Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)
TẬP ĐỌC
NỖI DẰN VẶT CỦA AN - ĐRÂY-CA
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
* Năng lực đặc thù:
- Đọc rành mạch, trôi chảy, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu các từ ngữ: dằn vặt, .
- Hiểu nội dung bài: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học.
Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2020 TẬP ĐỌC NỖI DẰN VẶT CỦA AN - ĐRÂY-CA I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: * Năng lực đặc thù: - Đọc rành mạch, trôi chảy, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Hiểu các từ ngữ: dằn vặt, ... - Hiểu nội dung bài: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. * Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học. 2. Phẩm chất: - Giáo dục HS tính trung thực, thương yêu ông bà, cha mẹ. 3. Nội dung tích hợp: * GDKNS: - KN giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp. - KN thể hiện sự cảm thông - KN xác định giá trị. - GD HS biết thể hiện tình cảm, biết yêu thương chăm sóc người thân, nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Phương pháp Nội dung 1. Hoạt động khởi động: (4 phút ) - Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài Gà Trống và Cáo + Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống? + Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? - GV nhận xét - Giới thiệu bài. + Cáo đon đả mời chào Gà xuống đất để báo cho Gà biết: Từ nay muôn loài đã kết thân + Hãy luôn luôn cảnh giác giống như chú Gà Trồng 2. Hoạt động khám phá: Hoạt động 1. 1. Luyện đọc: * Mục tiêu: Nhận diện đoạn văn, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ. * Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm –cả lớp * Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành: - 1HS đọc toàn bài, chia đoạn - 3 HS đọc nối tiếp lần 1, sửa lỗi phát âm. - 3 HS đọc nối tiếp lần 2, giải nghĩa từ. - 3 HS đọc nối tiếp lần 3, đánh giá. - Hs luyện đọc nối tiếp theo nhóm bàn. - Gv đọc mẫu. - Chia đoạn: + Đoạn 1: An-đrây-ca ... mang về nhà. + Đoạn 2: Bước vào phòng ... ít năm nữa. - Đọc đúng: An-đrây-ca, nấc lên, nức nở, - Từ ngữ: Chú giải/ SGK Hoạt động 2 2. Tìm hiểu bài: * Mục tiêu: HS hiểu nội dung từng đoạn và nội dung cả bài. * Phương pháp: Động não, làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp * Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành: - HS đọc thầm đoạn 1 + Câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào? + Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của An-đrây-ca như thế nào? + An-đrây-ca làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? + Đoạn 1 nói lên điều gì? GV: An-đrây-ca vì mải chơi nên quên lời mẹ dặn, * HS đọc tiếp đoạn 2 + Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà? + Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào? + An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào? + Đoạn 2 nói lên điều gì? + Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào? GV: An-đrây-ca là một cậu bé có ý thức trách nhiệm với người thân,... + Nêu nội dung của toàn bài? a. An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn. - An-đrây-ca lúc đó mới 9 tuổi, em sống cùng ông bà và mẹ. Ông đang ốm rất nặng. - An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay. - An-đrây-ca được các bạn đang chơi bóng rủ nhập cuộc. Mải chơi nên quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về. b. Nỗi dằn vặt của An -đrây – ca. - An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông đã qua đời. - An-đrây-ca khóc và cho rằng chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết.... - Yêu thương ông, không tha thứ cho mình... - Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. 3. Hoạt động luyện tập 3. Luyện đọc diễn cảm * Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được 1 đoạn và cả bài * Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp * Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành: * Hoạt động nhóm: - 4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn của bài, HS cả lớp đọc thầm theo và nêu giọng đọc hay toàn bài - GV đưa đoạn hướng dẫn đọc diễn cảm. - Một Hs đọc và HS khác nêu giọng đọc hay của đoạn. - Một HS đọc thể hiện lại. + HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. + HS thi đọc diễn cảm trước lớp. + Bình chọn HS đọc hay nhất theo tiêu chí Toàn bài đọc với giọng trầm, buồn, xúc động. Lời ông đọc với giọng mệt nhọc, yếu ớt. Lời mẹ đọc với giọng thông cảm, an ủi, dịu dàng. ý nghĩ của An-đrây-ca đọc với giọng buồn day dứt. - Đoạn 2 Bước vào phòng ông nằm, em hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết. An –đrây-ca oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi em: - Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà. *Tiêu chí: + Đọc đã trôi chảy chưa? + Cách ngắt nghỉ đã đúng, hợp lý chưa, đọc phân biệt giọng chưa? + Đã đọc diễn cảm chưa, có kèm điệu bộ không? 4. Hoạt động vận dụng * Mục tiêu: HS biết liên hệ, mở rộng nội dung bài học vào thực tế. * Phương pháp: Nêu vấn đề * Thời gian: 5 phút * Cách tiến hành: - Giáo viên gợi mở: + Đặt lại tên bài theo ý nghĩa của câu chuyện. + Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn? - Học sinh phát biểu - Giáo viên nhận xét, tuyên dương GDKNS: Chúng ta phải có đức tính trung thực và dũng cảm trong học tập và trong cuộc sống. Đó là đức tính tốt, giúp chúng ta tiến bộ 5. Củng cố, dặn dò: (1 phút) - Nhận xét tiết học, hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau. IV. RÚT KINH NGHIỆM: IV. RÚT KINH NGHIỆM: Hs đọc chưa phân biệt lời của các nhân vật. Hs tìm ý của các đoạn và nội dung của bài còn yếu. TOÁN LUYỆN TẬP (Trang 33) I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: * Năng lực đặc thù: - Đọc được một số thông tin trên biểu đồ. - Thực hành lập biểu đồ. - Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên hai loại biểu đồ. * Năng lực chung: - Năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. - Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học. 2. Phẩm chất: - GD HS tính chính xác, độc lập trong toán học. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh - Học sinh: Sách, bút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC; Phương pháp Nội dung 1. Hoạt động khởi động: (3 phút ) - Học sinh chơi trò chơi yêu thích - Giáo viên đánh giá phần chơi của học sinh - GV giới thiệu vào bài 2. Hoạt động luyện tập: * Mục tiêu: HS đọc được các thông tin trên biểu đồ tranh, biểu đồ cột. So sánh được các thông tin * Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – lớp * Thời gian: 30 phút * Cách tiến hành * Hoạt động cá nhân: - HS đọc đề bài + Biểu đồ loại gì? + Biểu đồ về điều gì? - 2 HS làm bảng, lớp làm VBT - Chữa bài: + Giải thích cách làm? + Nhận xét đúng sai. + Đối chiếu kết quả. GV: Cách đọc và tính các số liệu trên biểu đồ tranh: chú ý phần chú thích. * Hoạt động cá nhân: - HS nêu yêu cầu + Biểu đồ hình gì? + Dựa vào đâu để tính số ngày mưa từng tháng? - 1 HS lên bảng làm bài. Lớp làm vở ô li. + Giải thích cách làm? + Nhận xét đúng sai. + Đổi chéo vở kiểm tra. - Nhắc lại cách tính trung bình cộng. GV: Củng cố kĩ năng quan sát và đọc số liệu trên biểu đồ hình cột. Bài tập 1: Dựa vào biểu đồ dưới đây hãy trả lời các câu hỏi sau: Tuần 1 bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng S Tuần 3 bán được 400m vải Đ Tuần 3 bán được nhiều vải hoa nhất S Số m vải hoa mà tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 là 100m Đ Số m vải hoa mà tuần 4 bán được ít hơn tuần 2 là 100m S Bài tập 2: Biểu đồ dưới dây nói về số ngày có mưa trong ba tháng của năm 2004 ở một huyện miền núi: a. Tháng 7 có 18 ngày mưa. b. Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 là: 15 – 3 =12 (ngày). c. Trung bình mỗi tháng có số ngày mưa là: 18 + 15 + 3 ) : 3 = 12 (ngày). 3. Hoạt động vận dụng * Mục tiêu: Học sinh vận dụng vẽ biểu đồ * Phương pháp: Thực hành, hoạt động cá nhân * Thời gian: 6 phút * Cách tiến hành: * Hoạt động cá nhân: - HS nêu tên biểu đồ. - GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ - 1 HS lên bảng vẽ, HS lớp vẽ vào vở. - HS đọc biểu đồ vừa vẽ Bài tập 3: Tàu Thắng Lợi trong ba tháng đầu năm đã đánh bắt được số cá như sau: Tháng 1: 5 tấn; Tháng 2 : 2 tấn; Tháng 3: 6 tấn. Hãy vẽ tiếp vào biểu đồ. 4. Củng cố, dặn dò: 1 phút - Nhắc lại bảng đơn vị đo thời gian - Nhận xét tiết học, - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập. IV. RÚT KINH NGHIỆM: - Cần trình chiếu biểu đồ trên ti vi thông minh. CHÍNH TẢ NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: * Năng lực đặc thù: - Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài. - Làm đúng BT 2 (CT chung), BT chính tả phương ngữ (3) a/b hoặc BT do GV soạn. - Rèn kĩ năng viết chữ, tư thế ngồi viết; Kĩ năng trình bày vở sạch đẹp, sáng sủa. * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học. 2. Phẩm chất: - Tích cực, chủ động trong học tập. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh - Học sinh: Vở, bút,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Phương pháp Nội dung 1. Hoạt động khởi động: (3 phút ) - TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ - GV dẫn vào bài mới 2. Hoạt động khám phá: 1. Chuẩn bị viết chính tả: * Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết theo đoạn văn. * Phương pháp: Vấn đáp, động não, hoạt động cả lớp * Thời gian: 5 phút * Cách tiến hành: - Một HS đọc đoạn cần viết, cả lớp đọc thầm. + Nhà văn Ban- dắc có tài gì? + Trong cuộc sống ông là người như thế nào? + Khi trình bày đoạn văn cần lưu ý gì? - HS tìm và luyện viết các từ khó, dễ lẫn - HS đọc từ viết khó - Học sinh viết từ khó. - Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài. - Ông là người rất thật thà, nói rối là thẹn đỏ mặt và ấp úng. + Đầu đoạn viết hoa, lùi 1 ô + Ban–dắc, truyện dài, truyện ngắn,. 3. Hoạt động luyện tập: 2. Viết bài chính tả: * Mục tiêu: Hs nghe - viết tốt bài chính tả theo hình thức đoạn văn, tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai * Phương pháp: Hoạt động cá nhân * Thời gian: 18 phút * Cách tiến hành: - GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt. - Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết. - Cho học sinh tự soát lại bài của mình . - GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài viết của HS 4. Hoạt động vận dụng: 3. Làm bài tập chính tả: * Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được s/x * Phương pháp: Cá nhân - Cặp đôi - Chia sẻ trước lớp * Thời gian: 8 phút * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS đọc đề bài - HS làm bài tập cá nhân vào VBT - Chữa bài tập - Nhận xét, chốt bài làm đúng GV: Lưu ý kĩ năng phân biệt chính tả khi viết các tiếng, từ chúa âm s/x 5. Củng cố, dặn dò: (2 phút) - Nhận xét tiết học, hướng dẫn chuẩn bị bài sau. Bài tập 3: - Tìm các từ láy + Có tiếng chứa âm s: sàn sàn, san sát, sanh sánh . . . + Từ láy có tiếng chứa âm s: xa xa, xam xám, xám xịt IV. RÚT KINH NGHIỆM - Một số học sinh vẫn còn sai chính tả: Đức Anh, Bảo, Vũ. LỊCH SỬ KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (NĂM 40) I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: 1.1. Năng lực đặc thù: Học xong bài này HS biết: - Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. - Tường thuật được trên lược đồ diễn biến khởi nghĩa. - Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. - Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa. Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp, kĩ năng diễn đạt. 1.2. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết tình huống và sáng tạo. - Năng lực nhận thức khoa học, tìm hiểu lịch sử, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học. 2. Phẩm chất: - Giúp HS thêm ham học hỏi và tìm hiểu lịch sử dân tộc. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh - Học sinh: SGK, ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Phương pháp Nội dung 1. Hoạt động Khởi động: (3 phút ) - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét. + Các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm gì khi đô hộ nước ta? + Nhân dân ta đã phản ứng như thế nào? - GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới. + Chúng bắt dân ta lên rừng săn voi, xuống biển mò ngọc trai, .. + Không chịu sự áp bức bóc lột của chúng, nhân dân ta liên tục nổi day, đánh đuổi quân đô hộ 2. Hoạt động khám phá: * Mục tiêu: Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng * Phương pháp: Động não, quan sát * Thời gian: 17 phút * Cách tiến hành: * Hoạt động nhóm: - HS đọc SGK từ đầu ... trả thù nhà - Giải thích: Quận Giao chỉ, Thái thú - Chia lớp làm 3 nhóm thảo luận câu hỏi. + Nêu nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa? - Đại diện các nhóm trả lời. GV: Oán hận ách đô hộ của nhà Hán,... * Hoạt động cá nhân: - HS đọc SGK, xem lược đồ, thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. - HS thuật trước lớp, nhận xét. * Hoạt động cả lớp: - HS đọc SGK, trả lời câu hỏi: + Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã đạt kết quả như thế nào? + Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa như thế nào? + Sự thắng lợi đó nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta? 1. Nguyên nhân của khởi nghĩa Hai Bà Trưng: - Căm thù ách đô hộ của nhà Hán. - Thi Sách bị Tô Định bắt và giết hại. Þ Đền nợ nước, trả thù nhà. 2. Diễn biến cuộc khởi nghĩa: - Năm 40 tại cửa sông Hát . . . quân Hán thua bỏ chạy tán loạn. 3. Kết quả và ý nghĩa: - Trong vòng không đầy 1 tháng, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi... - Sau hơn 2 thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đô hộ, từ năm 179 TCN...40, lần đầu tiên nhân dân ta đã giành được độc lập. - ND ta yêu nước và có truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm. 3. Hoạt động luyện tập: * Mục tiêu: Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa. * Phương pháp: Thuyết trình * Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành: - Giáo viên, học sinh Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa. - Học sinh trình bày trước lớp - Giáo viên nhận xét, tuyên dương 4. Hoạt động vận dụng * Mục tiêu: Học sinh mở rộng về truyện thống yêu nước của nhân dân ta. * Phương pháp: Trình bày 1 phút * Thời gian: 8 phút * Cách tiến hành: * Hoạt động cả lớp: - HS trình bày các mẩu chuyện bài thơ, bài hát, tư liệu về Hai Bà Trưng: tên đường, tên phố, đền thờ,... GV: Với chiến công oanh liệt như trên hai Bà Trưng đã trở thành hai nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà. 3. Lòng biết ơn và tự hào của nhân dân ta với Hai Bà Trưng: - Thơ, đền thờ Hai Bà Trưng, bài hát,... 5. Củng cố, dặn dò: (2 phút) - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi SGK và chuẩn bị bài sau. IV. RÚT KINH NGHIỆM: - HS yêu thích nắm được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2020 LUYỆN TỪ VÀ CÂU DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: 1.1. Năng lực đặc thù: - Hiểu được khái niệm DT chung và DT riêng (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được DT chung và DT riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng (BT1, mục III); nắm được qui tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng qui tắc đó vào thực tế (BT2). - Có kĩ năng phân biệt danh từ riêng, danh từ chung. 1.2. Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học. 2. Phẩm chất: - Tích cực, chủ động trong học tập. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, từ điển - Học sinh: Từ điển, vở BT, bút, ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Phương pháp Nội dung 1. Khởi động ( 5 phút) - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ - Kiểm tra bài cũ: + Thế nào là danh từ? + Tìm 1 từ là danh từ chỉ sự vật, đặt câu với từ đó? - GV giới thiệu và dẫn vào bài mới 2. Hoạt động Khám phá: * Mục tiêu: - Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng. - Nắm được qui tắc viết hoa danh từ riêng * Phương pháp: Động não, hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp, khăn trải bàn * Thời gian: (10 phút) * Cách tiến hành: * Hoạt động cá nhân: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. - GV dán 2 tờ phiếu, 2 HS lên bảng làm - HS và GV nhận xét - Chữa bài, nhận xét, đối chiếu kết quả. (GV chỉ sông Cửu Long trên bản đồ Việt Nam). - GV giới thiệu vua Lê lợi đã có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Hậu lê ở nước ta. * Hoạt động cặp đôi: - HS đọc yêu cầu bài. - So sánh nghĩa và cách viết từ sông Cửu Long; vua; Lê Lợi GVgiảng: + Những tên chung của một loại sự vật như: sông, vua được gọi là danh từ chung. + Những tên riêng của sự vật nhất định như: Cửu Long, Lê Lợi được gọi là danh từ riêng. * Hoạt động cặp: - HS nêu yêu cầu bài tập - Thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. GV: Danh từ riêng chỉ tên người, địa danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa. + Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? + Khi viết danh từ riêng cần lưu ý gì? - 2 HS đọc ghi nhớ. I. Nhận xét: Bài tập 1: Tìm các từ có nghĩa a - Sông b - Cửu Long c - Vua d - Lê Lợi Bài tập 2: Nghĩa của các từ ở bài 1 khác nhau thế nào? + Sông: tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn. + Cửu Long: tên riêng của một dòng sông. - Vua: Tên chung để chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến. - Lê Lợi: Tên riêng của một vị vua. Bài tập 3: Cách viết các từ trên có gì khác nhau? - Tên chung của một dòng nước chảy tương đối lớn (sông) không viết hoa. Tên riêng chỉ một dòng sông cụ thể (Cửu Long) viết hoa. - Tương tự “vua” không viết hoa. Lê Lợi viết hoa. 3. Ghi nhớ/ SGK 2. Hoạt động luyện tập * Mục tiêu: Phân biệt danh từ chung, danh từ riêng, viết hoa đúng danh từ riêng * Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp, khăn trải bàn * Thời gian: (10 phút) * Cách tiến hành: * Hoạt động cá nhân: - HS đọc và nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài / VBT - Trình bày kết quả + Giải thích tại sao lại xếp như vậy? - Nhận xét, chốt đáp án đúng. * Kết luận: Khi viết danh từ riêng ta cần chú ý viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó. * Hoạt động cá nhân: - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS tự làm bài + Họ và tên các bạn trong lớp là danh từ riêng hay danh từ chung? Vì sao? + Khi viết danh từ riêng ta cần chú ý gì? * Kết luận: Luôn viết hoa tên người, tên địa danh, tên người viết hoa cả họ và tên đệm. Bài tập 1: Tìm các danh từ chung và riêng có trong đoạn văn sau: DT chung DT riêng núi, dòng, sông, dãy, mặt, ánh, nắng, đường, dây, nhà, trái, phải, giữa, trước. Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Trác, Đại Huệ, Bác Hồ. Bài tập 2: Viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp em. + Họ và tên người là danh từ riêng vì chỉ một người cụ thể. Danh từ riêng phải viết hoa. + Viết hoa cả họ, tên, tên đệm. 3. Hoạt động vận dụng * Mục tiêu: Học sinh vận dụng phân biệt danh từ chung và danh từ riêng * Phương pháp: Trò chơi * Thời gian: 8 phút * Cách tiến hành: - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi “Tiếp sức” phân biệt danh từ chung và danh từ riêng - Học sinh chơi - Giáo viên nhận xét, tuyên dương * Kết luận: Cần phân biệt danh từ chung chỉ các sự vật hiện tượng, danh từ riêng gọi tên các sự vật đó 4. Củng cố, dặn dò (2 phút) - Nhận xét tiết học, - Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau. IV. RÚT KINH NGHIỆM: - Còn một số học sinh vãn nhầm lẫn giữa danh từ chung, danh từ riêng. TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG (Trang 35) I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: 1. 1. Năng lực đặc thù: HS ôn tập, củng cố về: - Viết, đọc, so sánh các số tự nhiên; nêu giá trị của chữ số trong một số. - Đơn vị đo khối lượng và đơn vị đo thời gian. - Kiến thức về biểu đồ. - Vận dụng kiến thức đã học giải chính xác các bài tập đã học. 1. 2. Năng lực chung: - Năng lực tư duy, năng lực tự chủ - tự học. - Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học. 2. Phẩm chất: - GD HS cẩn thận, tỉ mỉ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh - HS: SGK, vở viết III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Phương pháp Nội dung 1. Hoạt động khởi động: (5 phút ) - Tổ chức trò chơi củng cố cách đọc số có nhiều chữ số - Giáo viên nhận xét - Giới thiệu bài. 2. Hoạt động luyện tập: * Mục tiêu: Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số. Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào . * Phương pháp: Hoạt động nhóm – cá nhân, chia sẻ trước lớp. * Thời gian: 25 phút * Cách tiến hành: * Hoạt động cá nhân: - HS đọc yêu cầu, tự làm bài. - Chữa bài: nhận xét đúng sai; Giải thích cách làm? + Để biết giá trị của một chữ số trong số ta căn cứ vào đâu? + Nêu lại cách tìm số liền trước , số liền sau của một số tự nhiên. - Đổi chéo vở KT. * Kết luận: Cần xác định các hàng, lớp để đọc viết các số đến lớp triệu, xác định giá trị của chữ số trong 1 số được chính xác. * Hoạt động cá nhân: - HS đọc yêu cầu. - HS làm cá nhân, 1 HS làm bảng. - Chữa bài: Nhận xét đúng sai. Giải thích cách làm? + Nêu ý nghĩa của từng cột (dọc, ngang)? + Nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số. - Một HS đọc, cả lớp soát bài. * Kết luận: Chú ý đọc biểu đồ đúng hàng, cột * Hoạt động cá nhân: - HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm bài cá nhân,1 HS làm bảng. - Chữa bài: nhận xét đúng sai; Giải thích cách làm? - Thống nhất kết quả. - 1 HS đọc, cả lớp soát bài. * Kết luận: Có thể xác định thế kỉ bằng mẹo che 2 chữ số cuối. * Hoạt động cá nhân: - HS đọc đề bài, tự làm bài. - Chữa bài: + HS kể các số tròn trăm từ 500 đến 800. + Trong các số trên, những số nào lớn hơn 540 và bé hơn 870? * Kết luận: Các số tròn trăm là các sô chia hết cho 100 Bài 1: a. Viết số tự nhiên liền sau của số: 2 835 917 ; 2 835 918. b. Viết số tự nhiên liền trước của số: 2 835 917 là 2 835 916. c. Đọc số rồi nêu giá trị của chữ số 2 trong mỗi số sau: - 82 360 945: Tám mươi hai triệu ba trăm sáu mươi nghìn chín trăm bốn mươi lăm. - Chữ số 2 có giá trị là: 2 000 000 Bài 2: Dựa vào biểu đồ hãy viết tiếp vào chỗ chấm: a. Khối lớp ba có 3 lớp. Đó là các lớp: 3A, 3B, 3C. b. Lớp 3A có 18 học sinh giỏi toán. Lớp 3B có 27 học sinh giỏi toán. Lớp 3C có 21 học sinh giỏi toán. c. Lớp 3B có nhiều học sinh giỏi toán nhất. Lớp 3A có ít HS giỏi toán nhất. d. Trung bình mỗi lớp ba có số học sinh giỏi toán là: (18 + 27 + 21) : 3 = 22 (học sinh) Bài 3: Trả lời các câu hỏi: a. Năm 2000 thuộc thế kỉ XX. b. Năm 2005 thuộc thế kỉ XXI. c. Thế kỉ XXI kéo dài từ năm 2001 đến năm 2100 Bài 4: Tìm số tròn trăm x, biết: 540 < x < 870 - Các số tròn trăm từ 500 đến 800 là: 500, 600, 700, 800. - Số lớn hơn 540 và bé hơn 870 là: 600, 700, 800 Vậy x = 600, 700, 800 3. Hoạt động vận dụng: * Mục tiêu: Học sinh vận dụng viết số có nhiều chữ số * Phương pháp: Trò chơi * Thời gian: 3 phút * Cách tiến hành: - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”. Giáo viên cho chạy cách đọc số trên màn hình, các đội thi viết số - Học sinh thi - Giáo viên nhận xét, tuyên dương 4. Củng cố, dặn dò: (2 phút) - HS nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét tiết học, - Chuẩn bị bài sau. IV. RÚT KINH NGHIỆM: - Một số HS vẫn nêu nhầm giá trị của chữ số trong một số. KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: 1.1. Năng lực đặc thù: - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc, nói về lòng tự trọng. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. - Nghe và biết nhận xét đánh giá lời kể và ý nghĩa câu truyện bạn vừa kể. - Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể. 1.2. Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học. 2. Phẩm chất: - Rèn luyện thói quen ham đọc sách. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh - Học sinh: SGK, câu chuyện III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Phương pháp Nội dung 1. Hoạt động Khởi động (5 phút ) - HS lên kể câu chuyện “Một nhà thơ chân chính” - GV nhận xét, khen/ động viên. - Kết nối bài học 2. Hoạt động khám phá: Tìm hiểu đề bài * Mục tiêu: HS lựa chọn được câu chuyện về lòng tự trọng * Phương pháp: Cá nhân - Lớp * Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành: - Một HS đọc đề. - GV giúp HS xác định yêu cầu của đề. Gv gạch chân các từ chủ chốt. - HS nối tiếp giới thiệu các câu chuyện mang đến lớp. - Bốn HS nối tiếp đọc gợi ý 1, 2, 3, 4. - Lớp đọc thầm gợi ý 1. + Thế nào là lòng tự trọng? + Lòng tự trọng biểu hiện như thế nào? + Hãy nêu câu chuyện mình đã chuẩn bị để kể. - HS nối tiếp giới thiệu câu chuyện mình định kể. - GV khuyến khích HS kể các câu chuyện mình đọc được ngoài SGK - HS đọc thầm gợi ý 3. - GV treo bảng phụ ghi dàn bài kể chuyện. - Hai HS đọc dàn bài. 1. Hướng dẫn Hs tìm hiểu yêu cầu của đề: Đề bài: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe hoặc được đọc. + Lòng tự trọng là tôn trọng bản thân mình, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình + Quyết tâm vươn lên, không chịu thua kém bạn bè. + Sống bằng lao động của mình, không ăn bám, dựa dẫm người khác. - Buổi học thể dục - Sự tích dưa hấu 3 . Hoạt động luyện tập: * Mục tiêu: HS kể được nội dung câu chuyện theo lời kể của mình một cách hấp dẫn, sinh động kèm theo cử chỉ, điệu bộ. Nêu được ý nghĩa câu chuyện. * Phương pháp: Trình bày 1 phút, thảo luận nhóm – Cả lớp * Thời gian: 20 phút * Cách tiến hành: - HS kể trong nhóm đôi và trao đổi ý nghĩa truyện. - Đại diện vài nhóm thi kể trước lớp. - Nhận xét. - GV đánh giá 2. Thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa: Tiêu chí đánh giá: - Nội dung câu chuyên đúng chủ đề - Câu chuyện ngoài SGK - Cách kể hay, hấp dẫn, phối hợp điệu bộ, cử chỉ - Nêu đúng ý nghĩa câu chuyện - Trả lời được câu hỏi và đặt đươc câu hỏi cho bạn 4. Hoạt động vận dụng * Mục tiêu: Học sinh vận dụng, học tập hành vi tốt vào cuộc sống. * Phương pháp: Trình bày 1 phút * Thời gian: 3 phút * Cách tiến hành: - Gv gợi mở: + Câu chuyện em kể cho biết điều gì ? + Qua câu chuyện em học được điều gì? - Học sinh trình bày 1 phút trước lớp - Giáo viên nhận xét, tuyên dương 5. Củng cố, dặn dò: (2 phút) - Nhận xét tiết học. - Về nhà kể chuyện cho người thân nghe và trong cuộc sống cần giữ lòng tự trọng - Chuẩn bị bài sau IV. RÚT KINH NGHIỆM: Học sinh tích cực tham gia kể chuyện nhưng khi kể vẫn chưa kết hợp được với giọng điệu, cử chỉ của nhân vật. KHOA HỌC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: 1.1. Năng lực đặc thù: - Học sinh biết cách lựa chọn thực phẩm và lên thực đơn hàng ngày và cách bảo quản thức ăn. 1.2. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 2. Phẩm chất: - GD học sinh giữ gìn vệ sinh trong ăn uống. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh. - Học sinh: Dụng cụ ,vật liệu muối dưa. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Phương pháp Nội dung 1, Hoạt động khởi động: (3 phút) - Kiểm tra bài cũ: + Vì sao cần ăn nhiều rau và quả chín? + Để thực hiện VS ATTP ta cấn làm gì? - GV nhận xét, khen động viên, dẫn vào bài mới. 2. Hoạt động khám phá: * Mục tiêu: Nắm được kĩ hơn về tháp dinh dưỡng, từ đó đưa ra cách lựa chọn thực phẩm và lên thực đơn cho phù hợp. * Phương pháp: Động não, trình bày 1 phút , cá nhân - Nhóm – Lớp. * Thời gian: 8 phút. * Cách tiến hành: - HS quan sát hình SGK, thảo luận trả lời câu hỏi: + Mỗi tầng của tháp dinh dưỡng là các loại thực phẩm nào? + Chúng chứa những chất dinh dưỡng nào? + Cần ăn với định lượng ra sao? * Kết luận: Mỗi loại thực phẩm thì đềucó giá trị dinh dưỡng riêng,tuy nhiên cần ăn đủ theo mức định lượng yêu cầu . - Kể tên một số loại thức ăn được bảo quản. - Cần lưu ý gì trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn? * Kết luận: Trước khi đưa thức ăn vào bảo quản, phải chọn loại còn tươi, loại bỏ phần giập, nát, úa, sau đó rửa sạch và để ráo nước. Trước khi dùng để nấu nướng phải rửa sạch. Nếu cần phải ngâm cho bớt mặn (đối với loại ướp muối). 1. Ôn lại kiến thức về tháp dinh dưỡng: - Chất xơ, vi – ta- min, khoáng chất, chất đường bột, ..... - Ăn hạn chế, ăn ít........ 2. Những lưu ý trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn: - Các nhóm: Phơi khô, ướp muối, ướp lạnh, cô đặc với đường. - Chọn loại còn tươi, loại bỏ ruột, rửa sạch,... - Trước khi dùng để nấu nướng phải rửa sạch,... 3. Hoạt động luyện tập: * Mục tiêu: Thực hành lên thực đơn cho gia đình và làm dưa muối. * Phương pháp: Hoạt động cả lớp. * Thời gian: 15 phút. * Cách tiến hành: - Giáo viên tổ chức cho Học sinh thảo luận nhóm, lên thực đơn phù hợp với gia đình và đảm bảo chất dinh dưỡng trong 3 ngày. ? Gia đình em có mấy thế hệ? ? Khi nấu ăn cho trẻ em, người già cần lưu ý điều gì? - Các nhóm trình bày. ? Mỗi món ăn có những chất gì? - Nhận xét. * Lưu ý học sinh nên chọn thực phẩm theo mùa vụ để đảm bảo chất dinh dưỡng và nhiều thuốc bảo vệ thực vật; khi chọn thực phẩm để chế biến cũng nên kết hợp các loại màu sắc để món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và hấp dẫn hơn. - Học sinh kiểm tra vật liệu, dụng cụ. - Gv chiếu video hưỡng dẫn muối dưa. - Học sinh chia nhóm thực hành. - Giáo viên nhận xét. 1. Lên thực đơn cho gia đình: - Món ăn phải dễ ăn, dễ tiêu hóa, đầy đủ chất dinh dưỡng. - Rau cải nấu ngao: có chất xơ, các vi - ta – min C, chất khoáng, chất đạm.... 2. Học sinh thực hành, quan sát muối dưa. 4. Hoạt động vận dụng: * Mục tiêu: Học sinh liên hệ gia đình: * Phương pháp: Hoạt động cá nhân. * Thời gian: 5 phút. * Cách tiến hành: - GV phát phiếu học tập cá nhân. - HS làm việc cá nhân. - Chia sẻ lớp. Điền vào bảng sau tên 3 đến 5 loại thức ăn và cách bảo quản ở gia đình em? Tên thức ăn Cách bảo quản 1 2 3 4 5 Tên thức ăn Cách bảo quản 1. Cá Ướp lạnh 2. Rau cải Muối 3. Mít, dừa, Làm mứt 4. Thịt Muối, làm lạnh 5. Cà Muối 5. Củng cố, dặn dò: ( 1 phút ) - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. IV. RÚT KINH NGHIỆM: Do học sinh không thích ăn cá nên thực đơn của các nhóm không có các món chế biến từ cá. KĨ THUẬT KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. N
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_6_nam_hoc_2020_2021_ban_dep.doc