Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)

Toán

Tiết 131: Ứng dụng tỉ lệ bản đồ (Tr 156 - 157)

I. Mục tiêu:

 - Học sinh biết: Từ độ dài thu nhỏ của tỉ lệ bản đồ cho trước, biết cách tính độ dài trên mặt đất.

 - Ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế.

 - Tích cực học tập.

 - NL tự học, tự giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL tư duy.

II. Đồ dùng dạy học

 - GV : Máy chiếu bản đồ VN.

III. Các hoạt động dạy học.

 

docx 33 trang xuanhoa 11/08/2022 1020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2022
Chào cờ
Tập chung toàn trường
____________________________________
Toán
Tiết 131: Ứng dụng tỉ lệ bản đồ (Tr 156 - 157)
I. Mục tiêu:
 - Học sinh biết: Từ độ dài thu nhỏ của tỉ lệ bản đồ cho trước, biết cách tính độ dài trên mặt đất.
 - Ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế.
 - Tích cực học tập.
 - NL tự học, tự giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL tư duy.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV : Máy chiếu bản đồ VN. 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
1. HĐ khám phá:
Y/ c HS cho biết tỉ lệ bản đồ là 
1:10 000 cm; Độ dài thu nhỏ 1cm ứng với độ dài thật là bao nhiêu cm; dm; m?
Hoạt động của trò
- 2 hs trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét.
- Giới thiệu bài.
2. Khám phá 
Bài 1.
- Y/ c HS quan sát tranh.
- Hs quan sát. ( máy chiếu)
- Độ dài thu nhỏ trên bản đồ dài mấy xăng-ti-mét?
- Dài 2cm.
- Bản đồ trường mầm non xã thắng lợi vẽ theo tỉ lệ nào?
1: 300
- 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu xăng ti mét?
- 300 cm.
- 2cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu xăng ti mét?
2cm 300 cm = 600cm.
- Yêu cầu hs giải bài toán vào nháp:
-1Hs lên bảng giải bài, lớp nhận xét,
 bổ sung.
Bài giải
Chiều rộng thật của cổng trường là:
2 300 = 600 (cm)
 600 cm = 6m
 Đáp số : 6m.
Bài 2.Làm tương tự bài 1.
Bài giải
Quãng đường hà Nội - Hải Phòng dài là:
102 1000 000 = 102 000 000 (mm)
102 000 000 = 102 km
 Đáp số: 102 km
(Lưu ý: Nên viết 102 1000 000 không nên
 viết ngược lại)
3. HĐ thực hành luyện tập:
Bài 1. Viết số thớch hợp vào chỗ chấm.
- Hs đọc yêu cầu bài
- Gv kẻ bảng:
- Hs làm bài vào SGK, 1 Hs lên bảng làm BT. 
- Gv nhận xét , chốt bài đúng:
- Lớp nhận xét, bổ sung,
Độ dài thật lần lượt là: 1000 000cm; 
 45 000 dm; 100 000 mm.
Bài 2. HS đọc yêu cầu BT2 và 3; hướng dẫn cách làm, Cùng thời gian HS NK làm tiếp BT3 vào nháp.
- Hs đọc yêu cầu bài toán, trao đổi cách giải bài:
- BT2 làm bài vào vở:
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 Hs lên bảng làm bài
 HS khỏ làm tiếp BT3 vào nháp.
- Gv nhận xét, chữa bài.
( HS chỉ cần nêu kết quả không cần trình bày bài giải)
Bài giải
Chiều dài thật của phòng học là:
4 200 = 800 (cm)
 800cm = 8m
 Đáp số : 8m.
4. Vận dụng:
Bài 3. 
- GV chốt KQ. ( HS chỉ cần nêu kết quả không cần trình bày bài giải)
- HS năng khiếu nêu KQ.
Bài giải
Quãng đường TPHCM - Quy Nhơn dài là:
27 2 500 000 = 67 500 000 (cm)
67 500 000 cm = 675 km
 Đáp số: 675 km
- Biết vận dụng trong cuộc sống hằng ngày.
 - Về ôn bài. Chuẩn bị bài sau.
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________
Tập đọc
Tiết 53: Ăng - co Vát
I. Mục tiêu.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.
- HS yêu thích môn học.
 - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV :Máy chiếu ( ND).
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
1. Khởi động.
- HTL bài thơ: Dòng sông mặc áo? Trả lời câu hỏi nội dung?
Hoạt động của trò
- 2 hs đọc bài và trả lời câu hỏi. 
- Gv nhận xét.
- Giới thiệu bài
2. khám phá.
Hướng dẫn luyện đọc.
 - Đọc toàn bài:
 Gv nhận xét tóm tắt nội dung bài,hướng dẫn cách đọc.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS khá đọc.
- Yêu cầu chia đoạn:
- 3 đoạn: Mỗi lần xuống dòng1 đoạn.
- Đọc nối tiếp : 2 lần
- 3Hs đọc/ 1lần.
+ Đọc nối tiếp lần 1: Kết hợp sửa phát âm:
- 3 hs đọc
+ Đọc nối tiếp lần 2: kết hợp giải nghĩa từ.
- 3 Hs khác đọc.
- Đọc theo cặp:
- Từng cặp đọc bài.
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs đọc
- Gv nhận xét đọc đúng và đọc mẫu:
- Hs nghe.
Tìm hiểu bài.
- Đọc lướt đoạn 1 trả lời : 
- Ăng - co Vát được xây dựng từ đâu và từ bao giờ?
- ...được xây dựng ở Cam-pu- chia từ đầu thế kỉ thứ 12.
 Từ: đền Ăng - co- Vát.
 Ý 1: Giới thiệu chung về khu đền Ăng-coVát.
- HS nêu.
- Đọc thầm đoạn 2 và trả lời:
- Khu đền chính đồ sộ như thế nào?
- Hs đọc.
- Gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn, 3 tầng hành lang dài gần 1500m; có 398 gian phòng.
- Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào?
Từ : kì thú, nghệ thuật
- Những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường buồng nhẵng như mặt ghế đá, được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.
 Ý 2: Đền Ăng-co Vát được xây dựng rất to đẹp.
- HS nêu.
- Đoạn 3: Tả cảnh khu đền vào thời gian nào trong ngày?
- Lúc hoàng hôn.
- Lúc hoàng hôn phong cảnh khu đền có gì đẹp?
Từ : Cổ kính 
- ... Ăng-co Vát thật huy hoàng, ánh áng chiếu soi vào bóng tối cửa đền; những ngọn tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt lốt xoà tán tròn; ngôi đền to với những thềm đá rêu phong càng trở nên uy nghi và thâm nghiêm...
Ý 3: Vẻ đẹp khu đền lúc hoàng hôn
Nội dung: Bài văn ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia (máy chiếu)
3. Luyện tập
- 2 HS nêu.
Đọc diễn cảm
- HS chọn đoạn đọc.
- HS năng khiếu đọc
- HS luyện đọc theo cặp
+ Thi đọc
- Đọc cá nhân, đọc nhóm.
- GV theo dõi.
4. Vận dụng:
 Nêu lại nội dung bài học
- 2 HS nêu.
 Về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau.
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
Luyện từ và câu.
Tiết 53: Thêm trạng ngữ cho câu
I. Mục tiêu.
 - Hiểu được tác dụng,đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu
 - Nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu, thêm được trạng ngữ chỉ thời gian cho câu
 - Yêu thích môn học.
 - NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV: Bảng phụ viết bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
1. Khởi động.
- Câu khiến dùng khi nào ? Nêu ví dụ?
Hoạt động của trò
- 2 Hs nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét.
-Giới thiệu bài.
2. Khám phá:
- Đọc các yêu cầu bài:
- 3 Hs đọc nối tiếp.
- Nêu lần lượt từng câu:
- Câu b có thêm bộ phận được in nghiêng.
- Đặt câu cho phần in nghiêng:
- Vì sao (Nhờ đâu/ Khi nào) I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
- Tác dụng của phần in nghiêng?
- Nêu nguyên nhân, và thời gian xảy ra sự việc nói ở CN và VN.
* Ghi nhớ:
- 2 Hs đọc.
3. Luyện tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài trờn bảng phụ..
- Hs làm bài vào nháp:
- Cả lớp, 1 Hs lên xác định ở câu trên bảng.
- Trình bày:
- Hs nêu miệng, và nhận xét bài , bổ sung. 
- Gv nhận xét chốt bài đúng:
 a. Ngày xưa,...
 b. Trong vườn,...
 c. Từ tờ mờ sáng,...
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài. - Lớp làm bài vào vở.
- Nêu miệng:
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình, lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung.
GV nhận xét.
VD: Tối thứ sáu tuần trước, mẹ bảo em: Sáng mai, cả nhà mình về quê thăm ông bà. Con đi ngủ sớm đi. Đúng 6 giờ sáng mai mẹ sẽ đánh thức con dậy đấy.
4. Vận dụng: 
Nêu ghi nhớ về trạng ngữ 
-2 HS nêu 
Về ôn bài . Chuẩn bị bài sau.
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________
Âm nhạc
Học hát bài :Bàn tay mẹ
 Nhạc: Bùi Đình Thảo
 Lời: Tạ Hữu Yên
 I. Mục tiêu:
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca.
 - Biết hát kết hợp gõ đệm theo bài hát.
 - Giáo dục học sinh thương yêu và kính trọng, biết ơn mẹ.
 - NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy học
 - Giáo viên: Máy chiếu.
 - Học sinh: Thanh phách
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
1.Khởi động
- Giới thiệu bài
2. Khám phá, luyện tập
Hoạt động 1: Dạy bài hát Bàn tay mẹ.
- GV giới thiệu tên bài, tác giả,nội dung bài hát. 
- Trình bày mẫu bài hát.
- Cho HS nêu cảm nhận về bài hát.
- Chia bài hát thành 5 câu, hướng dẫn HS đọc lời ca theo âm hình tiết tấu
- Hướng dẫn HS luyện giọng.
- YC HS hát từng câu theo lối móc xích và song hành.
- Tổ chức hướng dẫn HS luyện tập và hát thuộc lời theo dãy, nhóm 
- Lắng nghe nhận xét, sửa sai cho HS
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
-Thực hiện mẫu, hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách,nhịp
-Tổ chức cho HS thực hiện theo dãy,nhóm
4. 3.Vận dụng
- Cho HS nhắc lại tên bài hát, tác giả. 
- YC HS trình bày lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Nhắc HS về nhà ôn tập thuộc lời ca kết hợp gõ đệm, tập các động tác phụ hoạ đơn giản theo lời ca.
Hoạt động của trò
- Theo dõi nhận xét, lắng nghe, 
 - Lắng nghe cảm nhận
 - Trả lời theo cảm nhận
Đọc lời ca kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
 - Khởi động giọng
Lắng nghe hát theo đàn và hướng dẫn của GV.
Thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu của GV.
Nhận xét lẫn nhau
Theo dõi tập hát kết hợp gõ đệm theo phách,nhịp.
- Thực hiện theo hướng dẫn
- HS nêu
- Thực hiện
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
	____________________________________
Anh văn
Đồng chí Hợp dạy
___________________________________
Thứ ba ngày 25 tháng 1 năm 2022
Toán
Tiết 132: Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ (tiếp theo)
(Tr 157 - 158)
I. Mục tiêu
 - Giúp học sinh từ độ dài thật và tỉ lệ bản đồ cho trước, biết cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ
 - Có kĩ năng làm các bài toán liên quan
 - Yêu thích môn học.
 - NL tự học, tự giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL tư duy.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Máy chiếu: Bảng phụ bài 1
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
1.HĐ khởi động:
- Y/c HS cho biết tỉ lệ bản đồ 1:3000. Độ dài thu nhỏ 40 cm, hỏi độ dài thật là bao nhiêu cm?
Hoạt động của trò
- 1 Hs lên bảng làm, lớp làm bài vào nháp,
 nêu miệng.
- Gv nhận xét.
- Độ dài thật : 120 000 cm.
- Giới thiệu bài.
2. HĐ Khám phá
Bài 1.
- Hs đọc đề bài.( máy chiếu)
- Gv cùng hs trao đổi cách làm bài:
- 1 Hs lên bảng giải bài, lớp làm bài vào vở 
nháp, nêu miệng.
Bài giải
20 m = 2000 cm.
Khoảng cách AB trên bản đồ là:
2000 : 500 = 4(cm)
 Đáp số: 4cm.
Bài 2: Làm tương tự bài 1.
- 1 Hs lên bảng giải bài, lớp làm bài vào 
vở nháp, nêu miệng.
Bài giải
41 km = 41 000 000 mm
Quãng đường Hà Nội- Sơn Tây trên bản 
đồ dài là:
41 000 000 : 1 000 000 = 41 (mm)
 Đáp số: 41 mm
3. HĐ thực hành luyện tập:
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hướng dẫn HS làm BT.
- Hs làm bài vào vở nháp, 1 Hs làm bài
 ở bảng phụ, 
- Gv nhận xét , chữa bài.
- Trình bày kết quả, lớp nhận xét, bổ sung.
Độ dài trên bản đồ lần lượt là: 
50 cm; 5mm; 1dm.
Bài 2. 
- Hướng dẫn HS làm BT 2,
- Hs đọc yêu cầu bài toán 2,3, trao đổi 
cách giải bài:
- Cả lớp làm bài vào vở BT2, 1 Hs lên bảng
 làm bài. HS khá làm tiếp BT3.
Nhận xét:( máy chiếu)
Bài giải
12km = 1 200 000 cm
Quãng đường từ bản A đến bản B trên bản 
đồ dài là:
1 200000 : 100 000 = 12 (cm)
 Đáp số: 12 cm.
4. Vận dụng:
Bài 3. 
 - Nhận xét, chữa bài.
HS chỉ cần nêu kết quả không cần trình bày bài giải
- HS năng khiếu nêu KQ.
Bài giải
10 m = 1000 cm; 15 m = 1500 cm
Chiều dài hình chữ nhật trên bản đồ là:
1 500 : 500 = 3(cm)
Chiều rộng hình chữ nhật trên bản đồ là:
1000 : 500 = 2 (cm)
 Đáp số:Chiều dài : 3cm
 Chiều rộng : 2cm
- Để đo chiều dài một lớp học ta dùng đơn vị đo nào là phù hợp?
- 1 HS nêu.
 - Về ôn bài .Chuẩn bị bài sau.
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________
Chính tả (Nghe - viết)
Tiết 25: Nghe lời chim nói
I. Mục tiêu.
- Nghe - viết lại đúng chính tả ,biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể 5 chữ.
- Làm đúng bài tập chính tả 2 a/b.
- HS yêu thích môn học.
 - NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV: bảng phụ bài 3
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
1. Khởi động.
- Viết : rong chơi, gia đình, 
Hoạt động của trò
- 1 Hs lớp viết nháp, trao đổi, bổ sung.
- Gv nhận xét.
-Giới thiệu bài.
2. Khám phá.
Hướng dẫn HS nghe- viết.
- Đọc bài chính tả:
- 1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm.
- Loài chim nói về điều gì?
- Loài chim nói về những cánh đồng mùa nối mùa với những con người say mê lao động, về những thành phố hiện đại, những công trình thuỷ điện.
- Tìm và viết từ khó? 
 GV nhận xét đánh giá, hướng dẫn viết.
- HS nêu từ khó, lớp viết nháp
VD: bận rộn, say mê, rừng sâu, ngỡ ngàng,..
- Gv đọc bài:
- Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc bài:
- Hs soát lỗi.
- Gv thu bài chấm 5 bài.
- Hs đổi chéo soát lỗi.
- Gv nhận xét.
3. Luyện tập.
Bài 2a.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs làm bài vào nháp:
- Cả lớp làm bài, 1 số hs lên bảng.
- Gv nhận xét, chữa bài: 
VD: 
- Nêu miệng: 
+ là, lạch, lãi, làm, lãm, lảng, lảnh, lãnh, làu, lảu, lảu, lí, lĩ, lị, liệng, lìm, lủng, luôn, lượng,..
+ này, nãy, nằm, nắn, nấng, nấu, nơm, nuột, nước, nượp, nến, nống, nơm,
Bài 3a.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào vở:
- Cả lớp làm vào vbt
1 hs làm bài vào bảng phụ
- Trình bày:
- Gv nhận xét, chữa bài.
- Nêu miệng, lớp nx chữa bài trên bphụ.
 Núi Băng trôi, lớn nhất, nam cực, năm 1956, núi băng này.
4. Vận dụng
 Nêu ghi nhớ các từ để viết đúng.
- HS nêu.
 Dặn HS về nhà luyện viết lại bài.Chuẩn bị bài sau.
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________
Khoa học
Tiết 39:Ánh sáng
I. Mục tiêu
 - Phân biệt được các vật tự phát sang và các vật được chiếu sáng. - Nêu được ví dụ để chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng. Nêu ví dụ mắt chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đi tới mắt
 - Biết thí nghiệm để xác định các vật cho ánh sáng truyền qua hoặc không truyền qua
 - Yêu thích môn học.
 - NL tự học, tự giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL tư duy.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Đồ TN: Đèn pin, tấm nhựa, tấm ván 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- Tiếng ồn phát ra từ đâu? Làm thế nào để chống tiếng ồn?
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Khám phá luyện tập:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng.
-Y/c HS quan sát hình và vốn hiểu biết để trả lời câu hỏi: Những vật nào được chiếu sáng và vật nào tự chiếu sáng?
Hình 1: Ban ngày (vật tự phát sáng: mặt trời; vật được chiếu sáng: gương, bàn ghế)
Hình 2: Ban đêm
- Vật tự phát sáng: ngọn đèn, điện
Vật được chiếu sáng: mặt trăng sáng là do được mặt trời chiếu sáng cái gương, bàn ghế được đèn chiếu sáng và được cả ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng chiếu sáng.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm như SGK - 90, qua đó yêu cầu HS rút ra nhận xét
- Nhận xét: Ánh sáng truyền theo đường thẳng. 
 Hoạt động 3: Tìm hiểu sự truyền ánh sáng qua các vật
- Tiến hành như hoạt động 2.
- Cho HS nêu kết quả thí nghiệm
- Kết luận:
+ Ánh sáng truyền qua tấm thủy tinh, mê ka
+ Ánh sáng không thể truyền qua tấm gỗ, quyển vở, tấm bìa
 Hoạt động 4: Tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi nào?
- Y/c HS đọc thông tin ở SGK.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi, tự rút ra nhận xét 
- Nêu nhận xét như kết luận 
* Mục bạn cần biết (máy chiếu)
3. Vận dụng: 
- Nêu ánh sáng truyền qua những vật nào?
 Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau
- 2 HS nêu
- Quan sát, trả lời câu hỏi
( máy chiếu)
- HS làm thí nghiệm, rút ra nhận xét
- HS trình bày trước lớp
- Làm thí nghiệm nêu nhận xét
- Lắng nghe
- Đọc SGK
- Trả lời câu hỏi. rút ra nhận xét
- 2 HS đọc
- 1HS.
- HS nêu
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________
Anh văn
Đồng chí Hợp dạy
______________________________________
Thể dục
Bài 39. Đi chuyển hướng phải, trái - Trò chơi “ Thằng bằng”
I/ Mục tiêu:
 - Ôn đi chuyển hướng phải, trái. Chơi trò chơi “Thăng bằng”.
 - Thực hiện động tác tương đối chính xác. Biết cách chơi, chủ động và tham gia chơi đúng luật.
 - Có ý thức tự giác trong tập luyện.
 - Tự chủ và tự học ,giao tiếp và hợp tác 
II/ Địa điểm, phương tiện.
 - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập luyện. 
 - Phương tiện: Gv chuẩn bị 1 còi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
	Nội dung
 Phương pháp -Tổ chức
1. Phần khởi động: 
- Tổ chức, nận lớp.
xxxxxx
xxxxxx x 
xxxxxx
- Phổ biến ội dung, yêu cầu tiết học.
 - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân đầu gối, hông.
- Ép dây chằng dọc, ngang.
 x x x x x x
 x x x x x	x
 x x x x x x 
 x
2. Khám phá
 - Ôn bài thể dục RLTTCB
 - Ôn đi vuợt chướng ngại vật thấp di chuyển hướng phải, trái. 
 3. Luyện tập: 
* Thi trình diễn :
- Gv điều khiển cho cả lớp tập theo 2 hàng dọc.
- Gv quan sát, sửa sai giữa các lần tập.
- Hs tự ôn luyện theo tổ 
- Gv giám sát Hs tập luyện.
- Từng tổ lên thi trình diễn trước lớp - lớp nhận xét.
- Gv nhận xét, đánh giá, biểu dương tổ tập luyện tốt trước cả lớp.
 * Chơi trò chơi:" Thăng bằng".
4. Vận dụng : 
 Gọi 1-2 HS trả lời câu hỏi:
 Bài thể dục có mấy động tác ?
- GV yêu cầu nêu cách chơi, luật chơi.
- Hs tiến hành trò chơi theo đôi hình hàng dọc.
- Gv điều khiển cho Hs chơi.
 - HS trả lời.
1.Hồi tĩnh:
 - Cúi lắc người thả lỏng
 - Nhảy thả lỏng
2.Hệ thống bài
 - Nhận xét tiết học
 - Giao bài tập cho Hs về tự ôn.
- Hs thực hiện theo đội hình vòng tròn.
- Gv điều khiển.
xxxxxxx
xxxxxxx
xxxxxxx
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________
Thứ tư ngày 26 tháng 1 năm 2022
 Toán
Tiết 133: Thực hành (Tr 158 - 159)
I. Mục tiêu:
 - Củng cố kiến thức đã học về tỉ lệ
 - Biết cách đo độ dài một đoạn thẳng trong thực tế bằng thước dây
 - Yêu thích môn học.
 - NL tự học, tự giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL tư duy.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Thước dây cuộn (hoặc dây có ghi dấu từng mét), cọc mốc.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
1. HĐ khởi động:
- Giới thiêu bài.
2. HĐ thực hành, luyện tập:
- Tổ chức hs thực hành đo chiều dài bàn gv và xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất.
Hoạt động của trò
- Gv nhận xét, hướng dẫn hs đo.
- Hs đọc sgk/158.
 *Thực hành ngoài lớp:
- Thực hành theo N4.
- GV giao nhiệm vụ:
- Hs thực hiện đo và báo cáo kết quả.
Bài 1. Thực hành đo độ dài.
 - Đọc y/c BT 1, Hướng dẫn HS đo.
- Thực hành theo N4: Mỗi nhóm 1 nhiệm vụ, đo.( luân phiên em nào cũng đo). HS khá đo tiếp 1 bước khoảng bao nhiêu cm.
- Báo cáo kết quả và cách đo:
- Lần lượt đại diện nhóm báo cáo, lớp nhận xét, bổ sung.
3. Vận dụng:
Bài 2. Tập ước lượng độ dài:
- Nhận xét, đánh giá.
- HS khá nêu .
+ Ước lượng 1 bước và khoảng 10 bước đi được khoảng bao nhiêu , rồi dùng thước đo kiểm tra lại.
- Nêu lại cách đo trên thước dây. 
-Về nhà thực hành đo chiều dài, chiều rộng căn nhà em ở.
- HS nêu
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________
Tập đọc
Tiết 54: Con chuồn chuồn nước
I. Mục tiêu.
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của quê hương.
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đâu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
 - Có ý thức tự giác đọc bài.
 - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. Đồ dùng dạy học.
 	- GV:Máy chiếu GTB, ND.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
1. Khởi động.
- Đọc bài Ăng- co Vát, trả lời câu hỏi nội dung?
Hoạt động của trò
- 2 hs đọc, lớp nhận xét.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu bài bằng máy chiếu.
2. Khám phá: 
Luyện đọc:
- Yêu cầu đọc toàn bài
GV nhận xêt tóm tắt nội dung,HD đọc.
- Quan sát, nêu ND tranh.
- 1 HS khá đọc.
- Y /cầu chia đoạn:
- 2 đoạn: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
- Đọc nối tiếp : 2lần
- 2Hs đọc/ 1lần.
+ Đọc nối tiếp lần 1: Kết hợp sửa phát âm:
- 2 hs đọc
+ Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. 
- 2 Hs khác đọc.
-1 loại cây cảnh, hoa hồng nhạt, cánh là những tua mềm.
- Đọc theo cặp:
- Từng cặp đọc bài.
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs đọc
- Gv nhận xét đọc đúng và đọc mẫu:
- Hs nghe.
Tìm hiểu bài.
- Đọc thầm đoạn 1 trao đổi và trả lời
- Theo cặp bàn
- Chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào?
- Bốn cái cánh mỏng như cái giấy bóng. Hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.
- Em thích hình ảnh so sánh nào vì sao?
Từ: lấp lánh, thon vàng, 
- Hs lần lượt nêu: ...
Ý 1: Miêu tả vẻ đẹp về hình dáng và m
u sắc của chú chuồn chuồn nước.
- Cách miêu tả của chú chuồn nước có gì hay?
- Tác giả tả đúng cách bay vọt lên bất ngờ của chú và theo cánh bay của chú, cảnh đẹp của đất nước lần lượt hiện ra.
- Tình yêu quê hương đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào?
Từ: rì rào, rung rinh. tuyệt đẹp.
- Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng; luỹ tre xanh rì rào trong gió, bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh; rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi, trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.
Ý 2: Tình yêu quê hương đất nước của tác giả.
Nội dung: : Bài văn ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của quê hương(Máy chiếu)
- Đọc trên bảng phụ.
3.Luyện tập:
Đọc diễn cảm.
HS chọn đoạn đọc diễn cảm.
- Luyện đọc diễn cảm 
+ Gv đọc mẫu:
- Thi đọc diễn cảm:
- Hs nêu cách đọc và luyện đọc theo cặp.
- Cá nhân, cặp.
- Gv nhận xét.
4. Vận dụng: 
 Qua bài vừa học em thấy chú chuồn chuồn nước đẹp như thế nào?
1 HS nêu
Về đọc bài , chuẩn bị bài sau.
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________
Tập làm văn
Tiết 53: Cấu tạo bài văn miêu tả con vật.
I. Mục tiêu
 - Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn miêu tả con vật
 - Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật
 - Yêu thích môn học.
 - NL tự học, tự giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL tư duy.
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV: Máy chiếu:Tranh, ảnh một số vật nuôi trong nhà
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
1. Khởi động:
- Đọc các tin em đã đọc trên báo Nhi đồng hoặc TNTP ?
Hoạt động của trò
- 2 Hs đọc, lớp nhận xét, bổ sung. 
- Gv nhận xét
- Giới thiệu bài.
2. Khám phá:
 Phần nhận xét.
Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Đọc đoạn văn:
- 1 Hs đọc, lớp đọc thầm.
Bài 2. Phân đoạn bài văn:
- Bài chia 4 đoạn: Đ1: Từ đầu...tôi đấy.
Đ2: tiếp ...đáng yêu.
Đ3: Tiếp ...một tí.
Đ4: Còn lại.
Bài 3. Nội dung chính của mỗi đoạn văn trên là gì?
- Hs trao đổi theo cặp trả lời:
+ Mở bài: Đ1: giới thiệu con mèo sẽ 
được tả trong bài.
+ Thân bài: Đ2: Tả hình dáng con mèo.
 Đ3: Tả hoạt động thói quen của con mèo.
+ Kết bài: Đ4: Nêu cảm nghĩ của em về con mèo.
Bài 4.
- Hs rút ra kết luận.
* Phần ghi nhớ. ( máy chiếu)
- 3 hs đọc.
3. Luyện tập.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Y/ c HS quan sát các con vật..
- HS quan sát tranh ( máy chiếu)
- Hs chọn con vật nuôi gây ấn tượng nhất để lập dàn ý.
- Làm bài vào vở, 2,3 Hs làm bài vào khổ giấy rộng.
- Cả lớp làm bài.
- Trình bày:
- Nêu miệng từng phần, lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét tuyên dương hs có dàn bài tốt.
- VD dàn bài văn tả con mèo.
+ Mở bài: Giới thiệu về con mèo (hoàn cảnh , thời gian,...)
+ Thân bài: 
1. Ngoại hình của con mèo: Bộ lông, cái đầu, cái tai, bốn chân, cái đuôi, đôi mắt, bộ ria.
2. Hoạt động chính của con mèo: 
- Hoạt động bắt chuột: động tác rình, vồ,..
- Hoạt động đùa giỡn của con mèo.
+ Kết luận: Cảm nghĩ chung về con mèo.
4. Vận dụng:
 - Nêu lại ghi nhớ. 
- HS nêu
 - Về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn miêu tả một vật nuôi. Chuẩn bị bài sau.
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________
Địa lí
Tiết 20: Thành phố Hồ Chí Minh
I. Mục tiêu
 - Học sinh biết chỉ vị trí của thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ Việt Nam. Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh.
 - Dựa vào bản đồ, tranh ảnh, số liệu để tìm kiến thức.
 - Yêu quê hương đất nước.
 - NL tự học, tự giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL tư duy.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Máy chiếu
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động: 
- Tổ chức trò chơi: Hộp quà bí mật
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài (máy chiếu)
2. Khám phá luyện tập:
1. Thành phố lớn nhất cả nước
 Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu HS xác định vị trí của thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ Việt Nam
 Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo gợi ý, trả lời câu hỏi:
+ Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên sông nào? Đã bao nhiêu tuổi? Thành phố được mang tên Bác năm nào? 
- Từ tp Hồ Chí Minh có thể đi tới các tỉnh khác bằng những loại đường giao thông nào?
+ Y/c HS quan sát bảng số liệu trong SGK, yêu cầu HS nêu nhận xét về diện tích và dân số của thành phố Hồ Chí Minh rồi so sánh với Hà Nội 
2. Trung tâm kinh tế, văn hóa khoa học lớn.
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
- Y/c HS dựa vào tranh ảnh (máy chiếu) và vốn hiểu biết để:
+ Kể tên các ngành công nghiệp của TP Hồ Chí Minh
+ Nêu những dẫn chứng thể hiện TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn của cả nước và là trung tâm văn hóa, khoa học lớn
+ Kể tên một số trường đại học, khu vui chơi giải trí lớn ở TP Hồ Chí Minh
- Kết luận: Có các ngành công nghiệp đa dạng, hoạt động mua bán tấp nập nhất. Là nơi thu hút nhiều khách du lịch nhất, là thành phố có nhiều trường đại học nhất
* Ghi nhớ: ( máy chiếu)
3. Vận dụng: 
- Tổ chức trò chơi: Rung chuông vàng
- Về nhà học bài . Chuẩn bị bài sau.
- HS tham gia trò chơi
- Quan sát, xác định ( máy chiếu)
-Thảo luận nhóm 2.
+ TL: Thành phố nằm bên sông Sài Gòn, có lịch sử trên 300 năm, thành phố được mang tên Bác từ năm 1976.
+ Đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không
+ TL: Theo số liệu năm 2004 dân số của TP Hồ Chí Minh gấp 1,8 lần so với dân số TP Hà Nội; diện tích gấp 2,3 lần.
Quan sát, thảo luận nhóm 2 và trả lời các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Lắng nghe
- 2 HS đọc
- Tham gia trò chơi
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________
Thể dục
Bài 40. Đi chuyển hướng phải, trái
Trò chơi “ Lăn bóng bằng tay”
I/ Mục tiêu:
 - Ôn đi chuyển hướng phải, trái. Chơi trò chơi “Lăn bóng bằng tay”.
 - Thực hiện động tác tương đối chính xác. Biết cách chơi, chủ động và tham gia chơi đúng luật.
 - Có ý thức tự giác trong tập luyện.
 - Tự chủ và tự học .Giao tiếp và hợp tác 	 
II/ Địa điểm, phương tiện.
 - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập luyện. 
 - Phương tiện: Gv chuẩn bị 1 còi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
	Nội dung
 Phương pháp -Tổ chức
1. Phần khởi động: 
- Tổ chức, nhận lớp.
xxxxxx
xxxxxx x 
xxxxxx
- Phổ biến ội dung, yêu cầu tiết học.
 - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân đầu gối, hông.
- Ép dây chằng dọc, ngang.
 x x x x x x
 x x x x x	x
 x x x x x x 
 x
2. Khám phá
 - Ôn bài thể dục RLTTCB
 - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân.
 3. Luyện tập: 
* Thi trình diễn :
- Gv điều khiển cho cả lớp tập theo 2 hàng dọc.
- Gv quan sát, sửa sai giữa các lần tập.
- Hs tự ôn luyện theo tổ 
- Gv giám sát Hs tập luyện.
- Từng tổ lên thi trình diễn trước lớp - lớp nhận xét.
- Gv nhận xét, đánh giá, biểu dương tổ tập luyện tốt trước cả lớp.
 * Chơi trò chơi:" Lăn bóng bằng tay".
4. Vận dụng : 
 Gọi 1-2 HS trả lời câu hỏi:
 Bài thể dục có mấy động tác ?
- GV yêu cầu nêu các

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_20_nam_hoc_2021_2022_ban_dep.docx