Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 7, Thứ 3 - Năm học 2012-2013
TOÁN
Tiết 32: Biểu thức có chứa hai chữ
(trang 41 - 42)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
2. Kĩ năng:
- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Máy tính, máy chiếu.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 7, Thứ 3 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Chủ nhật ngày 14 tháng 10 năm 2012 Ngày dạy: Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012 TOÁN Tiết 32: Biểu thức có chứa hai chữ (trang 41 - 42) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ. 2. Kĩ năng: - Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ. 3. Thái độ: - Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập. II. Đồ dùng dạy học - Máy tính, máy chiếu. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Khởi động: Mời cả lớp chơi trò Ong tìm mật * Kiểm tra bài cũ. - Tính giá trị của biểu thức: 45 + a + 10 với: a = 5, a = 21; a = 65. - Nhận xét, ghi điểm * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản * Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ MT: HS biết và tính được giá trị biểu thức có chứa hai chữ PP : trực quan, đàm thoại, giảng giải a. Biểu thức chứa hai chữ + GV nêu bài toán + Hướng dẫn HS xác định: muốn biết số cá của hai anh em là bao nhiêu ta lấy số cá của anh + với số cá của em + Nêu vấn đề: nếu anh câu được a con cá, em câu được b con cá, thì số cá hai anh em câu được là bao nhiêu? + GV giới thiệu: a + b là biểu thứa có chứa hai chữ a và b + Yêu cầu HS nêu thêm vài ví dụ về biểu thức có chứa hai chữ b. Giá trị của biểu thứa có chứa hai chữ + GV nêu từng giá trị của a và b cho HS tính: nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = ? + Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5 5 là một giá trị của biểu thức của a + b + Tương tự, cho HS làm việc với các trường hợp: a = 4, b = 0; a = 0, b = 1 . - Mỗi lần thay chữ a và b bằng số ta tính được gì? * Thực hành MT : giúp HS làm các bài tập. PP : động não, đàm thoại, thực hành . Bài tập 1: + GV cho HS đọc yêu cầu bài tập Bài tập 2: + GV cho HS đọc yêu cầu bài tập + Sửa bài Bài tập 3: + GV treo bảng số như phần bài tập của SGK. + GV yêu cầu HS nêu nội dung của các dòng trong bảng. + HD: để tính giá trị của biểu thức chúng ta cần chú ý thay giá trị của a, b cùng một cột. + GV yêu cầu HS làm bài. + Sửa bài 3. Hoạt động nối tiếp Bài tập làm thêm : Giá trị của biểu thức a + b là 1245, tính b nếu : a = 789 ; a = 456 ; a = 248. - Thực hiện bảng con. HT: cá nhân, lớp - HS đọc bài toán, xác định cách giải - HS trả lời. - HS nhắc lại - HS nêu thêm ví dụ. - HS tính nháp - HS thực hiện - Tính được giá trị a + b HT: cá nhân, nhóm, lớp - HS đọc đề, giải toán - Sửa bài - HS tính và nêu kết quả. - HS đọc đề bài. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. - Làm vào vở nháp. LƯỢNG GIÁ ..& .. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 13: Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam ( trang 68) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. 2. Kĩ năng: - Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam. 3. Thái độ: - HS yêu thích học TV. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ, bảng nhóm, III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Mời HS thi tìm từ tiếp sức * KTBC: + Danh từ chung là gì? Danh từ riêng là gì? + Cách viết. Nêu ví dụ. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản *Nhận xét MT: giúp HS biết cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam PP : động não, đàm thoại, thực hành. + GV giao nhiệm vụ: Nhận xét cách viết tên người, tên địa lí đã cho. - Mỗi tên riêng đã cho gồm mấy tiếng? Chữ cái đầu của mỗi tiếng ấy được viết như thế nào? GV kết luận: khi viết tên người và tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. * Ghi nhớ MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ . PP : Động não, đàm thoại, giảng giải . + GV nói thêm tên người Việt Nam thường gồm họ, tên đệm, tên riêng. * Luyện tập . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Động não, đàm thoại, thực hành . Bài tập 1: + GV yêu cầu mỗi HS viết tên mình và địa chỉ gia đình. + GV nhận xét, điều chỉnh. * Lưu ý: Các từ số nhà, phố, phường, quận, thành phố là danh từ chung à không viết hoa Bài tập 2: + Cách thực hiện giống BT 1. Viết tên phường (xã), thị trấn, quận (huyện) thành phố của mình. + GV nhận xét – kiểm tra. Bài tập 3: + GV phát phiếu cho HS làm bài theo nhóm: viết tên các quận, huyện, thị xã, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. + GV nhận xét. 3. Hoạt động nối tiếp + Thi đua viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam. - Thi đua tìm từ. - 4 HS nối tiếp trả lời (Nhật Khang, Hải Triều, Phương Nhã, Bảo Ngọc) HT: cá nhân, nhóm, lớp. - 1 HS đọc đề bài - Cả lớp đọc các tên riêng, suy nghĩ, nêu ý kiến. HT: cá nhân, lớp. - 2, 3 HS nội dung phần ghi nhớ. - Cả lớp đọc thầm. HT: cá nhân, nhóm, lớp. - Đọc đề. - 2, 3 HS viết lên bảng lớp - Các HS khác viết vào vở BT. - HS kiểm tra lẫn nhau. Và nêu lên cho cả lớp nghe – nhận xét. - HS nêu yêu cầu bài. - 2, 3 HS viết vào bảng lớp - HS khác làm vào VBT. - HS nêu lên – Nhận xét - Đọc đề - Thảo luận nhóm 6 làm bài - Đại diện các nhóm đọc kết quả. - HS chỉ các địa danh đó trên bản đồ. - HS trả lời - Thi đua. LƯỢNG GIÁ ..& .. KỂ CHUYỆN Tiết 7: Lời ước dưới trăng (trang 69) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người. 2. Kĩ năng: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể lại được truyện, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. - Chăm chú lắng nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện. Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn . 3. Thái độ: - HS biết mơ ước và thực hiện các ước mơ của mình. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa truyện trong SGK . - Bảng phụ viết sẵn nội dung cần trao đổi qua câu chuyện. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm - Cho lớp chơi trò chơi: Gọi bạn + Gọi 2 HS kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng tự trọng. + NX, cho điểm. - Giới thiệu bài 2. Hoạt động cơ bản * GV kể chuyện MT : Giúp HS nắm nội dung truyện kể . PP : Làm mẫu, đàm thoại, trực quan + GV kể lần 1 . + Yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu 1. + GV kể lần 2. ( kết hợp giới thiệu tranh minh họa) - GV kể lần 3 (nếu cần). * Hướng dẫn kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện . MT : Giúp HS kể đựơc truyện, nêu được ý nghĩa truyện PP : Động não, đàm thoại, thực hành Kể chuyện trong nhóm + HS kể chuyện theo nhóm 4 ( mỗi em kể lần lượt từng tranh) và trao đổi về nội dung câu chuyện theo yêu cầu 3 trong SGK. Thi kể chuyện trước lớp + 2 nhóm thi kể chuyện ( mỗi thành viên lần lượt kể một tranh) + Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện. + Hỏi – đáp trả lời các câu hỏi a,b,c của bài tập 3. + Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân KC hay nhất, hiểu truyện nhất, có dự đoán về kết cục vui của câu chuyện hợp lý, thú vị. Rút ra ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người. 3. Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chơi trò chơi - 2 HS kể lại truyện (Kim Trâm, Tường Vy) HT: cá nhân, lớp. - HS quan sát tranh và đọc thầm yêu cầu - HS nghe HT: cá nhân, nhóm, lớp. - HS kể chuyện theo nhóm:luyện kể từng đọan và toàn bộ câu chuyện. - Thi kể tòan bộ câu chuyện trước lớp. - Hỏi - đáp tìm hiểu nhân vật, tình tiết và ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét , bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, hiểu ý nghĩa truyện nhất . -HS nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_7_thu_3_nam_hoc_2012_2013.doc