Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Toán

GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực đặc thù:

a. Năng lực mô hình hoá toán học:

- Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.

b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:

- Vận dụng giải các bài tập có liên quan.

- Có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.

2. Năng lực chung và phẩm chất:

- Năng lực tư duy, năng lực tự chủ - tự học. Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

 Qua bài học, bồi dưỡng yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Phòng học thông minh

2. Học sinh: Sách, vở

 

docx 42 trang xuanhoa 05/08/2022 2310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13:
Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2020
Toán
GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực mô hình hoá toán học: 
- Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. 
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Vận dụng giải các bài tập có liên quan.
- Có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực tư duy, năng lực tự chủ - tự học. Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.
 Qua bài học, bồi dưỡng yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Phòng học thông minh
2. Học sinh: Sách, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động: (5 phút )
 Trò chơi: Ai nhanh ai đúng
 2 x 134 x 5
 42 x 5 x 2
 138 x 4 x 25
 5 x 9 x 3 x 2
- GV giới thiệu vào bài
2. Hoạt động Khám phá: 
* Mục tiêu: Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
 *Phương pháp: động não, vấn đáp 
*Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành
* Hoạt động cả lớp:
- GV viết phép tính: 27 x 11
- HS đặt tính và tính. 
+ Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên?
+ HS nêu rõ bước thực hiện cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11
+ Nhận xét tích của phép nhân với thừa số thứ nhất?
+ Nêu cách tính nhẩm 27 x 11? 
- HS nhân nhẩm 41 x 11
- GV chốt cách nhân nhẩm với 11(trường hợp tổng hai số bé hơn 10)
* Hoạt động cá nhân: 
- GV đưa VD: 48 x 11
- HS tự tìm cách tính nhẩm.
- HS trình bày cách tính, thử lại bằng cách đặt tính.
*Kết luận : Trường hợp tổng 2 chữ số>=10 ta phải nhớ 1 vào hàng liền trước của chữ số vừa viết.
1. Phép nhân 27 x 11 (trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10)
- Đặt tính và tính:
 27 
x 11 
 27 
 27o 
 297 
Hai tích riêng đều bằng 27.
Khi cộng hai tích riêng ta chỉ cần cộng hai chữ số của số 27
 (2 +7 = 9) rồi viết 9 vào giữa
 hai chữ số của 27
Từ đó ta có cách nhẩm:
- 2 cộng 7 bằng 9
- Viết 9 vào giữa hai chữ số của 27 , được 297
2. Phép nhân 48 x 11:( Trường hợp tổng 2 chữ số lớn hơn hoặc bằng 10):
Cách nhẩm:
- 4 cộng 8 bằng 12
- Viết 2 vào giữa hai chữ số của 48, được 428.
- Thêm 1 vào 4 của 428 , được 528
- Vậy 48 x 11 = 528.
3. Hoạt động luyện tập:
* Mục tiêu: Thực hiện thành thạo nhân nhẩm với 11
 *Phương pháp: thực hành, vấn đáp 
*Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành
* Hoạt động cá nhân: 
- HS đọc đề bài.
- HS làm cá nhân, 3 HS làm bảng.
- Chữa bài: + Giải thích cách làm
+ Nhận xét đúng sai.
+ Cả lớp đối chiếu bài trên bảng
- HS nêu cách nhân nhẩm với 11?
*Kết luận: Chú ý phân biệt các chữ số có tổng lớn hơn 10
Bài 1/71: Tính nhẩm:
a. 34 x 11 = 374
b. 11 x 95 = 1045
c. 82 x 11 = 902
4. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng giải bài toán có lời văn 
 *Phương pháp: thực hành 
*Thời gian: 15 phút
*Cách tiến hành: 
* Hoạt động cá nhân: 
- HS đọc bài toán
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng. 
- Chữa bài: + Giải thích cách làm
+ Nhận xét đúng sai. Thống nhất kết quả. 
+ Đối chiếu bài làm đúng.
+ Nêu cách giải khác
+ bài tập 3 củng cố Kt gì?
*Kết luận: áp dụng cách nhân nhẩm với 11 để giải bài toán có lời văn
Bài 3/71:
 Khối 4: 17 hàng, Mỗi hàng: 11 HS
 Khối 5: 15 hàng, Mỗi hàng: 11 HS
Cả hai khối:............HS?
 Bài giải:
C1:
Khối 4 có tất cả số học sinh là:
 17 x 11 = 187 (hs)
 Khối 5 có số học sinh là:
 15 x 11 = 165 (HS)
 Cả hai khối có số học sinh là:
 187 + 165 = 352 (HS)
 Đáp số: 352 HS
C2: Cả hai khối có số hàng là:
 17 + 15 = 32 (hàng)
 Cả hai khối có số học sinh là:
 11 x 32 = 352 (HS)
 Đáp số: 352 HS
5. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- Nêu cách nhân nhẩm với 11?
- Nhận xét tiết học, 
- Chuẩn bị bài sau
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------------------------
Thể dục + Kĩ thuật
Đ/c Hòa – Giáo viên bộ môn dạy
------------------------------------------------------------------------------------------------
Lịch sử
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC
 LẦN THỨ HAI (1075 – 1077)
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực đặc thù:
a. Nhận thức lịch sử:
Học xong bài này HS biết:
- Trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống dưới thời Lý.
- Tường thuật sinh động trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Cầu.
b. Tìm hiểu lịch sử: 
- Khai thác sách giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ hành chính Việt Nam và các tài liệu liên quan
- Rèn kỹ năng vẽ và sử dụng lược đồ trong khi học và trả lời câu hỏi.
c. Vận dụng lịch sử: 
- Ta thắng được quân Tống bởi tinh thần dũng cảm và thông minh của quân dân. Người anh hùng tiêu biểu của cuộc kháng chiến này là Lý Thường Kiệt.
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết tình huống và sáng tạo.
- Năng lực nhận thức khoa học, tìm hiểu lịch sử, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học.
- Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc và lòng biết ơn các anh hùng dân tộc, về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc..
* GDBĐ: HS biết sông Như Nguyệt ( nay là sông cầu) ở tỉnh Bắc Giang. Qua bài thơ Sông núi nước Nam, khẳng định chủ quyền của đất nước. GDHS ý thức giữ gìn và bảo vệ di tích lịch sử.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK, VBT ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động: (3 phút )
- Tổ chức giới giới thiệu về chùa thời Lý
- Giới thiệu bài: Sau lần thất bại đầu tiên của cuộc tiến công xâm lược nước ta lần thứ nhất năm 981, nhà Tống luôn ấp ủ âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Năm 1072, vua Lý Thánh Tông từ trần, vua Lý Nhân Tông lên ngôi khi mới 7 tuổi, nhà Tống coi đó là cơ hội tốt, liền xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược nước ta. Trong hoàn cảnh đó ai sẽ là người lãnh đạo nhân dân kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 diễn ra thế nào? ... 
2. Hoạt động khám phá: 
* Mục tiêu: - Hiểu được vài nét về công lao Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi. Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt 
*Phương pháp: động não, quan sát
*Thời gian: 20 phút 
* Cách tiến hành:
* Hoạt động cả lớp:
-HS đọc SGK từ Năm 1072...rút về nước.
- GV giới thiệu nhân vật Lý Thường Kiệt
- Khi biết quân Tống chuẩn bị xâm lược nước ta lần 2, Lý Thường Kiệt có chủ trương gì? ông đã thực hiện chủ trương đó như thế nào?
- Lý Thường Kiệt chủ động cho quân sang đánh Tống có tác dụng gì?
*Kết luận : Quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang đất Tống.
* Hoạt động nhóm:
- GV treo lược đồ kháng chiến, trình bày diễn biến trước lớp.
- HS chỉ lược đồ và kể lại trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt?
GV: Sông Như Nguyệt (nay là sông Cầu) tỉnh Bắc Giang. 
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
* Hoạt động cá nhân:
- HS đọc SGK từ Sau hơn ba tháng...nền độc lập của nước ta được giữ vững.
- Kết quả cuộc kháng chiến?
*Kết luận: Như vậy, với sự chủ động và quyết tâm, ta đã chiến thắng quân giặc.
1.Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân xâm lược Tống:
- Chủ trương: ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc....
- Phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
2. Diễn biến:
3. Kết quả của cuộc kháng chiến và nguyên nhân thắng lợi:
- Sau hơn 3 tháng, quân Tống chết quá nửa, nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững.
3. Hoạt động luyện tập: 
*Mục tiêu: - Học sinh tìm ý nghĩa của chiến thắng
 *Phương pháp: thảo luận nhóm 
*Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên giao việc:
- Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến?
+ Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến?
- Học sinh trình bày trước lớp
- Học sinh, Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
*Kết luận: Chiến thắng chính là sự khẳng định chủ quyền của đất nước. 
- Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm đánh giặc, sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt.
+ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 đã kết thúc thắng lợi vẻ vang, nền độc lập của nước nhà được giữ vững. 
4. Hoạt động vận dụng
*Mục tiêu: Học sinh nghe kể chuyện về các nhân vật lịch sử
 *Phương pháp: kể chuyện 
*Thời gian: 8 phút 
*Cách tiến hành:
- Học sinh đọc lại bài thơ của Lý Thường Kiệt
*GDBĐ: 
+ Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì ?
+ Chúng ta cần làm gì đề xứng với truyền thống yêu nước của dân tộc ta?
*Kết luận: Tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc ta
- Bài thơ chính là sự khẳng định chủ quyền của đất nước.
- Chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta để bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.
5. Củng cố, dặn dò: (2 phút) 
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi SGK và chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học
Đ/c Hằng – Giáo viên bộ môn dạy
------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài.Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: thiết kế, khí cầu, sa hoàng, tậm niệm, tôn thờ.
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại người Nga, Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.
- Biết đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung. 
2. Năng lực chung và phẩm chât:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 
- Qua bài học, bồi dưỡng phẩm chất ham đọc sách khoa học, tìm hiểu thế giới vũ trụ.
* GD KNS: Biết đặt mục tiêu để phấn đấu trong học tập và cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Phòng học thông minh
2. Học sinh: Vở soạn bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động: (5p)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Bắn tên:
+ Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê- ô- nác- đô cảm thấy chán ngán?
+ Lê- ô- nác- đô đa Vin-xi đã thành công như thế nào?
- GV nhận xét, dẫn vào bài
Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh minh họa chân dung Xi-ôn –cốp-xki và giới thiệu: Đây là nhà bác học Xi-ôn –cốp-xki , người Nga (1857 - 1935) , ông là một trong những người đầu tiên tìm đường lên khoảng không vũ trụ. Xi-ôn –cốp-xki đã vất vả, gian khổ như thế nào để tìm được đường lên các vì sao? Để tìm hiểu điều đó, chúng ta cùng học bài Người tìm đường lên các vì sao. 
2. Hoạt động khám phá: 
Hoạt động 1. 1. Luyện đọc: 
*Mục tiêu: Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, hiểu nghĩa một số từ ngữ. 
*Phương pháp: Làm mẫu, động não, thực hành 
*Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành: 
- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn
- HS đọc nối tiếp:
+ Lần 1: sửa phát âm.
+ Lần 2: giải nghĩa từ.
+Em hiểu thế nào là khí cầu?
+Trong câu “ Sa hoàng chưa tin nên không ủng hộ”. Em hiểu sa hoàng có nghĩa là gì?
+Em hiểu tâm niệm có nghĩa là như thế nào?
- Hướng dẫn đọc câu 
+ Lần 3: nhận xét, đánh giá.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu
- Chia đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu.... vẫn bay được
- Đoạn 2: Để tìm điều .... tiết kiệm thôi 
- Đoạn 3: Đúng là... các vì sao
- Đoạn 4: Hơn bốn mươi năm chinh phục
- Đọc đúng: Xi-ôn –cốp-xki, lại làm nảy ra, non nớt.
- Chú giải.
+ Khí cầu: dụng cụ hình quả cầu, chứa đầy khí nhẹ, có thể bay lên cao.
+ Sa hoàng: vua nước Nga
+ Tâm niệm: thường xuyên nghĩ tới và tự nhắc mình ghi nhớ làm theo.
- Chú ý các câu hỏi : 
+ Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được? 
+ Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm thế?
Hoạt động 2 2. Tìm hiểu bài: 
* Mục tiêu: HS hiểu nội dung từng đoạn và nội dung cả bài.
 *Phương pháp: động não, thảo luận nhóm 
*Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
+ Khi còn nhỏ ông đã làm gì để bay được?
+ Theo em hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi-ôn-cốp-xki? 
GV: Ngay từ nhỏ Xi-ôn-cốp-xki đã có ước mơ được bay lên không gian để khám phá và chinh phục các hành tinh khác trong vũ trụ bao la. Vậy ông đã quyết tâm thực hiện ước mơ của mình như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nội dung đoạn 2,3 : Quyết tâm thực hiện ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki.
- 2 HS nhắc lại ý đoạn 2
- HS đọc đoạn 2,3 và trả lời câu hỏi:
+ Trong đầu óc non nớt của ông thắc mắc một câu hỏi “Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được”? Để tìm hiểu bí mật đó Xi-ôn-cốp-xki đã làm gì?
+ Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào?
- GV giới thiệu thêm hình ảnh về khí cầu, tên lửa, tàu vũ trụ.( Khinh khí cầu thường dùng để vận chuyển hàng hóa và du lịch. Tên lửa có nhiều loại tên lửa khác nhau và được được dùng chủ yếu trong an ninh quốc phòng và đẩy tàu vũ trụ thoát khỏi bệ phóng. Tàu vũ trụ cũng có nhiều loại và được sử dụng trong việc khám phá, chinh phục vũ trụ.
- Học sinh đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi 3 SGK:
+ Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?
- Đoạn 4 nói lên ý gì?
* GV giới thiệu thêm về Xi-ôn-cốp-xki: Khi còn là sinh viên ông được mọi người gọi là nhà tu khổ hạnh bởi vì ông ăn uống rất đạm bạc. Bước ngoặt của cuộc đời ông xảy ra khi ông tìm thấy cuốn sách về lí thuyết bay trong một hiệu sách cũ. Ông đã vét đồng rúp cuối cùng trong túi để mua quyển sách này, ngày đêm ông miệt mài đọc, vẽ làm hết thí nghiệm này đến thí nghiệm khác. Có hôm bạn bè đến phòng ông thấy ông đang ngủ thiếp đi trên bàn, chung quanh ngổn ngang các dụng cụ thí nghiệm và sách vở. Sau khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, tài năng của ông mới được phát huy.
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
+ Đặt tên khác cho truyện? 
* Ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki
- Được bay lên bầu trời
- Nhảy qua cửa sổ để bay như cánh chim
- Hình ảnh quả bóng không có cánh mà vẫn bay được 
*Quyết tâm thực hiện ước mơ...
- Đọc sách - làm thí nghiệm hàng trăm lần
- Sống kham khổ, chỉ ăn bánh mì🡪dành tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm...
* Sự thành công của Xi-ôn-cốp-xki.
- Thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng.
- Câu chuyện ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ lên các vì sao.
3. Hoạt động luyện tập 3. Luyện đọc diễn cảm
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được 1 đoạn và cả bài 
 *Phương pháp: thực hành, làm mẫu
*Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động nhóm:
- 4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn của bài, HS cả lớp đọc thầm theo và nêu giọng đọc hay toàn bài.
- GV đưa đoạn hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Một Hs đọc và HS khác nêu giọng đọc hay của đoạn.
- Một HS đọc thể hiện lại.
+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
+ HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Bình chọn HS đọc hay nhất theo tiêu chí 
- Giọng đọc trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục. Nhấn giọng những từ ngữ nói về ý chí nghị lực, khao khát hiểu biết của Xi - ôn- cốp –xki.
- Đoạn 1: 
Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ/ để bay theo những cánh chim. Kết quả, ông bị ngã gãy chân. Nhưng/ rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: “ Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?”
 Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần. 
* Tiêu chí:
+ Đọc đã trôi chảy chưa?
+ Cách ngắt nghỉ đã đúng, hợp lý chưa, đọc phân biệt giọng chưa?
+ Đã đọc diễn cảm chưa, có kèm điệu bộ không?
4. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: HS biết liên hệ, mở rộng nội dung bài học vào thực tế.
 *Phương pháp: nêu vấn đề, trình bày 1 phút 
*Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi mở: 
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
+ Em học được điều gì từ cách làm việc của nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki ? bản thân em cần đặt cho mình mục tiêu gì? và thực hiện mục tiêu đó như thế nào?
- Học sinh phát biểu
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- GV giới thiệu: Các em ạ, sau những thành công của Xi-ôn-cốp-xki, có rất nhiều phi hành gia bay vào vũ trụ khám phá, chinh phục các hành tinh xung quanh hệ mặt trời.
+ Đây là nhà du hành vũ trụ người Nga Y-u-ri Ga-ga-rin,vào ngày 12/4/1961 , trên con tàu vũ trụ Phương Đông 1, ga-ga-rin bay vào vũ trụ chinh phục không gian , chuyến bay đầu tiên của con người, năm ấy anh vừa tròn 27 tuổi. Tên tuổi của anh trở thành biểu tượng về lòng dũng cảm của nhân loại.
+ Đây là Phi hành gia Phạm Tuân, cách đây 1/4 thế kỉ chàng trai Phạm Tuân đã lập nên 2 kỉ lục: Người lái máy bay chiến đấu đầu tiên bắn rơi B52 và cũng là người Châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ.
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Nhận xét tiết học, hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 1 tháng 12 năm 2020
Chính tả
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT (3) a/b, BTCT phương ngữ do GV soạn.
- Rèn kĩ năng viết chữ, tư thế ngồi viết; Kĩ năng trình bày vở sạch đẹp, sáng sủa.
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu nội dung bài viết
* Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
- Qua bài học, bồi dưỡng phẩm chất tích cực, chủ động trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: Vở ô li
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động khởi động: (3 phút )
- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ
- 2 HS lên bảng thi viết các từ: sức sống, tí xíu
- Giáo viên nhận xét, đánh giá 
- GV dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động khám phá: 1. Chuẩn bị viết chính tả: 
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn văn.
 *Phương pháp: vấn đáp, động não
*Thời gian: 5 phút 
* Cách tiến hành: 
- Một HS đọc đoạn cần viết, cả lớp đọc thầm.
+ Đoạn văn viết về ai
+ Em biết gì về nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki?
+Em học tập được điều gì ở nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki ?
+ Nêu một số từ khó
*Kết luận: Chú ý khoảng cách chữ cần đều nhau để bài viết được đẹp
- Nhà bác học người Nga, Xi-ôn-côp-xki.
- Nhờ khổ công nghiên cứu đã thực hiện thành công mơ ước lên các vì sao.
- Đức tính kiên trì, nhẫn nại
- Từ khó: - Xi-ôn-cốp-xki, dại dột, rủi do, non nớt,...
3. Hoạt động luyện tập: 2. Viết bài chính tả: 
* Mục tiêu: Hs nghe - viết tốt bài chính tả theo hình thức đoạn văn., tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai
 * Phương pháp: thực hành 
*Thời gian: 18 phút 
* Cách tiến hành:
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình .
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
4. Hoạt động vận dụng: 3. Làm bài tập chính tả: 
* Mục tiêu: HS tìm được các tiếng bắt đầu bằng ch/tr
 *Phương pháp: thực hành, 
*Thời gian: 8 phút 
* Cách tiến hành: 
- HS đọc yêu cầu+nội dung 
+ Tính từ là gì?
- HS thảo luận nhóm, làm phiếu thi đua.
- Các nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung. 
+ Các tính từ tìm được thuộc kiểu từ nào đã học?
+ Tính từ nóng nảy miểu tả đặc điểm nào? Đặt câu
+ Từ lỏng lẻo miêu tả đặc điểm nào của vật? Đặt câu.
* Hoạt động cặp đôi:
- HS nêu yêu cầu, làm bài theo nhóm đôi/VBT
- HS các nhóm trình bày KQ, nhận xét,bổ sung, thống nhất bài làm đúng.
Bài 2: Tìm tính từ:
- l: lỏng lẻo, long lanh, lóng lánh, lung linh, lơ lửng, lộng lẫy 
- n: nóng nảy, nặng nề, não nùng, non nớt, nõn nà, no nê, náo nức 
+ Từ láy.
+ Miêu tả đặc điểm về tính tình của người
VD: Bố em là người tính tình nóng nảy.
+ Miêu tả đặc điểm về tính chất của vật.
VD: Bó rau buộc lỏng lẻo.
Bài 3: Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n; im hoặc iêm.
a: nản chí (nản lòng), lí tưởng, lạc lối
b: kim khâu, tiết kiệm, tim
5. Củng cố, dặn dò:(2 phút) 
- Nhận xét tiết học, hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết tìm từ (BT1)
- Đặt câu (BT2)
b. Năng lực văn học: 
- Viết đoạn văn ngắn (BT3) có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học.
- Rèn kỹ năng viết đoạn văn, trong đó có sử dụng các từ vừa tìm thuộc chủ điểm “Có chí thì nên”.
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Tích cực, chủ động trong học tập 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Phòng học thông minh, từ điển
2. Học sinh: Từ điển
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động ( 5 phút)
- Cho Học sinh chơi trò chơi Bắn tên: 
+ Có mấy cách để biểu thị mức độ của đăc điểm, tính chất?
+ Tìm các từ ngữ miêu tả mức độ của các đặc điểm, tính chất sau: trắng, xấu.
- Giáo viên dẫn vào bài
- Giới thiệu bài 
2. Hoạt động luyện tập: 
* Mục tiêu: 	- Củng cố và hệ thống hoá các từ ngữ đã học trong bài thuộc chủ điểm “Có chí thì nên” 
- Hiểu ý nghĩa các từ 
- Ôn tập về danh từ, động từ, tính từ
 *Phương pháp: thảo luận nhóm, thực hành, kĩ thuật khăn trải bàn, trò chơi 
*Thời gian: 20 phút
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động nhóm: 
- HS đọc yêu cầu và nội dung.
- HS thảo luận nhóm, tìm từ ghi phiếu.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS bổ sung, GV chốt từ đúng. 
*Kết luận: Sử dụng các từ cùng nghĩa trong văn nói và viết
* Hoạt động cá nhân: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Học sinh tự làm, nối tiếp trình bày.
- HS nhận xét, GV uốn nắn.
+ Từ gian khổ trong câu vừa đặt thuộc từ loại nào đã học?
*Kết luận: Đặt câu cần chú ý viết hoa chữ cái đầu câu, cuối câu có dấu chấm.
Bài 1: Tìm các từ:
a. Nói lên ý chí, nghị lực của con người: quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng 
b. Nêu lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người: khó khăn, gian khó, gian khổ, gian nan, gian truân, thử thách 
Bài 2: Đặt câu với 1 từ vừa tìm được ở bài tập 1.
- Có một số từ có thể vừa là danh từ vừa là tính từ: 
+ Gian khổ không làm anh nhụt chí.
 ( DT)
+ Công việc ấy rất gian khổ. (tính từ)
- Có một số từ có thể vừa là danh từ vừa là động từ hoặc tính từ: 
+ Khó khăn không làm anh nản chí (DT)
+ Công việc ấy rất khó khăn ( TT)
+ Đừng khó khăn với tôi. ( ĐT)
3. Hoạt động vận dụng:
* Mục tiêu: - Luyện viết đoạn văn theo chủ điểm “Có chí thì nên”. Câu văn đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh, dùng từ hay.
*Phương pháp: thực hành 
*Thời gian: 8 phút 
* Cách tiến hành:
* Hoạt động cá nhân: 
- Gọi HS đọc yêu cầu 
+ Đoạn văn yêu cầu viết về nội dung gì?
- GV nhắc HS:
+Viết đoạn văn đúng theo yêu cầu của bài...
+Có thể kể về một người em biết nhờ đọc sách báo, nghe kể lại hoặc về người thân...
+Có thể mở đầu hoặc kết thúc đoạn văn bằng thành ngữ hay tục ngữ.
- Học sinh làm bài cá nhân, 2 HS làm phiếu.
- Học sinh trình bày đoạn văn
- Nhận xét, đánh giá,
*Kết luận: Cần viết đúng nội dung yêu cầu, sử dụng từ ngữ và viết câu đúng cấu tạo.
Bài 3: Viết đoạn văn:
- Viết về 1 người do có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách đạt được thành công.
VD: Bạch Thái Bưởi là một nhà kinh doanh rất có chí. Ông đã từng thất bại trên thương trường, có lúc mất trắng tay nhưng ông không nản chí. “Thua keo này, bày keo khác” ông lại quyết chí làm lại từ đầu. 
4. Củng cố, dặn dò: (2 phút)
- Nhận xét tiết học, 
- Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực mô hình hoá toán học: 
- Biết cách nhân với số có 3 chữ số
- Nhận biết tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ 2 và tích riêng thứ 3
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Vận dụng hoàn thành các bài tập
2. Năng lực chung và phẩm chất: 
- Năng lực tư duy, năng lực tự chủ - tự học.
- Qua bài học, bồi dưỡng tính cẩn thận, chính xác, khoa học trong tính toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK, vở viết. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động (5 phút )
- Áp dụng tính chất một số nhân một tổng tính:
 164 x 123 =?
164 x 123 
= 164 x (100 + 20 + 3)
= 164 x 100 + 164 x 20 + 164 x 3
= 1640 + 3280 + 492 = 20172. 
- GV chữa bài, nhận xét, khen/ động viên.
- Dẫn vào bài mới
2. Hoạt động Khám phá: 
* Mục tiêu: Biết cách nhân với số có 3 chữ số
*Phương pháp: động não, vấn đáp, thảo luận nhóm 
*Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành:
*Hoạt động cả lớp:
- GV đưa VD: 164 x 123 = ?
- HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính.
Vậy 164 x 123 bằng bao nhiêu?
- GV nêu vấn đề: Theo cách trên chúng ta phải thực hiện rất nhiều phép nhân 
- Yêu cầu HS dựa vào cách nhân với số có 2 chữ số, tự tìm cách tính.
- HS làm nháp, 1 HS làm bảng.
- HS trình bày cách tính.
- GV chốt cách tính như SGK.
+ 492 là tích riêng thứ mấy của phép nhân? 
+ 328 là tích riêng thứ mấy của phép nhân? 
+Khi viết tích riêng thứ hai cần lưu ý điều gì ? 
+ 164 là tích riêng thứ mấy của phép nhân? 
+ Khi viết tích riêng thứ ba cần lưu ý điều gì? 
+ 20172 gọi là gì của phép nhân? 
+Nhắc lại các bước thực hiện nhân với số có ba chữ số?
+ Nhân với số có 2 chữ số khác với nhân với số có 3 chữ số ở điểm nào? Giống ở điểm nào?
*Kết luận: Chú ý đặt thẳng hàng, tích riêng thứ hai lùi một hàng so với tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ ba lùi một hàng so với tích riêng thứ hai.
1. Phép nhân 164 x 123:
a.Ta có thể tính như sau:
164 x 123 = 164 x (100 + 20 + 3)
 = 164 x 100 + 164 x 20 + 164 x 3
 = 16400 + 3280 + 492
 = 20172
b. Thông thường ta đặt tính và tính như sau:
 164 
 x 123 
 492 
 328 
 164 
 20172
c. Trong cách tính trên:
- 492 gọi là tích riêng thứ nhất.
- 328 gọi là tích riêng thứ hai. 
- Tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái một cột (so với tích riêng thứ nhất) vì đây là 328 chục, viết đầy đủ là 3280.
- 164 gọi là tích riêng thứ ba. 
- Tích riêng thứ 3 được viết lùi sang bên trái hai cột (so với tích riêng thứ nhất) vì đây là 164 trăm, viết đầy đủ là 16400.
3. Hoạt động luyện tập: 
* Mục tiêu: - Học sinh thực hành nhân được với số có 3 chữ số 
*Phương pháp: thực hành, làm mẫu 
*Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành:
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc đề bài.
- HS làm cá nhân, ba HS làm bảng.
- Chữa bài: 
+ trình bày và giải thích cách làm
+ Nhận xét đúng sai. 
+ Đổi bài kiểm tra.
*Kết luận: HS nhắc lại cách đặt tính nhân với số có ba chữ số.
Bài 1/73: Đặt tính rồi tính:
 a. 248 b. 1163 c. 3124
 x x x
 321 125 213 
 248 5815 9372
 496 2326 3124
 744 1163 6248
79608 145375 665412
4. Hoạt động vận dụng: 
*Mục tiêu: - Học sinh vận dụng giải bài toán có lời văn 
 *Phương pháp: thực hành 
*Thời gian: 3 phút 
*Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc bài toán
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- HS làm bài cá nhân, 1 HS làm bảng. 
- Chữa bài: + Giải thích cách làm
+ Nhận xét đúng sai. 
+ Đổi vở kiểm tra.
+ Bài tập 3 củng cố kiến thức và KN gì?
*Kết luận: Củng cố cách tính diện tích hình vuông
Bài 3: Tóm tắt:
Mảnh vườn hình vuông cạnh: 125 m
Diện tích mảnh vườn :...............m2?
Bài giải:
Diện tích mảnh vườn hình vuông là:
 125 x 125 = 15625 (m2)
 Đáp số: 15625 m2
5. Củng cố, dặn dò: (2 phút) 
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học, 
- Chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_13_nam_hoc_2020_2021_ban_chuan_ki.docx