Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kiến thức)

TIẾT 3: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (TT)

I.Mục tiêu:

- Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn

- Hiểu đư¬ợc ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.

* GDKKNS: Thể hiện sự cảm thông.

II.Chuẩn bị :

- Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ.

 

docx 53 trang xuanhoa 05/08/2022 1680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2020
Tập đọc
TIẾT 3: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (TT)
I.Mục tiêu: 
- Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
* GDKKNS: Thể hiện sự cảm thông.
II.Chuẩn bị :
- Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy – học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
34’
3’
1. KT BC :
2. Bài mới:
a)Giới thiệu bài
b) Luyện đọc:
* Mục tiêu :
- Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
c) Tìm hiểu bài:
* Mục tiêu :
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
d. Luyện đọc diễn cảm:
* Mục tiêu :
- Đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
4. Củng cố - Dặn dò
- Gọi 3 em đọc thuộc lòng bài thơ: “ Mẹ ốm”+ Nêu ND
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài + Ghi bảng 
* GV chia đoạn: 3 đoạn
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn - sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải
* YC HS luyện đọc theo cặp.
* GV đọc mẫu toàn bài.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
+ Dế Mèn gặp bọn Nhện để làm gì ?
- YCHS đọc thầm Đ1 và TLCH:
+ Trận địa mai phục của bọn Nhện đáng sợ nh thế nào?
+ Bọn Nhện mai phục để làm gì ?
+ Đoạn 1 cho em hình dung ra cảnh gì?
- Gọi 1 HS đọc Đ2 và TLCH:
+ Dế Mèn đã làm cách gì để bọn Nhện phải sợ ?
+ Thái độ của bọn Nhện ra sao khi gặp Dế Mèn?
+ Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn thấy Nhà Trò?
+ Đoạn 2 nói lên điều gì?
- YCHS đọc thầm Đ3 và TLCH:
+ Dế Mèn đã nói như thế nào để bọn Nhện nhận ra lẽ phải?
+ Sau lời lẽ đanh thép của Dế Mèn bọn Nhện đã hành động ntn?
+ Đoạn 3 nói lên điều gì?
+ Đoạn trích ca ngợi điều gì?
=>GV ghi ý nghĩa lên bảng
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp cả bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp
- Tổ chức thi đọc diễn cảm
- GV nhận xét chung.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 3 HS thực hiện yêu cầu
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS đánh dấu đoạn.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS trả lời câu hỏi.
+ .... đòi công bằng, bênh vực Nhà Trò yếu, không để kẻ khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
+ Bọn Nhện chăng tơ kín ngang đờng, ....dáng vẻ hung dữ.
+ Chúng mai phục để Nhà Trò phải trả nợ.
+Cảnh mai phục của bọn Nhện thật đáng sợ
- HS đọc theo yêu cầu
+ Đầu tiên Dế Mèn chủ động hỏi, lời... ra đây ta nói chuyện?”
+ Lúc đầu mụ Nhện cái.... giã gạo.
+Dế Mèn thông cảm với chị Nhà Trò và giúp đỡ chị.
+ Dế Mèn ra oai với bọn Nhện.
-1 HS đọc – cả lớp thảo luận + TLCH.
+ Dế Mèn thét lên......... còn đe doạ chúng 
+ Chúng sợ hãi .....dây tơ chăng lối.
+ Dế Mèn giảng giải để bọn Nhện nhận ra lẽ phải. 
* Nêu
- 3 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
 - Lắng nghe
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy:
______________________________
 Toán
TIẾT 6: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
- Biết đọc các số có đến sáu chữ số.
- Có ý thức khi làm toán, tự giác khi làm bài tập.
II. Chuẩn bị :
 - Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
32’
3’
1. KTBC
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Số có sáu chữ số
* Mục tiêu :
- Củng cố kiến thức cũ.
c. Giới thiệu các số có sáu chữ số
* Mục tiêu :
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
 - Biết đọc các số có đến sáu chữ số.
d. Thực hành
Bài 1:
* Mục tiêu: HS đọc được các số có sáu chữ số
Bài 2:
* Mục tiêu:
HS nêu được các số có mối quan hệ liền kề.
Bài 3: 
* Mục tiêu:
HS đọc được các số có sáu chữ số
Bài 4: 
* Mục tiêu:
HS viết được các số có sáu chữ số
4. Củng cố – Dặn dò
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
Tìm a để giá trị của biểu thức 45 x a là:
255 ; 450 ; 90
- GV nhận xét, chữa bài cho HS
-Giới thiệu bài+ Ghi bảng.
* Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn:
- Cho HS nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề
* Hàng trăm nghìn:
+ 10 nghìn bằng 1 chục nghìn, vậy mấy chục nghìn bằng 1 trăm nghìn?
- GV giới thiệu trong SGK
+ Ta có số đó là số nào? Số đó có mấy mấy trăm nghìn, mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đvị ?
+ Ai có thể đọc được số này ?
- GV yêu cầu cả lớp đọc số, vài HS đọc cá nhân.
- GV hướng dẫn HS cách đọc từng số.
- GV cho HS đọc các số : 
12 357 ; 312 357 ; 
81 759 
- GV nhận xét, sửa cho từng HS.
- GV cho HS phân tích mẫu
 GV cho HS làm vào vở bằng bút chì 
GV nhận xét, chữa bài.
- Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự làm bài , cả lớp làm bài vào vở.
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
- GV cho HS đọc số nối tiếp nhau:
96 315 ; 796 315 ; 106 315; 106 827
- GV yêu cầu HS nhận xét và chữa bài 
- GV đọc và yêu cầu HS nghe và viết vào vở
- GV nhận xét, chữa bài
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về làm bài tập và chuẩn bị bài sau: “ Luyện tập”
3 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
45 x a = 255 45 x a = 450
a = 255 : 45 a = 450 : 45
a = 5 a = 10
45 x a = 90
 a = 90 : 45 
 a = 2 
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS làm theo lệnh của GV.
 10 đơn vị = 1 chục ; 10 chục = 1 trăm
10 trăm = 1 nghìn; 10 nghìn = 1 chục nghìn
- 10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn, 1 trăm nghìn bằng 10 chục nghìn.
- Số đó là số 432 516, số này có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục và 6 đơn vị.
- Bốn trăm ba mươi hai nghìn, năm trăm mười sáu.
- HS đọc theo yêu cầu
- HS theo dõi cách đọc.
- HS đọc các số như GV hướng dẫn
- Theo dõi
- HS làm vào vở và đọc kết quả
- 313 241 ; 523 453 
- HS tự làm bài vào SGK, sau đó đổi cho nhau để kiểm tra.
+ 369 815 ; 786 612
- HS nối tiếp nhau đọc từng số theo yêu cầu của GV
+ Chín mươi sáu nghìn, ba trăm mười lăm.
- HS nghe GV đọc từng số và viết vào vở:
 63 115 ; 723 936 
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy:
______________________________
Chính tả (nghe-viết)
TIẾT 2: MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả : “Mười năm cõng bạn đi học” sạch sẽ, đúng quy định.
- Làm đúng các bài tập: BT2; BT3 a/b 
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, vở viết
III. Các hoạt động dạy- học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
32’
4’
1. KTBC
2. Bài mới :
a) Giới thiệu bài:
b) HD nghe viết
* Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, đúng quy định.
c) HD làm bài .
Bài 2
* Mục tiêu:
- Làm đúng BT2; 
Bài 3:
* Mục tiêu:
- Làm đúng BT3 a/b
4. Củng cố dặn dò
- Gọi 2HS lên bảng viết cả lớp viết vào nháp .
- GV nhận xét đánh giá .
- Giới thiệu + ghi bảng
- Đọc toàn bài chính tả
- GV đặt một số câu hỏi về nội dung bài
- Hướng dẫn HS tìm và viết từ khó
- Đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn (mỗi câu 2 lượt)
- Đọc lại toàn bài
- Nhận xét chữa 7-10 bài 
- Nhận xét chung
-Nêu y/c bài tập 
-HS đọc nội dung truyện 
-Nhận xét từng bài về:chính tả,phát âm ,khả năng hiểu đúng tính khôi hài và châm biếm .
-Chốt lại lời giải đúng .
- Nêu câu đố .
-Chốt lại lời giải đúng: Trăng.
- Nhận xét tiết học.
- Tuyên dương những HS hoàn thành tốt bài học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Hoa ban, ngang trời.
- Ghi vở
- Theo dõi trong sgk.
- Đọc thầm lại đoạn văn.
- HS tìm và viết từ khó.
- Viết bài vào vở.
- Soát lại bài.
-Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau sửa những chữ viết sai.
-Đọc thầm lại truyện vui “tìm chỗ ngồi” suy nghĩ làm bài vào vở.
-4 HS đọc nội dung truyện
-Từng HS đọc lại truyện sau khi đã điền từ hoàn chỉnh, sau đó nói về tính khôi hài của truyện vui.
-Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng 
+Lát sau,rằng, phải chăng, xin bà, băn khoăn, không sao, để xem .
+Tính khôi hài của truyện : ông khách ngồi ở đầu hàng ghế tởng rằng ngời đàn bà đã giẫm phải chân ông hỏi thăm ông để xin lỗi. Hoá ra bà ta chỉ hỏi để biết mình có trở lại đúng hàng ghế mình đã ngồi lúc nãy không mà thôi .
-2 HS đọc lại câu đố .
-Để nguyên, vằng vặc trời đêm 
Thêm sắc màu phấn cùng em tới trường lớp thi giải nhanh-viết lời giải vào bảng con. 
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy:
______________________________
Hướng dẫn học Toán
CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ.HÀNG VÀ LỚP.SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ.TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I. Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu và rèn kĩ năng cho học sinh các kiến thức cơ bản các số có sáu chữ số
+)Cách đọc và ghi giá tiền 
II. Chuẩn bị:
- Bài tập
III. Các HĐ dạy – học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
33’
3’
1. Ổn định
2. Bài mới
* Giới thiệu bài
Bài 1:
* Mục tiêu:
- HS củng cố về các số có sáu chữ số.
Bài 2:
* Mục tiêu:
- HS củng cố về cách đọc số và ghi giá tiền.
Bài 3:
Mục tiêu:Củng cố về cách điền số
3. Củng cố - Dặn dò
-GV gt bài ghi bảng
Bài 1: Viết ( theo mẫu):
-GV gọi hs đọc yêu cầu
-YC hs viết vào bảng trong vở 
-Gọi lần lượt đọc các số đã làm
-GV nhận xét 
Bài 2: Viết cách đọc các số đã ghi giá tiền của các mặt hàng dưới đây:
-Gọi hs đọc đề bài
-Bài tập yêu cầu gì?
-YC hs làm vào vở
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 400 000; 500 000; 600 000; ; 
b) 320 000; 330 000; 340 000; ; 
c) 782 474; 782 475; 782 476; ; 
-Gọi hs đọc đề bài
-Gọi 3 hs lên bảng làm bài
-GV nhận xét 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS ôn lại bài.
- Ktra sách vở của HS.
-HS lắng nghe 
-HS đọc yêu cầu
-HS tự làm vào vở
-Lần lượt hs đọc
- HS lắng nghe
-HS đọc đề
-Bài tập yêu cầu đọc các số và ghi giá tiền của các mặt hàng
-HS làm 
+)Hai trăm chín mươi chín nghìn đồng
+)Hai trăm năm mươi lăm nghìn đồng
+)Một trăm chín mươi ba nghìn đồng
+)Tám trăm linh năm nghìn đồng
- HS đọc đề bài
-3 hs lên bảng làm
a) 400 000; 500 000; 600 000; 700 000; 800 000.
b) 320 000; 330 000; 340 000; 350 000; 360 000.
c) 782 474; 782 475; 782 476; 782 477; 782 478.
-HS lắng nghe 
-HS lắng nghe
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 .
______________________________
 Hoạt động tập thể
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG: BÀI 2
VẠCH KẺ ĐƯỜNG, CỌC TIÊU VÀ RÀO CHẮN
I. Mục tiêu:
- HS hiểu ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn trong giao thông.
- HS nhận biết các loại cọc tiêu , rào chắn, vạch kẻ đường và xác định đúng nơi có vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn. Biết thực hiện đúng quy định.
II. Chuẩn bị:
- Sách GD ATGT
III. Các HĐ dạy – học chủ yếu:
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
30’
3’
1. KTBC
2. Bài mới
* Giới thiệu bài
* HĐ 1: Tìm hiểu vạch kẻ đường.
* Mục tiêu:
- HS hiểu ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường
* HĐ 2: Tìm hiểu về cọc tiêu và rào chắn.
* Mục tiêu:
- HS hiểu ý nghĩa, tác dụng của cọc tiêu và rào chắn trong giao thông.
* HĐ 3: Trò chơi.
3. Củng cố - Dặn dò
- GV cho HS kể tên các biển báo hiệu giao thông được học. Nêu đặc điểm của biển báo ấy.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài – ghi bảng
- GV lần lượt nêu các câu hỏi cho HS nhớ lại và trả lời:
+ Những ai đã nhìn thấy vạch kẻ trên trên đường?
+ Em nào có thể mô tả các loại vạch kẻ trên đường em đã nhìn thấy ( vị trí, màu sắc, hình dạng)
+ Em nào biết, người ta kẻ những vạch trên đường để làm gì?
- GV giải thích các dạng vạch kẻ, ý nghĩa của một số vạch kẻ đường.
* Cọc tiêu:
- GV đưa tranh ảnh cọc tiêu trên đường. giải thích từ cọc tiêu: Cọc tiêu là cọc cắm ở mép đoạn đường nguy hiểm để nggười lái xe biết phạm vi an toàn của đường.
- GV giới thiệu các dạng cọc tiêu hiện đang có trên đường (GV dùng tranh trong SGK)
- Cọc tiêu có tác dụng gì trong giao thông?
* Rào chắn
- GV: Rào chắn là để ngăn cho người và xe qua lại.
- GV dùng tranh và giới thiệu cho HS biết có hai loại rào chắn:
+ Rào chắn cố định ( ở những nơi đường thắt hẹp, đường cấm, đường cụt)
+ Rào chắn di động (có thể nâng lên hạ xuống, đẩy ra, đẩy vào)
- GV cùng HS hệ thống bài 
- GV nhận xét tiết học
- GV dặn HS ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời
- HS lên bảng chỉ và nói.
- HS trả lời theo hiểu biết của mình.
- HS theo dõi 
- Cọc tiêu là cọc cắm ở mép đoạn đường nguy hiểm để người lái xe biết phạm vi an toàn của đường, hướng đi của đường.
- Quan sát và theo dõi.
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 .
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2020
Toán
TIẾT 7: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Viết và đọc được các số có đến sáu chữ số.
- Làm các bài tập 1; 2; 3; (a,b,c); bài 4 (a,b).
II.Chuẩn bị:
- GV : Giáo án, SGK, SGV 	
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học.
III.Các hoạt động dạy – học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
32’
3’
1. KTBC
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Luyện tập:
Bài 1:
* Mục tiêu:
- Viết và đọc được các số có đến sáu chữ số.
Bài 2:
* Mục tiêu:
- Đọc được các số có đến sáu chữ số.
Bài 3: 
* Mục tiêu:
- Viết được các số có đến sáu chữ số
Bài 4 :
*Mục tiêu :
-Viết được các số có sáu chữ số
4. Củng cố – dặn dò:
- Kiểm tra việc làm bài tập của 5 HS
+ Nêu cách đọc và viết số có sáu chữ số.
- GV nhận xét, chữa bài 
- Ghi bảng.
- Cho HS ôn lại cách đọc và viết số có sáu chữ số.
- GV kẻ sẵn bảng bài 1 lên bảng, yêu cầu từng học sinh lên bảng làm bài, các học sinh khác làm vào vở.
+ Yêu cầu HS phân tích số 653 267
- GV yêu cầu HS lần lượt lên bảng trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét, chữa bài.
- Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự làm bài , cả lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS đọc các số: 2 453 ; 65 243 ; 762 543 ; 53 620 
+ Cho biết mỗi số 5 ở trên thuộc hàng nào, lớp nào?
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
- GV yêu cầu HS tự viết số vào vở.
- GV yêu cầu HS nhận xét và chữa bài vào vở.
-Gọi hs đọc yêu cầu
-YC hs làm vào vở
-Gọi 5 hs lên bảng làm bài
- GV nhận xét giờ học.
- Tuyên dương HS hăng hái phát biểu xây dựng bài và hoàn thành tốt các bài tập.
- Dặn HS về làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS làm bài theo yêu cầu.
- HS nêu miệng các số vừa làm.
+ 653 267 : Sáu trăm năm mươi ba, hai trăm sáu mơi bảy
+ Số 653 267 gồm sáu trăm nghìn, năm chục nghìn, ba nghìn, hai trăm, sáu chục và bảy đơn vị.
- HS lần lượt nêu bài làm của mình với các số còn lại.
- HS chữa bài vào vở.
- HS làm bài vào vở. 
- HS đọc các số theo yêu cầu:
+ 2 453 : 5 thuộc hàng chục, lớp đơn vị
+ 65 243 : 5 thuộc hàng nghìn, lớp nghìn
+ 762 534: 5 thuộc hàng trăm, lớp đơn vị
+ 53 620: 5 thuộc hàng chục nghìn, lớp nghìn
- HS chữa bài vào vở
- HS viết số vào vở:
4 300 ; 24 316 ; 24 301 
 - HS chữa bài vào vở
-HS đọc yêu cầu
-HS làm bài
-Lần lượt 5 hs lên bảng làm 
a)300000;400000;500000;600000;700000;800000
b)350000;360000;370000;380000;390000;400000
c)399000;399100;399200;399300;399400;399500
d)399940;399950;399960;399970;399980;399990
e)456784;456785;456786;456787;456788;456789
-HS lắng nghe
-Lắng nghe và ghi nhớ
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy:
_______________________________________
Khoa học
TIẾT 3: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (TT)
I. Mục tiêu: 
- Kể được tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người : tiêu hoá , bài tiết , tuần hoàn , hô hấp.
- Biết được nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động cơ thể sẽ chết.
II. Đồ dùng dạy - học :
- Máy chiếu
III.Các hoạt động dạy – học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
30’
5’
1. KTBC: 
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài
HĐ1:XĐ những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình TĐC ở người.
* Mục tiêu:
- HS xác định được các cơ quan tham gia TĐC ở người.
HĐ2:Tìm hiểu MQH giữa các cơ quan trong việc thực hiện TĐC ở người.
* Mục tiêu:
- HS biết được MQH giữa các cơ quan ở người.
3. Củng cố Dặn dò: 
- Hãy nêu quá trình trao đổi chất ở ngời ?	
 - Nhận xét, cho điểm
- Giới thiệu bài + Ghi bảng
* HS quan sát hình 8 SGK, TL nhóm 2:
+ Chức năng của cơ quan tiêu hoá ?
+ Chức năng của cơ quan hô hấp?
+ Chức năng của cơ quan tuần hoàn ? 
+ Theo em cơ quan nào trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài ?
- GV chốt ý và KL
* Các từ cần điền là :
- Nhận xét, bổ sung :
+ Nêu vai trò của từng cơ quan trong quá trình TĐC?
+ Hằng ngày cơ thể phải lấy những gì từ MT và thải ra MT những gì ?
+ Nhờ cơ quan nào mà quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể được thực hiện ?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu 1 trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động ?
* GV KL
- Nêu mối quan hệ của các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất
- Về học kỹ bài, chuẩn bị bài sau.
* Quá trình TĐC là quá trình con người lấy thực ăn, nước, không khí từ MT và thải ra MT những chất thừa, cặn bã.
- HS ghi dầu bài.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Biến đổi thức ăn, nước uống thành các chất dinh dưỡng ngấm vào máu đi nuôi cơ thể. Thải ra phân.
- Hấp thụ khí ô-xi và thải ra khí Cac-bo-nic
- Lọc máu tạo thành nước tiểu thải ra ngoài
- Đó là 3 cơ quan trực tiếp thực hiện quá trình TĐC giữa cơ thể với MT bên ngoài.
- 1 – 2 học sinh nhắc lại
- Quan sát sơ đồ trang 9 SGK.
* HS mở bài 2 trang 5 vở bài tập điền các từ còn thiếu vào chỗ trống.
 - Chất dinh dưỡng, ô-xi, cacbonic, ô-xi và các chất dinh dưỡng, khí cacbonic và các chất.
thải, các chất thải.
- HSchữa bài.
- Mỗi HS nêu vai trò của 1 cơ quan.
 - Lấy : Ô-xi, thực ăn, nước uống 
 - Thải ra : khí cacbonic, phân và nước tiểu.
 - Cơ quan tuần hoàn 
- Nếu 1 trong các cơ quan ngừng hoạt động thì cơ thể sẽ chết.
- HS đọc mục Bạn cần biết
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy:
_______________________________________
Kĩ thuật
TIẾT 2: CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU
I. Mục tiêu: 
- Biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu.
- Vạch được đường dấu trên vải ( vạch đường thẳng , đường cong ) và cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô
 - Với HS khéo tay: Cắt được vải theo đường vạch dấu . Đường cắt ít mấp mô.
II. Chuẩn bị:
 - Mẫu vải đã vạch dấu đường thẳng, đường cong bằng phấn, cắt 1 đoạn 7- 8cm.
 - Kéo cắt vải, phấn vạch trên vải, thước
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
32’
3’
1. KTBC:
2.Bài mới: Giới thiệu bài: 
HĐ1:Quan sát, nhận xét mẫu.
* Mục tiêu:
- Biết cách quan sát và nêu được cách vạch dấu.
HĐ 2: Thao tác kĩ thuật
* Mục tiêu:
- Biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu.
HĐ3: Thực hành
* Mục tiêu:
- Vạch và cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô.
HĐ 4: Đánh giá kết quả học tập
4. Củng cố - Dặn dò
- KT việc chuẩn bị của HS 
- GV nhận xét 
- Ghi tựa bài 
- GV nêu mục đích bài học 
- GV giới thiệu mẫu.
- GV gợi ý tác dụng của đường vạch dấu.
- GV chốt: Vạch dấu trước để cắt được chính xác.
- Vạch dấu trên vải
- GV đính vải lên bảng, gọi HS thực hiện thao tác trên bảng đánh dấu hai điểm cách nhau 15cm, vạch dấu nối hai điểm.
- Cắt vải theo đường vạch dấu.
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS đọc phần ghi nhớ 
* Lưu ý: 
+ Tì kéo lên mặt bàn để cắt cho chuẩn.
+ Luồn lưỡi kéo nhỏ hơn xuống mặt vải để cắt theo đúng đường vạch dấu.
- Kiểm tra việc chuẩn bị vật liệu dụng cụ.
- Nêu thời gian và yêu cầu thực hành.
- Mỗi 2 HS vạch 2 đường dấu thẳng, mỗi đường dài 15cm, 2 đường cong, khoảng cách giữa hai đường 3 –4cm. Sau đó cắt theo đường vạch dấu.
- Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm thực hành.
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá kẻ cắt , đường cắt thời gian .
- Nhận xét.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành.
- HS nhắc lại
- HS quan sát, nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu.
- HS nêu các bước cắt vải theo đường vạch dấu.
- HS nhận xét.
- HS quan sát hình 1 a, 1b và nêu cách vạch dấu đường thẳng, đường cong trên vải.
- 1 HS thực hiện thao tác vạch dấu đường cong lên mảnh vải.
- HS quan sát hình 2a, 2b và nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu.
- 1, 2 HS đọc ghi nhớ
- HS thực hành
- HS dựa vào các tiêu chuẩn trên tự đành giá sản phẩm thực hành.
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy:
_______________________________________
Hướng dẫn học Tiếng Việt
ÔN TẬP 
I. Mục tiêu:
-HS đọc hiểu nội dung của bài :Lỗi lầm và sự biết ơn
-Trả lời được câu hỏi có liên quan đến bài học.
-Tìm được các từ ngữ phù hợp điền vào bảng.
-Biết điền dấu hai chấm,dấu chấm thích cho thích hợp.
II. Chuẩn bị:
-Vở cùng em học Tiếng việt 
III. Các hoạt động dạy – học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
30’
4’
1. Kiểm tra
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung bài
Bài 1:
* Mục tiêu: 
- Đọc và trả lời các câu hỏi liên quan
Bài 2
* Mục tiêu: Biết tìm các từ ngữ phù hợp điền vào bảng
Bài 3: 
MT:Biết điền dấu hai chấm,dấu chấm thích hợp.
3. Củng cố - Dặn dò
- Gọi HS đọc bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Nhận xét
- Giới thiệu bài – ghi bảng
Câu 1. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Lỗi lầm và sự biết ơn
a) Sau cuộc tranh cãi gay gắt, một trong hai người bạn đã làm gì?
b) Sau khi được cứu sống khỏi vũng lầy, người bị miệt thị lúc trước đã làm gì?
c) Theo em, vì sao người được cứu lúc này lại khắc chữ trên đá?
d) Theo em, câu chuyện trên đã cho chúng ta bài học gì?
A. Phải biết quan tâm đến bạn bè lúc khó khăn, hoạn nạn.
B. Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè vượt qua khó khăn nhất thời.
C. Biết xóa bỏ những điều không vui trong cuộc sống.
D. Biết bỏ qua những lỗi lầm và ghi nhớ ân nghĩa.
Bài 2: Tìm các từ ngữ phù hợp và điền vào bảng sau:
Thể hiện lòng nhân hậu,tình yêu thương đồng loại
Thể hiện tinh thần đùm bọc hoặc giúp đỡ
 .
 .
-Gọi hs đọc đề
-Gọi 2 hs lên bảng tìm từ
Bài 3:Điền dấu hai chấm ,dấu chấm thích hợp vào ô trống trong đoạn văn sau.Nêu tác dụng của dấu hai chấm vừa điền.
Thỏ nghĩ ngợi rồi nó quyết định sang đề nghị với rùa Bác rùa ơi,tôi nghĩ chúng ta nên chạy thi với nhau để xem trong khu rừng này ai là người chạy nhanh nhất Rùa đồng ý ngay.
 Tác dụng của hai dấu chấm:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS tiếp tục luyện đọc.
- Đọc bài
a) Sau cuộc tranh cãi gay gắt, một trong hai người bạn đã viết lên cát : “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
b) Sau khi được cứu sống khỏi vũng lầy, người bị miệt thị lúc trước đã lấy một miếng kim loại khắc lên đá dòng chữ : “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
c) Người được cứu lúc này khắc chữ lên đá bởi vì anh ta muốn ghi nhớ hành động tốt đẹp từ người bạn của mình.
d) Câu chuyện đã cho chúng ta bài học :
D. Biết bỏ qua những lỗi lầm và ghi nhớ ân nghĩa.
Thể hiện lòng nhân hậu,tình yêu thương đồng loại
Thể hiện tinh thần đùm bọc hoặc giúp đỡ
Nhân ái ,bao dung,cảm thông,chia sẻ,độ lượng,giúp đỡ,tương trợ
 cứu giúp, cứu trợ, hỗ trợ, ủng hộ, bênh vực, bảo vệ, che chở, che chắn, che đỡ, cưu mang, nâng đỡ, nâng niu...
-HS đọc đề
Thỏ nghĩ ngợi rồi nó quyết định sang đề nghị với rùa : Bác rùa ơi,tôi nghĩ chúng ta nên chạy thi với nhau để xem trong khu rừng này ai là người chạy nhanh nhất. Rùa đồng ý ngay.
Tác dụng của hai dấu chấm: Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật.
-HS lắng nghe
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy:
______________________________
 Hoạt động thư viện
HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC SÁCH, BÁO
 I. Mục tiêu:
- HS biết chọn sách truyện nói về tính trung thực đúng trình độ đọc của mình.
- Biết cách mô tả thông tin về quyển sách. Biết cách mở đầu, kể diễn biến theo đúng thứ tự xảy ra và kết thúc câu chuyện. Và biết nêu lên ý nghĩa bài học của câu chuyện liên quan tính tự trọng.
- Giúp HS ham đọc sách, có thói quen đọc sách.	
II. Chuẩn bị:
* Kệ trưng bày sách và truyện nói về tính trung thực.
* Sổ tay đọc sách.
III. Các HĐ dạy – học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
5’
25’
8’
1. Ổn định
2. Bài mới
* Giới thiệu bài
a. Trước khi đọc
HĐ: Trò chơi “Ghép nghĩa ứng với từ”
b. Trong khi đọc
HĐ: Đọc truyện Ba lưỡi rìu..
* Mục tiêu: 
- Biết chọn đúng sách theo trình độ, theo chủ đề & Thảo luận sch tĩm tắt được cu truyện.
c. Sau khi đọc
HĐ: Tổng kết
* Mục tiêu: 
- Báo cáo kết quả sau khi đọc.
- Giới thiệu bài – ghi bảng
- Đính 4 thẻ từ lên bên trái bảng mở cho thấy
- Đính 5 thẻ giải nghĩa ( sắp lộn xộn) bên phải bảng, úp không thấy chữ, đánh số phía sau
- Đọc cho các em nghe chung: Ba lưỡi rìu.
( kết hợp tranh phóng to nếu có)
- Nêu lần lượt cau hỏi sau khi đọc xong.
+ Truyện có những nhân vật nào
+ Các nhân vật làm gì? Nói gì?
+ Những chi tiết nào trong truyện làm em thích? Vì sao?
+ Bài học rút ra từ câu truyện là gì?
- Nhận xét 
- Báo cáo kết quả
- Nhận xét sửa chữa cho các em, tập các em hoàn thành bài như một đoạn văn, tránh trả lời theo câu hỏi.
- Mượn sách truyện nói về tính trung thực về nhà đọc để chuẩn bị tốt cho tiết kể chuyện “ Kể chuyện đã nghe đã đọc về tình trung thực”.
- Nhận xét tiết học.
* Hoạt động nhóm:
- HS đại diện nhóm chọn bất kì một thẻ giải nghĩa, mở ra đọc to, sau đó chọn đính vào từ phù hợp. 
- Nếu đúng thì được ghi điểm cho nhóm . Nếu sai thì úp lại vị trí cũ không được ghi điểm.
- Lần lượt đến nhóm khác.
* Cả lớp ngồi gần lại thầy cô để nghe kể.
- Nghe câu chuyện Ba lưỡi rìu.
- Đôi bạn: Trao đổi nội dung các câu hỏi trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét
- Mượn sách
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________________________
Thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2020
Toán
TIẾT 8: HÀNG VÀ LỚP
I. Mục tiêu:
- Biết được các hàng trong lớp đơn vị , lớp nghìn.
- Biết giá trị của chữ số theo vị trí của từng số đó trong mỗi số.
- Biết viết số thành tổng theo hàng.
- Có ý thức khi làm toán, tự giác khi làm bài tập.
II. Chuẩn bị:
- SGK, máy chiếu
III.Các hoạt động dạy – học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
32’
2’
1. KTBC:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn: 
* Mục tiêu :
- Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn.
- Biết giá trị của chữ số theo vị trí của từng số đó trong mỗi số.
c. Thực hành
Bài 1:
* Mục tiêu:
- HS đọc và viết được các các chữ số theo hàng và lớp.
Bài 2:
* Mục tiêu:
- HS đọc và viết được các các chữ số theo hàng và lớp.
Bài 3: 
* Mục tiêu:
- Biết viết số thành tổng theo hàng
4. Củng cố – dặn dò:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
Viết 4 số có sáu chữ số: 8,9,3,2,1,0và 0,1,7,6,9
- GV nhận xét, chữa bài
- Giới thiệu bài + Ghi bảng.
+ Hãy nêu tên các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn?
+ Các hàng này đợc xếp vào các lớp, đó là những lớp nào, gồm những hàng nào?
- GV viết số 321 vào cột và yêu cầu HS đọc và viết số vào cột ghi hàng.
- GV yêu cầu HS làm tương tự với các số : 
65 400 và 654 321.
+ Gọi HS đọc theo thứ tự từ hàng đơn vị đến hàng trăm nghìn.
- GV cho HS quan sát và phân tích mẫu trong SGK
+ Yêu cầu mỗi HS làm vào SGK bằng bút chì
+ Yêu cầu HS đọc lại các số đã viết 
- GV nhận xét, chữa bài.
a . Yêu cầu HS lần lượt đọc các số và cho biết chữ số 3 ở mỗi số đó thuộc hàng nào, lớp nào?
b. Yêu cầu HS đọc bảng thống kê và ghi số vào cột tương ứng.
- Nxét và chữa bài.
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập rồi tự làm bài vào vở.
- GV yêu cầu HS nhận xét và chữa bài vào vở.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về làm bài tập và chuẩn bị bài sau
-2 HS lên bảng:
 a. 93 210 ; 982 301 ; 398 210; 391 802
b. 976 160 ; 796 016 ;679 061; 190 676
- HS ghi đầu bài vào vở
- Hàng đơn vị, hàng chục,hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn...
- Lớp đơn vị gồm 3 hàng : hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị; Lớp nghìn gồm 3 hàng: hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
- HS đọc số: Ba trăm hai mươi mốt
 Viết số: 321 
- HS làm theo lệnh của GV
- HS đọc theo yêu cầu.
- HS quan sát và phân tích mẫu
- HS làm bài vào SGK bằng bút chì
 - HS chữa đọc số, nhận xét
- HS đọc theo yêu cầu
- HS thực hiện theo yêu cầu.
+ Đọc các số và nêu chữ số 3 ở hàng nào và lớp nào.
- HS lần lượt đọc bảng thống kê và ghi các số vào cột tương ứng.
- Nhận xét và chữa bài.
- HS nêu y/c và làm bài vào vở.
52314 = 50 000 + 2 000 + 300 + 10+4
503 060 = 500 000 + 3 000 + 60
- HS chữa bài vào vở.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________
	Luyện từ và Câu
TIẾT 3: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT
	 I. Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục nghữ và từ Hán Việt thông dụng )về chủ điểm: Thương người như thể thương thân.(BT1,BT4).
- Nêu được cách dùng một số từ có tiếng “ nhân” theo hai nghĩa khác nhau: người, lòng thương người ( BT2 , BT3).
II.Chuẩn bị:
- Sách vở, máy chiếu
III. Các hoạt động dạy - học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
32’
3’
1. KTBC
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b.HD làm BT:
Bài 1:
* Mục tiêu:
Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm: Thương người như thể thương thân.
Bài 2:
* Mục tiêu:
Nêu được cách dùng một số từ có tiếng “nhân” theo hai nghĩa khác nhau.
Bài 3: 
* Mục tiêu:
- HS đặt được câu thỏa mãn YC.
Bài 4: 
* Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm.
4. Củng cố – dặn dò:
- YC 2 HS lên bảng viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần: Có 1 âm ; Có 2 âm
- Ghi bảng.
- Gọi 1 hs đọc y/c của bài.
- Chia HS thành các nhóm nhỏ Y/c HS suy nghĩ, tìm từ và viết vào vở.
- Y/c đại diện nhóm báo cáo kết quả 
- NXét và kết luận
- C

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_2_nam_hoc_2020_2021_chuan_kien_th.docx