Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm ở Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm ở Lớp 4

I .Đặt vấn đề .

1. Lý do chọn đề tài:

Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.

Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên suốt 5 buổi/ tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể, và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.

Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác; sĩ số của lớp này duy trì 100% nhưng ở những lớp khác lại có tới 2, 3 học sinh bỏ học, thậm chí có em đang ở nhà nhưng vẫn không thể vận động đi học trở lại được. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.

 

doc 10 trang xuanhoa 10/08/2022 1961
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Khánh Hưng, ngày 21 tháng 04 năm 2016
BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 -Tên sáng kiến :Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 4 .
 - Họ và tên : Trương Hoàng An
 - Đơn vị công tác : Trường tiểu học 2 Khánh Hưng .
 - Thời gian được thực hiện 24/08/2015 đến ngày 18/ 04/ 2016
I .Đặt vấn đề .
1. Lý do chọn đề tài:
Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.
Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên suốt 5 buổi/ tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể, và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.
Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác; sĩ số của lớp này duy trì 100% nhưng ở những lớp khác lại có tới 2, 3 học sinh bỏ học, thậm chí có em đang ở nhà nhưng vẫn không thể vận động đi học trở lại được. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
Mặt khác, tuy giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học dạy được tất cả các lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ từ lớp Một đến lớp Năm. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú y xây dựng ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên.
2. Mục đích nghiên cứu
Töø thöïc traïng treân ñeà taøi tìm ra nhöõng nguyeân nhaân maø coâng taùc chuû nhieäm chöa ñaït hieäu quaû. Qua ñoù ñeà xuaát moät soá bieän phaùp höõu hieäu ñeå giaùo vieân laøm toát coâng taùc chuû nhieäm nhaèm khaéc phuïc tình traïng neà neáp lôùp, haïn cheá hoïc sònh boû hoïc moät caùch toát hôn.
3.Phương pháp nghiên cứu
1/ Nghieân cöùu lyù thuyeát.
2/ Nghieân cöùu thöïc tieãn: ñieàu tra, tröïc quan, neâu göông, hoûi ñaùp ... 
3/ Caùc phöông phaùp hoã trôï: toaùn, thoáng keâ ...
II.Nội dung sáng kiến
1. Thuaän lôïi
Trong quaù trình giaùo duïc luoân ñöôïc caùc caáp, caùc ngaønh, chi boä vaø caùc löïc löôïng xaõ hoäi ... quan taâm taïo ñieàu kieän giuùp ñôõ.
Ñöôïc söï chæ ñaïo saâu saùt, kòp thôøi cuûa laõnh ñaïo caáp treân, cuûa ban giaùm hieäu nhaø tröôøng.
Ñöôïc söï hoã trôï cuûa hoäi cha meï hoïc sinh, cuûa caùc ñoaøn theå trong vaø ngoaøi nhaø tröôøng.
Nhaø tröôøng luoân quan taâm taïo ñieàu kieän cho caùc lôùp coù ñaày ñuû phoøng hoïc, baøn gheá khang trang, phoøng hoïc thoaùng maùt, nhaø veä sinh saïch seõ ... 
2. Khoù khaên
-Tröôøng tieåu hoïc laø moät tröôøng coù daân cö goàm nhieàu thaønh phaàn ôû khaép moïi mieàn ñeán ñaây laâïp nghieäp, ngöôøi daân chuû yeáu laøm ngheà noâng, chæ coù moät soá ít laø caùn boä coâng nhaân vieân vaø tieåu thöông neân ñieàu kieän kinh teá cuûa nhaân daân coøn haïn cheá. Do ñieàu kieän gia ñình neân ña soá phuï huynh chöa quan taâm ñeán vieäc hoïc taäp cuûa con em mình.
-Coù nhieàu em hoïc sinh nhaø ôû caùch xa tröôøng, ôû xaõ khaùc tôùi hoïc neân vieäc ñi laïi cuõng khoù khaên.
* Qua nhöõng khoù khaên treân, neân vieäc xaây döïng cho hoïc sinh nhöõng thoùi quen veà neà neáp, ñaïo ñöùc toát laø ñieàu thöïc söï caàn thieát. Vì theá maø vieäc ñöa ra nhöõng giaûi phaùp nhaèm giuùp caùc em coù neà neáp, ñao ñöùc toá, yù thöùc töï giaùc trong hoïc taäp laø ñieàu raát caàn thieát.	
3. Các giải pháp
Công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp là vô vàn, không thể thống kê hết được. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đi sâu vào 3 nội dung chính sau đây:
3.1. Xây dựng nề nếp lớp học.
3.2. Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.
. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
Sau đây là các biện pháp tôi đã tiến hành:
3.1 Xây dựng nề nếp lớp học: 
a) Nắm thông tin về học sinh 
Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua phiếu sau đây. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra sau đây và yêu cầu các em điền đầy đủ 10 thông tin trong phiếu: 
GIỚI THIỆU BẢN THÂN
 1. Họ và Tên: ..
 2. Là con thứ trong gia đình.
 3. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo)............................................
 4. Kết quả học tập năm lớp 4: (Giỏi, Tiên tiến, trung bình)........................
 5. Môn học yêu thích:..................................................................................
 6. Môn học cảm thấy khó:...........................................................................
 7. Góc học tập ở nhà: (Có, không)..............................................................
 8. Những người bạn thân nhất trong lớp:....................................................
 ....................................................................................................................
 9. Sở thích:..................................................................................................
 10. Địa chỉ gia đình: Số nhà........tổ........ấp................................................. 
 Số điện thoại của gia đình:......................................................................
 Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh để ghi vào Sổ Chủ nhiệm. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. 
b) Tổ chức bầu Ban Cán sự lớp: 
Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Những năm học trước, Ban Cán sự lớp có thể là do giáo viên chọn lựa và chỉ định học sinh làm. Nhưng lên lớp 5, các em đã lớn, tôi muốn tạo dựng và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và y thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa ban cán sự của lớp. Tiến trình bầu chọn Ban Cán sự lớp được diễn ra như sau:
- Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của người lớp trưởng, lớp phó.
- Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn 5 học sinh tiêu biểu để cả lớp bầu chọn.
- Tổ chức cho học sinh bỏ phiếu: Lớp trưởng cũ phát cho mỗi học sinh 1 phiếu trống (phiếu chỉ có chữ kí của tôi). Tôi hướng dẫn học sinh cách bầu chọn: ghi tên 3 bạn mình chọn vào phiếu. 
- 3 học sinh đạt số phiếu cao nhất sẽ được bốc thăm để nhận “chức vụ” của mình (lớp trưởng, lớp phó học tập, và lớp phó lao động).
 Lần đầu tiên các em được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ’ của mình, tôi thấy các em rất vui, rất hào hứng, và 3em được bầu chọn cũng cảm thấy “oai”, thấy tự hào.
c) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Cán sự lớp:
Sau khi đã bầu chọn được Ban Cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em như sau: 
* Nhiệm vụ của lớp trưởng:
 - Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp.
 - Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay sau khi xếp hàng vào lớp.
 - Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng tập thể dục.
 - Giữ trật tự lớp khi giáo viên chấm bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏi lớp và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần.
 - Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc tập thể.
* Nhiệm vụ của lớp phó học tập: 
 - Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn học yếu học bài, làm bài.
 - Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi giáo viên yêu cầu.
 - Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết chuyên.
 - Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
* Nhiệm vụ của lớp phó lao động:
 - Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt đèn, quạt khi ra về.
 - Phân công các bạn tưới cây trong lớp, chăm sóc bồn hoa và cây trồng của lớp.
 - Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp tổ chức.
 - Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp. 
 Nhiệm vụ của mỗi em, tôi ghi rõ ràng trong một cuốn sổ, sau đó phát cho các em. Tôi hướng dẫn từng em cách ghi chép trong sổ một cách khoa học, cụ thể, rõ ràng. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, lớp trưởng và 2 lớp phó phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung. 
 Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, lớp trưởng, lớp phó báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em. Và cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp Ban Cán sự lớp 1 lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục. 
3.2. Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
Năm học 2008-2009, Bộ giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kĩ năng sống cho học sinh. Qua 6 năm thực hiện, phong trào đã có sức lan tỏa mạnh mẽ cả chiều sâu lẫn chiều rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành giáo dục và cho xã hội. Ngay từ năm đầu tiên Bộ phát động phong trào, tôi đã tích cực hưởng ứng. Muốn phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở mỗi trường đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tích cực “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Có nhiều “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” thì mới có “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
 “Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Xây dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích cực”. Xây dựng được lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì sẽ hạn chế được tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
 Công việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” được tôi tiến hành từng bước như sau: 
a)Trang trí lớp học xanh- sạch- đẹp
Lớp học thân thiện phải có cây xanh, phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tôi hướng dẫn và cùng với học sinh thực hiện các công việc sau đây: 
 - Trồng cây xanh trong lớp bằng cách: cho dây trầu bà, cây trường sinh vào con tôm hoặc con cá bằng sành, đổ nước vào rồi treo trên vách tường. Dây trầu bà và cây trường sinh chỉ sống bằng nước và rất ưa rợp, lại không có lá úa, rụng nên rất sạch. Chỉ cần đổ nước thường xuyên là cây sống, dây trầu bà lá xanh rủ xuống từng dây dài rất đẹp.
 - Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Phần trang trí lớp, tôi giao trực tiếp cho từng tổ: mỗi tổ phải sưu tầm tranh ảnh liên quan đến các môn học và chọn 5 bài vẽ đẹp nhất để trưng bày. Tranh, ảnh các em sưu tầm được dán vào giấy khổ lớn theo từng môn học (Lịch sử, Địa lí, Khoa học, Mĩ thuật) và được bao bên ngoài bằng giấy bóng trong suốt. Sau đó đóng lên vách tường xung quanh lớp.
 - Khi nhận xét hạnh kiểm của học sinh, giáo viên chủ nhiệm phải căn cứ vào 5 nhiệm vụ của học sinh. Nhưng 5 nhiệm vụ đó chỉ có ở Sổ Chủ nhiệm của giáo viên nên không có học sinh nào nhớ được đầy đủ 5 nhiệm vụ, thậm chí có nhiều em không nhớ nổi nhiệm vụ nào cả. Mà không biết nhiệm vụ cụ thể của mình là gì thì làm sao các em làm đúng? Do đó, tôi phải viết 5 nhiệm vụ của học sinh lên giấy A0, trang trí, đóng khung thật đẹp treo lên tường để hàng ngày các em nhớ và làm theo.
3.3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 Một học sinh muốn có kết quả học tập tốt ngoài việc tiếp thu những kiến thức ở trên lớp thôi chưa đủ mà việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới tại nhà cũng vô cùng quan trọng. Trong khi đó, tôi thấy điều kiện gia đình, không gian sống của học sinh cũng như nhận thức của cả phụ huynh lẫn học sinh chỉ dừng lại ở nhận thức học tại lớp là đủ.Và điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em. Muốn học sinh tự học ở nhà có kết quả thì các em phải có góc học tập và mỗi em phải có phương pháp tự học ở nhà. Về phương pháp học tập, tôi có thể hướng dẫn cho từng em. Nhưng còn góc học tập thì gia đình phải làm cho con em của mình. 
 Để biết được số học sinh có góc học tập hay không, tôi tiến hành điều tra qua học sinh, qua phụ huynh, qua bạn bè gần nhà của học sinh. Nhưng để biết chính xác , tôi phải đến từng nhà học sinh để tìm hiểu. Qua tìm hiểu, tôi biết được lớp tôi có 17 em có góc học tập phù hợp, 7 em có góc học tập nhưng chưa đạt yêu cầu ( chỗ đặt chưa phù hợp; độ rộng, chiều cao của bàn ghế chưa phù hợp với tầm vóc của các em) ; 9 em không có góc học tập, khi học các em phải nằm sấp trên giường hoặc trên sàn nhà, còn sách vở thì các em để lên giường hoặc trên nóc tủ ti vi.
 Đối với những em có góc học tập nhưng chỗ đặt chưa phù hợp, tôi trao đổi với phụ huynh sắp xếp lại vị trí sao cho sáng sủa và thoáng mát về ban ngày, đầy đủ ánh sáng về ban đêm. Tôi hướng dẫn học sinh cách sắp xếp tập vở, đồ dùng học tập ngăn nắp, tiện lợi và trang trí góc học tập bằng cách cắt gấp những bông hoa, lọ hoa bằng giấy để trưng bày và những cái hộp xinh xinh để đựng đồ dùng. 
 Đối với những em chưa có góc học tập, tôi giải thích, động viên để gia đình hiểu rằng góc học tập là nơi để các em học bài, nghiên cứu bài và làm bài tập ở nhà. Có góc học tập sẽ giúp các em hứng thú và có y thức cao hơn trong việc học ở nhà. Ngoài ra, góc học tập còn là nơi để các em rèn luyện tính cẩn thận, ngăn nắp và phát triển óc thẩm mĩ của bản thân. Phụ huynh chỉ cần mua cho con em của mình một cái bàn và một cái nghế nhựa (như kiểu bàn ghế ở các quán nước nhỏ) hoặc mua một cái bàn nhỏ theo kiểu để trong mùng học cho khỏi bị muỗi đốt.
 Sau một khoảng thời gian nhất định, tôi lên kế hoạch kiểm tra cụ thể để nắm chính xác tình hình. Chỉ trong 1 buổi tôi đã đi hết tất cả các gia đình những em chưa có góc học tập hoặc có góc học tập nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Lúc đầu, có phụ huynh còn e ngại, thậm chí còn bảo tôi bày vẽ. Nhưng thấy tôi quan tâm và hết lòng vì học sinh nên dần dần phụ huynh cũng hiểu ra và nhiệt tình hưởng ứng. Hoàn cảnh của một số gia đình học sinh còn rất nghèo nhưng phụ huynh cũng đã cố gắng tạo cho con em mình một góc học tập ở nhà. Tuy chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu song quan trọng là các em đã có chỗ để học, không phải nằm sấp trên sàn, trên giường nữa. Và phụ huynh cũng thấy được tầm quan trọng của việc tự học ở nhà của con em mình, phối hợp với tôi trong việc dạy dỗ và giáo dục các em nên người.
 Khi các em đã có góc học tập, tôi yêu cầu mỗi em phải lập thời gian biểu buổi chiều và buổi tối thật cụ thể, phù hợp với tình hình của gia đình và phải được cha mẹ kí xác nhận. Thông qua thời gian biểu, tôi biết được chính xác thời gian học bài ở nhà của từng em. Sau đây là mẫu thời gian biểu tôi làm mẫu để hướng dẫn học sinh:
 THỜI GIAN BIỂU
Thời gian
Công việc
1 giờ chiều
Thức dậy.
1 giờ 30 – 3 giờ
Học bài: học bài cũ và xem trước bài mới.
3 giờ - 4 giờ 
Làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ.
4 giờ - 5 giờ
Đi chơi thể thao.
5 giờ - 7 giờ
Tắm rửa, ăn tối, chò chuyện với gia đình.
7 giờ - 8 giờ 
Ôn lại bài cũ.
8 giờ - 9 giờ
Xem ti vi rồi đi ngủ.
 Căn cứ và thời gian học bài ở nhà của từng em, tôi đi kiểm tra, hướng dẫn các em tự học ở nhà. Việc kiểm tra các em học bài ở nhà được tôi thực hiện đều đặn và duy trì thường xuyên. Lúc đầu, tôi trực tiếp kiểm tra và hướng dẫn tỉ mỉ phương pháp học tập cho những em học yếu và những em trong đội tuyển học sinh giỏi của lớp. 
 Khi việc học bài ở nhà của học sinh đã đi vào nề nếp, tôi phân chia lớp thành các nhóm theo khu vực dân cư (theo tổ) và phân công mỗi nhóm một nhóm trưởng. Em nhóm trưởng sẽ kiểm tra và báo cáo với tôi tình hình tự học ở nhà của các thành viên trong nhóm và đặc biệt lưu y đến những bạn học yếu hoặc chưa có y thức tự học ở nhà. Thỉnh thoảng, tôi vẫn đến kiểm tra đột xuất một số em để nắm tình hình. Nếu phát hiện thấy em nào lơ là, tôi phải tăng cường kiểm tra ngay. Thấy tôi quan tâm đến việc học ở nhà của con em mình nên phụ huynh cũng nhiệt tình phối hợp với tôi: nhắc nhở, kiểm tra và tạo điều kiện cho con em mình học tập ở nhà. Sự tiến bộ của học sinh “cá biệt” được tôi thường xuyên thông báo cho gia đình biết qua điện thoại. Vì vậy, phụ huynh rất vui và càng quan tâm đến việc học của các em.
III. Đánh giá tính hiệu quả và khả thi , phạm vi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .
	1.Kết quả , hiệu quả mang lại
	Töø nhöõng kinh nghieäm treân, trong naêm hoïc naøy lôùp 4E đạt keát quaû cuoái hoïc kì I moân Tieáng vieät vaø Toaùn ñaït keát quaû nhö sau: 
	Baûng thoáng keâ keát quaû cuối hoïc kì I ôû lôùp 4E
Tiếng Việt
Toán
Khoa học
LS-ĐL
Tiếng Anh
Hoàn thành
18
90%
16
80%
19
95%
15
75%
17
85%
Chưa hoàn thành
2
10%
4
20%
1
5%
5
25%
3
15%
2.Phạm vi áp dụng
Học sinh trên địa bàn trường tiểu học 2 Khánh Hưng .
IV.Kiến nghị , đề xuất
Ñeå laøm toát coâng taùc chuû nhieäm lôùp trong toaøn ngaønh ñöôïc phaùt trieån xin coù moät soá ñeà xuaát sau:
Ñoái vôùi cha meï hoïc sinh: Caàn quan taâm hôn nöõa tôùi vieäc töï hoïc, töï reøn vaø thaùi ñoä ñaïo ñöùc cuûa caùc em ôû nhaø nhieàu hôn nöõa. Ngoaøi ra caàn phaûi kieåm tra saùt sao vieäc töï hoïc, töï reøn ôû nhaø cuûa caùc em.
	Ñoái vôùi chính quyeàn ñòa phöông: luoân luoân taïo moïi ñieàu kieän giuùp ñôõ veà vaät chaát cho nhöõng em hoïc sinh ngheøo vaø nhöõng em hoïc sinh coù hoaøn caûnh khoù khaên ñeå caùc em ñöôïc ñeán tröôøng nhö caùc baïn khaùc vaø tham gia vaän ñoäng hoïc sinh boû hoïc ra laïi lôùp hoïc cuøng giaùo vieân. 	 	Khánh Hưng , ngày 21 tháng 4 năm 2016
 Ngöôøi vieát
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Khánh Hưng, ngày 21 tháng 04 năm 2016
BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
 -Tên sáng kiến :Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 4 .
 - Họ và tên : Trương Hoàng An
 - Đơn vị công tác : Trường tiểu học 2 Khánh Hưng .
 - Thời gian được thực hiện 24/08/2015 đến ngày 18/ 04/ 2016
1.Sự cần thiết , mục đích của việc thực hiện sáng kiến.
Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.
Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên suốt 5 buổi/ tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể, và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh.
2.Mô tả sáng kiến
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đi sâu vào 3 nội dung chính sau đây:
1. Xây dựng nề nếp lớp học.
2. Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.
3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
3.Đánh giá về tính mới của sáng kiến 
 Giúp cho giaùo vieân coù chæ ñaïo, quaûn lí lôùp toát thì môùi daãn ñeán vieäc giaûng daïy toát. Khi moïi hoaït ñoäng cuûa lôùp ñaõ ñi vaøo neà neáp thì vieäc hoïc taäp cuûa caùc em chaéc chaén seõ toát hôn .
4.Kết quả , hiệu quả mang lại
Töø nhöõng kinh nghieäm treân, trong naêm hoïc naøy lôùp 4E ñaõ daãn ñaàu veà neà neáp vaø duy trì só soá trong hoïc taäp. Trong lôùp nhieàu hoïc sinh ñaït danh hieäu chaùu ngoan Baùc Hoà
5.Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Học sinh trên địa bàn trường tiểu học 2 Khánh Hưng 
6.Kết luận,đề xuất
Ñoái vôùi cha meï hoïc sinh: Caàn quan taâm hôn nöõa tôùi vieäc töï hoïc, töï reøn vaø thaùi ñoä ñaïo ñöùc cuûa caùc em ôû nhaø nhieàu hôn nöõa.	
Ñoái vôùi chính quyeàn ñòa phöông: luoân luoân taïo moïi ñieàu kieän giuùp ñôõ veà vaät chaát cho nhöõng em hoïc sinh ngheøo vaø nhöõng em hoïc sinh coù hoaøn caûnh khoù khaên ñeå caùc em ñöôïc ñeán tröôøng nhö caùc baïn khaùc vaø tham gia vaän ñoäng hoïc sinh boû hoïc ra laïi lôùp hoïc cuøng giaùo vieân. 	 
 Khánh Hưng, ngày 21 tháng 4 năm 2016
Ngöôøi báo cáo

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_de_lam_tot_cong_tac.doc