Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 (Bản mới)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 (Bản mới)

TẬP ĐỌC

VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

* Năng lực đặc thù:

a. Năng lực ngôn ngữ.

- Đọc đúng, trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu,

- Đọc toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ khá nhanh.

- Hiểu các từ ngữ: UNICEF, thẩm mĩ, nhận thức, khích lệ, ý tưởng, ngôn ngữ hội họa.

b. Năng lực văn học:

- Hiểu nội dung: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ.

- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng giọng nhanh, phù hợp với nội dung thông báo tin vui

 

doc 59 trang xuanhoa 06/08/2022 1590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2021
TẬP ĐỌC
VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ.
- Đọc đúng, trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, 
- Đọc toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ khá nhanh.
- Hiểu các từ ngữ: UNICEF, thẩm mĩ, nhận thức, khích lệ, ý tưởng, ngôn ngữ hội họa.
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu nội dung: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng giọng nhanh, phù hợp với nội dung thông báo tin vui
* Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. 
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh yêu quý giữ an toàn khi tham gia giao thông.
3. Nội dung tích hợp: 
* GD KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân; Đảm nhận trách nhiệm phù hợp lứa tuổi; Tư duy sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động: (5 phút )
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”:
+ Đọc thuộc lòng 1 khổ thơ
+ Em hiểu như thế nào là “những em bé lớn trên lưng mẹ”?
+ Theo bạn, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì?
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học:
+ Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa
+ Giới thiệu bài 
+ Phụ nữ miền núi đi đâu, làm gì cũng thường điệu con theo. Những em bé cả lúc ngủ cũng nằm trên lưng mẹ. Vì vậy, có thể nói các em lớn trên lưng mẹ.
+ Là tình yêu của mẹ đối với con, đối với cách mạng.
2. Hoạt động khám phá: 
Hoạt động 1. 
*Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch, biết đọc với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi; Hiểu các từ ngữ trong bài
 *Phương pháp: Làm mẫu, động não, thực hành 
*Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động cả lớp:
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn, HS đọc nối tiếp:
+ Lần 1: Sửa lỗi phát âm.
+ Lần 2: Giải nghĩa từ.
+Em hiểu UNICEF (u-ni-xép) nghĩa là gì ?
+ Hiểu thẩm mĩ nghĩa là như thế nào?
+ Lần 3: Luyện đọc câu dài
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
1. Luyện đọc:
* Chia đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu đáng khích lệ. 
+ Đoạn 2: Tiếp theo sống an toàn. 
+ Đoạn 3: Tiếp . Kiên Giang
+ Đoạn 4: Tiếp . giải ba.
+ Đoạn 5: Còn lại.
* Đọc đúng từ ngữ: UNICEF (u-ni-xép), ĐăkLăk, triển lãm 
* Chú giải: 
+ UNICEF (u-ni-xép): Quỹ bảo trợ Nhi đồng của liên hợp quốc.
+ Thẩm mĩ : sự cảm nhận và hiểu biết về cái đẹp.
- Luyện đọc câu:
- UNICEF Việt Nam và báo Thiếu niên Tiền phong/ vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ điểm/ Em muốn sống an toàn.
- Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn/ mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa/ sáng tạo đến bất ngờ
Hoạt động 2 2. Tìm hiểu bài: 
* Mục tiêu: Học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông 
*Phương pháp: động não, thảo luận nhóm 
*Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
- HS đọc thầm đoạn 1,2, trả lời:
+ Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì?
+ Thiếu nhi đã hưởng ứng cuộc thi như thế nào ?
+ Cuộc thi vẽ tranh về chủ điểm Em muốn sống an toàn nhằm mục đích gì?
+ Nội dung của đoạn 1 và 2 là gì?
GV: Trẻ em là đối tượng dễ bị tai nạn nhất. Quỹ bảo trợ Nhi đồng Liên hợp quốc đã phối hợp báo TNTP Chủ đề của ban tổ chức về cuộc thi vẽ đã được thiếu nhi cả nước hưởng ứng rất nhiệt tình đông đảo thiếu nhi cả nước tham gia.
 (KN Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân; đảm nhận trách nhiệm.)
- HS đọc đoạn 3, 4 và thảo luận:
+ Điều gì cho thấy các bạn đã nhận thức đúng về chủ đề cuộc thi?
+ Những nhận xét nào của bản tin thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em
+ Em hiểu “ Thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa” nghĩa là gì?
GV: Bằng ngôn ngữ hội họa, các họa sĩ nhỏ đã nói lên được nhận thức đúng, sâu sắc của mình về phòng tránh tai nạn. (KN Tư duy sáng tạo.)
+ Những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng gì?
+Bài đọc có nội dung chính là gì?
*Kết luận: Bản tin có tác dụng gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc; tóm tắt thật gọn bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin.
a.Ý nghĩa và sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước với cuộc thi.
+ Em muốn sống an toàn.
+ 50000 bức tranh của thiếu nhi cả nước gửi về ban tổ chức.
+ Nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em. 
b. Tranh có ND khá đẹp, sáng tạo, hồn nhiên.
+ Chỉ điểm tên một số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất, gia đình em được bảo vệ an toàn, trẻ em không nên đi xe đạp ra đường, Chở ba người là không được...
+ Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ.
+ Nhằm gây ấn tượng hấp dẫn người đọc, tóm tắt thật gọn bằng số liệu và từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin.
+ Thể hiện điều mình muốn nói qua những nét vẽ, màu sắc, hình khối trong tranh.
+ Tóm tắt thật gọn bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm được những thông tin và số liệu nhanh.
- Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ.
3. Hoạt động luyện tập 3. Luyện đọc diễn cảm
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được 1 đoạn và cả bài 
 *Phương pháp: thực hành, làm mẫu
*Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động nhóm:
- HS đọc bài, nêu cách đọc
- Luyện đọc diễn cảm 1 đoạn: 
+ GV giới thiệu đoạn luyện đọc diễn cảm.
+ Đoạn văn sau đọc như thế nào cho hay?
+ HS nêu cách đọc hay, đọc thể hiện
+ HS luyện đọc theo cặp,
- 1 số em đọc thi
+ Lớp nhận xét, đánh giá, bình chọn.
+ GV nhận xét, đánh giá.
+ Giọng thông báo tin vui, rõ ràng, rành mạch, to, tốc độ hơi nhanh.
- Đoạn luyện đọc:
 Được phát động từ tháng 4 – 2001/ nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo thiếu nhi cả nước. Chỉ trong vòng 4 tháng, Ban tổ chức cuộc thi/ đã nhận được 50 000 bức tranh gửi về /từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sơn La, Hà Giang, Quảng Ninh, Hải Dương, Nghệ An, Đắk Lắk, Tây Ninh, Cần Thơ, Kiên Giang, 
* Tiêu chí:
+ Đọc đã trôi chảy chưa?
+ Cách ngắt nghỉ đã đúng, hợp lý chưa, đọc phân biệt giọng chưa?
+ Đã đọc diễn cảm chưa, có kèm điệu bộ không?
4. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: HS biết liên hệ, mở rộng.
*Phương pháp: nêu vấn đề, trình bày 1 phút 
*Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi mở: 
+ Nội dung chính của bản tin là gì? cách đọc bản tin có gì đặc biệt?
+ Nếu vẽ chủ đề an toàn cho cuộc sống thì em sẽ vẽ về chủ đề gì?
+ GDKNS: Các bạn nhỏ trong bài đã làm gì để thể hiện ước mơ Em muốn sống an toàn?
- Học sinh phát biểu
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
*Kết luận: Giáo dục HS cần biết góp sức mình vào việc giữ gìn ATGT bằng những việc làm phù hợp.
- Bài đọc nói về sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước với cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề Em muốn sống an toàn.
- Cách đọc bản tin có giọng đọc đặc biệt là đọc với giọng thông báo tin vui, rõ ràng, rành mạch, to, tốc độ hơi nhanh.
- VD: chủ đề bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, 
- Tham gia cuộc thi vẽ tranh và có nhiều tác phẩm đẹp, có ý nghĩa
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Nhận xét tiết học, hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: Học sinh: 
a. Năng lực mô hình hoá toán học: 
- Củng cố phép cộng hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
- Nhận biết và phát biểu được thành lời tính chất kết hợp của phép cộng các phân số.
- Vận dụng giải toán có lời văn.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Rèn kĩ năng cộng các phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
 * Năng lực chung: 
- Năng lực tư duy, năng lực tự chủ - tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 - Học sinh: Sách, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động: (5 phút )
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi : Ai nhanh hơn
 += += = = 
 += += = = 2
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- GV giới thiệu vào bài
2. Hoạt động luyện tập:
* Mục tiêu: Học sinh thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên. 
*Phương pháp: thực hành, vấn đáp 
*Thời gian: 20 phút 
* Cách tiến hành
*Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài , phân tích mẫu. 
- 3 HS lên bảng, lớp tự làm bài vào vở.
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ HS tự kiểm tra kết quả và chữa bài
+ Số tự nhiên có thể viết dưới dạng phân số có đặc điểm như thế nào?
*Kết luận: HS nhắc lại cách cộng phân số với 1 số tự nhiên.
*Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. 
-1 HS làm bảng, lớp tự làm bài vào vở.
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ Học sinh đổi chéo vở kiểm tra bài.
- Phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng phân số.
- HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng các phân số.
*Kết luận : Ta vận dụng tính chất kết hợp để tình toán cho thuận tiện hơn.
Bài 1: Tính(theo mẫu) 
a. 3 + 
b. 
c. 
Bài 2: Tính chất kết hợp.Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm.
; (
 Vậy; 
Khi cộng một tổng hai phân số với phân số thứ ba, ta có thể cộng phân số thứ nhất với tổng của phân số thứ hai và phân số thứ ba.
3. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng giải bài toán có lời văn 
*Phương pháp: thực hành 
*Thời gian: 10 phút
*Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc bài toán, tóm tắt bài toán.
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật làm như thế nào?
+ Vậy tính nửa chu vi ta làm như thế nào?
- HS tự làm bài, 1 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm	
+ Giải thích cách làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ 1 HS đọc, cả lớp soát bài
*Kết luận: Chú ý trình bày bài toán có lời văn;giải toán về cộng phân số.
Bài 3: Bài giải
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
 (m)
 Đáp số: m.
4. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
+ Nêu lại tính chất kết hợp của phân số?
+Nhắc lại tính chất giao hoán của phép cộng phân số?
- Nhận xét tiết học, 
- Chuẩn bị bài sau
- Khi cộng một tổng hai phân số với phân số thứ ba, ta có thể cộng phân số thứ nhất với tổng của phân số thứ hai và phân số thứ ba.
- Khi ta đổi chỗ hai phân số trong một tổng thì tổng của chúng không thay đổi.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHÍNH TẢ
HOẠ SĨ TÔ NGỌC VÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng bài văn ngắn.
- Làm đúng bài tập hặc bài tập phương ngữ do Giáo viên soạn.
- Rèn kĩ năng viết chữ, tư thế ngồi viết; Kĩ năng trình bày vở sạch đẹp, sáng sủa.
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu nội dung bài viết
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng phẩm chất tích cực, chủ động trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 - Học sinh:Vở, bút,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động khởi động: (3 phút )
- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ
- 2 HS lên bảng thi viết các từ: truyền nhau, lối sang, triển lãm
- Giáo viên nhận xét, đánh giá 
- GV dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động khám phá: 1. Chuẩn bị viết chính tả: 
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn văn.
*Phương pháp: vấn đáp, động não
*Thời gian: 5 phút 
* Cách tiến hành: 
- Một HS đọc đoạn cần viết, cả lớp đọc thầm.
- Giáo viên giới thiệu ảnh chân dung họa sĩ Tô Ngọc Vân
+ Họa sĩ Tô Ngọc Vân nổi danh với những bức tranh nào?
+ Đoạn văn nói điều gì?
- HS tìm và luyện viết từ khó trong bài.
*Kết luận: Chú ý khoảng cách chữ cần đều nhau để bài viết được đẹp
+ Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân nổi danh với những bức tranh: ánh mặt trời, Thiếu nữ bên hoa huệ, thiếu nữ bên hoa sen, ...
+Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa, đã ngã xuống trong kháng chiến.
- Viết đúng: : tốt nghiệp, Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, dân công hoả tuyến, kí hoạ,....
3. Hoạt động luyện tập: 2. Viết bài chính tả: 
* Mục tiêu: Hs nghe -viết tốt bài chính tả theo cách viết đoạn văn, tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai
* Phương pháp: thực hành 
*Thời gian: 18 phút 
* Cách tiến hành:
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình .
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
4. Hoạt động vận dụng: 3. Làm bài tập chính tả: 
* Mục tiêu: HS tìm được các tiếng bắt đầu bằng s/x
*Phương pháp: thực hành, 
*Thời gian: 8 phút 
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- HS làm VBT, 2 em làm bảng phụ
- Gọi HS chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét kết quả, gọi HS đọc kq đúng.
*Kết luận: Chuyện là một chuỗi các sự việc diễn ra có đầu, có cuối, có thật hoặc do con người tưởng tượng ra. Còn Truyện là tác phẩm văn học được in ra hoặc viết ra thành chữ.
* Hoạt động cả lớp:
- Gọi HS nêu yêu cầu, đọc câu đố.
- HS suy nghĩ nêu ý kiến, nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài 1: a. Điền truyện hay chuyện vào ô trống?
Kể chuyện phải trung thành với truyện, phải kể đúng với các tình tiết của câu chuyện, các nhân vật có trong truyện. Đừng biến giờ kể chuyện thành giờ đọc truyện.
Bài 2: Em đoán xem đây là những chữ gì? 
a. nho - nhỏ - nhọ
b. chi - chỉ - chì - chị
5. Củng cố, dặn dò:(2 phút) 
- Nhận xét tiết học, hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LỊCH SỬ 
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực:
 1.1. Năng lực đặc thù: 
a. Nhận thức lịch sử:
Học xong bài này HS củng cố:
- Nội dung từ bài bài 7 đến bài 19 trình bày bốn giai đoạn: buổi đầu độc lập, nước Đại Việt thời Lý, nước Đại Việt thời Trần và nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê.
- Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình. 
b. Tìm hiểu lịch sử: 
- Khai thác sách giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ hành chính Việt Nam và các tài liệu liên quan
c. Vận dụng lịch sử: 
- Xác định được vai trò to lớn của các sự kiện đối với quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết tình huống và sáng tạo.
2. Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh tích cực xây dựng bài. Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
- Học sinh: SGK, VBT ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động: (3 phút )
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Bắn tên. 
+ Nêu những thành tựu cơ bản của văn học và khoa học thời Lê.
+ Kể tên những tác giả và tác phẩm tiêu biểu thời Lê.
- Giới thiệu bài 
+ Văn học: Các tác phẩm nổi tiếng “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi và“Hồng Đức quốc âm thi tập” Lê Thánh Tông.
+ Khoa học: Bộ Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi 
2. Hoạt động luyện tập: 
*Mục tiêu: - Học sinh thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch sử nước ta từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê và kể lại một trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu đó.
*Phương pháp: thực hành 
*Thời gian: 20 phút 
*Cách tiến hành: 
Hoạt động nhóm
- Hs quan sát băng thời gian, thảo luận rồi điền nội dung của từng giai đoạn tương ứng với thời gian.
- Giáo viên phát phiếu học tập và giao việc:
- Học sinh làm bài 
- Chữa bài
+ Năm: 938 – 1009: Buổi đầu độc lập
+ Năm: 1009 – 1226: Nước đại Việt thời Lý
+ Năm: 1226 – 1400; Nước đại Việt thời Trần
+ Thế kỉ XV: Nước đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê.
STT
Tên sự kiện
Thời gian
Địa điểm
1
ĐBL dẹp loạn 12 sứ quân
968
Hoa Lư, Ninh Bình
2
Cuộc k/c chống Tống lần 1
981
Sông BĐ, Lạng Sơn
3
Nhà Lý dời đô ra TL
1010
Hoa Lư=> Thăng Long
4
Cuộc k/c chống Tống l
n 2
1075-1077
Sông Như Nguyệt
5
Nhà Trần Thành lập
1226
6
Cuộc k/c chống quân Mông Nguyên
Thành Thăng Long, sông BĐ
7
Nhà Hồ thành lập
1400
Thanh Hoá
8
Chiến thắng Chi Lăng

428
Ải Chi Lăng
4. Hoạt động vận dụng
*Mục tiêu: Học sinh mở rộng hiểu biết về các nhân vật và sự kiện trong thời kì này
*Phương pháp: kể chuyện 
*Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành:
- HS chọn 1 trong các sự kiện tiêu biểu trong bảng thống kê và kể về sự kiện đó theo nhóm
- Các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
5. Củng cố, dặn dò: (2 phút) 
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi SGK và chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2021
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
1.1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì? (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn (BT1, mục III); 
- Biết đặt câu kể theo mẫu đã học để giới thiệu về người bạn, người thân trong gia đình (BT2, mục III).
b. Năng lực văn học: 
- Sử dụng linh hoạt, sáng tạo câu kể Ai là gì ? khi nói hoặc viết văn, để giới thiệu hoặc nhận định về một người, một vật.
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2. Phẩm chất:
- Tích cực, chủ động trong học tập 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, 
- Học sinh: SGK, Vở BT, bút, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động ( 5 phút)
- Cho Học sinh chơi trò chơi Bắn tên: 
+Nêu những câu tục ngữ nói về phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài?
+Nêu những câu tục ngữ nói về hình thức thống nhất nội dung?
+Đặt một câu trong đó có từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp?
- Giới thiệu bài: 
+Ta đã học những kiểu câu nào rồi? 
+ Khi mới gặp nhau, hay mới quen nhau, các em tự giới thiệu về mình như thế nào? 
Giáo viên : Các câu đó thuộc kiểu câu kể Ai là gì?...
 - Ghi đầu bài
-Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Cái nết đánh chết cái đẹp.
- Người thanh tiếng nói cũng thanh.
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
 Trông mặt mà bắt hình dong
 Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon.
VD : Quang cảnh nơi đây đẹp vô cùng.
- Câu kể Ai làm gì?Ai thế nào?
- VD: Tớ là Hòang. Hoặc: Cháu là con mẹ Huyền ạ!
2. Hoạt động Khám phá: 
* Mục tiêu: Học sinh hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì?
*Phương pháp: thảo luận nhóm, vấn đáp 
*Thời gian: 15 phút
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động nhóm:
- 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu và nội dung 1,2.
+ Tìm những câu in nghiêng?
+ Tìm các câu dùng để giới thiệu?
+ Nêu câu nhận định về bạn?
+ Theo em nhận định bạn Diệu Chi là một họa sĩ nhỏ nghĩa là như thế nào?
- HS thảo luận cặp để trả lời câu hỏi:
- Gọi HS nêu ý kiến, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.
* Gọi HS nêu yêu cầu 3.
- Hướng dẫn cách tìm và đặt câu hỏi cho từng bộ phận trong câu.
- HS thảo luận cặp để làm vào VBT.
- Gọi HS nêu kết quả, nhận xét câu trả lời.
- Nêu: Các câu giới thiệu, nhận định về bạn Diệu Chi là kiểu câu kể Ai là gì?
+ Bộ phận CN và VN trong câu kể Ai là gì? trả lời cho những câu hỏi nào?
+ Hãy phân biệt 3 kiểu câu đã học?
+ Câu kể Ai là gì? gồm những bộ phận nào? chúng có tác dụng gì? 
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
I. Nhận xét:
Bài 1,2,3,4: Đọc đoạn văn và xác định câu văn nào dùng để giới thiệu, câu nào dùng để nêu nhận định về bạn Diệu Chi?
* Câu giới thiệu về bạn Diệu Chi: 
Đây// là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta. Bạn Diệu Chi// là học sinh cũ của trường tiểu học Thành Công.
 + Ai là học sinh cũ của trường tiểu học Thành Công?
+ Bạn Diệu Chi là ai?
* Câu nhận định về bạn Diệu Chi:
 Bạn ấy// là một hoạ sĩ nhỏ.
+ Ai là hoạ sĩ nhỏ?
+ Bạn ấy là ai?
+ Bộ phận CN trả lời cho câu hỏi Ai.......?
+ Bộ phận VN trả lời cho câu hỏi..Là gì ?
+ Giống: Bộ phận CN đều trả lời cho câu hỏi Ai.......?
+ Khác: Bộ phận VN trả lời cho câu hỏi Làm gì?, Thế nào?, ...Là gì ?
+ Gồm 2 bộ phận CN và VN, CN trả lời cho câu hỏi Ai?, cái gì?, Con gì?, Bộ phận VN trả lời cho câu hỏi ...Là gì ?
+ Câu kể Ai là gì? được dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó.
II. Ghi nhớ: ( SGK )
2. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: Học sinh nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn
*Phương pháp: thảo luận nhóm, thực hành, 
*Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- HS tự làm vào VBT, 3 HS làm vào bảng phụ.
- Gọi HS trình bày kết quả, nhận xét, chữa bài.
- Kết luận kết quả đúng.
+ Câu kể Ai là gì? dùng để làm gì?
+ Câu kể Ai là gì gồm mấy bộ phận?
*Kết luận: Câu kể Ai làm gì? Dùng để giới thiệu hoặc nhận định.
Bài 1: Tìm câu kể Ai là gì? và nêu tác dụng của nó?
a. Thì ra đó là....chế tạo - Câu giới thiệu.
- Đó chính là....hiện đại - nêu nhận định.
b. Lá là lịch của cây- Nêu nhận định.
Trăng là lịch của bầu trời- Nêu nhận định.
Cây là lịch của đất- Nêu nhận định
Mười ngón tay là lịch- Nêu nhận định
Lịch lại là trang sách- Nêu nhận định
c. Sầu riêng là loại trái quý, trái hiếm của miền nam - chủ yếu nêu nhận định( chỉ giá trị của cây sầu riêng), bao hàm cả ý giới thiệu về loại trái cây đặc biệt này
3. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: Học sinh đặt câu kể theo mẫu đã học để giới thiệu về người bạn, người thân trong gia đình
 *Phương pháp: vấn đáp 
*Thời gian: 5 phút 
* Cách tiến hành:
* Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu BT
+ Em sẽ giới thiệu về ai? Đó là những người như thế nào với em?
- HS viết bài, 2 HS làm bài ra phiếu, dán kết quả và nói lời giới thiệu.
- Lớp và GV nhận xét sửa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho từng HS; tuyên dương những bài viết tốt.
Bài 2: Dùng câu kể Ai là gì? giới thiệu về các bạn trong lớp em (hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em).
VD: Mình xin giới thiệu với các bạn về gia đình mình. Ông mình là sĩ quan quân đội đã về hưu. Bà mình là công nhân cũng đã về hưu. Bố mình là giảng viên đại học. mẹ mình là giáo viên tiểu học. Đây là em gái mình. Bé Bi năm nay mới 1 tuổi rưỡi.
4. Củng cố, dặn dò (2 phút)
- Nhận xét tiết học, 
- Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
PHÉP TRỪ PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
1. 1. Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực mô hình hoá toán học: 
- Nhận biết phép trừ hai phân số cùng mẫu số.
- Biết trừ hai phân số cùng mẫu số.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Vận dụng giải bài tập.
- Có kĩ năng trừ các phân số cùng mẫu số.
1. 2. Năng lực chung:
- Năng lực tư duy, năng lực tự chủ - tự học.
2. Phẩm chất:
- Qua bài học, bồi dưỡng tính cẩn thận, chính xác, khoa học trong tính toán, tích cực học tập..
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 -HS: SGK, vở viết, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động (3 phút )
- HS chơi trò chơi: Ai nhanh hơn
; 
- GV chuyển ý vào bài mới
2. Hoạt động Khám phá: 
* Mục tiêu: Học sinh biết cách trừ 2 phân số cùng mẫu số 
*Phương pháp: động não, vấn đáp, 
*Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành:
*Hoạt động cả lớp:
- Đưa băng giấy, nêu vấn đề: 
+ Từ băng giấy màu, lấy đi băng giấy để để cắt chữ, Hỏi còn lại bao nhiêu phần của băng giấy?
+ Để tìm số phần băng giấy còn lại, ta có phép tính như thế nào?
+ HS thực hiện phép trừ, giải thích cách làm, nhận xét kết luận kết quả đúng.
+ Muốn kiểm tra phép trừ ta làm như thế nào ?
+ Nhận xét về mối liên hệ giữa tử số và mẫu số của số bị trừ, số trừ, hiệu?
+ Từ đó hãy nêu cách trừ 2 phân số có cùng mẫu số? nêu VD?
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
*Nêu điểm giống và khác nhau giữa cộng 2 phân số cùng mẫu và trừ 2 phân số cùng mẫu số?
1.Ví dụ: Từ băng giấy màu, lấy đi băng giấy để để cắt chữ, Hỏi còn lại bao nhiêu phần của băng giấy? 
 ?
- Ta phải thực hiện phép tính: - 
- Ta có: 
* Ghi nhớ: SGK/ 129.
- Giống: cùng giữ nguyên mẫu số.
- Khác : Khác nhau về dấu phép tính.
3. Hoạt động luyện tập: 
* Mục tiêu: Học sinh thực hiện trừ 2 phân số cùng mẫu số 
*Phương pháp: thực hành
*Thời gian: 12 phút 
* Cách tiến hành:
*Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài, 2 em làm bài trên bảng.
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ HS tự kiểm tra kết quả và chữa bài
+Nêu lại cách thực hiện trừ 2 phân số cùng mẫu số?
Lưu ý: Cần rút gọn sau khi tính.
*Kết luận: Bài tập 1 các em cần lưu ý phân biệt và xác định được đây là phép trừ các phân số cùng mẫu số để từ đó biết vận dụng quy tắc làm bài.
*Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
Chú ý: rút gọn thành phân số có cùng mẫu số, rồi thực hiện trừ. Thực hiện rút gọn ở nháp chỉ ghi kết quả.
- HS tự làm bài, 2 em làm trên bảng lớp.
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ Học sinh đổi chéo vở kiểm tra bài.
*Kết luận: Bằng cách rút gọn phân số ta có thể đưa hai phân số khác mẫu số về phân số có cùng mẫu số để thực hiện phép trừ.
Bài 1/129: Tính
Bài 2/129: Rút gọn rồi tính
4. Hoạt động vận dụng: 
*Mục tiêu: - Học sinh vận dụng giải bài toán có lời văn 
 *Phương pháp: thực hành 
*Thời gian: 12 phút 
*Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS đọc bài toán, nêu tóm tắt bài toán
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+Trong các lần thi đấu thể thao thường có các loại huy chương gì?
+Huy chương vàng, bạc, đồng được trao cho ai?
+Số huy chương vàng của đội Đồng Tháp chiếm bao nhiêu phần trong tổng số huy chương của cả đoàn?
+Hiểu câu: Số huy chương vàng bằng tổng số huy chương của cả đoàn như thế nào ?
GV - Như vậy ta có thể viết phân số chỉ tổng số huy chương của cả đoàn là và thực hiện phép tính.
- HS làm bài , 1 HS lên bảng
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm	
+ Giải thích cách làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ 1 HS đọc, cả lớp soát bài
*Kết luận: Giải bài toán liên quan đến phép trừ hai phân số cùng mẫu số, lưu ý cách trình bày bài toán và chọn câu trả lời đúng nhất.
Bài 3/129: 
- Huy chương Vàng, Bạc, Đồng
Bài giải
Số huy chương bạc và đồng chiếm số phần là:
 (tổng số huy chương )
 Đáp số: tổng số huy chương
5. Củng cố, dặn dò: (3 phút) 
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học, 
- Chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
 1.1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Chọn được câu chuyện nói về một hoạt động đã tham gia (hoặc chứng kiến) góp phần giữ gìn xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp.
- Biết sắp xếp các sự việc cho hợp lí để kể lại rõ ràng; biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Biết lắng nghe, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
- Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú nghe cô kể, bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu nội dung câu chuyện được kể
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
2. Phẩm chất:
- Tích cực, tự tin mạnh dạn thể hiện câu chuyện.
3. Nội dung tích hợp: 
* G

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_24_nam_hoc_2020_2021_ban_moi.doc