Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng cao độ tập đọc nhạc cho học sinh khối 4&5 ở Trường Tiểu học, năm học: 2021– 2022

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng cao độ tập đọc nhạc cho học sinh khối 4&5 ở Trường Tiểu học, năm học: 2021– 2022

. Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:

Trong cuộc sống của chúng ta âm nhạc không chỉ là “món ăn tinh thần” rất cần thiết, mà nó còn là phương tiện mang tính thẩm mỹ, góp phần giáo dục hoàn thiện nhân cách của con người, là một môn học mang tính nghệ thuật cao. Tuy nó không đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối như những con số toán học, nhưng nó đòi hỏi sự đam mê với một chút gọi là “năng khiếu” và điều này không phải học sinh nào cũng có được. Xã hội ngày càng phát triển, âm nhạc đến với chúng ta ngày một gần hơn, nó hầu như đã hòa quyện vào mọi lĩnh vực công việc và tâm hồn của mỗi người. Trong những năm gần đây, âm nhạc được dạy theo hướng phát triển năng lực, nhằm phát triển toàn diện các phẩm chất của người học, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiển, đề cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, để học sinh mạnh dạn thể hiện bản thân, và cách hợp tác nhóm. Qua quá trình giảng dạy tôi đã tìm tòi nghiên cứu, học hỏi nhiều phương pháp khác nhau nhằm tạo hứng thú và phát huy tối đa năng lực cho học sinh .Bên cạnh những giải pháp đó tuy có ưu điểm những vẫn còn tồn tại một số hạn chế chưa đem lại kết quả cao.

 

docx 8 trang xuanhoa 12/08/2022 1580
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng cao độ tập đọc nhạc cho học sinh khối 4&5 ở Trường Tiểu học, năm học: 2021– 2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số 
	1. Tên sáng kiến:
	"Một số giải pháp xây dựng cao độ tập đọc nhạc cho học sinh khối 4&5 ở Trường th......, năm học: 2021– 2022"
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
Tác nghiệp trong giáo dục.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Trong cuộc sống của chúng ta âm nhạc không chỉ là “món ăn tinh thần” rất cần thiết, mà nó còn là phương tiện mang tính thẩm mỹ, góp phần giáo dục hoàn thiện nhân cách của con người, là một môn học mang tính nghệ thuật cao. Tuy nó không đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối như những con số toán học, nhưng nó đòi hỏi sự đam mê với một chút gọi là “năng khiếu” và điều này không phải học sinh nào cũng có được. Xã hội ngày càng phát triển, âm nhạc đến với chúng ta ngày một gần hơn, nó hầu như đã hòa quyện vào mọi lĩnh vực công việc và tâm hồn của mỗi người. Trong những năm gần đây, âm nhạc được dạy theo hướng phát triển năng lực, nhằm phát triển toàn diện các phẩm chất của người học, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiển, đề cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, để học sinh mạnh dạn thể hiện bản thân, và cách hợp tác nhóm. Qua quá trình giảng dạy tôi đã tìm tòi nghiên cứu, học hỏi nhiều phương pháp khác nhau nhằm tạo hứng thú và phát huy tối đa năng lực cho học sinh .Bên cạnh những giải pháp đó tuy có ưu điểm những vẫn còn tồn tại một số hạn chế chưa đem lại kết quả cao.
a) Ưu điểm:
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho giáo viên: đàn organ, thanh phách, tranh, ảnh tập đọc nhạc, song loan .Bản thân giáo viên cũng đã được tham gia tập huấn bộ môn âm nhạc do Bộ giáo dục tổ chức (điều chỉnh nội dung dạy học theo chương trình GDPT năm 2018) và một số buổi tập huấn chuyên môn do Phòng giáo dục tổ chức, và đa số học sinh có niềm đam mê với môn âm nhạc, học sinh có đủ dụng cụ học tập. 
b) Hạn chế:
Ở cấp học tiểu học tuy học sinh đã làm quen với môn âm nhạc từ lớp 1, các em đã được hướng dẫn cách hát, cách phụ họa, giai điệu, vận động cơ thể nhưng đến năm lớp 4 học sinh mới bắt đầu tiếp cận với phân môn tập đọc nhạc, làm quen với tên nốt nhạc, cao độ nốt nhạc, âm hình tiết tấu, thẩm âm (nhưng chỉ theo hướng giáo viên làm mẫu, học sinh quan sát lắng nghe và thực hiện theo). Do mới làm quen nên các em chưa biết nghe cao độ vì âm thanh chỉ cách nhau 12 cung, 1 cung, dẫn đến học sinh không giải quyết được bài tập đọc nhạc, từ đó tạo cho học sinh tâm lí thiếu tự tin mạnh dạn, không dám đọc và thể hiện trước các bạn, bên cạnh đó một số học sinh chưa hứng thú với môn học nên cũng ảnh hưởng đến hiệu quả khi đọc tập đọc nhạc, mặc khác học sinh còn gặp nhiều khó khăn hơn khi tự học ở nhà bởi hầu hết phụ huynh không biết cách đọc nhạc để hướng dẫn và hầu hết phụ huynh chưa quan tâm đến môn học này. Từ những hạn chế trên, bản thân tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi để vận dụng các phương pháp vào tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất, thu hút được học sinh, phát huy được khả năng sáng tạo và giảng dạy đúng chuyên môn, tôi đã mạnh dạn đưa ra "Một số giải pháp xây dựng cao độ tập đọc nhạc cho học sinh khối 4&5 ở Trường th......, năm học: 2021– 2022" 
 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của giải pháp: 
"Một số giải pháp xây dựng cao độ tập đọc nhạc cho học sinh khối 4&5 ở Trường th......, năm học: 2021– 2022" đã giúp giáo viên giải quyết những khó khăn trong việc giúp học sinh đọc đúng cao độ, chuẩn theo thang âm, tạo cho học sinh sự thoải mái, vui vẻ, tự tin, thoát dần sự rụt rè qua cách đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay. (reading music with hand sings). Bên cạnh đó giải pháp còn là cầu nối để giáo viên và phụ huynh học sinh cùng nhau hướng dẫn tự học ở nhà, giúp các em năng cao kĩ năng đọc nhạc, thẩm âm, các em sẽ hòa mình vào âm nhạc, giảm bớt sự mệt mỏi, căng thẳng sau những giờ học ở trường.
3.2.2. Nội dung giải pháp.
"Một số giải pháp xây dựng cao độ tập đọc nhạc cho học sinh khối 4&5 ở Trường th......, năm học: 2021– 2022" là sự kết hợp đồng bộ tuyệt vời giữa kĩ năng đọc cao độ, thẩm âm, tiết tấu trong một giờ học, đảm bảo giải quyết được nhu cầu học của học sinh tiểu học là học mà chơi, chơi mà học, tạo niềm vui, hứng thú trong học tập cho các em. Giải pháp cũng làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa giáo viên với phụ huynh học sinh.
3.2.2.1. Nêu các giải pháp 
Sáng kiến gồm 4 giải pháp chính:
* Giải pháp 1: Hình thành kĩ năng cảm âm (nghe cao độ nốt nhạc) tiết tấu cho học sinh.
* Giải pháp 2: Hướng dẫn cách đọc nhạc cho học sinh.
* Giải pháp 3: Tạo hứng thú và giúp học sinh đọc chuẩn thang âm qua cách đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay. (reading music with hand sings)
* Giải pháp 4: Phối hợp giữa giáo viên với phụ huynh học sinh.
3.2.2.2. Triển khai các giải pháp.
*Giải pháp 1: Hình thành kĩ năng cảm âm (nghe cao độ nốt nhạc) tiết tấu cho học sinh.
 - Hành động 1: Khi bắt đầu dạy tập đọc nhạc giáo viên nên cho học sinh luyện thang âm: đồ-rê-mi-pha-sol-la-si-đô và kết hợp với cao độ trong sách giáo khoa có sẵn, cùng lúc đó giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh các thang âm trong bài tập đọc nhạc, cho học sinh nghe để học sinh dần làm quen với hình thức cảm âm theo cung bậc, giáo viên đàn cao độ nhiều lần và hướng dẫn học sinh cảm âm. 
Ví dụ: giáo viên đàn nốt cho học sinh nghe, hướng dẫn học sinh cách nghe, khi giữa hai âm là 1 cung (đồ-rê; rê-mi; pha-sol; sol-la; la-si). Giáo viên tiếp tục cho học sinh nghe hai âm nửa cung cần đọc nhẹ (mi-pha; si-đô). Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện với hình thức đồng thanh, nhóm, cá nhân, giáo viên gọi học sinh nhận xét và chỉnh sửa những cao độ chưa đúng, khuyến khích và khen ngợi những học sinh làm tốt.
- Hành động 2: Bên cạnh việc đọc cao độ giáo viên kết hợp hướng dẫn luyện tiết tấu. Giáo viên cho học sinh quan sát bảng tiết tấu, gọi học sinh phân tích nhịp, trường độ: nốt đơn, nốt đen, nốt trắng, giáo viên gọi học sinh khá thực hiện bài gõ tiết tấu cho cả lớp quan sát, gọi học sinh nhận xét bạn, chỉnh sửa khuyến khích, động viên, khen ngợi học sinh. Sau đó giáo viên làm mẫu cho cả lớp quan sát, cho học sinh hoạt động cặp đôi, cá nhân, gọi học sinh trình bày trước lớp, gọi học sinh nhận xét, chỉnh sửa khen học sinh thực hiện tốt.
Qua sự hướng dẫn học sinh, giáo viên đã kết hợp kĩ năng cảm âm, luyện tiết tấu trong tiết dạy, học sinh được trãi nghiệm, thực hành theo nhiều hình thức: cá nhân, cặp đôi, cả lớp. 
Giải pháp đã được thực nghiệm và kiểm chứng trong năm học 2020 –2021. Kết quả như sau: 
Giải pháp
Trước khi 
áp dụng 
sáng kiến
Sau khi 
áp dụng 
sáng kiến
Hiệu quả
Số lượng HS
Tỷ lệ (%)
Hình thành kĩ năng cảm âm và luyện tiết tấu cho học sinh.
Học sinh đọc chưa đúng cao độ và gõ chưa đúng tiết tấu còn hạn chế 85/218 (38,9%)
Học sinh đã biết cách thẩm âm để đọc đúng cao độ và thực hiện tốt bài tiết tấu chỉ còn 28/218 học sinh chưa thực hiện tốt.
190
 87,1
Qua bảng trên, giáo viên đã có đổi mới hình thức chuẩn bị, phát huy khả năng của học sinh, giải pháp này hoàn toàn mới, được áp dụng đầu tiên. 
* Giải pháp 2: Hướng dẫn cách đọc nhạc.	
- Hành động 1: Giáo viên cho học sinh quan sát bảng phụ bài tập đọc nhạc, giáo viên gọi học sinh phân tích nhịp trong bài. Ví dụ: bài tập đọc nhạc được viết ở nhịp mấy? nhịp đó có ý nghĩa như thế nào? Có những cao độ, trường độ nào? Giáo viên gọi học sinh nhận xét, sau đó giáo viên nhận xét, khen học sinh. Sau đó, giáo viên đàn giai điệu cả bài tập đọc nhạc cho học sinh nghe, gọi học sinh nhận xét về sắc thái của bài, gọi học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét, khen học sinh. Tiếp theo giáo viên chia từng câu nhỏ cho học sinh dễ đọc, mỗi câu giáo viên đàn cho học sinh nghe 3 lần, sau đó bắt nhịp cho học sinh đọc lại, giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm, cá nhân, giáo viên nhận xét, chỉnh sửa, khen học sinh. Tương tự như thế với các câu tiếp theo đến hết bài, sau đó nối các câu móc xích lại với nhau. Giáo viên gọi nhóm, cá nhân trình bày lại bài tập đọc nhạc, gọi học sinh nhận xét, chỉnh sửa, khen học sinh. Giáo viên điện đàn cho học sinh ghép lời bài tập đọc nhạc.
- Hành động 2: Xây dựng chiến lược đọc nhạc cho học sinh làm cho việc đọc nhạc trở nên dễ dàng hơn. Đầu tiên giáo viên đệm đàn một câu ngẫu nhiên, không theo thứ tự trong bài tập đọc nhạc, điều này bắt buột học sinh phải tập trung toàn bộ khả năng thẩm âm và đọc theo giai điệu, cao độ mình đã được nghe, lần đầu học sinh còn gặp nhiều khó khăn, một phần là không tự tin trước đám đông, một phần là sợ sai các bạn sẽ cười mình. Nên giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm, các bạn sẽ nghe và đưa ra cao độ chính xác nhất. Khi học sinh quen dần với hình thức này, giáo viên tiếp tục đàn những câu khác nhau và khuyến khích học sinh thực hiện cá nhân, đặc biệt là những học sinh chưa được đọc nhạc, học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn, sau đó giáo viên gọi học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét, khen học sinh. Với hình thức này giáo viên tạo ra một môi trường thân thiện giữa giáo viên và học sinh, tạo điều kiện cho học sinh thể hiện bản thân mình, thoải mái đọc những gì các em đã nghe được. Tuy nhiên, lúc đầu học sinh đọc chưa đúng rất nhiều nhưng từ lời khuyến khích, động viên của giáo viên thì các em đã tự tin hơn trong việc đọc, bên cạnh đó giáo viên hướng dẫn cho học sinh nghe cao độ nhiều lần những âm có nữa cung đô-rê; rê-mi; pha-sol; la-si, từ đó học sinh làm quen được cách nghe và cách đọc nhạc tốt hơn.
 Giải pháp đã được thực nghiệm và kiểm chứng trong năm học 2020 – 2021. Kết quả như sau: 
Giải pháp
Trước khi
áp dụng
sáng kiến
Sau khi
áp dụng
sáng kiến
 Hiệu quả
Số lượng HS
Tỷ lệ (%)
Hướng dẫn học sinh cách đọc nhạc
Học sinh chưa biết đọc nhạc còn hạn chế 94/218 học sinh
Học sinh đã biết cách đọc nhạc và thực hiện tốt bài tập đọc nhạc, chỉ còn 36 /218 học sinh thực hiện chưa tốt
 182
83,4
 Qua bảng trên, tôi nhận thấy bản thân đã luyện đọc đúng cách, đã giúp học sinh giải quyết được những khó khăn khi đọc nhạc. 
Giải pháp này hoàn toàn mới, có tính sáng tạo, được áp dụng đầu tiên. 
* Giải pháp 3: Tạo hứng thú và giúp học sinh đọc chuẩn thang âm qua cách đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay. (reading music with hand sings)
- Hành động 1: Mạnh dạn, sáng tạo, tự tin, vui vẻ là những yếu tố tạo nên thành công trong một tiết học âm nhạc. Vì sao lại nói như thế, chúng ta có thể lí giải điều này như sau: bởi vì âm nhạc là một môn học nghệ thuật thuộc lĩnh vực năng khiếu, nó muôn màu, muôn vẻ mà không dừng lại ở một điểm nào cả, học sinh chỉ cần nắm vững được kiến thức bài tập đọc nhạc còn khả năng thể hiện bài tập đọc nhạc đó như thế nào là ở bản thân của học sinh. Chính vì vậy, giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh thể hiện sự sáng tạo, mạnh dạn, vui vẻ để học sinh vượt qua vấn đề về tâm lí và hoàn thành tốt bài học của bản thân. Sau khi giáo viên dạy hoàn chỉnh bài tập đọc nhạc thì sẽ có một số học sinh chưa đọc đúng tên và cao độ nốt nhạc. vì vậy giáo viên cho học sinh kết hợp các nốt nhạc theo kí hiệu bàn tay (reading music with hand sings)
Với hình thức vừa học vừa chơi để cũng cố kiến thức cho học sinh, vừa giúp học sinh nhớ lại vị trí nốt nhạc vừa không gây áp lực cho học sinh.
Cách thực hiện nhưa sau: giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm, tự các nhóm kết hợp kí hiệu bàn tay vào tập đọc nhạc, sau đó giáo viên đệm đàn cho từng nhóm trình bày trước lớp, giáo viên nhận xét, khen các nhóm hoàn thành tốt. Giáo viên khuyến khích học sinh thực hiện cá nhân trước lớp, sau đó gọi học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét, khen học sinh.
- Hành động 2: Khen ngợi đúng lúc, đúng mức là chìa khóa tạo hứng thú học tập cho các em. Đây cũng là điểm đổi mới trong thông tư 22/2016/TT–BGDĐT (22/9/2016): Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, coi trọng việc động viên, khuyến khích sợ cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; Giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan. Giáo viên cần tránh chỉ trích khi học sinh thực hiện chưa tốt hoặc rụt rè, nhút nhát. Nếu việc làm này diễn ra thường xuyên trên lớp học thì các em sẽ dần chán ghét môn học này. Vì vậy, khen học sinh đúng lúc, đúng mức sẽ giúp nâng cao tinh thần và các em ngày càng yêu thích môn âm nhạc.
Giải pháp đã được thực nghiệm và kiểm chứng trong năm học 2020 –2021. Kết quả như sau: 
Giải pháp
Trước khi 
áp dụng 
sáng kiến
Sau khi
áp dụng
sáng kiến
Hiệu quả
Số lượng HS
Tỷ lệ (%)
Tạo hứng thú và giúp học sinh đọc chuẩn thang âm qua cách đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay. (reading music with hand sings)
Học sinh còn chưa mạnh dạn, cũng như chưa hứng thú với môn học 81/218 học sinh
Học sinh tích cực tham gia đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay, mạnh dạn, tham gia đọc nhạc, chỉ còn 7/218 học sinh thực hiện chưa tốt
 211
 97,8
 Qua bảng trên, tôi nhận thấy sau khi áp dụng giải pháp này thì học sinh đã mạnh dạn, tự tin, lớp học trở nên sôi động, học sinh hứng thú hơn với môn học.
Giải pháp này hoàn toàn mới, có tính sáng tạo, được áp dụng đầu tiên.
 * Giải pháp 4: Phối hợp giữa giáo viên với phụ huynh học sinh.
- Hành động 1: Thực hiện theo đúng thông tư 22/2016/TT–BGDĐT (22/9/2016), điều 6 khoản 2 đánh giá thường xuyên về học tập, mục c có nêu khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện. Vì vậy, giáo viên bộ môn âm nhạc cần giữ mối liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh cũng như với giáo viên chủ nhiệm để kịp thời thông báo việc học của các em. Đối với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên âm nhạc liên hệ trực tiếp còn đối với phụ huynh học sinh thì gặp trực tiếp tương đối khó nên giáo viên sẽ liên lạc với phụ huynh bằng điện thoại để thông báo việc học tập của các em ở trường.
- Hành động 2: Ngoài việc thông báo việc học của các em, giáo viên Âm nhạc sẽ chia sẻ một số cách để phụ huynh có thể hướng dẫn con em mình học tập tại nhà như: Cùng con đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay (học sinh chia sẽ với phụ huynh) những việc làm này giúp cho học sinh cảm thấy bản thân luôn có những người bạn đồng hành tuyệt vời, không những ở lớp mà ở gia đình cũng vậy, từ đó giúp học sinh mạnh dạn thể hiện và khắc sâu kiến thức sâu hơn. Bên cạnh đó, nghe những bài hát, bài tập đọc nhạc trên mạng internet để học sinh có những cảm nhận nhiều giai điệu và cao độ khác nhau.
 Giải pháp đã được thực nghiệm và kiểm chứng trong năm học 2020 –2021. Kết quả như sau: 
Giải pháp
Trước khi
áp dụng
sáng kiến
Sau khi
áp dụng
sáng kiến
Hiệu quả
Số lượng HS
Tỷ lệ (%)
Phối hợp giữa giáo viên với phụ huynh học sinh.
Có 79 học sinh gặp khó khăn khi phụ huynh hướng dẫn tự học ở nhà
Phụ huynh nhiệt tình hợp tác với giáo viên hướng dẫn, quan tâm đến việc học của học sinh, chỉ còn 8/2180 học sinh thực hiện chưa tốt
 110
 96,3
 Qua bảng trên, tôi nhận thấy phụ huynh học sinh có quan tâm đến việc học của con em mình. Các em đã tiến bộ rõ rệt và yêu thích học âm nhạc hơn.
 Giải pháp này hoàn toàn mới, có tính sáng tạo, được áp dụng đầu tiên.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp 
Qua những kết quả đạt được như trên, tôi khẳng định rằng giải pháp này có hiệu quả rất tốt cho học sinh khối 4&5. Giải pháp đã giúp cho giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh giải quyết được các vấn đề khó khăn trong việc dạy và học của các em tại lớp cũng như tại nhà. Bên cạnh đó, giải pháp cũng phát triển được các kĩ năng cơ bản khi học nhạc: luyện đọc, tiết tấu đặc biệt là học sinh xây dựng được các cao độ thông qua thẩm âm, từ đó giúp các em mạnh dạn, tự tin thể hiện năng khiếu của bản thân. 
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp
Sau khi áp dụng giải pháp trên vào trong thực tế giảng dạy cho học sinh khối 4&5 và có thử nghiệm, kiểm chứng tại đơn vị, tôi thấy rằng việc xây dựng cao độ cho học sinh trong phân môn tập đọc nhạc là rất cần thiết. Qua quá trình học tập, học sinh đã nắm chắc cao độ và việc đọc nhạc trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nhờ đó các em học tập rất thoải mái, tự tin, mạnh dạn và linh hoạt. Các em cũng thuộc vị trí của các nốt nhạc trên khuôn nhạc qua cách đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay (reading music with hand sings) từ đó các em thường xuyên chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp.
	Từ việc học sinh nắm được các kỹ năng đọc nhạc, các em rất thích được nghe nhạc, chơi trò chơi và rất hứng thú đối với môn học này, bên cạnh đó gia đình cũng đã quan tâm đến con em nhiều hơn, luôn tạo điều kiện để học sinh hoàn thành tốt môn học.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
Bảng số liệu thực nghiệm, kiểm chứng.
"Một số giải pháp xây dựng cao độ tập đọc nhạc cho học sinh khối 4&5 ở Trường th......, năm học: 2021– 2022" là một vài kinh nghiệm mà bản thân đúc kết được trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sáng kiến không sao tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của ban giám hiệu để bản thân tôi hoàn thiện sáng kiến và áp dụng nhân rộng trong những năm tiếp theo./.
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CÁC CẤP
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_cao_do_tap_d.docx