Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 23, Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? - Nguyễn Thị Bình

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 23, Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? - Nguyễn Thị Bình

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm được các kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai là gì?

2. Kỹ năng:

- Làm việc nhóm

- Trình bày

3. Năng lực:

- Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai là gì? Bằng cách ghép hai bộ phận câu (BT1, BT2, mục III); biết đặt 2,3 câu kể Ai là gì? Dựa theo 2-3 từ ngữ cho trước (BT3, mục III)

4. Thái độ: Giáo dục học sinh vận dụng nói, viết đúng ngữ pháp

* Giáo dục môi trường: Giúp HS biết một số cảnh đẹp của đát nước. Biết nói về vẻ đẹp của quê hương. Có ý thức bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp của quê hương

II.CHUẨN BỊ:

- GV: Bảng phụ bài tập 1 và bài tập 3, bài giảng điện tử, SGK, phiếu bài tập ở phần nhận xét, phiếu bài tập 1

- HS: SGK, vở

 

docx 8 trang cuckoo782 3670
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 23, Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? - Nguyễn Thị Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Tiết 3
Ngày dạy: 26/05/2020
GVHD: Nguyễn Thị Bình
Giáo sinh: Trần Thị Trúc Phương
Lớp: 4/1
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI: VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được các kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
2. Kỹ năng:
- Làm việc nhóm
- Trình bày
3. Năng lực:
- Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai là gì? Bằng cách ghép hai bộ phận câu (BT1, BT2, mục III); biết đặt 2,3 câu kể Ai là gì? Dựa theo 2-3 từ ngữ cho trước (BT3, mục III)
4. Thái độ: Giáo dục học sinh vận dụng nói, viết đúng ngữ pháp
* Giáo dục môi trường: Giúp HS biết một số cảnh đẹp của đát nước. Biết nói về vẻ đẹp của quê hương. Có ý thức bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp của quê hương
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ bài tập 1 và bài tập 3, bài giảng điện tử, SGK, phiếu bài tập ở phần nhận xét, phiếu bài tập 1
- HS: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
6 phút
15 phút
15 phút
4 phút
1.Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 4 HS: 
- Câu 1: Câu kể Ai là gì? Gồm mấy bộ phận? Mỗi bộ phận đó trả lời cho câu hỏi gì?
- Câu 2: Câu kể Ai là gì? Được dùng để làm gì? 
Câu 3: Em hãy giới thiệu về người bạn cùng bàn của mình trong đó có sử dụng câu kể Ai là gì?
- GV nhận xét 
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài mới: Trong tiết học trước các em đã được tìm hiểu cấu tạo và tác dụng của câu kể Ai là gì? Bài “Vị ngữ trong câu kể Ai là gì? chúng ta học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về bộ phận vị ngữ của kiểu câu này.
- GV viết tên bài
* Hoạt động 1: Nhận xét:
- Mục tiêu: HS nắm được bộ phận vị ngữ do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp
- Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm đôi, cá nhân
- GV yêu cầu 1 HS đọc các câu trong bài 1 ở mục nhận xét
- Hỏi: Đoạn văn gồm có mấy câu?
- GV nhận xét và cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi trong SGK:
+Trong các câu trên, câu nào có dạng Ai là gì?
+ Xác định vị ngữ trong câu vừa tìm được
+ Những từ ngữ nào có thể làm vị ngữ trong câu Ai là gì?
- GV gọi một số nhóm trình bày và hỏi:
+ Em làm cách nào để tìm được bộ phận đó?
+ Bộ phận đó được gọi là gì?
+ Vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ nào?
- GV nói: Cháu bác Tự là cụm danh từ
* GV cần phải nhấn mạnh: Câu “Em là con nhà ai mà đến giúp chị chạy muối thế này?” là câu hỏi. Vì trong câu, vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ “là” có cấu trúc giống câu kể Ai là gì? nhưng cuối câu là dấu chấm hỏi
- GV hỏi: Xác định vị ngữ trong câu sau và cho biết vị ngữ đó thuộc từ loại nào?
a) Tôi là lớp trưởng
b) Em là cháu bác Tự
- GV kết luận: Vậy, Vị ngữ thường do những từ ngữ nào tạo thành?
- GV kết luận và rút ra ghi nhớ: 
+ Vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ nào?
+ Vị ngữ thường do những từ ngữ nào tạo thành?
* Ghi nhớ: 
Trong câu kể Ai là gì?:
- Vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ là
- Vị ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành 
- GV gọi một số HS đọc lại ghi nhớ
* Hoạt động 3: Luyện tập: 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức nội dung vừa học
- Phương pháp: trò chơi, cá nhân
- Bài 1: Tìm câu kể Ai là gì? trong những câu thơ sau. Xác định vị ngữ của những câu tìm được
- GV gọi 1 HS đọc đề
- Hỏi: Đề có mấy yêu cầu? Đó là yêu cầu gì?
- GV cho HS làm bài vào PBT 
- GV gọi HS trả lời và hỏi:
+ Vị ngữ của các câu nối với chủ ngữ bằng từ gì?
+ Với câu a) GV hỏi: Cha, Bác, Anh trong câu là từ loại gì?
- GV nhận xét: Từ “Người” ở đây chỉ Bác Hồ mà Bác Hồ được tác giả nhận định là Cha, là Bác, là Anh của dân tộc nên câu này có nhiều từ “là” nhưng nó đều có chung ý nghĩa là nhận định
+ Với câu b) GV cần nhấn mạnh “chùm khế ngọt”; “đường đi học” là cụm danh từ
* Lưu ý: Các câu thơ trong bài cũng coi là câu dù nhà thơ không chấm câu
- GV kết luận và kết hợp với giáo dục môi trường: Hai câu thơ trên nói về tình cảm của tác giả đối với quê hương mình. Vậy quê hương của các em có gì đẹp và chúng ta phải giữ gìn vẻ đẹp ấy thông qua những việc làm gì?
- GV kết luận: Muốn quê hương trở nên tốt đẹp hơn thì chúng ta phải chung tay giữ gìn nó bằng cách không phá hoại, không gây ô nhiễm
Bài tập 2: Ghép những từ ngữ thích hợp ở cột A với cột B để tạo thành câu kể Ai là gì?
- GV gọi 1 HS đọc đề
- Hỏi: Đề có mấy yêu cầu? Đó là yêu cầu gì?
- Luật chơi: Chia lớp làm hai đội, khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” lần lượt từng đội cử người lên nối những từ ở cột A với cột B để tạo thành câu kể Ai là gì?. Người này nối xong thì lại đến lượt người khác. Cứ như vậy cho hết 20 giây. Hết giờ thì mỗi đội cử 1 thành viên lên sửa bài. Đội nào làm đúng và nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng 
- GV nhận xét
- GV hỏi: Vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ gì?
- GV gạch chân những cụm danh từ trong câu
Bài 3: Dùng các từ ngữ dưới đây để đặt câu kể Ai là gì? 
- GV gọi 1 HS đọc đề
- Hỏi: Đề có mấy yêu cầu? Đó là yêu cầu gì?
- Hỏi: Các từ ngữ dưới đây là bộ phận gì mà các em đã được học?
- GV nhận xét: Vậy các câu này thiếu phần chủ ngữ. Nhiệm vụ của các em là tìm chủ ngữ phù hợp với vị ngữ để tạo thành một câu hoàn chỉnh
- GV cho HS làm vào vở
- GV cần lưu ý cho HS: Chủ ngữ đứng đầu câu nên phải viết hoa và cuối câu phải có dấu chấm.
- GV chấm vở 2-3 bạn làm bài nhanh nhất
- GV nhận xét và kết luận
*Lưu ý: Khi sửa câu c, d thì GV có thể giới thiệu những tác phẩm của nhà thơ đó trong chương trình tiểu học: 
+ Huy Cận: Hai bàn tay em (Tiếng Việt lớp 3), Đoàn thuyền đánh cá (Tiếng Việt lớp 4),
+ Tố Hữu:Lượm(Tiếng Việt lớp 2), Bầm ơi (Tiếng Việt lớp 5)
4. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố:
+ Bố em là bác sĩ
+ Chúng em là học sinh lớp 4/1
+ Xác định vị ngữ trong câu vừa tìm được
+ Vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ nào?
+ Những từ ngữ nào có thể làm vị ngữ trong câu Ai là gì?
+ “bác sĩ” là từ loại gì?
- GV cần nhắc HS: “học sinh lớp 4/1” là cụm danh từ
- GV nhận xét câu trả lời
- GV gọi 1 HS đọc lại ghi nhớ
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò: HS về nhà học ghi nhớ và chuẩn bị bài “Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?”
- HS ổn định lớp
- 4 HS:
+ Câu 1: Câu kể Ai là gì gồm 2 bộ phận. Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Bộ phận thứ hai là vị ngữ trả lời câu hỏi: là gì (là ai, là con gì)?
- Câu 2: Được dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó. 
+ Giới thiệu theo ý của HS
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- Một số HS nhắc lại tên bài học
- 1 HS đọc
- Gồm có 4 câu
- HS thảo luận nhóm đôi:
+ Câu 3: Em là cháu bác Tự
+ Em //là cháu bác Tự
+ Cháu bác Tự
- Một số nhóm trình bày câu trả lời: 
+ Em đặt câu hỏi Em là gì?
- Vị ngữ
+ Vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ “là” 
- HS lắng nghe
- Một số HS trả lời:
a) Tôi/ là lớp trưởng
+ Lớp trưởng là danh từ
b) Em/ là cháu bác Tự 
+ Cháu bác Tự là cụm danh từ
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi: Vị ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
- Bằng từ “là”
- Vị ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
- Một số HS đọc lại ghi nhớ
- HS đọc đề
- Đề có 2 yêu cầu. Yêu cầu: Tìm câu kể Ai là gì?; Xác định vị ngữ của những câu tìm được
a) Người là Cha, là Bác, là Anh
Qủa tim lớn bọc trăm dòng máu nhỏ
- Câu kể Ai là gì? là: Người là Cha, là Bác, là Anh
- Xác định vị ngữ: Người// là Cha, là Bác, là Anh
b) Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay 
- Câu kể Ai là gì? là: 
Quê hương là chùm khế ngọt
Quê hương là đường đi học
- Xác định vị ngữ: 
Quê hương// là chùm khế ngọt
Quê hương// là đường đi học
- Một số HS trả lời:
+ Bằng từ “là”
+ Danh từ
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi: Nêu ý kiến của HS
- HS lắng nghe
- HS đọc đề
- Có 2 yêu cầu: Ghép những từ ngữ thích hợp ở cột A với cột B/ để tạo thành câu kể Ai là gì?
- HS lắng nghe luật chơi
Chim công
là nghệ sĩ múa tài ba
Đại bàng 
là dũng sĩ của rừng xanh
Sư tử
là chúa sơn lâm
Gà trống
là sứ giả của bình minh
- HS lắng nghe
- bằng từ “là”
- HS quan sát
- 1 HS đọc đề
- 1 yêu cầu: Dùng các từ ngữ dưới đây để đặt câu kể Ai là gì?
- Vị ngữ
- HS làm bài:
a) Đà Nẵng/Thành phố Hồ Chí Minh... là một thành phố lớn
b) Bắc Ninh là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ
c) Đỗ Trung Quân/ Huy Cận..là nhà thơ
d) Nguyễn Du/ Tố Hữu là nhà thơ lớn của Việt Nam
- HS lắng nghe
- Một số HS trả lời:
- là bác sĩ/ là học sinh lớp 4/1
- Được nối với nhau bằng từ “là”
- bác sĩ/ là học sinh lớp 4/1
- Danh từ
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc
- HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_23_luyen_tu_va_cau_vi_ngu_tron.docx