Giáo án môn Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 9 - Bài: Động từ

Giáo án môn Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 9 - Bài: Động từ

 ĐỘNG TỪ

I. MỤC TIÊU: Sau tiết học, HS có khả năng

1. Kiến thức

- Hiểu thế nào là động từ (từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: người, sự vật, hiện tượng).

2. Kĩ năng

- HS nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ.

- Sử dụng các động từ trong khi giao tiếp, làm văn.

3. Thái độ

- HS yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.

- HS có ý thức sử dụng động từ phù hợp khi viết câu, viết bài văn.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Bài giảng ppt, SGK

2. Học sinh

- SGK , vở

 

doc 6 trang xuanhoa 10/08/2022 1700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 9 - Bài: Động từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu
 ĐỘNG TỪ
I. MỤC TIÊU: Sau tiết học, HS có khả năng
1. Kiến thức 
- Hiểu thế nào là động từ (từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: người, sự vật, hiện tượng).
2. Kĩ năng
- HS nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ. 
- Sử dụng các động từ trong khi giao tiếp, làm văn.
3. Thái độ
- HS yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
- HS có ý thức sử dụng động từ phù hợp khi viết câu, viết bài văn.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Bài giảng ppt, SGK
2. Học sinh
- SGK , vở 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động
- Các con hãy lắng nghe và hát theo đoạn video về bài hát lớp chúng ta đoàn kết.
- Sau khi xem xong video con thấy trong video các bạn học sinh đã làm những công việc gì?
- GV nhận xét và KL: Đúng rồi đấy các con ạ, trong video các bạn nhỏ làm rất nhiều hoạt động như: tưới cây, viết, thể dục, ở những trạng thái vui, buồn khác nhau. 
- Gọi HS gạch dưới từ chỉ hoạt động, trạng thái trong 2 câu văn sau:
+ Trên sân trường, các bạn nam đang đá cầu.
+ Bé ngủ rất ngon giấc.
- Yêu cầu HS khác nhận xét.
- Đâu là từ chỉ hoạt động? Đâu là từ chỉ trạng thái?
- GV nhận xét, khen ngợi.
B. Kết nối
1. Giới thiệu bài
- Ở lớp 3, các con đã biết tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. Vậy những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật được gọi chung là gì? Tiết học ngày hôm nay sẽ giúp các con trả lời được câu hỏi này qua bài Luyện từ và câu: Động từ (sgk tr 93)
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
2. Khám phá
Hoạt động1: Nhận xét
Bài 1:
- Cô mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1
- Đoạn văn bạn vừa đọc nằm ở bài Tập đọc nào?
- Đoạn văn trên nói về điều gì?
GV nhận xét và chốt: Đoạn văn trên là đoạn 2 của bài tập đọc Trung thu độc lập của Thép Mới đã cho chúng ta thấy được ước mơ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai của anh chiến sĩ.
- GV nhận xét và chốt:Vậy trong đoạn văn có những ngữ nào chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật chúng ta cùng đến với BT2.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2
- Bài tập 2 yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trong 2 phút: Tìm từ chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi và từ chỉ trạng thái của lá cờ, dòng thác.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng:
+ Chỉ hoạt động của anh chiến sĩ: nhìn, nghĩ.
+ Chỉ hoạt động của thiếu nhi: thấy.
+ Chỉ trạng thái của dòng thác, lá cờ: đổ, bay.=> GV giải thích từ đổ, bay bằng hình ảnh minh họa, ngoài ra nói thêm từ bay chỉ hoạt động
- GV chốt: Các từ “nhìn, thấy, nghĩ, đổ, bay” được gọi là động từ.
Hoạt động 2: Ghi nhớ
- Vậy động từ là những từ như thế nào?
- Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận: Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Yêu cầu HS đọc nhắc lại ghi nhớ.
- Hãy tìm thêm một số động từ mà con biết.
- GV nhận xét
- Chuyển: Vừa rồi các con đã biết được thế nào động từ và ý nghĩa của các động từ. Để giúp các con nắm vững hơn và nhận biết được động từ trong câu, cô trò mình cùng chuyển sang phần luyện tập nhé.
Hoạt động 3: Luyện tập 
Bài tập 1
- Gọi 1 HS đọc và xác định yêu cầu của bài.
- GV nhấn mạnh lại yêu cầu của bài:
Gồm 2 yêu cầu:
+ Viết tên các hoạt động.
+ Gạch dưới động từ.
- Chiếu slile mẫu: Cô mời 1 bạn đọc từ mẫu
- Trong cụm từ quét nhà, từ nào là động từ?
- Vì sao con cho rằng quét là động từ?
- GV nhận xét 
- Thế còn ở trường, các con thường làm gì?
- Đưa ra mẫu: làm bài.
- Các con đã nắm được cách làm chưa? Cô cho các con 2 phút cùng nhau thảo luận nhóm. 
- Gọi HS trình bày
- YC HS nhận xét bổ sung
 - GV nhận xét và chốt: Qua BT1 con thấy ĐT chỉ hoạt động là loại động từ rất hay được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày để miêu tả hoạt động của con người. Ngoài ra, cô thấy các con còn biết giúp đỡ bố mẹ việc nhà. Đó là những hành động thể hiện tình yêu thương, quan tâm tới ông bà cha mẹ. Các con hãy phát huy những việc làm này nhé. 
- Chuyển ý: vừa rồi các con đã tìm và xác định được động từ trong cụm từ chỉ hoạt động.Vậy để xác định được động từ trong đoạn văn chúng ta cùng chuyển sang bài 2.
Bài tập 2
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2. 
- BT 2 yêu cầu gì?
+ Yết kiến là gì?
=> GV chốt: Yết kiến là hành động đến gặp một người có cương vị cao và cụ thể ở đây là hành động của Yết Kiêu đến gặp vua Trần Nhân Tông nên yết kiến là ĐT. Cô khen bạn đã phát hiện rất tốt.
- Yêu cầu HS dùng bút chì gạch chân vào từ ngữ SGK.
- Gọi HS gạch dưới động từ lên slide ý a
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a) đến, yết kiến, cho, nhận, xin, làm, dùi, có thể, lặn. 
- GV giới thiệu từ “có thế” cũng là động từ: Trong đoạn văn còn có 1 ĐT nữa đó là ĐT có thể. ĐT này k biểu thị ý nghĩa chỉ hoạt động hay trạng thái như các ĐT kia mà nó biểu thị sự đánh giá về khả năng. Chúng ta sẽ được học kĩ hơn về loại ĐT này ở các lớp trên các con nhé. Các con có thể bổ sung thêm vào trong bài làm cuả mình.
- GV hỏi mở rộng:
+ Trong bài có 2 từ “dùi”. Vậy từ dùi thứ nhất vì sao không phải là động từ?
- GV hướng dẫn HS phân biệt hai từ “dùi” bằng hình ảnh và chốt: Từ “dùi” trong câu “ Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt” là chỉ dụng cụ được làm bằng sắt có đầu nhọn để chọc thủng lỗ là DT chỉ sự vật. Còn từ “ dùi” trong câu “ Để dùi thủng...” là hoạt động dùng tay cầm cào cái dùi bằng sắt để dùi thủng tức là xuyên qua chiến tthuyền của giặc nên nó đc gọi là động từ.
=> GV chốt: Như vây, các con thấy, cùng là một từ nhưng nghĩa của chúng lại khác nhau nên khi xác định từ loại chúng ta cần hiểu nghĩa của từ trong câu thì việc xác định mới chính xác được. Đó cũng là điều cô muốn các con ghi nhớ đấy.
- Gọi HS gạch chân ý b
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV hỏi
+ Tại sao con cho từ tưởng là ĐT? 
(Tưởng ở đây là suy nghĩ của vua Mi – đát khi được thần Đi – ô – ni – dốt cho điều ước trở thành hiện thực nên từ tưởng là ĐT)
+ Tại sao con cho từ “có” là ĐT? 
=> GV chốt: ĐT “có” ở đây cũng không mang ý nghĩa giống các ĐT kia mà nó biểu thị sự tồn tại. Chúng ta cũng sẽ được học kĩ hơn về loại ĐT này ở các lớp trên các con nhé. Chúng mình cùng bổ sung thêm vào bài làm của mình nào! 
+ Tại sao sung sướng không phải động từ?
- HS đọc lại các ĐT đã tìm đc ở BT2
- Trong những ĐT này thì đâu là ĐT chỉ hoạt động? Đâu là ĐT chỉ trạng thái? 
- GV hỏi: Để tìm được động từ trong câu, trong đoạn văn con cần phải làm gì?
=> GV chốt: Khi cần tìm động từ trong câu hay đoạn văn chúng ta cần đọc kĩ câu, đoạn văn, tìm hiểu nghĩa của từ trong văn cảnh, những từ kết hợp với các từ “ đã, sẽ, đang hãy, đừng, chớ”: nó thường là từ chỉ hoạt động còn muốn phân biệt từ chỉ trạng thái với từ chỉ đặc điểm thì con sẽ đặt 1 câu hỏi bạn cảm thấy như thế nào? 
=> Chuyển ý: Qua 2 bài tập vừa rồi, các con đã biết được cách xác định động từ trong đoạn văn. Bây giờ cô thưởng cho cả lớp một trò chơi, các con có muốn tham gia trò chơi không nào! Đó cũng chính là bài 3
Bài tập 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 3
- Tổ chức trò chơi : Xem kịch câm.
- GV giới thiệu luật chơi
- Cùng nhau quan sát hình ảnh và thả đáp án vào hộp chát
- GV nhận xét, kết luận.
C. Củng cố
- Tổ chức trò chơi leo núi Nearpod
- Nhận xét bạn thắng cuộc và thưởng điểm
- Động từ là gì? (chốt bằng sơ đồ tư duy)
- GV nhận xét và chốt: Cô hi vọng rằng, sau tiết học này các con sẽ biết cách dùng những động từ để viết trong BV miêu tả sắp tới và BV kể chuyện làm cho các bài văn của chúng ta cụ thêm sinh động, cụ thể và hấp dẫn hơn.
D. Định hướng học tập
- Chuẩn bị bài: Ôn tập 
- HS hát
- HS trả lời: tưới cây, viết, thể dục, 
- HS lắng nghe
- HS gạch từ ngữ trực tiếp trên slide
+ Trên sân trường, các bạn nam đang đá cầu.
+ Bé ngủ rất ngon giấc.
- HS nhận xét.
- Đá cầu là từ chỉ hoạt động.
 Ngủ là từ chỉ trạng thái.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại tên bài
- HS đọc
- HS trả lời: Bài tập đọc Trung thu đọc lập 
- HS nêu: Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và thực hiện yêu cầu
- HS đọc
- Tìm các từ
- HS thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- HS nhận xét
- HS đọc nhắc lại ghi nhớ.
- HS tìm:
+ Chỉ hoạt động: chạy, nhảy, hát, 
+ Chỉ trạng thái: lo lắng, buồn, 
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- Quét
- Vì thể hiện hoạt động của con người là dùng chổi để làm sạch nhà.
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS quan sát
- HS lắng nghe yêu cầu
- HS lắng nghe
- Nhận xét
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- HS trả lời: Gạch dưới động từ trong đoạn văn
+ Đến gặp một người có cương vị cao.
- HS lắng nghe
- HS làm bài – gạch dưới động từ có trong đoạn văn bằng bút chì.
- HS làm
- 2 HS trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
- HS trả lời
+ Từ dùi trong câu “ Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt” thì dùi chỉ một đồ vật nên nó là DT còn dùi trong câu “ Để dùi thủng chiến thuyền của giặc ” thì dùi chỉ một hoạt động nên nó là ĐT.
- HS quan sát và lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS làm bài:
mỉm cười, ưng thuận, thử, bẻ, biến thành, ngắt, thành, tưởng, có
- Nhận xét
- HS trả lời
+ Vì đó là sự suy nghĩ tưởng tượng của vua.
+ HS nêu ý kiến
- HS lắng nghe
+ Vì sung sướng là từ chỉ đặc điểm.
- HS đọc
- HS trả lời
- Con cần phải: Đọc kĩ câu, đoạn văn, tìm hiểu nghĩa của từ trong văn cảnh, xác định đúng từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong đoạn văn đó.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- HS lắng nghe tên trò chơi
- Lắng nghe luật chơi
- HS tham gia chơi
- HS lắng nghe
- HS tham gia chơi
- HS theo dõi
- Động từ là những từ chỉ hoạt động , trạng thái của người , sự vật .
- HS lắng nghe
- HS ghi nhớ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_luyen_tu_va_cau_lop_4_tuan_9_bai_dong_tu.doc