận xét, ghi điểm
* Bài 3 : 
- Gọi HS đọc bài toán.
- Hướng dẫn phân tích đề bài.
- Yêu cầu HS làm vở, 1 em bảng.
- Gọi hs trình bày bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm: HS làm bài trong sách Bài tập toán 4.
- 2 HS thực hiện (Phúc Hiền, Trần Huy)
- HS làm bài
- 4 HS lên bảng trình bày cách làm kết hợp giải thích trên biểu đồ.
- HS sửa & thống nhất kết quả.
- 1 em nêu yêu cầu
- lần lượt nêu các dữ liệu đã cho.
- Lần lượt trình bày miệng.
- HS đọc bài toán.
- HS làm vở, 1 em làm bảng.
- Làm bài.
 LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP ĐỌC
Tiết 63: Ngắm trăng – Không đề
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Đọc rành mạch, trôi chảy. Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ ngắn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp nội dung.
- Hiểu ND hai bài thơ: Nêu bật tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, không nản chí trước khó khăn trong cuộc sống của Bác Hồ. 
- Giáo dục tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống.
* Giáo dục kĩ năng sống:
-Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân
-Ra quyết định
** Giáo dục bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa.
- Bảng phụ ghi sẵn phần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 4 HS đọc từng đoạn bài Vương quốc vắng nụ cười và trả lời câu hỏi trong bài.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của bài.
 - Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Bài Ngắm trăng
a. Luyện đọc :
- Yêu cầu HS đọc bài thơ ( 1 HS đọc ).
- Gọi 1 HS đọc xuất xứ và chú giải .
- Cho HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- GV đọc mẫu
b. Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc bài thơ.
- Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào ?
- Hình ảnh nào nói lên sự gắn bó giữa Bác với trăng ?
- Qua bài thơ em học được điều gì ở Bác Hồ ?
\
- Bài thơ nới lên điều gì ?
- Ghi ý chính của bài.
=> GVKL : Bài thơ nói về tình cảm của Bác với trăng trong hoản cảnh rất đặc biệt. Bác đang bị giam giữ trong ngục tù. Đây là nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc. Tuy bị giam cầm nhưng Bác vẫn ung dung ngắm trăng, xem trăng như một người bạn tâm tình. Qua đó thấy Bác rất lạc quan yêu đời và chúng ta hãy học tập những phẩm chất tốt đẹp của Bác.
c. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- Gọi HS đọc bài thơ.
- Treo bảng phụ có sẵn bài thơ
- GV đọc mẫu, đánh dấu chỗ ngắt nghỉ nhấn giọng.
 Trong tù không rượu / 
 Ngắm nhà thơ.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Gọi HS đọc thuộc lòng từng dòng thơ
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài Không đề .
a. Luyện đọc :
- Yêu cầu 1 HS đọc bài thơ, 1 HS đọc phần chú giải.
- Luyện đọc theo nhóm đôi.
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc ngân nga, thư thái, vui vẻ.
b. Tìm hiểu bài 
- Em hiểu chim ngàn là gì ?
- Bác Hồ sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nào ?
=> Giảng : Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tư năm 1946 đến 1954, Trung ương Đảng và Bác Hồ phải sống trong cảnh khó khăn gian khổ.
- Em hãy tìm những hình ảnh nói lên tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong hoàn cảnh đó.
- Em hình dung cảnh chiến khu như thế bào qua lời kể của Bác ?
- Bài thơ nói lên điều gì về bác ?
- GV ghi ý chính lên bảng
=> GVKL : Qua lời thơ của Bác ta không thấy cuộc sống vất vả khó khăn ở chiến khu mà chỉ thấy cảnh núi rừng chiến khu rất đẹp, thơ mộng giữa bộn bề việc nước, việc quân Bác vẫn sống rất bình dị, yêu đời, yêu trẻ.
c. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- Gọi HS đọc bài thơ.
- Treo bảng phụ có sẵn bài thơ
- GV đọc mẫu, đánh dấu chỗ ngắt nghỉ nhấn giọng.
 Đường non / khách tới / 
... dắt trẻ ra vườn tưới rau..
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Gọi HS đọc thuộc lòng từng dòng thơ.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Hoạt động nối tiếp
- Luyện đọc và tìm giọng đọc hay cho bài đọc.
- 2 HS thực hiện ( Thanh Xuân, Ngân Ý)
- 1 HS thực hiện (Bảo Toàn)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- 2 HS nối tiếp đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi.
- Đọc bài.
- Lắng nghe.
- HS đọc thầm và trao đổi nội dung bài thơ.
-> Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày. Ngồi trong nhf tù Bác ngắm trăng qua khe cửa.
-> Hình ảnh người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ. Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
-> Tinh thần lạc quan yêu đời ngay trong lúc khó khăn gian khổ.
-> Em học được ở Bác tình yêu thiên nhiên bao la.
* Bài thơ ca ngợi tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn của Bác.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cùng bàn nhẩm học thuộc lòng.
- 3 lượt HS nhẩm đọc thuộc lòng từng dòng thơ .
- Thi đọc bài thơ.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Luyện đọc.
- Theo dõi GV đọc mẫu .
- Chim ngàn là chim rừng.
- Bác sáng tác bài thơ nay ở vùng chiến khu Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Những từ ngữ cho biết : Đường non, rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn.
- Lắng nghe.
- Những hình ảnh nói lên tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong hoàn cảnh đó là : Đường non khách tới hoa đầy, tung bay chim ngàn, xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.
* Bài thơ nói lên tinh thần lạc quan yêu đời, phong thái ung dung của Bác, cho dù cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng
-Theo dõi GV đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cùng bàn nhẩm học thuộc lòng.
- 3 lượt HS nhẩm đọc thuộc lòng từng dòng thơ.
- 4 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Thi đọc bài thơ.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 63 : Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật 
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Nhận biết được:đoạn văn và ý chính của đoạn trong bài văn tả con vật, đặc điểm hỡnh dỏnh bờn ngoài và hoạt động của con vật được miêu tả trong bài văn ; bước đầu vận dụng kiến thức đó học viết được đoạn văn tả ngoại hình , tả hoạt động của một con vật em yêu thích.
- Bài viết sinh động, giàu tình cảm. 
* Giáo dục kĩ năng sống 
- Tìm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu.
- Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn.
** GD HS biết yêu quí và bảo vệ các loài vật.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT
- Tranh ảnh con vật.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra đoạn văn của học sinh ở tiết trước.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi thảo luận theo cặp.
- Gọi HS phát biểu ý kiến. GV ghi nhanh nội dung lên bảng.
? Bài văn trên có mấy đoạn, em hãy nêu nội dung từng đoạn.
=> GVKL : Để có một bài văn miêu tả con vật sinh động, hấp dẫn người đọc chúng ta cần phải biết cách quan sát. 
Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài
+ GV nhắc HS không được viết đoạn văn miêu tả hình dáng con gà trống. Khi miêu tả cần miêu tả những đặc điểm nổi bật, cần dùng những từ ngữ miêu tả, hình ảnh so sánh đặ biệt để con vật miêu tả có đặc điểm khác biệt các con vật khác cùng loài.
- Gọi HS dán bài lên bảng.
- Nhận xét cho điểm HS viết đạt yêu cầu. 
- Gọi HS dưới lớp đọc bài của mình. 
- Nhận xét cho điểm HS viết đạt yêu cầu. 
Bài 3.
- GV tổ chức cho HS làm BT 3 tương tự cách tổ chức như bài tập 2
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS viết bài 2 chưa đạt về nhà viết lại.
- Tham khảo bài làm hay của bạn.
- 2 HS trình bày dàn ý của mình (Ngọc Huyền, Kiến Minh)
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi.
-> Bài văn trên có 6 đoạn.
+ Đoạn 1 : Giới thiệu chung về con tê tê.
+ Đoạn 2 : Miêu tả bộ vảy của con tê tê.
+ Đoạn 3 : Miêu tả miệng, hàm, lưỡi của con tê tê.
+ Đoạn 4 : Miêu tả chân và bộ móng của tê tê.
+ Đoạn 5 : Miêu tả nhược điểm dễ bị bắt của tê tê.
+ Đoạn 6 : Tê tê là loài vật có ích nên con người cần bảo vệ nó.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS làm bài ra giấy, cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét chữa bài.
- 3, 5 HS đọc bài của mình.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_32_thu_4_nam_hoc_2012_2013.doc