Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17 - Năm 2022 (Chuẩn kiến thức)
CHÍNH TẢ:
Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
Ngày dạy: Thứ 2 ngày 10 tháng 1 năm 2022
I. Mục tiêu
- Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài dưới dạng văn xuôi
- Làm đúng BT2a phân biệt âm đầu tr/ch ; giải được câu đố về các chữ bài 3
- Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
III. Tiến trình lên lớp
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17 - Năm 2022 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY LỚP 4C - TUẦN: 17 (Từ ngày 10/ 1 /2022 đến ngày 14/ 1 / 2022) Thứ ngày Tiết BUỔI SÁNG Môn học Tên bài học 2 1 CT Họa sĩ Tô Ngọc Vân 2 Anh 3 Anh 4 Toán 3 1 Toán 2 Toán 3 LTVC Câu kể Ai là gì? 4 TĐ Đoàn thuyền đánh cá 4 1 Anh 2 Anh 3 Toán 4 TLV Luyện tập XD đoạn văn miêu tả cây cối 5 1 Toán 2 Âm nhạc 3 KH 4 LTVC VN trong câu kể Ai là gì? 6 1 Toán 2 TĐ Khuất phục tên cướp biển 3 CT Khuất phục tên cướp biển 4 LTVC CN trong câu kể Ai là gì? CHÍNH TẢ: Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân Ngày dạy: Thứ 2 ngày 10 tháng 1 năm 2022 I. Mục tiêu - Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài dưới dạng văn xuôi - Làm đúng BT2a phân biệt âm đầu tr/ch ; giải được câu đố về các chữ bài 3 - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. III. Tiến trình lên lớp 1. . Khởi động. - GV giới thiệu tiết học. 2. Khám phá HĐ 1: Hiểu nội dung bài CT, tìm được các từ khó viết a. Tìm hiểu nội dung đoạn văn - Gọi HS đọc đoạn văn cần viết + Nêu nội dung đoạn viết? Đoạn văn ca ngợi Tô Ngọc Vân. Ông là một nghệ sĩ tài hoa đã ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Giới thiệu ảnh chụp hoạ sĩ Tô Ngọc Vân b. HS viết từ khó: - Yêu cầu HS viết các từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. (tốt nghiệp, Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, dân công hoả tuyến, kí hoạ.) - GV nhắc HS chú ý những tên riêng cần viết hoa. c. Viết chính tả: d. Soát lỗi, chấm bài. - GV đọc lại bài chính tả cho HS soát lỗi. - GV kiểm tra một số bài. HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. HĐ 1: Phân biệt tr/ch Bài 2a: Điền truyện/chuyện - HS đọc yêu cầu của bài tập. Đ/a: Thứ tự từ cần điền: kể chuyện – truyện – câu chuyện – truyện – kể chuyện – đọc truyện. - Đọc lại đoạn văn sau khi đã điền hoàn chỉnh GV chốt cách phân biệt tr/ch Bài 3: Đ/a: a) nho/nhỏ/nhọ b) chi/chì/chỉ/chị 4. Vận dụng HS chữa lỗi trong bài viết của mình. IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy _____________________________________________________________________ LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu kể Ai là gì? Ngày dạy: Thứ 3 ngày 11 tháng 1 năm 2022 I. Mục tiêu - Hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì? - Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn; biết đặt câu kể theo mẫu đã học để giới thiệu về người bạn, người thân trong gia đình - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Tích cực học tập, có ý thức và trách nhiệm trong sử dụng từ và câu. II. Chuẩn bị - Bảng phụ. III. Tiến trình lên lớp 1. Khởi động. - GV giới thiệu và dẫn vào bài mới 2. Hình thành KT HĐ 1: Hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì? Bài tập 1+ 2+ 3+ 4: Nhóm 2 - HS nối tiếp nhau đọc các yêu cầu của BT 1, 2, 3, 4. - HS đọc 3 câu in nghiêng, cả lớp đọc thầm 3 câu văn này. - Trong 3 câu in nghiêng vừa đọc, câu nào dùng để giới thiệu, câu nào nêu nhận định về bạn Diệu Chi? Câu 1, 2: Giới thiệu về bạn Diệu Chi. Câu 3: Nêu nhận định về bạn Diệu Chi. - Trong 3 câu in nghiêng, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? bộ phận nào trả lời câu hỏi Là gì (là ai, là con gì)? *C1: Đây là bạn Diệu Chi. + BP trả lời cho câu hỏi Ai?: Đây + BP trả lời cho câu hỏi Là gì?: là bạn Diệu Chi *C2: Bạn Diệu Chi.....Thành Công + BP trả lời cho câu hỏi Ai?: Bạn Diệu Chi + BP trả lời cho câu hỏi Là gì?: là học sinh cũ.....Thành Công *C3: Bạn ấy là một hoaj sĩ nhỏ đấy. + BP trả lời cho câu hỏi Ai?: Bạn ấy + BP trả lời cho câu hỏi Là gì?: là một hoạ sĩ nhỏ đấy - Kiểu câu trên khác 2 kiểu câu đã học Ai làm gì? Ai thế nào? Ở chỗ nào ? Khác nhau ở bộ phận VN.... - GV chốt lại KT về kiểu câu Ai là gì? * Ghi nhớ: - HS đọc nội dung ghi nhớ. 3. Luyện tập củng cố. HĐ 1: Nhận biết được câu kể Ai là gì? Biết đặt câu kể theo mẫu Bài tập 1: CN - Gọi HS đọc yêu cầu của BT 1. + Tìm các câu kể Ai là gì? Sau đó nêu tác dụng của các câu kể vừa tìm được Đáp án: a)Thì ra nó là một thứ máy cộng trừ mà Pa- xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo (Câu giới thiệu về thứ máy mới) Đó là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới hiện đại. (Câu nêu nhận định về giá trị của chiếc máy tính đầu tiên) b) Lá là lịch của cây - Nêu nhận định (chỉ mùa). Cây lại là lịch đất - Nêu nhận định (chỉ vụ hoặc chỉ năm). Trăng lặn rồi trăng mọc - Nêu nhận định (chỉ ngày đêm). Là lịch của bầu trời - Nêu nhận định (chỉ ngày đêm). Mười ngón tay là lịch - Nêu nhận định (đếm ngày tháng). Lịch lại là trang sách - Nêu nhận định (năm học). c. Sầu riêng là loại trái cây quý hiếm của miền Nam. (Chủ yếu nêu nhận định về giá trị của trái sầu riêng, bao hàm cả ý giới thiệu về loại trái cây đặc biệt của miền Nam) - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng + Câu kể Ai là gì? dùng để làm gì? + Câu kể Ai là gì gồm mấy bộ phận? Bài tập 2: Dùng câu kể Ai là gì? Giới thiệu về các bạn HS thực hiện cá nhân - HS giới thiệu về gia đình GV gợi ý HS có thể dựa vào bài giới thiệu bạn Diệu Chi để giới thiệu về mình hay bạn + Viết đoạn văn và kiểm tra các câu kể Ai là gì ? có trong đoạn văn. YC từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe. - Gọi vài HS đọc đoạn văn của mình. Ví dụ: * Tổ em có 4 bạn. Bạn Lan là học sinh giỏi, luôn giúp đỡ các bạn. Đây là bạn Thịnh, tuy hơi mũm mĩm nhưng rất tốt bụng. Bạn Thanh là "cây văn nghệ" của lớp. Còn em là tổ trưởng. Các thành viên tổ em rất đoàn kết. 4. Vận dụng: - Hoàn chỉnh đoạn văn bài 3. IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy ______________________________________________ TẬP ĐỌC Đoàn thuyền đánh cá Ngày dạy: Thứ 3 ngày 11 tháng 1 năm 2022 I. Mục tiêu - Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động - Đọc trôi trảy, rành mạch bài thơ, giọng đọc tươi vui với cảm hứng ngợi ca. Học thuộc lòng bài thơ. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Giáo dục HS biết giữ gìn và bảo vệ hoa phượng - một loài hoa gắn bó với tuổi học trò. * GD BVMT: HS cảm nhận được vẻ đẹp huy hoàng của biển đồng thời thấy được giá trị của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người. II. Chuẩn bị Tranh minh hoạ bài tập đọc III. Tiến trình lên lớp 1. Khởi động. + Đọc lại bài Tập đọc: Vẽ về cuộc sống an toàn + Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì? + Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào? - GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài 2. Khám phá HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc. - Gọi 1 HS đọc bài - GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc sôi nổi, nhịp thơ nhanh thể hiện niềm vui và không khí khẩn trương của những đoàn thuyền đánh cá - GV chốt vị trí các đoạn - Bài chia làm 5 đoạn. (Mỗi khổ thơ là một đoạn) - Luyện đọc nhóm 4, phát hiện các từ ngữ khó (cài then, sập cửa, đoàn thoi, nhịp trăng cao, nuôi lớn, xoăn tay, loé, muôn dặm phơi,...) - Luyện đọc từ khó - Giải nghĩa các từ: đọc chú giải - GV đọc diễn cảm toàn bài HĐ2. Tìm hiểu bài. - HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả + Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào? Những câu thơ nào cho biết điều đó? (Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc hoàng hôn. Câu thơ cho biết điều đó là: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi) + Đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc nào? Những câu thơ nào cho biết điều đó? (Đoàn thuyền trở về vào lúc bình minh. Những câu thơ cho biết điều đó là: Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng. Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng. Mặt trời đội biển nhô màu mới.) + Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển? Những câu thơ nói lên vẻ đẹp của biển. ¶ Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. ¶ Mặt trời đội biển nhô màu mới. Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. * Đoàn thuyền ra khơi, tiếng hát của những người đánh cá cùng gió làm căng cánh buồm: Câu hát căng buồm cùng gió khơi. * GDBVMT: Hình ảnh biển trong bài thơ hiện lên thật đẹp. Vậy chúng ta làm gì để giữ gìn vẻ đẹp của biển? (Bảo vệ môi trường biển bằng cách không vứt rác bừa bãi mỗi khi đi biển,...) + Công việc lao động của người đánh cá được miêu tả đẹp như thế nào? * Lời ca của họ thật hay, thật vui vẻ, hào hứng: Hát rằng * Công việc kéo lưới cũng được miêu tả thật đẹp: Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng nắng hồng * Hình ảnh đoàn thuyền được miêu tả thật đẹp: Câu hát căng buồm với gió khơi, đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. + Hãy nêu nội dung của bài thơ ? Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển và vẻ đẹp của những người lao động trên biển. 3. Luyện tập HĐ 1: . Đọc diễn cảm. - 1 HS đọc mẫu toàn bài + Luyện đọc diễn cảm trong nhóm + Cử đại diện đọc trước lớp - Bình chọn nhóm đọc hay. - GV nhận xét, đánh giá chung 4. Vận dụng: - Hãy chọn hình ảnh mình thích nhất và bình luận về hình ảnh đó IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy ________________________________________________________________ TẬP LÀM VĂN Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối Ngày dạy: Thứ 4 ngày 12 tháng 1 năm 2022 I. Mục tiêu - Giúp HS biết cách viết đoạn văn miêu tả cây cối - Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn tả cây chuối (còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh (BT2). - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Có ý thức dùng từ đặt câu và sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết. II. Chuẩn bị Bảng phụ. III. Tiến trình lên lớp 1. Khởi động. - GV dẫn vào bài học 2. HĐ thực hành HĐ 1: Viết được một số đoạn văn tả cây chuối (còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh Bài tập 1: CN - HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - HS đọc dàn ý bài văn tả cây chuối và xác định mỗi ý thuộc phần nào của bài văn miêu tả cây cối -Từng ý trong dàn ý vừa đọc thuộc phần nào trong cấu tạo của bài văn tả cây cối? + Đoạn 1: Giới thiệu cây chuối tiêu (thuộc phần Mở bài). + Đoạn 2+ 3: Tả bao quát, tả từng bộ phận của cây chuối tiêu (thuộc phần Thân bài). + Đoạn 4: Lợi ích của cây chuối tiêu (thuộc phần Kết luận). - GV nhận xét và chốt đáp án. Bài tập 2: CN - Hãy giúp bạn Hồng Nhung hoàn chỉnh từng đoạn bằng cách viết thêm ý vào chỗ có dấu ba chấm. VD: + Đoạn 1: Hè nào em cũng được về thăm bà ngoại.Vườn nhà bà em trồng nhiều thứ cây: nào na, nào ổi, nhưng nhiều hơn cả là chuối. Em thích nhất + Đoạn 2: Đến gần mới thấy rõ thân chuối như cột nhà. Sờ vào thân thì không còn cảm giác mát rượi vì cái vỏ nhẵn bóng của cây đã hơi khô. + Đoạn 3: Đặc biệt nhất là buồng chuối dài lê thê, nặng trĩu với bao nhiêu nải úp sát nhau khiến cây như oằn xuống. + Đoạn 4: Cây chuối dường như chẳng bỏ đi thứ gì - GV chữa lỗi trong bài cho các em 4. Vận dụng: - Chữa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài viết - Hoàn chỉnh bài văn miêu tả cây chuối. IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy ____________________________________________ LUYỆN TỪ VÀ CÂU Vị ngữ trong câu kể Ai là gì? Ngày dạy: Thứ 5 ngày 13 tháng 1 năm 2022 Mục tiêu: - Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai là gì? - Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai là gì? bằng cách ghép 2 bộ phận câu; biết đặt 2, 3 câu kể Ai là gì? dựa theo 2, 3 từ ngữ cho trước - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Tích cực học tập, có ý thức và trách nhiệm trong sử dụng từ và câu. *BVMT: Đoạn thơ trong BT1 nói về vẻ đẹp của quê hương có tác dụng BVMT II. Chuẩn bị Bảng phụ. III. Tiến trình lên lớp 1. Khởi động. + Đặt một câu kể Ai là gì? + Xác định CN và VN của câu kể đó. - Dẫn vào bài mới 2. Hình thành kiến thức HĐ 1. Nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai là gì? a. Phần nhận xét: - YC HS đọc đoạn văn ở BT1, xác định xem đoạn văn có mấy câu? - HS thảo luận nhóm 2 (Đoạn văn có 4 câu) - Câu nào có dạng Ai là gì? (Câu: Em là cháu bác Tự.) - Xác định VN trong câu vừa tìm được (Bộ phận VN: là cháu bác Tự.) - VN được tạo thành bởi những từ ngữ nào? (Những từ ngữ có thể làmVN trong câu Ai là gì? là danh từ hoặc cụm danh từ) - VN nối với CN bởi từ gì? (Từ: là) - GV chốt đáp án, chốt lại KT về vị ngữ trong câu kể Ai là gì? b. Ghi nhớ: - Gọi HS đọc ghi nhớ. 3. HĐ thực hành Bài tập 1: (Giảm tải) Bài tập 2: - Tổ chức làm bài bằng hình thức thi tiếp sức giữa hai nhóm (mỗi nhóm 4 học sinh) - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. Đáp án: - Chim công là nghệ sĩ múa tài ba. - Gà trống là sứ giả của bình minh. - Đại bàng là dũng sĩ của rừng xanh. - Sư tử là chúa sơn lâm. - Tại sao gọi sư tử là chúa sơn lâm? Vì sư tử là con vật có sức mạnh khiến các loài vật khác đều sợ hãi. Bài tập 3: CN - BT 3 đã cho trước các từ ngữ là VN của câu kể Ai là gì? Các em cần tìm các từ ngữ thích hợp làm CN trong câu. Muốn vậy, các em phải đặt câu hỏi nào? Ai? Cái gì? ở trước VN để tìm chủ ngữ của câu. - Lưu ý HS: Có những câu chỉ có 1 đáp án đúng (câu b), có những câu có nhiều đáp án đúng. Tuy nhiên cũng cần chọn lựa cho phù hợp. Đáp án: a) Hải Phòng là một thành phố lớn. b) Bắc Ninh là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ. c) Xuân Diệu là nhà thơ. d) Nguyễn Du là nhà thơ lớn của Việt Nam. 3. Vận dụng: - Ghi nhớ kiến thức về VN trong câu kể Ai là gì? - Tìm các đáp án khác phù hợp cho các câu trong bài tập 3 IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy ___________________________________________________________ TẬP ĐỌC Khuất phục tên cướp biển Ngày dạy : Thứ 6 ngày 14 tháng 1 năm 2022 I. Mục tiêu - Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn (trả lời được các câu hỏi trong SGK). - Đọc trôi trảy, rành mạch bài tập đọc. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm với mẹ * KNS: Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân. Ra quyết định. Ứng phó, thương lượng. Tư duy sáng tạo: bình luận, phân tích II. Chuẩn bị - Tranh minh họa trong SGK phóng to. III. Tiến trình lên lớp 1. Khởi động. - Giới thiệu chủ điểm Những con người quả cảm - GV nhận xét chung, dẫn vào bài học 2. Khám phá HĐ1. Hướng dẫn HS luyện đọc. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV lưu ý giọng đọc cho HS: Cần đọc với giọng rành mạch, dứt khoát, phân biệt rõ lời của bác sĩ Ly và lời của tên cướp biển: + Tên cướp biển: thô lỗ, dữ dằn + Bác sĩ Ly: điềm đạm, cương quyết - GV chốt vị trí các đoạn: + Đoạn 1: Tên chúa man rợ + Đoạn 2: Một lần phiên toà sắp tới. + Đoạn 3: Phần còn lại. - Luyện đọc nhóm 3 và phát hiện các từ ngữ khó (loạn óc, man rợ, nín thít, nanh ác, làu bàu...) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu - Cá nhân - Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2 Giúp HS hiểu nghĩa các từ ở Chú giải. - Gọi 1 nhóm đọc bài trước lớp. - GV đọc diễn cảm bài văn: HĐ2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. - HĐ N4 trả lời các câu hỏi + Tính hung hãn của tên chúa tàu (tên cướp biển) được thể hiện qua những chi tiết nào? (Thể hiện qua các chi tiết: Tên chúa tàu đập tay xuống bàn quát mọi người im; thô bạo quát bác sĩ Ly“Có câm mồm không?”, rút soạt dao ra, lăm lăm đâm chết bác sĩ Ly.) + Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào? (Ông là người rất nhân hậu, điềm đạm nhưng rất cứng rắn, dũng cảm, dám đối đầu chống cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm.) + Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển (Cặp câu đó là: Một đằng thì đức độ hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng.) + Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn? (Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải.) + Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì? (Phải đấu tranh một cách không khoan nhượng với cái ác, cái xấu. Trong cuộc đối đầu quyết liệt giữa cái thiện với cái ác, người có chính nghĩa, dũng cảm và kiên quyết sẽ chiến thắng ) * GDKNS: Trong cuộc sống khi gặp bất kì tình huống gì cũng cần bình tĩnh để tìm cách giải quyết tốt nhât. Cần luôn tin rằng: Cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, công lí sẽ thuộc về những người bảo vệ chính nghĩa + Nội dung của bài là gì? Câu chuyện ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa, chiến thắng sự hung ác, bạo ngược 3. Luyện tập HĐ 1: Đọc diễn cảm. - 1 HS đọc toàn bài + Đọc diễn cảm trong nhóm + Thi đọc diễn cảm trước lớp - Lớp nhận xét, bình chọn. 4. Vận dụng: - Hãy kể về một người kiên quyết bảo vệ lẽ phải mà em biết trong cuộc sống. IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy _____________________________________________ CHÍNH TẢ: Khuất phục tên cướp biển Ngày dạy: Thứ 6 ngày 14 tháng 1 năm 2022 I. Mục tiêu - Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài dưới dạng văn xuôi - Làm đúng BT2a phân biệt âm đầu r/d/gi - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. III. Tiến trình lên lớp 1. . Khởi động. - GV giới thiệu tiết học. 2. Khám phá HĐ 1: Hiểu nội dung bài CT, tìm được các từ khó viết a. Tìm hiểu nội dung đoạn văn - Gọi HS đọc đoạn văn cần viết + Nêu nội dung đoạn viết? Bác sĩ Ly đã khuất phục được tên cướp biển hung ác b. HS viết từ khó: - Yêu cầu HS viết các từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. (đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, chực đâm, nghiêm nghị,...) c. Viết chính tả: d. Soát lỗi, chấm bài. - GV đọc lại bài chính tả cho HS soát lỗi. - GV kiểm tra một số bài. HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. HĐ 1: Phân biệt r/d/gi HS thực hiện cá nhân a, Đ/a: Thứ tự từ cần điền: kể chuyện – truyện – không gian – bao giờ – dãi dầu – đứng gió, rõ ràng, khu rừng - Đọc lại đoạn văn sau khi đã điền hoàn chỉnh b, Đ/a: Mênh, lênh đênh, lên, lên; lenh khênh kềnh 4. Vận dụng - Lấy VD để phân biệt r/d/gi IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy _____________________________________________________________________ LUYỆN TỪ VÀ CÂU Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? Ngày dạy: Thứ 6 ngày 14 tháng 1 năm 2022 I. Mục tiêu - Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai là gì? - Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn và xác định được CN của câu tìm được; biết ghép các bộ phận cho trước thành câu kể theo mẫu đã học; đặt được câu kể Ai là gì? với từ ngữ cho trước làm CN - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Tích cực học tập, có ý thức và trách nhiệm trong sử dụng từ và câu. II. Chuẩn bị - Bảng phụ. III. Tiến trình lên lớp 1. Khởi động. + Thêm VN để hoàn chỉnh các câu kể theo mẫu Ai là gì? a) Hà Nội........................... b) Mùa xuân...................... + Nêu cấu tạo của VN trong câu kể Ai là gì? - GV giới thiệu và dẫn vào bài mới 2. Hình thành KT HĐ 1: Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN của câu kể Ai là gì? a. Nhận xét Bài tập 1+ 2+ 3 - Trong các câu vừa đọc ở ý a, b, câu nào có dạng Ai là gì? -Thực hiện nhóm 4 a. Có 3 câu dạng Ai là gì? Đó là: + Ruộng rẫy là chiến trường. + Cuốc cày là vũ khí. + Nhà nông là chiến sĩ. b. Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của Đội ta. - Gạch dưới bộ phận CN trong các câu vừa tìm được. a. Ruộng rẫy là chiến trường. Cuốc cày là vũ khí. Nhà nông là chiến sĩ. b. Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của Đội ta. - CN có ý nghĩa gì? (CN chỉ sự vật được giới thiệu, nhận định ở VN) - CN trong các câu trên do những từ ngữ như thế nào tạo thành? a. CN là DT: ruộng rẫy, cuốc cày, nhà nông. b. CN là cụm DT: Kim Đồng và các bạn anh. - CN thuộc từ loại gì? (CN do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành) b. Ghi nhớ: - HS đọc nội dung cần ghi nhớ. 3. Luyện tập củng cố. HĐ 1: Nhận biết được câu kể Ai là gì? Biết đặt câu kể theo mẫu * Bài tập 1: CN - HS đọc yêu cầu của BT 1. + Tìm các câu kể Ai là gì? Sau đó gạch dưới CN của các câu kể vừa tìm được. Đ/a: * Câu kể Ai là gì? và CN có trong câu văn là: + Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. + Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy. + Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng. + Hoa phượng là hoa học trò. - Lưu ý: Các từ: cũng (là), mới thực (là) là những từ nhấn mạnh ý nghĩa cho VN - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. - Chủ ngữ do từ loại nào tạo thành? Do danh từ: (hoa phượng) hoặc cụm danh từ (văn hoá nghệ thuật, anh chị em, vừa buồn mà lại vừa vui) tạo thành Bài tập 2. (giảm tải) Bài tập 3: CN - HS đọc yêu cầu của BT 3. VD: a. Bạn Bích Vân là người Hải Phòng. b. Hà Nội là thủ đô của nước ta. c. Dân tộc ta là dân tộc anh hùng. - GV nhận xét, khen/ động viên. 4. Vận dụng: - Đặt câu thuộc mẫu Ai là gì?. Xác định CN và VN của các câu vừa đặt. IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy __________________________________________________________
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_17_nam_2022_chuan_kien_thuc.docx