Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 13, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 13, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

TẬP ĐỌC

Tiết 26 : Văn hay chữ tốt

(trang 129 - 130)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữa chữ viết xấu của Cao Bá Quát. Sau khi hiểu chữ xấu rất có hại, Cao Bá Quát đã dốc sức rèn luyện, trở thành người nổi danh văn hay chữ tốt.

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể từ tốn, đổi giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với nội dung ca ngợi quyết tâm và sự kiên trì của Cao Bá Quát .

3. Thái độ: HS có được ý chí, kiên trì, quyết tâm thực hiện điều mong muốn của mình.

* GDKNS: XĐ giá trị, tự nhận thức bản thân, đặt mục tiêu, kiên định.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa nội dung bài đọc SGK.

- Bảng phụ viết câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 6 trang xuanhoa 11/08/2022 2500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 13, Thứ 4 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ tư ngày 28 tháng 11 năm 2012
TOÁN
Tiết 63: Nhân với số có ba chữ số (tt)
(trang 73)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép nhân với số có 3 chữ số (chữ số hàng chục là 0). 2. Kĩ năng: Tính nhanh nhân với số có ba chữ số 
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi: Đố bạn
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
+ GV nhận xét và ghi điểm .
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Giới thiệu cách đặt tính và tính
MT: giúp HS biết cách đặt tính và tính
PP: động não, đàm thoại, thực hành
+ Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính: 258 x 203
+ Nhận xét về các tích riêng và rút ra kết luận
+ GV hướng dẫn HS dạng viết gọn: viết 516 thụt vào 2 cột so với tích riêng thứ nhất. 
 258
 x 203
 774
 516
 52374
* Thực hành
MT: giúp HS làm các bài tập.
PP: động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1:
+ HS tự thực hiện phép tính
+ Sửa bài: nêu cách tính
Bài tập 2:
+ Yêu cầu HS thực hiện phép nhân 456 x 203, sau đó so sánh với 3 cách thực hiện phép nhân này trong bài để tìm cách nhân đúng, cách nhân sai .
Bài tập 3:
+ Yêu cầu HS tóm tắt và giải.
+ Sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp
BTLT: Tính giá trị của biểu thức sau:
458 x 105 + 324 x 105; 457 x 207 - 207 x 386
- Tham gia chơi.
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp (Hải Đăng, Bảo Trường)
HT: cá nhân, lớp
- HS thực hiện tính
- HS nhận xét.
+ tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0
+ Có thể bỏ bớt, không cần viết tích riêng này, mà vẫn dễ dàng thực hiện phép tính cộng.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS làm bài
- Đổi chéo vở kiểm tra
- HS làm bài
- HS sửa
- HS làm bài
- Sửa bài.
- Làm bài vào vở nháp.
 LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP ĐỌC
Tiết 26 : Văn hay chữ tốt
(trang 129 - 130)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữa chữ viết xấu của Cao Bá Quát. Sau khi hiểu chữ xấu rất có hại, Cao Bá Quát đã dốc sức rèn luyện, trở thành người nổi danh văn hay chữ tốt.
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể từ tốn, đổi giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với nội dung ca ngợi quyết tâm và sự kiên trì của Cao Bá Quát .
3. Thái độ: HS có được ý chí, kiên trì, quyết tâm thực hiện điều mong muốn của mình..
* GDKNS: XĐ giá trị, tự nhận thức bản thân, đặt mục tiêu, kiên định.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa nội dung bài đọc SGK. 
- Bảng phụ viết câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Cả lớp hát 1 bài.
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài Người tìm đường lên các vì sao và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Luyện đọc.
MT: giúp HS đọc bài văn
PP: trực quan, giảng giải, thực hành.
+ Hướng dẫn phân đoạn: 4 đoạn:
 - Đoạn 1: từ đầu cháu xin sẵn lòng.
 - Đoạn 2: tiếp theo .luyện viết chữ sao cho đẹp
 - Đoạn 3: phần còn lại 
+ Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó + giải thích từ khó 
+ Nhấn giọng những từ ngữ nói về cái hại của việc viết chữ xấu và khổ công rèn luyện của Cao Bá Quát
+ Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn 
- Đọc mẫu .
* Tìm hiểu bài.
MT: Giúp HS cảm thụ bài văn
PP: Đàm thoại, giảng giải, thực hành 
Đoạn 1
- Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém? 
- Thái độ của Cao Ba Quát như thế nào khi nhận lời giúp bà cụ hàng xóm viết đơn?	
Đoạn 2
- Sự việc gì xảy ta đã làm Cao Bá Quát phải ân hận ? 
=> GV gợi ý để HS tưởng tượng được thái độ chủ quan của Cao Bá Quát khi nhận lời giúp bà cụ và sự thất vọng của bà cụ khi bị quan đuổi về. 
Đoạn 3 
- Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào ?
+ Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 tìm các đoạn mở bài, thân bài, kết bài của bài văn
GV chốt NDC: Sự kiên trì giúp Cao Bá Quát trở thành người nổi danh văn hay chữ tốt
*Hướng dẫn đọc diễn cảm.
MT: Giúp HS đọc diễn cảm các câu tục ngữ
PP: Làm mẫu, thực hành.
+ Luyện đọc đoạn: Thuở đi học, cháu xin sẵn lòng
+ Hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc => HS luyện đọc => Theo dõi, sữa chữa, uốn nắn.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS luyện đọc và tìm hiểu thêm về Cao Bá Quát.
- 4 HS đọc nối tiếp và trả lời (Nhật Khang, Tường Vy, Thiên An, Bảo Ngọc).
- Nhận xét, cho điểm bạn.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Đọc 2 – 3 lượt .
- HS luyện đọc trong nhóm
- 2 HS đọc cả bài 
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc thầm, đọc lướt từng câu và trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận. Đại diện nhóm trình bày kết quả. 
- Cả lớp nhận xét.
HT: cá nhân,lớp.
- HS luyện đọc diễn cảm
- Thi đọc phân vai
Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 25: Trả bài văn kể chuyện
(trang 130)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu được nhận xét chung của GV về kết quả bài viết của lớp để liên hệ với bài làm của mình. HS khá giỏi nhận xét và sửa lỗi để có các câu văn hay.
2. Kĩ năng: Biết sữa lỗi cho bạn và lỗi của mình.
3. Thái độ: Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Khởi động: Cho cả lớp hát
* Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là mở bài trực tiếp và gián tiếp? Đọc 2 cách mở bài câu chuyện Hai bàn tay
- Nhận xét, ghi điểm.
* Giới thiệu bài.
2. Hoạt động cơ bản
* Nhận xét bài làm của HS
MT:Giúp HS nhận thấy ưu khuyết điểm của bài làm
PP: Làm mẫu, đàm thoại, thảo luận
+ Gọi HS đọc lại đề bài.
+ Nhận xét chung về ưu khuyết điểm bài làm HS về:
 - Khả năng hiểu đề
 - Cách dùng từ, cách xưng hô
 - Diễn đạt ý
 - Liên kết truyện và liên kết các câu
 - Sự sáng tạo khi kể chuyện
 - Chính tả, hình thức trình bày .
+ Viết lên bảng các lỗi phổ biến và giúp HS nhận ra lỗi, biết cách sữa lỗi.
+ Tuyên dương những HS viết bài đúng yêu cầu; lời kể hấp dẫn, sinh động; có sự liên quan giữa các phần; mở bài, kết bài hay 
+ Trả bài cho HS.
* Hướng dẫn chữa bài
MT: Giúp HS tự sửa lỗi trong bài viết 
PP: Giảng giải, đàm thoại.
+ Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh.
+ Theo dõi, giúp đỡ từng cặp HS yếu.
+ Gọi 1 số HS có đoạn văn hay đọc cho các bạn nghe. Sau mỗi HS đọc, GV hỏi để HS tìm ra: cách dùng từ, lối diễn đạt, ý hay, 
* Hướng dẫn viết lại đoạn văn
MT: Giúp HS hoàn chỉnh lại bài viết
PP: Động não, đàm thoại, thực hành 
+ Gợi ý HS viết lại đoạn văn:
 - Sửa lỗi chính tả, diễn đạt chưa rõ ý, dùng từ chưa hay, câu văn cụt .
 - Mở bài trực tiếp viết lại thành mở bài gián tiếp.
 - Kết bài không mở rộng viết lại thành mở bài mở rộng.
+ Gọi HS đọc các đoạn văn đã viết lại => Nhận xét
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS chưa hoàn thành sẽ tiếp tục làm bài.
- Hát
- 2 HS thực hiện.(Kim Trâm, Đăng Khoa)
- Lắng nghe.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- Lắng nghe nhận xét của GV
HT: cá nhân, lớp
- HS trao đổi tìm ra lỗi sai của mình và bạn
- Lắng nghe và nhận xét
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- Tự viết lại đoạn văn.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_13_thu_4_nam_hoc_2012_2013.doc