Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14, Thứ 5 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14, Thứ 5 - Năm học 2012-2013

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 28: Dùng câu hỏi vào mục đích khác

( trang 142 - 143)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Nắm được một số tác dụng phụ của câu hỏi. HS khá giỏi nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi vào mục đích khác ở BT 3.

2. Kĩ năng: Bước đầu biết dùng để hỏi để thể hiện thái độ khen chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể.

3. Thái độ: HS vận dụng vào giao tiếp.

- KNS: Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp, lắng nghe tích cực.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ, bảng nhóm.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 4 trang xuanhoa 11/08/2022 1060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14, Thứ 5 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ ba ngày 4 tháng 12 năm 2012
Ngày dạy: Thứ năm ngày 6 tháng 12 năm 2012
TOÁN
Tiết 69: Chia một số cho một tích
(trang 78)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nhận biết cách chia một số chia cho một tích. 
2. Kĩ năng: Áp dụng cách thực hiện chia 1 số cho một tích để giải các bài toán có liên quan
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi:Tìm số
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Giới thiệu tính chất 1 số chia cho 1 tích
MT: giúp HS nắm được quy tắc, tính chất
 PP: động não, đàm thoại, thực hành
+ Yêu cầu HS thực hiện các phép tính 24 : (3 x 2)
 24 : 3 : 2
 24 : 2 : 3
=> So sánh các giá trị
=> 24 : ( 3 x 2 ) = 24 : 3 : 2 = 24 : 2 : 3
=> Gợi ý giúp HS rút ra kết luận 
GV chốt: Khi chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể chia số đó cho một thừa số rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.
* Thực hành
MT: giúp HS làm các bài tập.
 PP: động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1:
+ Yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức.
Bài tập 2:
+ Gợi ý HS tính 
 60 :15 = 60 : (5 x 3) = 60 : 5 : 3 = 12 : 3 = 4
- Yêu cầu HS chuyển phép chia thành phép chia một số cho một tích rồi tính
3. Hoạt động nối tiếp
Tính 
12 : (9 x 4 ); 64 : ( 8 x 4)
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp (Hải Triều, Mai Thy), lớp chú ý sửa bài.
- Nhận xét.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS thực hiện tính
- Khi tính 24 : (3 x 2) ta nhân rồi chia, ta có thể nói đã lấy một số chia cho một tích.
- Khi tính 24 : 3 : 2 hoặc 24 : 2 : 3 ta lấy số đó chia liên tiếp cho từng thừa số.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS làm bài
- HS sửa bài
- HS làm bài
- HS sửa bài, đổi chéo vở kiểm tra nhau
- Làm vào vở nháp.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 28: Dùng câu hỏi vào mục đích khác
( trang 142 - 143)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm được một số tác dụng phụ của câu hỏi. HS khá giỏi nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi vào mục đích khác ở BT 3.
2. Kĩ năng: Bước đầu biết dùng để hỏi để thể hiện thái độ khen chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể.
3. Thái độ: HS vận dụng vào giao tiếp.
- KNS: Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp, lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi: Đố bạn
* Kiểm tra bài cũ.
+ 2 HS đọc đoạn văn BT 3.
+ Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Nhận xét
MT: giúp HS biết các tác dụng phụ của câu hỏi
PP: động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1, 2:
a) HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với Cu Đất trong truyện “Chú Đất Nung” => tìm câu hỏi của ông Hòn Rấm
b) Tìm hiểu mục đích các câu hỏi
- Sao chú mày nhát thế? => không phải câu dùng để hỏi về điều chưa biết, vì ông Hòn Rấm đã biết cu Đất nhát.
- Chứ sao? => câu này không dùng để hỏi mà để khẳng định: đất có thể nung trong lửa.
Bài tập 3:
- Các cháu có thể nói nhỏ hơn không? => câu hỏi không dùng để hỏi mà để yêu cầu các cháu hãy nói nhỏ hơn
GV chốt: Câu hỏi có thể dùng để thể hiện thái độ khen chê; sự khẳng định, phủ định; yêu cầu, mong muốn
* Ghi nhớ
MT: Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP: Đàm thoại.
* Luyện tập 
MT: Giúp HS làm được các bài tập .
PP: Động não, đàm thoại, thực hành .
Bài tập 1:
GV chốt đáp án:
a) Có nín đi không? => thể hiện yêu cầu.
b) Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy? => ý chê trách.
c) Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à? => Chê.
d) Chú có thể........ miền Đông không? => dùng để nhờ cậy giúp đỡ.
Bài tập 2:
+ Đọc yêu cầu: đặt câu hỏi phù hợp với tình huống
Bài tập 3: 
+ Gợi ý tình huống nếu HS chưa rõ cách đặt câu, chú ý HS thể hiện rõ thái độ muốn nói
+ GV nhận xét.
3. Hoạt động nối tiếp
+ Yêu cầu HS viết lại các câu hỏi vừa đặt ở bài tập 3 vào vở .
- Nối tiếp nhau tìm từ.
- 2 HS thực hiện (Hải Đăng, Đặng Quý)
- Lắng nghe.
HT: cá nhân, nhóm, lớp.
 + Sao chú mày nhát thế?
 + Chứ sao?
- HS đọc yêu cầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Thảo luận nhóm để phân tích câu 
HT: cá nhân, lớp.
- 2, 3 HS nội dung phần ghi nhớ
HT: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm và trình bày kết quả.
- HS suy nghĩ, thực hành hỏi đáp.
- HS trình bày trước lớp
- Mỗi HS đặt 1 câu
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_14_thu_5_nam_hoc_2012_2013.doc