Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 1, Thứ 3 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 1, Thứ 3 - Năm học 2012-2013

TOÁN

Tiết 2: Ôn tập các số đến 100 000 (tiếp theo)

(trang 4 – 5)

I. Mục tiêu

 Giúp HS:

- Ôn tập về 4 phép tính đã học trong phạm vi 100 000, ôn tập về so sánh các số đến phạm vi 100 000.

- Ôn tập về thứ tự các số trong phạm vi 100 000.

- Rèn cho HS tính cẩn thận, chính xác.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ cho bài tập 5.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 4 trang xuanhoa 11/08/2022 1320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 1, Thứ 3 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Chủ nhật ngày 1 tháng 9 năm 2012
Ngày dạy: Thứ ba ngày 4 tháng 9 năm 2012
TOÁN
Tiết 2: Ôn tập các số đến 100 000 (tiếp theo)
(trang 4 – 5)
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
- Ôn tập về 4 phép tính đã học trong phạm vi 100 000, ôn tập về so sánh các số đến phạm vi 100 000.
- Ôn tập về thứ tự các số trong phạm vi 100 000.
- Rèn cho HS tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ cho bài tập 5.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Khởi động: Mời cả lớp hát 1 bài
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Bài 1:
+ Bài tập yêu cầu gì?
- Y/c HS nối tiếp làm bài. 
- Nhận xét, sửa bài.
Bài 2: 
+ Bài tập y/c gì?
- Y/c HS nêu lại cách tính và thực hiện.
- Nhận xét, sửa bài.
Bài 3:
- Yêu cầu HS nêu cách so sánh các số và điền dấu >, <, = thích hợp.
- Hướng dẫn HS làm vở.
- Nhận xét và ghi điểm HS .
Bài 4:
- Gọi HS đọc y/c bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
Bài 5: (bỏ câu b, c)
- Treo bảng số liệu như bài tập 5 SGK.
+ Bác Lan mua mấy loại hàng? Đó là những loại hàng nào?
+ Giá tiền và số lượng của mỗi loại hàng là bao nhiêu?
+ Để tính số tiền bác mua bát, ta làm thế nào?
+ Để tính số tiền bác mua đường, ta làm thế nào?
+ Để tính số tiền bác mua thịt, ta làm thế nào?
- Nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm:
Tìm x biết:
x – 463 = 8265; x + 8600 = 19700
X x 4 = 4840; x : 2 = 2034
- 3 HS thực hiện ( Thiên An, Quỳnh Anh, Thùy Anh) 
- Nêu y/c bài.
- 8 HS nối tiếp nhau thực hiện tính nhẩm.
- Theo dõi, nhận xét.
- Làm bài vào sách bằng bút chì.
- Thực hiện tính rồi đặt tính.
- 2 HS nêu.
- Thực hiện vào bảng con.
- 3HS nêu cách so sánh.
- Cả lớp làm vào vở.
- Nêu y/c bài.
- HS tự làm bài vào vở.
- HS đọc đề.
- Quan sát, đọc bảng thống kê số liệu.
- Trả lời câu hỏi.
- Làm bài vào nháp, 1 HS làm trên bảng lớp
- Sửa bài.
- Làm nhanh vào vở nháp.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 1: Cấu tạo của tiếng
( trang 6 – 7)
I. Mục tiêu
Giúp HS: 
- Nắm được cấu tạo cơ bản của tiếng.
- Biết nhận diện các bộ phận của tiếng. Từ đó có khái niệm về các bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng.
- Biết sử dụng ngôn ngữ nói tốt hơn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn các bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Giới thiệu về phân môn Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt.
- Giới thiệu bài.
2. Hoạt động cơ bản
*Phần nhận xét
Bài 1:
- Y/c HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
Bài 2:
- Y/c HS đánh vần tiếng “bầu” có trong câu tục ngữ và ghi lại cách đánh vần.
- Chốt ý: Tiếng “bầu” được đánh vần là bờ âu bâu huyền bầu
Bài 3:
- Giao nhiệm vụ: Chỉ rõ tiếng “bầu” do những bộ phận nào tạo thành.
- Chốt lại: Tiếng “bầu”do 3 bộ phận tạo thành là âm bờ, vần âu, thanh huyền.
Bài 4:
- Phân tích các tiếng còn lại.
- Rút ra nhận xét a, b.
* Phần ghi nhớ
+ Mỗi tiếng gồm có mấy bộ phận? Bộ phận nào có thể thiếu?
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
* Phần luyện tập
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu gì?
- Giao nhiệm vụ làm việc theo bàn.
- Nhận xét- chấm một số bài
Bài 2
- Nêu yêu cầu chơi
- Nhận xét tuyên dương 
3. Hoạt động nối tiếp
- Phân tích cấu tạo của các tiếng trong câu tục ngữ sau:
 Anh em như thể tay chân 
 Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần
- Theo dõi.
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đánh vần thành tiếng.
- Ghi vào bảng con.
- Cả lớp đánh vần lại.
- Suy nghĩ, nêu ý kiến.
- Lắng nghe.
- Lần lượt từng HS trình bày 
- Trình bày kết quả làm việc
- Nhận xét, bổ sung
- Trả lời câu hỏi
-1HS đọc ghi nhớ
- HS đọc đề
- Phân tích các bộ phận theo mẫu
- 1 HS đọc câu đố và đố bạn trả lời
- Tham gia trò chơi
- Làm vào vở nháp
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
KỂ CHUYỆN
Tiết 1: Sự tích Hồ Ba Bể
(trang 8)
I. Mục tiêu
- Dựa vào lời kể của giáo viên kể lại được câu chuyện đã nghe.
- Lắng nghe lời kể của bạn, nhận xét đánh giá và kể tiếp lời kể của bạn.
- Nắm được ý nghĩa của câu chuyện: ngoài việc giải thích sự hình thành Hồ Ba Bể câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái và khẳng ức định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
* Giáo ý thức bảo vệ môi trường, khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết lời giải bài tập 1
- Tranh ảnh về Hồ Ba Bể
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Cho lớp chơi trò chơi: Gọi bạn
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động cơ bản
* Kể chuyện:
- GV kết hợp dẫn dắt giải nghĩa từ khó trong truyện
- Kể chuyện lần 2 có tranh ảnh
* HD kể chuyện
Bài 1:
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm
- Nhận xét tuyên dương
Bài 2:
- Nhận xét, ghi điểm
Bài 3: 
- Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời
- Ngoài việc giải thích sự hình thành của hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói lên điều gì?
- Nhận xét, chốt bài: Câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái và khẳng định những người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
3. Hoạt động nối tiếp
- Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì cho bản thân?
- Chơi trò chơi
- Chú ý lắng nghe.
- Nghe và quan sát tranh.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Các nhóm làm việc
- Các nhóm nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện
- Lớp nhân xét bình chọn
- 1 HS đọc yêu cầu đề
- 1 HS khá kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS suy nghĩ trả lời
- Suy nghĩ trả lời
 LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_1_thu_3_nam_hoc_2012_2013.doc