Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5, Thứ 3 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5, Thứ 3 - Năm học 2012-2013

TOÁN

Tiết 22: Tìm số trung bình cộng

(trang 26 - 27)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Giúp HS có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số.

- Biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.

2. Kĩ năng: Tìm được số trung bình cộng của các dãy số đã cho.

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập 1(a,b,c) 2.

II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh hoạ can dầu

 - Bảng phụ ghi nội dung đề toán và tóm tắt phần bài học.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 6 trang xuanhoa 11/08/2022 1290
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5, Thứ 3 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Chủ nhật ngày 31 tháng 9 năm 2012
Ngày dạy: Thứ ba ngày 2 tháng 10 năm 2012
TOÁN
Tiết 22: Tìm số trung bình cộng
(trang 26 - 27)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Giúp HS có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số. 
- Biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
2. Kĩ năng: Tìm được số trung bình cộng của các dãy số đã cho.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập 1(a,b,c) 2. 
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh hoạ can dầu
 - Bảng phụ ghi nội dung đề toán và tóm tắt phần bài học.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Khởi động: Mời cả lớp chơi trò Tiếp sức
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi một học sinh giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, ghi điểm
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm trung bình cộng.
MT: Giúp HS hiểu số trung bình cộng và nắm cách tìm nó.
PP: trực quan, đàm thoại, giảng giải
Bài toán 1:
+ GV cho HS đọc đề toán 1, quan sát hình vẽ tóm tắt nội dung bài toán.
+ GV theo dõi, nhận xét và tổng hợp.
+ GV nêu nhận xét: Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu, trung bình mỗi can có 5l dầu.
+ GV cho HS nêu cách tính số trung bình cộng của hai số 6 và 4 => GV viết (6 + 4) : 2 = 5
GV cho HS thay lời giải thứ 2 bằng lời giải khác: 
 + Trung bình mỗi can có là: 
Để tìm số trung bình cộng của hai số, ta làm như thế nào?
GV lưu ý: bài này có 2 số hạng nên chia tổng đó cho 2 => 2 ở đây là số các số hạng
Bài toán 2:
+ GV hướng dẫn tương tự để HS tự nêu được cách làm.
GV lưu ý: bài này có 3 số hạng nên chia tổng đó cho 3 => 3 ở đây là số các số hạng
+ Cho HS tìm số trung bình cộng của bốn số: 15, 10, 16, 14
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta làm như thế nào?
GV chốt: Để tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng của các số đó, rồi chia tổng đó cho số các số hạng
* Thực hành
MT: giúp HS làm các bài tập.
PP: động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1:
+ GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 
Bài tập 2:
+ GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 
+ Sửa bài
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm :
Trong đợt thi đua làm kế hoạch nhỏ, tổ Ba có 12 bạn chia làm 2 nhóm, thu hoạch được tất cả 48 kg giấy vụn. Hỏi :
a. Trung bình mỗi nhóm thu được bao nhiêu gam giấy vụn ?
b. Trung bình mỗi bạn thu được bao nhiêu gam giấy vụn ?
- 3 HS thực hiện (Tấn Hoàng, Trần Hoàng, Mỹ Đình) , cả lớp làm vào bảng con.
HT: cá nhân, lớp
- HS đọc đề toán, quan sát tóm tắt.
- Thảo luận nhóm tìm cách giải.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Trình bày bài giải.
- Số 5 là số trung bình cộng của hai số 6 và 4. Vài HS nhắc lại.
- Tính tổng của hai số đó rồi chia cho 2.
- HS đọc đề, giải toán
- HS tính và nêu kết quả.
- HS thảo luận nhóm 2, trả lời
- Vài HS nhắc lại
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- Tự làm bài rồi chữa bài. Sau đó nêu lại cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- Suy nghĩ làm bài.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 9: Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng
( trang 48 - 49)
I. Mục tiêu
- Mở rộng vốn từ ngữ theo chủ điểm: Trung thực – Tự trọng
- Nắm được nghĩa và cách dùng các từ ngữ nói trên để đặt câu.
- Giáo dục HS tính trung thực, lòng tự trọng
II. Đồ dùng dạy học
 - Từ điển Tiếng Việt 
	- Một số bảng phụ viết sẵn BT3, BT4.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Mời HS thi tìm từ tiếp sức
* KTBC:
+ Yêu cầu HS tìm 3 từ ghép tổng hợp, 3 từ ghép phân loại, 3 từ láy.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* MRVT: Trung thực
MT: giúp HS làm được các bài tập.
PP: động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1:
- Trung thực là gì?
+ Thảo luận nhóm 6, ghi vào bảng nhóm 2 cột: cùng nghĩa và trái nghĩa với trung thực
Trung thực
Cùng nghĩa
Trái nghĩa
Thẳng thắn, chân thật, ngay thẳng, bộc trực, chính trực, thẳng tính, thành thật .
Dối trá, gian lận, gian trá, lừa đảo, lừa bịp, lừa lọc, bịp bợm ..
Bài tập 2:
+ Nêu yêu cầu bài tập: đặt câu với các từ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ trung thực
+ Yêu cầu làm vào vở.
+ Nhận xét, chỉnh sửa, tính điểm thi đua.
* MRVT: Tự trọng
MT: Giúp HS hiểu đúng nghĩa từ “tự trọng” và nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ
PP: Động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 3:
+ Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập.
+ Hướng dẫn: dùng tự điển tìm nghĩa từ “tự trọng” rồi đối chiếu đáp án a,b,c,d
+ Thảo luận nhóm đôi
+ GV chốt đáp án đúng “c”: Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
Bài tập 4:
+ Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập.
+ Sửa bài bằng hình thức thi đua: 
 - 2 đội, mỗi đội 5 người
 - Dùng hoa đỏ gắn vào đáp án trung thực, hoa xanh gắn vào đáp án tự trọng.
+ GV chốt đáp án đúng: a, c, d là trung thực
 b, e là tự trọng.
3. Hoạt động nối tiếp
Yêu cầu HS học thuộc 5 câu thành ngữ trong SGK.
- Thi đua tìm từ.
- Viết bảng con.
HT: cá nhân, nhóm, lớp.
- 1 HS đọc đề bài
- Trả lời.
- HS thảo luận, trình bày vào bảng nhóm
=> nhận xét, bổ sung.
+ HS đọc đề bài.
+ Làm bài cá nhân
+ Thi đua đọc câu đã đặt nối tiếp theo tổ 
HT: cá nhân, lớp, nhóm.
- Đọc đề.
- Kiểm tra đáp án các nhóm
- Các nhóm trình bày kết quả của mình.
=> Nhận xét, bổ sung
- Đọc đề
- Thảo luận nhóm 4 làm bài
- Thi đua.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
KỂ CHUYỆN
Tiết 5: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
(trang 49 - 50)
I. Mục tiêu
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn chuyện)
2. Rèn kĩ năng nghe:
- HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn 
3. Thái độ: 
- Giáo dục tính trung thực của con người.
II. Đồ dùng dạy học
- Một số truyện viết về tính trung thực: truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười 
- Bảng phụ viết gợi ý 3 trong SGK, tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Cho lớp chơi trò chơi: Gọi bạn
+ Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể lại truyện “Một nhà thơ chân chính” và nêu nội dung, ý nghĩa của truyện.
+ NX, cho điểm.
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động cơ bản
* Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài 
MT: Giúp HS nắm được những nội dung chính của một câu chuyện
PP: Làm mẫu, đàm thoại, thảo luận
+ GV gạch chân dưới những chữ sau: 
 - Được nghe, được đọc, tính trung thực
+ GV hướng dẫn HS tìm hiểu: 
 - Nêu một số biểu hiện của tính trung thực
 - Tìm truyện về tính trung thực ở đâu?
+ GV gợi ý cách kể chuyện:
 - Giới thiệu câu chuyện: nêu tên, cho biết đã nghe hoặc đọc ở đâu.
 - Kể chuyện phải có mở đầu, diễn biến, kết thúc (với chuyện dài có thể kể một, hai đoạn chính có sự kiện, ý nghĩa )
 - Rút ra ý nghĩa câu chuyện. 
* HS thực hành kể chuyện
MT: Giúp HS kể được truyện, nêu được ý nghĩa truyện
PP: Động não, đàm thoại, thực hành
+ Kể chuyện nhóm đôi
+ Thi kể trước lớp
+GV nhận xét, tính điểm theo tiêu chuẩn sau:
 - Nội dung câu chuyện có hay, có mới không?
 - Cách kể (giọng điệu, cử chỉ)
 - Khả năng hiểu chuyện của người kể
- GV theo dõi HS kể chuyện, gợi ý thêm cho những HS còn lúng túng 
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và tìm đọc những câu chuyện nói về long trung thực.
- Chơi trò chơi
- 2 HS kể lại truyện (Đặng Quý, Tường Vy)
HT: cá nhân, nhóm, lớp.
- Đọc đề bài
 + Đọc gợi ý 1
- Không vì của cải hay tình cảm riêng tư mà làm trái lẽ công bằng
-Dám nói ra sự thật,dám nhận lỗi
- Không làm những việc gian dối
- Không tham của người khác
- HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện của mình, nói rõ chuyện nói về mặt nào của tính trung thực.
- HS lắng nghe.
- Theo dõi sự hướng dẫn của GV.
HT: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS kể chuyện theo nhóm đôi – trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể chuyện trước lớp
- Nói ý nghĩa câu chuyện của mình, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của các bạn về nhân vật, chi tiết trong câu chuyện, ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất
-HS nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
 LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_5_thu_3_nam_hoc_2012_2013.doc