Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2018-2019

Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2018-2019

Tiết 1: Kĩ thuật

BÀI 7: THÊU MÓC XÍCH (TIẾT 2)

Những kiến thức học sinh đã biết liên quan đến bài học. Những kiến thức mới trong bài cần được hình thành.

Biết thường và khâu đột thưa. Biết cách thêu móc xích.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: - Biết cách thêu móc xích.

 2. Kỹ năng: - Thêu được các mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường thêu có thể ít bị dúm. HS khéo tay: Thêu được các mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất tám vòng móc xích. Đường thêu ít bị dúm. Có thể ứng dụng thêu móc xích để tạo thành sản phẩm đơn giản.Không bắt buộc HS nam thực hành thêu, để tạo ra sản phẩm thêu. HS nam có thể thực hành khâu.

- Rèn KN quan sát, lắng nghe, thực hành

3. NL,PC: Tạo điều kiện cho HS hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.

 

doc 8 trang xuanhoa 09/08/2022 2150
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Ngày soạn:8/12/2018
Ngày giảng: Thứ hai ngày 10/12/2018
Tiết 1: Kĩ thuật
BÀI 7: THÊU MÓC XÍCH (TIẾT 2)
Những kiến thức học sinh đã biết liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới trong bài cần được hình thành.
Biết thường và khâu đột thưa.
 Biết cách thêu móc xích.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: - Biết cách thêu móc xích.
 2. Kỹ năng: - Thêu được các mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường thêu có thể ít bị dúm. HS khéo tay: Thêu được các mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất tám vòng móc xích. Đường thêu ít bị dúm. Có thể ứng dụng thêu móc xích để tạo thành sản phẩm đơn giản.Không bắt buộc HS nam thực hành thêu, để tạo ra sản phẩm thêu. HS nam có thể thực hành khâu.
- Rèn KN quan sát, lắng nghe, thực hành
3. NL,PC: Tạo điều kiện cho HS hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Mẫu thêu, bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu - HS: Vải, kim, chỉ, 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Bước 1: Vạch dấu đường thêu. Bước 2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu.
Bước 1: Vạch dấu đường thêu
Bước 2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu
Thực hành thêu trên vải.
- Trưng bày sản phẩm theo nhóm
- Thêu đúng kĩ thuật.
- Các vòng chỉ của mũi thêu móc nối vào nhau như chuỗi mắt xích và tương đối bằng nhau.
- Đường thêu thẳng, phẳng, không bị dúm.
- Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
Đánh giá sản phẩm của mình và của bạn
Nêu quy trình thêu móc xích
 Ôn bài cũ.- Nêu quy trình thêu móc xích?
Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: HS thực hành thêu móc xích
- Nhắc lại ghi nhớ và cách thực hiện các bước thêu móc xích
Nhận xét và củng cố kĩ thuật thêu móc xích theo các bước:
Nhắc lại một số điểm cần lưu ý ở tiết 1
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS, nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm.
Quan sát chỉ dẫn và uốn nắn cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thao tác đúng kĩ thuật.
*Hoạt động 2: 
Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành
Nêu các tiêu chuẩn đánh giá:
Hoạt động 3: Củng cố
Củng cố: - Nêu quy trình thêu móc xích?
 Dặn dò:Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh bổ sung: 
.................................................................................................................................
Tiết 2: Khoa học
Tiết 26: NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM 
Những kiến thức HS đó biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài cần được hình thành
- Nắm được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm.
- Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước.
- Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người.
I. Mục tiêu
1. Kiế́n thức: Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước:
+ Xả rác, phân, nước thải bừa bói,
+ Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu.
+ Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ, 
+ Vỡ đường ống dẫn dầu, 
- Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người: lan truyền nhiều bệnh, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, tư duy, hợp tác thảo luận nhóm...
3. NL,PC: Tạo điều kiện cho HS hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
- Có ý thức bảo vệ và giữ gìn nguồn nước ở địa phương.
+ KNS: Có KN tìm kiếm và xử lí thông tin, KN trình bày về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. KN bình luận, đánh giá về các hành động gây ô nhiễm nước. 
+ Tích hợp: Ô nhiễm môi trường dẫn đến ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt gây tác hại đến sức khoẻ con người
II. Chuẩn bị
- GV: Hình trang 54 - 55 SGK
- Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương và tác hại
III. Hoạt động dạy và̀ học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
- Cá nhân quan sát
- Thảo luận cặp
- Đại diện cặp trình bày
- Hình 1: Hình vẽ nước thải từ nhà máy không qua xử lí chảy thẳng xuống sông, nước sông có màu đen, bẩn.
- 2 em nhắc lại.
- Lắng nghe
2. Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước
- HS quan sát các hình và mục Bạn cần biết và thông tin sưu tầm được để trả lời.
- HS nhận xét, bổ sung.
3. Hoạt động 3: Củng cố
- HS trả lời.
- Lắng nghe
- Thế nào là nước bị ô nhiễm?
- Thế nào là nước sạch?
- Nhận xét, đánh giá.
* G/T bài: GTB: - GV nêu mục tiêu
- Yêu cầu HS quan sát các hình từ H1 đến H8 SGK, tập đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình
- Yêu cầu các nhóm làm việc như đã hướng dẫn
- Hình nào cho biết nước sông, hồ, kênh rạch bị nhiễm bẩn ? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì ?
- GV giúp đỡ các nhóm yếu.
- Yêu cầu liên hệ đến nguyên nhân làm ô nhiễm nước ở địa phương
- Gọi 1 số HS trình bày
- GV sử dụng mục Bạn cần biết để đưa ra kết luận.
- Nêu vài thông tin về nguyên nhân gây ô nhiễm nước ở địa phương (do bón phân, phun thuốc, đổ rác...)
PA2: (Làm nhóm đôi)
- Yêu cầu HS thảo luận 
- Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm? 
- GV sử dụng mục Bạn cần biết trang 55 để đưa ra kết luận.
- Nêu nguyên nhân làm nguồn nước bị ô nhiễm?
- Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm?
- Nhận xét
Điều chỉnh bổ sung: 
.................................................................................................................................
Tiết 3: Khoa học
Tiết 27: MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài cần được hình thành
- Biết thế nào là nước sạch, nước bị ô nhiễm.
 - Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi, 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi, 
2. Kĩ năng:
- Biết đun sôi nước trước khi uống. 
- Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. 
3. NL,PC: Tạo điều kiện cho HS hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
* GDBVMT: Bảo vệ, cách làm cho nước sạch, tiết kiệm, bảo vệ bầu không khí. 
II. Đồ dùng dạy học
- Hình trang 56,57 SGK.
- Phiếu học tập
- Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
- HS trả lời
- HS nhận xét, bổ sung
- HS thảo luận nhóm đôi, trình bày kq
a. Lọc nước
b.Khử trùng nước:
c. Đun sôi:
- Thực hành lọc nước theo hướng dẫn SGK.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả 
- HS lắng nghe
PHIẾU HỌC TẬP
Quan sát hình 2 SGK trang 57 và đọc hướng dẫn trong mục “Bạn cần biết” để hoàn thành bảng sau:
Các giai đoạn của dây chuyền sản xuất nước sạch
Thông tin
6. Trạm bơm đợt hai
Phân phối nước sạch cho người tiêu dùng
5. Bể chứa
Nước đã khử sắt, sát trùng và loại bỏ các chất bẩn khác.
1. Trạm bơm nước đợt một
Lấy nước từ nguồn.
2. Dàn khử sắt-bể lắng
Loại chất sắt và những chất không hoà tan trong nước.
3. Bể lọc
Tiếp tục loại các chất không tan trong nước.
4. Sát trùng
Khử trùng.
+ Không uống ngay được vì chúng cần phải đun sôi trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn sống trong nước.
HS lắng nghe .
+ Do nước thải từ các xí nghiệp, nhà máy, chưa được xử lí chảy ra sông, suối 
- HS trả lời
- HS đọc 
- HS trả lời
+ Kể những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước?
+ Khi nước bị ô nhiễm thì điều gì xảy ra?
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số cách làm sạch nước. 
- GV nhận xét, kết luận
b. Hoạt động 2: Thực hành lọc nước
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện như SGK trang 56.
Cho HS thực hành theo nhóm 
- Nhận xét kết quả thực hiện của các nhóm.
GV kết luận:
+ Than củi có tác dụng hấp thụ các mùi lạ và màu trong nước.
+ Cát, sỏi có tác dụng lọc những chất không hoà tan.
Kết quả là nước đục trở thành nước trong, ...... nước chưa dùng để uống ngay được.
c. Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch 
- Yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SGK trang 57 trả lời vào phiếu học tập (kèm theo).
- Chia nhóm và phát phiếu cho các nhóm.
- Sau khi HS trình bày, yêu cầu HS xếp dây chuyền sản xuất nước sạch theo đúng thứ tự.
- GV theo dõi giúp đỡ HS 
- Kết luận: Quy trình sản xuất nước sạch của nhà máy nước:
a. Lấy nước từ nguồn nước bằng máy bơm.
b. Loại chất sắt và những chất không hoà tan trong nước bằng dàn khử sắt và bể lắng.
c.Tiếp tục lọc các chất không tan trong nước bằng bể lọc.
d. Nước đã được khử sắt, sát trùng và loại trừ các chất bẩn khác được chứa trong bể.
e. Phân phối nước cho người tiêu dùng bằng máy bơm.
d. Hoạt động 4: Thảo luận về sự cần thiết phải đun sôi nước uống 
- YC HS thảo luận nhóm đôi: + Nước làm sạch như những cách trên đã uống được ngay chưa? Tại sao?
Kết luận:Nước được sản xuất từ nhà máy . ..... Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp đều phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn lại trong nước.
+ Vì sao nguồn nước nước bị ô nhiễm?
+ Làm gì để bảo vệ nước?
- Y/c HS đọc nội dung bài học
+ Tại sao ta phải đun sôi nước uống?
- Nhận xét giờ học
- HS ôn bài và chuẩn bị bài sau
Điều chỉnh bổ sung: 
.................................................................................................................................
Ngày soạn: 9/12/2018
Ngày giảng: Thứ ba ngày 11/12/2018
Tiết 1: Khoa học
Tiết 28: BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Nêu được một số cách làm sạch nước: Lọc, khử trùng, đun sôi, 
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước.
- Thực hiện bảo vệ nguồn nước.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước:
+ Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước.
+ Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước.
+ Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải, .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, tự nhận thức.
3.NL, PC: Tạo điều kiện cho HS hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
*BVMT : Bảo vệ nguồn nước.
II. Chuẩn bị
- GV: Hình trang 58, 59 SGK. Giấy A3 cho các nhóm, bút màu cho HS
- HS: SGK
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
- 2 em lên bảng.
- Nhận xét.
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước
- 2 em cùng bàn chỉ vào từng hình, nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
– Không nên: đục ống nước, đổ rác xuống ao.
– Nên làm: vứt rác tái chế được vào thùng riêng, làm nhà tiêu tự hoại, khơi thông cống rãnh quanh giếng, xây dựng hệ thống nước thải.
- HS tự trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm HTL.
2. Hoạt động2: Đóng vai vận động mọi người trong gia đình tiết kiệm nước
- Nhóm 2 em cùng xây dựng kịch bản, phân công từng thành viên của nhóm đóng 1 vai
- Lần lượt từng nhóm lên trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nêu.
- Lắng nghe
- HS trả lời.
- Kể tên một số cách làm sạch nước mà em biết
- Trình bày dây chuyền sản xuất và cấp nước sạch của nhà máy nước.
- Nhận xét
- Yêu cầu nhóm đôi quan sát hình vẽ và TLCH trang 58 SGK
- Giúp đỡ các nhóm yếu
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận
- Yêu cầu HS liên hệ bản thân, gia đình và địa phương đã làm gì để bảo vệ nguồn nước
- GV kết luận như mục Bạn cần biết.
* Tích hợp:GD bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi, đại tiểu tiện đúng nơi qui định 
- Chia nhóm 2 em và giao nhiệm vụ :
– Xây dựng kịch bản
– Tập đóng vai
- Tuyên dương các nhóm có kịch bản hay, đóng vai tự nhiên.
*PA2: HS 1 trong vai em gái, HS 2 trong vai anh trai
- Em gái vặn vòi nước chảy để nghịch anh trai trông thấy đã đến khóa vòi nước lại và khuyên em không nên nghịch như vậy.
- Nêu các biện pháp bảo vệ nguồn nước?
- Chuẩn bị bài 29
Điều chỉnh bổ sung: 
.................................................................................................................................
Tiết 2: Đạo đức
Bài 7: BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO (Tiết 1)
Những kiến thức hs đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- HS biết thầy cô giáo dạy giỗ em thì em phải làm gì.
- Biết được công lao của thầy cô giáo.
- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy, cô giáo.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.
- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
2. Kĩ năng: Biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc y/c của thầy, cô giáo.
3. NL, PC: Tạo điều kiện cho học sinh hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
* GDKNS: Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô giáo.
II. Chuẩn bị
- GV: Sgk, tranh
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
- 2 hs
- Nhận xét 
1. Hoạt động 1: Xử lí tình huống
- HS nghe
- 1 số hs nêu ý kiến
- 1 số hs nêu cách ứng xử và giải thích lí do lựa chọn
- Phải tôn trọng và biết ơn
- Thầy, cô giáo đã tận tình dạy dỗ chúng ta ...
- HS nghe
- 3 hs
2. Hoạt động 2: Thảo luận bài tập 1 
- HS nghe
- HS thảo luận theo cặp 
 Tranh 1, 2, 4: Thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn
 Tranh 3: Không chào cô giáo thể hiện sự không tôn trọng thầy, cô giáo
- HS nghe
3. Hoạt động 3: Thảo luận bài tập 2
- HS thảo luận nhóm 4
 * Các việc làm a, b, d, đ, e, g là những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo
- 1 số hs 
- Nêu những việc em đã làm để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
- GV giới thiệu bài - ghi đầu bài
- GV nêu tình huống sgk
- Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì?
- Nếu em là hs cùng lớp đó, em sẽ làm gì? Vì sao?
- Đối với các thầy cô giáo chúng ta phải có thái độ ntn?
- Vì sao chúng ta phải tôn trọng và biết ơn các thầy, cô giáo?
- Kết luận: Chúng ta cần phải tôn trọng và biết ơn các thầy, cô giáo vì ...
- Gọi hs đọc ghi nhớ sgk
- GV nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu hs quan sát tranh, thảo luận
- Gọi hs trình bày
- Nhận xét kết luận
- GV nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu hs đọc thầm sgk thảo luận theo yêu cầu bài tập
* PA 2: Làm vào vở BT
- Gọi hs trình bày
- Nhận xét kết luận 
- Hãy kể những việc em đã làm thể hiện lòng biết ơn các thầy cô giáo.
- Đánh giá tiết học.
Điều chỉnh bổ sung: .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_buoi_chieu_lop_4_tuan_14_nam_hoc_2018_2019.doc