Kế hoạch bài dạy Luyện từ và câu 4 - Tuần 7, Tiết 13: Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam - Trần Thị Huyền
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được các bộ phận tạo thành tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT1, BT2, mục III ), tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam.
3. Thái độ: HS thêm yêu thích môn Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Bản đồ Hà Nội, giấy khổ A3, phấn màu
- Học sinh: SGK, vở
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Luyện từ và câu 4 - Tuần 7, Tiết 13: Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam - Trần Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT QUẬN THANH XUÂN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH Phân môn: Luyện từ và câu GV : Trần Thị Huyền Tiết 13: Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam Lớp : 4A Ngày tháng năm 20 MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được các bộ phận tạo thành tên người, tên địa lí Việt Nam. - Nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. - Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT1, BT2, mục III ), tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam. 3. Thái độ: HS thêm yêu thích môn Tiếng Việt. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Bản đồ Hà Nội, giấy khổ A3, phấn màu - Học sinh: SGK, vở CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: Thời gian Nội dung Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy và học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1-2’ 3-4’ 1. Ổn định tổ chức 2. Khởi động - Gọi HS chữa BT1 tiết trước. - Gọi HS chữa BT2. - Nhận xét, đánh giá - Hát tập thể - HS chữa bài - HS nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe 1-2’ 3. Bài mới: 3.1.Giới thiệu bài - Nêu yêu cầu, tiết học - Ghi bảng tên bài - Lắng nghe - Ghi vở 6-7’ 3.2. Phần nhận xét MT: HS nhận xét được cách viết tên người, tên địa lí VN theo đề bài cho. - Gọi HS đọc YC phần nhận xét. - Nêu nhiệm vụ: Nhận xét tên người, tên địa lí đã cho. Cụ thể: mỗi tên riêng đã cho gồm mấy tiếng? Chữ cái đầu của mỗi tiếng ấy được viết thế nào? - KL: Khi viết tên người và tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. - 1 HS đọc - Lắng nghe - HS đọc các tên riêng, suy nghĩ - 2 HS phát biểu - HS nhận xét, bổ sung - Ghi nhớ 2-3’ 5-6’ 3.3. Phần Ghi nhớ 3.4. Phần LT *Bài tập 1: MT: HS viết được tên em và địa chỉ - Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK. - GV chốt - Cho HS viết tên và địa chỉ gia đình mình vào vở. - 2 - 3 HS đọc - Cả lớp đọc thầm - Lắng nghe - 1 HS đọc YC - HS viết vở ô li gia đình em theo đúng cách viết tên riêng. - Gọi 2 HS viết bảng lớp. - Nhận xét cách viết của HS. - 2 HS lên bảng - HS khác nhận xét 5-6’ *Bài tập 2: MT: HS viết được tên một số phường ở quận, thành phố của em theo đúng cách viết tên riêng. - Cho HS viết tên một số phường, quận, thành phố của mình vào vở. - Gọi 2 HS viết bảng lớp. - Nhận xét cách viết của HS. - 1 HS đọc YC - HS viết vở ô li - 2 HS lên bảng - HS khác nhận xét 5-6’ *Bài tập 3: Viết tên và tìm trên bản đồ: a) Các quận ở thành phố của em. b) Các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của thành phố em. MT: HS biết được thêm nhiều địa danh trên đất nước VN và viết đúng tên các địa danh đó. - Phát phiếu cho HS làm bài theo nhóm 4. Viết tên sau đó tìm các địa danh đó trên bản đồ. - Cho các nhóm trình bày. - GV + HS nhận xét, khen nhóm tìm được nhiều địa danh và viết đúng nhất. - 1 HS đọc YC - HS thảo luận nhóm 4. - Đại diện nhóm dán bài lên bảng lớp, trình bày - Lắng nghe 1-2’ 1-2’ 4. Củng cố 5. Dặn dò - Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam ta phải chú ý điều gì? - Nhận xét tiết học. - YC HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, chuẩn bị bài tuần sau. - 1-2 HS nêu - Lắng nghe - Ghi nhớ *ĐIỀU CHỈNH: - Bổ sung năm học - Bổ sung năm học
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_luyen_tu_va_cau_4_tuan_7_tiet_13_cach_viet.docx