Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 34 (Sáng) - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 34 (Sáng) - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Tập đọc

LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG

I. MỤC TIÊU:

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù

+ Năng lực ngôn ngữ: - Đọc rành mạch lưu loát, biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: lúc nào, làm xiếc, lấy, có lúc, thật là.

- Các tên riêng nước ngoài: Vi-ta-li, Rê-mi, Ca-pi.

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm

- Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng phù hợp với từng nhân vật.

+ Năng lực văn học: - Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi- ta- li và sự hiếu học của Rê- mi( Tra lời được các câu hỏi 1,2,3).

- Phẩm chất chung:- GD HS sự ham học hỏi, vuơn lên trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:Trang ảnh, bảng phụ.

2. Học sinh: Sách giáo khoa

 

docx 60 trang xuanhoa 06/08/2022 1790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 34 (Sáng) - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Thứ hai ngày 10 tháng 5 năm 2021
Tập đọc
LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I. MỤC TIÊU: 
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù
+ Năng lực ngôn ngữ: - Đọc rành mạch lưu loát, biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: lúc nào, làm xiếc, lấy, có lúc, thật là.
- Các tên riêng nước ngoài: Vi-ta-li, Rê-mi, Ca-pi.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm
- Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng phù hợp với từng nhân vật.
+ Năng lực văn học: - Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi- ta- li và sự hiếu học của Rê- mi( Tra lời được các câu hỏi 1,2,3).
- Phẩm chất chung:- GD HS sự ham học hỏi, vuơn lên trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:Trang ảnh, bảng phụ.
2. Học sinh: Sách giáo khoa 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- ChoHS thi đọc bài thơ Sang năm con lên bảyvà trả lời câu hỏi sau bài đọc.
- Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên ? 
- Bài thơ nói với các em điều gì ? 
- Gv nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng:Một trong những quyền của trẻ em là quyền được học tập. Nhưng vẫn có những trẻ em nghèo không được hưởng quyền lợi này. Rất may, các em lại gặp được những con người nhân từ. Truyện Lớp học trên đường kể về cậu bé nghèo Rê-mi biết chữ nhờ khát khao học hỏi, nhờ sự dạy bảo tận tình của thầy Vi-ta-li trên quãng đường hai thầy trò hát rong kiếm sống
- HS thi đọc 
- Qua thời thơ ấu, các em sẽ không còn sống trong thế giới tưởng tượng, thế giới thần tiên của những câu chuyện thần thoại, cổ tích mà ở đó cây cỏ, muông thú đều biết nói, biết nghĩ như người. Các em sẽ nhìn đời thực hơn. Thế giới của các em trở thành thế giới hiện thực. Trong thế giới ấy, chim không còn biết nói, gió chỉ còn biết thổi, cây chỉ còn là cây, đại bàng chẳng về đậu trên cành khế nữa; chỉ còn trong đời thật tiếng người nói với con.
- Thế giới của trẻ thơ rất vui và đẹp vì đó là thế giới của truyện cổ tích. Khi lớn lên, dù phải từ biệt thế giới cổ tích đẹp đẽ và thơ mộng ấy nhưng ta sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay ta gây dựng nên.
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động khám phá: (12phút)
a. Hoạt động 1: Luyện đọc
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ, đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm chia đoạn.
- Yêu cầu HS chia đoạn
- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm lần 1, tìm từ khó. Sau đó báo cáo kết quả.
- Cho HS luyện đọc 
- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm lần 2. GV cho HS nhận xét.
- Yêu cầu HS đọc nhóm 3
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn - giọng kể nhẹ nhàng, cảm xúc; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, điềm đạm; khi nghiêm khắc (lúc khen con chó với ý chê trách Rê-mi), lúc nhân từ, cảm động (khi hỏi Rê-mi có thích học không và nhận được lời đáp của cậu); lời đáp của Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc.
- 1 HS đọc to, lớp theo dõi đọc thầm
- HS chia đoạn, đánh dấu đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến mà đọc được.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến vẫy cái đuôi.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ: 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 3, kết hợp nhận xét bạn đọc.
- HS đọc nhóm 3.
- HS theo dõi.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu:Hiểu ý nghĩa: - Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi. Phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em 
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận trong nhóm để trả lời các câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp:
+ Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào? 
+Lớp học của Rê- mi có gì ngộ nghĩnh? 
- GV nói thêm: giấy viết là mặt đất, bút là những chiếc que dùng để vạch chữ trên đất. Học trò là Rê - mi và chú chó Ca – pi.+ Kết quả học tập của Ca -pi và Rê - mi khác nhau như thế nào?
+ Tìm những chi tiết cho thấy Rê- mi là một câu bé rất hiếu học ?
+ Qua câu chuyện này, bạn có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
- GV hỏi HS về ý nghĩa câu chuyện:
- GVKL:Câu chuyện này nói về Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi.
- HS thảo luận và chia sẻ:
+ Rê - mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm ăn.
+Lớp học rất đặc biệt: Có sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường.
+ Ca – pi. không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Có trí nhớ tốt hơn Rê - mi, không quên những cái đã vào đầu. Có lúc được thầy khen sẽ biết đọc trước Rê - mi.
 + Rê - mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca – pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó quyết chí học. Kết quả, Rê - mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc, Trong khi Ca- pi chỉ biết “ viết” tên mình bằng cách rút những chữ gỗ.)
+ Lúc nào túi cũng đầy những miếng gỗ dẹp nên chẳng bao lâu đã thuộc tất cả các chữ cái.
 + Bị thầy chê trách, “Ca- pi sẽ biết đọc trước Rê - mi”, từ đó, không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu đã đọc được.
+ Khi thầy hỏi, có thích học hát không, đã trả lời: Đấy là điều con thích nhất 
- HS phát biểu tự do, VD:
+ Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành.
+ Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập.
+ Để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em ở mọi hoàn cảnh phải chịu khó học hành.
- HS trả lời.
- HS nghe
3. Hoạt động luyện tập
a. Luyện đọc diễn cảm: (8 phút)
* Mục tiêu:Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài
* Cách tiến hành:
- HS nối tiếp từng đoạn của bài, cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 
+ Treo bảng phụ có viết đoạn văn.
+ Học sinh đọc đoạn.
+ Học sinh nêu cách đọc diễn cảm.
+ HS thể hiện diễn cảm.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét HS.
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc
- HS nêu
- Cả lớp theo dõi
- HS đọc
- HS nêu từ ngữ nhấn giọng
- HS quan sát và theo dõi.
- Yêu cầu 2 HS của 2 tổ thi đọc
- HS cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
4. Hoạt động vận dụng - mở rộng: (2phút)
* Mục tiêu:HS biết vận dụng những điều đã học vào thực tế của bản thân.
* Cách tiến hành:
- Qua bài tập đọc này em học được điều gì ?
5. Củng cố dặn dò: (1 phút)
- Liên hệ: Các em đã tự giác trong học tập chưa, em có thích đi học không?
- Em gặp những khó khăn gì trong học tập, em đã khắc phục nó như thế nào?
- Dặn HS về nhà :
Về nhà kể lại câu chuyện này cho mọi người cùng nghe
- GV nhận xét, dặn dò về nhà.
- HS nêu: Em biết được trẻ em có quyền được học tập/ được yêu thương chăm sóc/ được đối xử công bằng...
- HS nghe và thực hiện.
Tìm đọc truyện Không gia đình, 
 và chuẩn bị bài Nếu trái đất thiếu trẻ em. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM
__________________________________________________
 Toán
Tiết 166: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực giải quyết vấn đề toán học: HS nắm được cách giải bài toán về chuyển động đều.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học :Có kĩ năng giải bài toán về chuyển động đều.
 + Năng lực giao tiếp toán học: Tự tin khi trình bày bài làm của cá nhân, nhóm và trả lời câu hỏi có liên quan.
- Phẩm chất chung: Ham học hỏi và yêu thích môn toán, có ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập cá nhân.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: SGK, bảng phụ 
2. Học sinh: SGK, vở...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:(5phút) 
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với nội dung là nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện tập:(28 phút)
* Hoạt động 1: Bài 1 
* Mục tiêu: Biết giải bài toán về chuyển động đều.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đề bài
- Hướng dẫn HS phân tích đề
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ
- GV nhận xét chữa bài
 - Cả lớp theo dõi
- HS tiếp nối nêu
- Cả lớp làm vở
- 3 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm
Tóm tắt:
 a. s = 120km
 t = 2giờ 30 phút
 v =?
b. v = 15km/giờ
 t = nửa giờ
 s =?
c. v = 5km/giờ
 s = 6km
 t = ? 
Bài giải
a. Đổi 2giờ 30 phút= 2,5 giờ
Vận tốc của ô tô là:
120 : 2,5 = 48 (km/giờ)
b. Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe ô tô là:
15 x 0,5 = 7,5 (km)
c. Thời gian người đó cần để đi là;
6 : 5 = 1,2( giờ)
 Đáp số: 48 km/giờ; 
 7,5 km
 1,2 giờ
* Hoạt động 2: Bài 2 HĐ cá nhân
* Mục tiêu: Củng cố giải bài toán về chuyển động đều.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đề bài
- Hướng dẫn HS phân tích đề
+ Để tính được thời gian xe máy đi hết quãng đường AB ta phải biết gì?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
- Cả lớp theo dõi
- Biết vận tốc của xe máy
- Cả lớp làm vở
- 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả
Bài giải:
Vận tốc của ô tô là:
90: 1,5 = 60 ( km/giờ)
Vận tốc của xe máy là:
60:2= 30 ( km/giờ)
Thời gian xe máy đi từ A đến B là:
90: 30 = 3 (giờ)
Ô tô đến B trước xe máy:
3- 1,5 = 1,5 ( giờ )
 Đáp số: 1,5 giờ
3. Hoạt động vận dụng- mở rộng:(2 p)
* Mục tiêu: Nhắc lại được các công thức toán chuyển động đều.
* Cách tiến hành
- Nhắc lại cách tính vận tốc, thời gian, 
quãng đường.
4. Củng cố - dặn dò: 3-5p
? Bài hôm nay các con ôn tập kiến thức gì?
 - GV nhận xét giờ học.
- Về nhà tìm thêm các bài tập tương tự để làm thêm.
 - HS nêu 
- HS nghe và thực hiện
IV. RÚT KINH NGHIỆM
_______________________________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ôn tập về dấu câu
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực đặc thù:
1.1. Năng lực ngôn ngữ..
- Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được bài tập thực hành về dấu ngoặc kép 
1.2. Năng lực văn học: 
- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép
2. Năng lực chung
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, ...
3. Phẩm chất: 
- Có ý thức dùng đúng dấu câu.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu. Từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam
2. Học sinh: Vở bài tập, SGK. 
3. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não” 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. 1. Hoạt động Khởi động ( 5 phút) 
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép ở bài tập của tiết trước.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS đọc
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: - Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được bài tập thực hành về dấu ngoặc kép 
* Phương pháp: hoạt động cả lớp 
* Thời gian: 12 phút
*Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập, 2 HS làm bảng
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- Kết luận lời giải đúng.
? Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép ?
Bài 1: Có thể đặt dấu ngoặc kép vào những từ ngữ nào cho phù hợp? Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong những câu đó:
a. Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông sấu cản mũi thuyền, trên cạn hổ rình xem hát này, con người phải thông minh và giàu nghị lực.
b. Cá heo giống tính trẻ em, thích nô đùa, thích được cổ vũ. Anh em uẩ vỗ tay hoan hô: A! Cá heo nhảy múa đẹp quá! Thế là cá thích, nhảy vút lên thật cao.
Đáp án: 
Đặt vào cụm từ: sấu cản mũi thuyền, hổ rình xem hát
A! Cá heo nhảy múa đẹp quá!
3. HĐ Vận dụng - Mở rộng: 
* Mục tiêu:. - Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép.
* Phương pháp: trò chơi 	
* Thời gian: 20 phút
*Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS tự viết đoạn văn
- Gọi 1 HS viết bảng
- Gọi HS đọc bài làm
- Nhận xét theo tiêu chí
Bài 2: Viết được đoạn văn khoảng 5 câu về chủ đề “Bảo vệ môi trường”, trong đó có dùng dấu ngoặc kép.
HS tự viết bài
Tiêu chí:
+ Đoạn văn đúng cấu tạo
+ Đúng nội dung
+ Dùng dấu ngoặc kép đúng vị trí, hợp lí.
+ Cách dùng từ đặt câu.
5. Củng cố, dặn dò (3 phút)
- GV khen ngợi những HS, nhóm HS làm việc tốt.
- Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở. Cả lớp nhớ lại kiến thức đã học về dấu gạch ngang để chuẩn bị cho tiết ôn tập sau.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
IV. RÚT KINH NGHIỆM
___________________________ 
Thứ ba ngày 11tháng 5 năm 2021
 Toán
Tiết 167: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù:
+Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Nắm được cách giải các bài toán có nội dung hình học.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học :Giải bài toán có nội dung hình học.
 + Năng lực giao tiếp toán học : Tự tin khi trình bày bài làm của cá nhânvà trả lời câu hỏi có liên quan.
- Phẩm chất chung: Ham học hỏi và yêu thích môn toán, có ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập cá nhân.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: SGK, bảng phụ 
2. Học sinh: SGK, vở...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:(5phút) 
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện" nêu cách tính diện tích các hình đã học.(mỗi HS nêu cách tính 1 hình) 
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện tập:(28 phút)
* Hoạt động 1: Bài 1 
* Mục tiêu: - Biết giải bài toán có nội dung hình học.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đề bài, phân tích đề:
+ Biết số tiền của 1 viên gạch, để tính được số tiền mua gạch ta cần biết gì?
+ Để tìm được số viên gạch cần biết gì?
- Yêu cầu HS thực hiện
+ Tính chiều rộng nền nhà.
+ Tính diện tích nền nhà.
+ Tính diện tích một viên gạch.
+ Tính số viên gạch.
+ Tính số tiền mua gạch.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
- Chốt : GV yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình vuông. 
 - HS đọc đề bài.
- Biết số viên gạch
- Biết diện tích nền nhà và diện tích 1 viên gạch
- Cả lớp làm vở
- 1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ
Bài giải
Chiều rộng nền nhà là
8 x = 6 ( m)
Diện tích nền nhà là
8 x 6 = 48 ( m2) hay 4800 dm2
Diện tích một viên gạch là
4 x 4 = 16 ( dm2)
Số viên gạch dùng để lát nền là
4800 : 16 = 300 ( viên)
Số tiền để mua gạch là
20 000 x 300 = 6 000 000 ( đồng )
Đáp số 6 000 000 đồng.
* Hoạt động 2: Bài 3
* Mục tiêu : Biết thực hiện giải bài toán có nội dung hình học.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
- HS đọc đề bài.
- Cả lớp làm vở
- 1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ kết quả
Bài giải
a) Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
(84 + 28) x 2 = 224 (m)
b) Diện tích hình thang EBCD là:
(28 + 84) x 28 : 2 = 1568(m2)
Đáp số: a) 224m
 b) 1568 m2
3. Hoạt động vận dụng- mở rộng:(2 p)
* Mục tiêu: Vận dụng tính diện tích hình
* Cách tiến hành
- Tính diện tích nền nhà em và tính xem dùng hết bao nhiêu viên gạch.
4. Củng cố - dặn dò: 3-5p
? Bài hôm nay các con ôn tập kiến thức gì?
 - GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS ôn lại công tính chu vi, diện tích một số hình đã học.
 - HS giải nhanh bài toán:
- HS nghe 
- HS nghe và thực hiện
IV. RÚT KINH NGHIỆM
_____________________________________________________
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù: 
+ Năng lực ngôn ngữ: Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả cảnh.
+ Năng lực văn học: Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng, hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
- Phẩm chất chung: - Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - ghi một số lỗi chính tả HS mắc phải.
2. Học sinh : SGK,Vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS xác định yêu cầu của mỗi đề văn.
- GV nhận xét- Ghi bảng
- HS hát
- HS xác định
- HS viết vở
2. Hoạt động nhận xét và sửa lỗi bài văn:(28 phút)
* Mục tiêu:
- Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả cảnh
- Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng, hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
* Cách tiến hành:
Nhận xét chung về kết quả bài viết.
+ Những ưu điểm chính:
- HS đã xác định được đúng trọng tâm của đề bài 
- Bố cục: (đầy đủ, hợp lí), 
- Diễn đạt câu, ý.
- Cách dùng từ, dùng hình ảnh để miêu tả cảnh còn hạn chế
- Hình thức trình bày:
 + Những thiếu sót, hạn chế: 
- Một số bài bố cục chưa rõ ràng. Nội dung phần thân bài chưa phân đoạn rõ ràng.
- Diễn đạt còn lủng củng, câu ý viết còn sai, câu văn còn mang tính liệt kê chưa gợi tả, gợi cảm.
- Một số bài chưa biết cách sử dụng dấu câu, chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hoá)
Hướng dẫn HS chữa bài.
- GV trả bài cho từng HS 
- Hướng dẫn HS chữa những lỗi chung.
+ GV viết một số lỗi về dùng từ, chính tả, câu để HS chữa.
Tổ chức cho HS học tập 1 số đoạn văn hay của bạn.
- Y/c HS tham khảo viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
- HS lắng nghe
- Một số HS lên bảng chữa, dưới lớp chữa vào vở.
-HS nghe bài văn của của một số bạn.
Ví dụ:
-Trong bài : từ ngữ hay, gợi tả, gợi cảm : trăng sóng sánh trong đôi thùng gánh nước kĩu kịt của các anh chị gánh nước đêm trăng; trăng sà xuống nói chuyện làm ăn cùng các bác xã viên, thảm rơm vàng mềm mại, nâng từng bước chân của bọn trẻ nhỏ...
 HS tự viết đoạn văn, vài em đại diện đọc đoạn văn.
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Chia sẻ bài viết của mình với bạn bè trong lớp.
- HS nghe và thực hiện
4. Củng cố dặn dò:(2 phút)
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm bài tốt, những HS chữa bài tốt trên lớp.
- Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn để cho bài văn hay hơn. Cả lớp luyện đọc lại các bài tập đọc; HTL để chuẩn bị tốt cho tuần ôn tập và kiểm tra cuối năm.
- HS nghe và thực hiện
IV. RÚT KINH NGHIỆM
____________________________________
Lịch sử
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU:
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực nhận thức về Lịch sử:
Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay: 
 + Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đó đứng lên chống Pháp.
 + Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 2-9-1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
 + Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
 + Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miến Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng đất nước được thống nhất
+ Năng lực tìm hiểu về Lịch sử: 
Sắp xếp được các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo trình tự thời gian.
- Phẩm chất chung: 
+ Yêu đất nước: Biết yêu truyền thống dân tộc, tự hào với lịch sử nước nhà, yêu thích và ham học môn lịch sử
+ Yêu con người: Biết trân trọng, tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc ta.
+ Giáo dục lòng tự hào dân tộc cho HS.
+ Chăm học: Tích cực tham gia các hoạt động.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: - GV: Bản đồ hành chính VN; tranh, ảnh, tư liệu
2. Học sinh: - HS: SGK, vở
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" với nội dung: Em hãy nêu một số mốc sự kiện tiêu biểu theo thứ tự các tháng trong năm?(Mỗi HS chỉ nêu 1 sự kiện tiêu biểu)
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
a. Hoạt động 1:Thảo luận nhóm 
* Mục tiêu:Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:
* Cách tiến hành:
- GV treo bảng thống kê đã hoàn chỉnh nhưng che kín các nội dung.
*Lưu ý: Trong bài 11, HS đã lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858-1945.
- GV chọn 1 HS giỏi điều kiển các bạn trong lớp đàm thoại để cùng theo dõi bảng thống kê, sau đó hỏi cho các bạn để cùng lập bảng thống kê. 
Ví dụ:
Từ 1945 đến nay, lịch sử nước ta chia làm mấy giai đoạn?
Thời gian của mỗi giai đoạn?
Mỗi giai đoạn có sự kiện lịch sử tiêu biểu nào? sự kiện đó diễn ra vào thời gian nào?
- HS nêu các sự kiện có ý nghĩa lớn trong lịch sử của dân tộc từ năm 1945 đến nay.
=> GV củng cố:
- Đó là các giai đoạn:1945-1954; 1954-1975;1975-nay.
1.Ngày 19-8-1945, cách mạng tháng Tám thành công.
2. Ngày 2-9-1945, Bác Hồ đọc bảng tuyên ngôn độc lập. Khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
3. Ngày 7-5-1954, Chíên thắng Điện Biên Phủ, kết thúc 9 năm trường kì chống thực dân Pháp.
4.Tháng 12-1972, chiến thắng điện biên phủ trên không, đưa đến việc Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa-Ri chấm rứt chiến tranh và lập lại hoà bình cho Việt Nam.
5. Ngày 30-4-1975 chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng, miền nam giải phóng đất nước thống nhất.
=> Các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1945- 1975,...
b.Hoạt động 2
* Mục tiêu: Nghe kể chuyện lịch sử
* cách tiến hành:
- HS nêu tên trận đánh lớn ở lịch sử từ năm 1945-1975.
- Kể tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu ở giai đoạn này.( GV ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng thành hai phần: (Trận đánh lớn/ Nhân vật lịch sử tiêu biểu).
- HS thi kể về các trận đánh, các nhân vật lịch sử trên.
- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương những HS kể tốt, kể hay.
=>GV củng cố:
 + Các trận đánh lớn: 60 ngày đêm chiến đấu kìm chân địch của nhân dân Hà Nội năm 1946, chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947, chiến dịch biên giới thu đông 1950, chiến dịch Điện Biên Phủ, Tổng tiến công và nỗi dậy tiết Mậu Thân 1968, chiến dịch Hôdr CHí Minh lịch sử.
+ Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, 7 anh hùng được tuyên dương trong đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc
=> Cách kể những câu chuyện lịch sử,..
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết để liên hệ với thực tế.
* Cách tiến hành:
- Chia sẻ kiến thức lịch sử của giai đoạn từ năm 1858 đến nay với mọi người.
- HS nghe và thực hiện
4. Củng cố - Dặn dò: (1-2 phút)
- GV tổng kết bài. Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực tham gia phát biểu.
- Dặn học sinh 
-HS lắng nghe.
-HS nghe và thực hiện.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
__________________________________
Thứ tư ngày 12 tháng 5 năm 2021
Toán
 Tiết 168: ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ
I. MỤC TIÊU
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù:
+Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Biết đọc số liệu trên biểu đồ, bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số liệu.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học :Thực hành kĩ năng đọc số liệu trên biểu đồ, bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số liệu.
 + Năng lực giao tiếp toán học : Tự tin khi trình bày bài làm của cá nhân, nhóm và trả lời câu hỏi có liên quan.
- Phẩm chất chung: Ham học hỏi và yêu thích môn toán, có ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập cá nhân.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: SGK, bảng phụ 
2. Học sinh: SGK, vở...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:(5phút) 
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với các câu hỏi sau:
+ Nêu tên các dạng biểu đồ đã học?
+ Biểu đồ dùng để làm gì ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
+ Biểu đồ dạng tranh; dạng hình cột, dạng hình quạt.
+ Biểu diễn tương quan về số lượng giữa các đối tượng hiện thực nào đó.
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện tập:(28 phút)
* Hoạt động 1: Bài 1 
* Mục tiêu: Biết đọc số liệu trên biểu đồ. 
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cặp đôi
- GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ trong SGK và hỏi nhau:
+ Biểu đồ có dạng hình gì ? Cho ta biết điều gì ?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi : đọc biểu đồ
- Trình bày kết quả
- GV nhận xét chữa bài
- HS quan sát
+ Biểu đồ hình cột; cho biết số cây xanh do từng thành viên trong nhóm cây xanh trồng ở vườn trường.
- HS thảo luận, đưa ra kết quả : 
a) Có 5 học sinh trồng cây.
+ Lan trồng được 3 cây.
+ Hòa trồng được 2 cây.
+ Liên trồng được 5 cây.
+ Mai trồng được 8 cây.
+ Lan trồng được 4 cây.
b) Hòa trồng được ít cây nhất: 2 cây.
c) Mai trồng được nhiều cây nhất: 8 cây.
d) Liên và Mai trồng được nhiều cây hơn bạn Dũng.
e) Lan, Hòa, Dũng trồng được ít cây hơn bạn Liên.
* Hoạt động 2: Bài 2 ,3
* Mục tiêu: Bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số liệu.
* Cách tiến hành:
Bài tập 2a: HĐ cá nhân
- HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét chữa bài
Bài tập 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài
- Tại sao em chọn ý C
- Đây là dạng biểu đồ nào ?
- Cả lớp theo dõi
- HS tự giải, 
-1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ
- Đáp án: a) 16
- HS nêu
- HS làm việc cá nhân
- Nêu đáp án chọn. C
- HS giải thích đáp án chọn.
- Biểu đồ hình quạt thường để biểu diễn quan hệ số lượng theo các tỉ số phần trăm.
3. Hoạt động vận dụng- mở rộng:(2 p)
* Mục tiêu: Vận dụng tính trong thực tế
* Cách tiến hành
- Những loại biểu đồ nào được dùng phổ biến ? 
4. Củng cố - dặn dò: 3-5p
? Bài hôm nay các con ôn tập kiến thức gì?
 - GV nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau
 - Biểu đồ dạng hình cột và biểu đồ dạng hình quạt.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
__________________________________________
Tập đọc
NẾU TRÁI ĐẤT THIẾU TRẺ CON
I. MỤC TIÊU: 
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù
+ Năng lực ngôn ngữ: - Đọc rành mạch lưu loát, biết đọc diễn cảm bài Thơ, nhấn giọng được ở những chi tiết, hình ảnh thể hiện, hình ảnh thể hiện tâm hồn ngộ nhĩnh của trẻ thơ.
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: nhất là, Pô-pốp, sung sướng, lại nằm, trong lửa, sáng suốt 
- Đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng các cụm từ, dòng thơ, khổ thơ
+ Năng lực văn học:Hiểu ý nghĩa: Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em.
- Phẩm chất chung:HS biết yêu quý trẻ em, biết trân trọng những tình cảm của người lớn dành cho mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Giáo viên: Tranh minh hoạ SGK. Bảng phụ ghi sẵn khổ thơ luyện đọc.
2.Học sinh: SGK
. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Cho HS tổ chức thi đọc bài Lớp học trên đường và trả lời câu hỏi cuối bài .
- Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào ? - Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em ? 
- GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng :Tiếp tục chủ điểm Những chủ nhân tương lai, bài thơNếu trái đất thiếu trẻ em của nhà thơ Đỗ Trung Lai sẽ giúp các em hiểu: Trẻ em thông minh, ngộ nghĩnh, đáng yêu như thế nào, trẻ em quan trọng như thế nào đối với người lớn, đối với sự tồn tại của trái đất?
- HS thi đọc
- Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.
- Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành. / Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập. / Để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em ở mọi hoàn cảnh phải chịu khó học hành.
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động khám phá: (12phút)
a. Hoạt động 1: Luyện đọc
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ, đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài.
* Cách tiến hành:
- 1 HS đọc cả bài.
- Hs chia đoạn:
- Cho HS luyện đọc 
- Yêu cầu HS đọc nhóm 3
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
=> GV củng cố:
- 3 khổ thơ, mỗi khổ thơ là 1 đoạn.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ: 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 3, kết hợp nhận xét bạn đọc.
- HS đọc nhóm 3.
- HS theo dõi.
=> Cách đọc bài,... nhấn giọng từ ngữ gợi tả, ...
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu:Hiểu ý nghĩa: Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em.
.* Cách tiến hành:
* Đọc thầm bài thơ:
+ Nhân vật tôi và nhân vật Anh trong bài thơ là ai?
+ Tại sao chữ Anh lại được viết hoa?
+ Cảm giác thích thú của vị khác về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào?
+ Tranh vẽ của các bạ nhỏ có gì ngộ nghĩnh?
+ Ba dòng thơ cuối bài là lời nói của ai?
+ Em hiểu ba dòng thơ cuối đó như thế nào?
- GV giảng:
- Nêu nội dung chính của bài thơ?
- GV ghi bảng- HS nêu lại.
=> GV củng cố:
+ Nhân vật tôi là nhà thơ Đỗ Trung Lai; nhân vật Anh là phi công vũ trụ Pô-pốp.
+ Viết hoa chữ cái Anh để bày tỏ lòng kính trọng phi công vũ trụ Pô-pốp đã hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
+ Cảm giác thích thú được bộc lộ qua những chi tiết:
C Qua lời mời xem tranh: Anh hãy nhìn xem, Anh hãy nhìn xem!
C Qua các từ ngữ thể hiện thái độ ngạc nhiên, sung sướng:
Có ở đâu tôi to được thế?
Và thế này thì “ ghê gớm” thật:
Trong đôi mắt chiếm nữa già khuôn mặt
Các em tô lên nữa số sao trời.
C Qua vẻ mặt: vừa xem cừa sung sướng mỉm cười.
+ Các bạn vẽ đầu phi công vũ trụ Pô-pốp rất to, đôi mắt chiếm nữa già khuôn mặt, trong đó tô rất nhiều sao trời. Ngựa xanh nằm trên cỏ, ngựa hồng phi trong lửa, mọi người đều quàng khăn đỏ, các anh hùng là những đứa trẻ lớn hơn.
+ Ba dòng thơ cuối là lời của anh hùng Pô-pốp nói với nhà thơ Đỗ Trung Lai.
+ Nếu không có trẻ em, mọi hoạt động trên thế giới đều vô nghĩa.
+ Vì trẻ em, mọi hoạt động của người lớn trở nên có ý nghĩa.
- Bài thơ ca ngợi trẻ em ngộ nghĩnh, sáng suốt. Trẻ em là tương lai của đất nước. Vì trẻ em mọi hoạt động của người lớn đều trở nên có ý nghĩa.
Bài thơ là tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với tâm hồn ngộ nghĩnh

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_34_sang_nam_hoc_2020_2021_ban_chu.docx