Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Toán

GIỚI THIỆU TỈ SỐ

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực

* Năng lực đặc thù:

- Nắm được kiến thức về tỉ số.

- Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại.

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

2. Phẩm chất:

- HS có thái độ học tập tích cực.

* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Thiết bị phòng học thông minh.

2. Học sinh:

- Sách, bút.

 

docx 35 trang xuanhoa 06/08/2022 1740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28:
Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2021
Toán
GIỚI THIỆU TỈ SỐ 
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực
* Năng lực đặc thù:
- Nắm được kiến thức về tỉ số.
- Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
2. Phẩm chất:
- HS có thái độ học tập tích cực.
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Thiết bị phòng học thông minh.
2. Học sinh:
- Sách, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài 
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hình thành KT (15p)
* Mục tiêu: Nắm được KT về tỉ số
* Cách tiến hành:
a) Giới thiệu tỉ số 5 : 7 và 7 : 5 
VD: Một đội xe có 5 xe tải và 7 xe khách.
+ Coi mỗi xe là một phần bằng nhau thì số xe tải bằng mấy phần như thế?
+ Số xe khách bằng mấy phần?
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ biểu thị
=> Để biết số xe tải bằng mấy phần số xe khách ta lấy 5 : 7 hay đây chính là tỉ số của số xe tải và số xe khách. 
* GV đọc: Năm chia bảy hay Năm phần bảy.
+ Tỉ số cho biết số xe tải bằng số xe khách.
+ Tương tự như trên để biết số xe khách bằng mấy phần số xe tải ta làm thế nào? 
* 7 : 5 hay đây chính là tỉ số của số xe khách và số xe tải
+ Đọc là bảy chia năm hay bảy phần năm.
+ Tỉ số này cho biết số xe khách bằng số xe tải.
b) Giới thiệu của tỉ số a : b (b khác 0)
- GV treo bảng phụ kẻ sẵn nội dung như SGK
+ Số thứ nhất là 5, số thứ hai là 7. Hỏi tỉ số của số thứ nhất với số thứ hai là bao nhiêu?
+ Số thứ nhất là 3, số thứ hai là 6. Hỏi tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai là bao nhiêu?
+ Số thứ nhất là a, số thứ hai là b. Hỏi tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai là bao nhiêu?
- Ta nói rằng tỉ số của a và b là a : b hay với b khác 0.
** Khi viết tỉ số của hai số: không kèm tên đơn vị.
- HS đọc đề.
+ Số xe tải bằng 5 phần như thế
+ Số xe khách bằng 7 phần.
- HS thực hành vẽ
- HS nghe giảng.
+ HS đọc tỉ số
+ Ta lấy 7 : 5 hay
+ HS đọc tỉ số
- HS thảo luận nhóm 2 hoàn thành bảng
+ 5 : 7 hay .
+ 3 : 6 hay 
+ a : b hay 
3. Hoạt động thực hành (18p)
* Mục tiêu: Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp
Bài 1: Viết tỉ số của a và b, biết...
- Mời cả lớp cùng nhận xét, bổ sung; động viên học sinh chia sẻ trước lớp về cách viết tỉ số của 2 số trong từng trường hợp cụ thể.
- GV nhận xét, chốt KQ đúng; khen ngợi/ động viên.
 Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài và chia sẻ:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để giải được bài toán thì các em phải tìm gì?
+ Mời các nhóm khác cùng nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét, chốt KQ đúng; khen ngợi/ động viên.
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
5. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ lớp
Đáp án:
a) a = 2 ; b = 3. Tỉ số của a và b là 
hay có thể viết: 
b) a = 7; b = 4 . Tỉ số của a và b là 
c) a = 6; b = 2. Tỉ số của a và b là 
d) a = 4; b = 10. Tỉ số của a và b là 
Cá nhân – Lớp
+ Số bạn trai: 5. Số bạn gái: 6
+ Tỉ số số bạn trai và số bạn cả tổ/ Tỉ số số bạn gái và số bạn cả tổ
+ Tìm số bạn của cả tổ
	Bài giải
 Số HS của cả tổ là:
5 + 6 = 11 (bạn)
 Tỉ số của số bạn trai và số bạn cả tổ là:
5 : 11 = 
 Tỉ số của số bạn trai và số bạn cả tổ là:
 6 : 11 = 
Đáp số:; 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... --------------------------------------------------------------------------------------------------
Thể dục + Kĩ thuật
Đ/c Hòa – Giáo viên bộ môn dạy
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II 
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
* Năng lực đặc thù:
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
* HS năng khiếu đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 85 tiếng/phút).
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
2. Phẩm chất:	
- HS ý thức tự giác, tích cực, chủ động tham gia các HĐ học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Các phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc.
- Một số từ khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.
2. Học sinh:
- SGK, vở BT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Luyện tập – Thực hành (35p)
* Mục tiêu: 
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất.
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
* Cách tiến hành: 
HĐ 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: (1/3 lớp)
- GV gọi HS lên bảng bốc thăm bài đọc: 
- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc
- Nhận xét trực tiếp từng HS.
Chú ý: Những HS chuẩn bị bài chưa tốt GV có thể đưa ra những lời động viên để lần sau tham gia tốt hơn. 
HĐ 2: Tóm tắt vào bảng sau nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm “Người ta là hoa đất”
+ Trong chủ điểm “Người ta là hoa đất” (tuần 19, 20, 21) có những bài TĐ nào là truyện kể?
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng; khen ngợi/ động viên.
3. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
- Đọc lại tất cả các bài tập đọc thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất
- Lập bảng thống kê tác giả, tác phẩm, thể loại của các bài tập đọc thuộc chủ điểm này.
4. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
Cá nhân - Cả lớp
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
HS thực hiện nhóm 2 – Lớp
- 1 HS đọc yêu cầu 
+ Bài: Bốn anh tài, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
* Tên bài: Bốn anh tài
* Nội dung chính: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa: trừ ác, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây.
* Nhân vật: Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng, yêu tinh, bà lão chăn bò.
* Tên bài: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
* Nội dung chính: Ca ngợi anh hùng lao động Trần đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khao học trẻ của đất nước.
* Nhân vật: Trần Đại Nghĩa.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... --------------------------------------------------------------------------------------------------
Chính tả
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II 
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
* Năng lực đặc thù:
- Nghe - viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài văn miêu tả.
- Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) để kể, tả hay giới thiệu.
- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
* Năng lực chung:
- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
2. Phẩm chất:
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh, ảnh hoa giấy minh hoạ cho đoạn văn ở BT1.
- 3 tờ giấy khổ to để HS làm BT2.
2. Học sinh:
- HS: Vở, bút,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Viết chính tả: (27p))
* Mục tiêu: Nghe - viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn miêu tả.
* Cách tiến hành: 
* Trao đổi về nội dung đoạn cần viết 
- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết.
+ Nêu nội dung đoạn viết?
- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.
- 1 HS đọc - HS lớp đọc thầm
+ Bài Hoa giấy giới thiệu về vẻ đẹp giản dị của hoa giấy. Hoa giấy có nhiều màu: màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết.
- HS nêu từ khó viết: trắng muốt tinh khiết, thoảng, tản mát 
- Viết từ khó vào vở nháp
* Viết bài chính tả 
- GV lưu ý HS các câu thơ cách lề 1 ô vuông
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- HS nghe - viết bài vào vở
* Đánh giá và nhận xét bài: 
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
3. Làm bài tập (10p)
* Mục tiêu: Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) để kể, tả hay giới thiệu.
* Cách tiến hành: Cá nhân - Chia sẻ trước lớp
* Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu BT2.
+ Câu a yêu cầu các em đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu hỏi nào các em đã học?
+ Câu b yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu nào?
+ Câu c yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu nào?
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
- Sửa các lỗi sai trong bài viết
- Viết lại các đoạn văn cho hay hơn
5. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
+ Kiểu câu: Ai làm gì?
+ Kiểu câu: Ai thế nào? 
+ Kiểu câu: Ai là gì?
Ví dụ:
a. Đến giờ ra chơi, chúng em ùa ra sân trường như một đàn ong vỡ tổ. Các bạn nam đá cầu. Các bạn nữ nhảy dây. Riêng em và mấy bạn chỉ thích đọc truyện dưới gốc cây bàng.
b. Lớp em mỗi bạn một vẻ: Thu Hương thì luôn dịu dàng, vui vẻ. Hoa thì bộc tuệch, nhưng tốt bụng. Thắng thì nóng nảy như Trương Phi 
c. Em xin giới thiệu với các chị thành viên trong tổ em: Em tên là Na. Em là tổ trưởng tổ 2. Bạn Hiền là học sinh giỏi Toán Cấp huyện. Bạn Nam là học sinh giỏi môn tiếng Việt 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... --------------------------------------------------------------------------------------------------
Lịch sử
NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG NĂM 1786
I. MỤC TIÊU 
1. Năng lực:
* Năng lực đặc thù:
- Nắm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt chúa Trịnh (1786):
+ Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh (năm 1786).
+ Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó; năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước.
- Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước.
- Có kĩ năng kể lại được chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền họ Trịnh
* Năng lực chung:
- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2. Phẩm chất:
- Có ý thức học tập nghiêm túc, tôn trọng lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Thiết bị phòng học thông minh.
2. Học sinh:
- SGK, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (4p)
+ Kể tên các thành thị của nước ta thể kỉ XVI, XVII
+ Theo bạn, cảnh buôn bán sôi động ở các thành thị nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó như thế nào?
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét.
+ Thăng Long, Phố Hiến, Hội An
+ Cảnh buôn bán sôi động ở các thành thị nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó rất phồn thịnh và phát triển.
2. Bài mới: (30p)
* Mục tiêu: Nắm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt chúa Trịnh (1786) và công lao của Quang Trung trong việc thống nhất đất nước.
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm - Lớp
a. Sự ra đời của nghĩa quân Tây Sơn –
- Yêu cầu HS đọc phần đầu SGK, cho biết:
+ Nghĩa quân TS ra đời như thế nào?
+ Tại sao Nguyễn Huệ quyết định tiến ra Thăng Long?
- GV cho HS lên bảng tìm và chỉ trên bản đồ vùng đất Tây Sơn.
- GV giới thiệu về vùng đất Tây Sơn trên bản đồ.
b. Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
- GV cho HS kể lại cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân ra Tây Sơn theo nhóm 4
- GV gợi ý:
+ Sau khi lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ có quyết định gì?
+ Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, thái độ của Trịnh Khải và quân tướng như thế nào?
+ Cuộc tiến quân ra Bắc của quân Tây Sơn diễn ra thế nào?
- GV theo dõi các nhóm để giúp HS tập luyện. Tùy thời gian GV tổ chức cho HS đóng tiểu phẩm “Quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long” ở trên lớp .
- Mời các nhóm nhận xét. GV khen ngợi/ động viên HS
 c. Kết quả - Ý nghĩa
- GV cho HS thảo luận cặp đôi về kết quả và ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
- Mời đại diện 1 vài cặp chia sẻ KQ thảo luận trước lớp, mời cả lớp cùng nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý đúng; khen ngợi/ động viên. 
3. HĐ ứng dụng (1p)
- Ghi nhớ nội dung bài
- Kể chuyện: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
4. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
 Cá nhân – Lớp
+ Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ xây dựng căn cứ khởi nghĩa tại Tây Sơn 
+ Sau khi đánh đổ được chế độ thống trị của họ Nguyễn ở Đàng Trong (1771), đánh đuổi được quân xâm lược Xiêm (1785). Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Đàng Trong và quyết định tiến ra Thăng Long diệt chính quyền họ Trịnh.
- 1 HS chỉ
- HS theo dõi.
Nhóm 4 – Lớp
+ Nguyễn Huệ quyết định tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
+ Chúa Trịnh Khải đứng ngồi không yên, quan tướng họ Trịnh sợ hãi, cuống cuồng 
+ Quân thủy và quân bộ của Nguyễn Huệ tiến như vũ bão về phía Thăng Long 
- HS chia thành các nhóm, phân vai, tập đóng vai .
Nhóm 2 – Lớp
- HS thảo luận và trả lời: Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai trị Đàng Ngoài cho vua Lê, mở đầu việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm bị chia cắt.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... --------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 30 tháng 3 năm 2021
Luyện từ và câu + Tập đọc
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Kể chuyện
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II 
(Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực
* Năng lực đặc thù:
- Nghe - viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ lục bát.
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1
* Năng lực chung:
- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
2. Phẩm chất:
- HS có thái độ học tập tích cực, chăm chỉ
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
2. Học sinh:
- VBT, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (2p)
- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Luyện tập - Thực hành(35p)
* Mục tiêu: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1. 
- Nghe-viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ lục bát.
* Cách tiến hành:
 a. HĐ 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: (1/3 lớp)
- Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
Chú ý: Những HS chuẩn bị bài chưa tốt GV có thể đưa ra những lời động viên để lần sau tham gia tốt hơn. 
b. HĐ 2: Ôn lại các bài Tập đọc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu
- GV giao việc: Các em đọc tuần 22, 23, 24 và tìm các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
* Trong chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu có những bài tập đọc nào?
- Cho HS trình bày nội dung chính của mỗi bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: (GV treo bảng tiổng kết về nội dung chính của các bài).
c. HĐ3: Nghe – viết: Cô Tấm của mẹ
** Hướng dẫn chính tả:
- GV đọc bài thơ Cô Tấm của mẹ một lượt.
- Cho HS quan sát tranh.
- Cho HS đọc thầm lại bài chính tả.
- Nêu nội dung bài viết?
** Luyện viết từ ngữ khó:
+ Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: 
** HS viết bài:
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc từng câu hoặc cụm từ.
- GV đọc một lần cho HS soát bài.
** Chữa bài, nhận xét bài:
- GV chữa và nhận xét 5 đến 7 bài
- GV nhận xét chung, sửa bài.
3. HĐ ứng dụng (1p)
- Chữa lại các lỗi sai trong bài viết
- Học thuộc lòng bài thơ Cô Tấm của mẹ.
4. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
Cá nhân - Lớp
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS đọc bài trong 3 tuần.
Cá nhân – Lớp
+ Có 6 bài.
* Sầu riêng, chợ tết, Hoa học trò, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Vẽ về cuộc sống an toàn, Đoàn thuyền đánh cá.
✰ Sầu riêng: Giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng – loại cây ăn quả đặc sản của miến Nam nước ta.
✰ Chợ Tết: Bức tranh chợ tết miến Trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động, nói lên cuộc sống nhộn nhịp của một vùng thôn quêvào dịp Tết.
✰Hoa học trò: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng vĩ – một loại hoa gắn với tuổi học trò.
✰ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tây Nguyên cần cù lao động, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
✰ Vẽ về cuộc sống an toàn: Kết quả cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề Em muốn sống an toàn cho thấy: Thiếu nhi Việt Nam có nhận thức đúng về an toàn, biết thể hiện nhận thừc của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.
✰ Đoàn thuyền đánh cá: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp trong lao động của người dân biển.
- HS theo dõi trong SGK.
- HS quan sát tranh.
- HS đọc thầm.
+ Khen ngợi cô bé ngoan giống như cô Tấm xuống trần giúp đỡ mẹ.
- HS luyện viết: ngỡ, xuống trần, lặng thầm, nết na 
- HS viết chính tả.
- HS soát lại bài viết.
- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi, ghi lỗi ra ngoài lề trang vở
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... --------------------------------------------------------------------------------------------------
Âm nhạc
Đ/c Thủy – Giáo viên bộ môn dạy
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Địa lí
NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG 
DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG 
(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về HĐSX của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung:
 + Hoạt động du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung rất phát triển.
 + Các nhà máy, khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở đồng bằng duyên hải miền Trung: nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền.
- Giải thích vì sao có thể xây dựng nhà máy đường và nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền ở duyên hải miền Trung: trồng nhiều mía, nghề đánh cá trên biển.
- Giải thích những nguyên nhân khiến ngành du lịch ở đây rất phát triển: cảnh đẹp, nhiều di sản văn hóa.
* Năng lực chung:
- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ
2. Phẩm chất:
- Yêu thích cảnh đẹp của quê hương đất nước và biết bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường.
* GDSDNLTKHQ: HS có ý thức sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp.
*GDBĐ: HS biết các nguồn tài nguyên từ biển (qua khu vực đồng bằng ven biển miền Trung).
Những hoạt động sản xuất gắn với việc khai thác nguồn tài nguyên biển : làm muối, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản.Các hoạt động khai thác biển, hải đảo như trên cũng là một trong những nhân tố gây ô nhiễm môi trường biển. Ý thức về môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên biển nhằm phát triển bền vững.
* BVMT: Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống). Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo đê điều - những công trình nhân tạo phục vụ đời sống. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Thiết bị phòng học thông minh.
2. Học sinh:
- Đường mía hoặc một số sản phẩm được làm từ đường mía
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
+ Dân cư ở ĐBDH có đặc điểm gì?
+ Kể tên một số HĐSX mà em đã tìm hiểu ở bài trước
- GV giới thiệu bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
+ Dân cư tập trung đông đúc
+ Trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thuỷ hải sản, làm muối
2. Bài mới: (30p)
* Mục tiêu: Tìm hiểu một số HĐSX của người dân ĐBDH miền Trung và giải thích về sự phát triển của các HĐSX đó
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp
a. Hoạt động 3: Hoạt động du lịch :
- YC HS thảo luận và trả lời các câu hỏi
+ Những điều kiện nào khiến duyên hải miền Trung thu hút nhiều khách du lịch? 
+ Hãy kể tên một số bãi biển ở miền Trung mà em biết?
 - GV nên dùng bản đồ VN, yêu cầu HS chỉ trên bản đồ vị trí của các bãi biển
- GV khẳng định điều kiện phát triển du lịch sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân ở vùng này (có thêm việc làm, thêm thu nhập) và vùng khác (đến nghỉ ngơi, tham quan cảnh đẹp sau thời gian lao động, học tập tích cực).
- Liên hệ giáo dục việc bảo vệ môi trường biển khi đi tham quan, du lịch.
 b. Hoạt động 4: Phát triển công nghiệp 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 10 và liên hệ bài trước để giải thích lí do có nhiều xưởng sửa chữa tàu thuyền ở các TP, thị xã ven biển?
- GV khẳng định các tàu thuyền được sử dụng phải thật tốt để đảm bảo an toàn.
- GV có thể yêu cầu HS cho biết đường, kẹo mà các em hay ăn được làm từ cây gì để dẫn HS tìm hiểu quá trình sản xuất đường. GV cho nhóm HS quan sát hình 11 và nói cho nhau biết về các công việc của sản xuất đường: 
- GV giới thiệu cho HS nghe về khu kinh tế Dung Quất và nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi)
- Chốt lại KT về 2 HĐSX: đóng, sửa chữa tàu thuyền và làm đường mía
c. Hoạt động 5: Lễ hội 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, kết hợp với những hiểu biết của mình để nói về môt vài lễ hội ở duyên hải miền Trung
- GV chốt lại KT
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
* GDBVMT: tác dụng của sông ngòi với HĐSX của người dân DHMT: nơi tổ chức lễ hội, đánh bắt thuỷ hải sản,...
4. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
Nhóm 2 – Lớp
+ Các bãi biển đẹp, bằng phẳng, phủ cát trắng rợp bóng dừa và phi lao, nước biển trong xanh; các di sản văn hoá lâu đời như cố đô Huế, phố cổ Hội An
+ Sầm Sơn, Lăng Cô, Mĩ Khê, Non Nước, Nha Trang, Mũi Né
- HS thực hành
- HS lắng nghe
- HS liên hệ
Cá nhân – Lớp
- HS quan sát hình 10.
+ Do có tàu đánh bắt cá, tàu chở hàng, chở khách nên cần xưởng sửa chữa.
- HS quan sát tranh, ảnh và nêu các bước sản xuất đường mía:
+ thu hoạch mía
+ vận chuyển mía, 
+ sản xuất đường thô (làm sạch, ép lấy nước, quay li tâm để bỏ bớt nước)
+ Sản xuất đường kết tinh
+ Đóng gói.
Nhóm 4 – Lớp
+ Lễ hội cá Ông: gắn với truyền thuyết cá voi đã cứu người trên biển, hàng năm tại Khánh Hòa có tổ chức lễ hội cá Ông. Ở nhiều tỉnh khác nhân dân tổ chức cúng cá Ông tại các đền thờ cá Ông ở ven biển.
+ Lễ hội Tháp Bà diễn ra vào đầu mùa hạ tại Nha Trang. Người dân làm lễ ca ngợi công đức nữ thần và cầu chúc một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Phần hội có nhiều hoạt động đặc sắc,...
- HS đọc bài học SGK
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... --------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG 
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 	
 1. Năng lực:
* Năng lực đặc thù:
- Nêu được hậu quả của tại nạn giao thông, nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông và các việc cần làm để tham gia giao thông an toàn.
- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.
* Năng lực chung:
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
2. Phẩm chất:
- GD cho HS ý thức nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
* KNS: 
- Tham gia giao thông đúng luật
- Phê phán những hành vi vi phạm giao thông
* GDQP-AN: Ý nghĩa của việc tôn trọng Luật Giao thông, giữ gìn được tính mạng và tài sản của bản thân và cộng đồng 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Thiết bị phòng học thông minh.
2. Học sinh:
- SGK, SBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (2p)
+ Hãy kể tên một số hoạt động nhân đạo
+ Các hoạt động nhân đạo có ý nghĩa như thế nào?
- GV dẫn vào bài mới
-TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét 
+ Quyên góp tiền, quần áo ấm cho những người nghèo, chia sẻ tinh thần với các bạn,...
+ Trong cuộc sống, ai cũng có lúc gặp khó khăn, cần sự sẻ chia, giúp đỡ
+ Tham gia hoạt động nhân đạo là thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN
2. Bài mới (30p)
* Mục tiêu: 
- Nêu được hậu quả của tại nạn giao thông, nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông và các việc cần làm để tham gia giao thông an toàn.
- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp
a. HĐ 1: Tìm hiểu thông tin
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm 
+ Đọc thông tin SGK
+ Thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn.
- GV kết luận, chốt ý, đưa ra bài học
- GDQPAN: Tôn trọng Luật giao thông là góp phần giữ gìn tính mạng, tài sản của bản thân và cộng đồng
b. HĐ 2: Phân biệt hành vi đúng Luật giao thông và hành vi vi phạm (BT1- SGK/41)
? Những tranh nào ở SGK/41 thể hiện việc thực hiện đúng Luật giao thông? Vì sao?
- GV kết luận: Những việc làm trong các tranh 2, 3, 4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1, 5, 6 là các việc làm chấp hành đúng Luật giao thông. 
c. HĐ 3: Xử lí tình huống (BT 2- SGK/42)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
- GV kết luận:
+ Các việc làm trong các tình huống của bài tập 2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người.
+ Luật giao thông cần thực hiện ở mọi nơi và mọi lúc với mọi đối tượng.
3. HĐ ứng dụng (1p)
- Thực hiện tốt Luật giao thông tại địa phương
4. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
Nhóm 2 – Chia sẻ lớp
 Đáp án: 
+ Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả: tổn thất về người và của (người chết, người bị thương, bị tàn tật, xe bị hỏng, giao thông bị ngừng trệ )
+ Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều nguyên nhân: do thiên tai (bão lụt, động đất, sạt lở núi, ), nhưng chủ yếu là do con người (lái nhanh, vượt ẩu, không làm chủ phương tiện, không chấp hành đúng Luật giao thông )
+ Mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành Luật giao thông.
- HS đọc bài học SGK
- HS lắng nghe, lấy ví dụ minh hoạ
 Nhóm 4 – Lớp
- Từng nhóm HS xem xét tranh để tìm hiểu: 
+ Bức tranh định nói về điều gì?
+ Những việc làm đó đã theo đúng Luật giao thông chưa?
+ Nên làm thế nào thì đúng Luật giao thông?
- HS trình bày kết quả.
- Các nhóm khác chia sẻ, và bổ sung.
- HS thực hành liên hệ: Em đã có việc làm nào thể hiện tham gia đúng Luật giao thông, việc làm nào chưa?
Nhóm 4 – Lớp
- HS đóng vai, dựng lại tình huống theo nhóm và đưa ra cách xử lí
- HS liên hệ: Bản thân mình đã từng có những hành động nguy hiểm như vậy chưa?
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................................................................................................................................... --------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_28_nam_hoc_2020_2021_ban_chuan_ki.docx