Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 5 - Bài: Mở rộng vốn từ: Trung thực-Tự trọng

Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 5 - Bài: Mở rộng vốn từ: Trung thực-Tự trọng

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Mở rộng vốn từ ngữ theo chủ điểm: Trung thực - Tự trọng.

2. Kĩ năng:

- Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ ngữ nói trên để đặt câu.

3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng từ ngữ thuộc chủ điểm để đặt câu, viết văn.

II. Đồ dùng dạy - học:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giấy khổ A3, phấn màu.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- SGK, vở, một vài trang từ điển phô tô.

III. Các hoạt động chủ yếu:

 

docx 3 trang xuanhoa 06/08/2022 1360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 5 - Bài: Mở rộng vốn từ: Trung thực-Tự trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp : 4 Thứ ngày tháng năm 2018
Môn : Luyện từ và câu
Tiết : 9
Tuần: 5
 MRVT : TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG
	Mục tiêu:
 Kiến thức:
Mở rộng vốn từ ngữ theo chủ điểm: Trung thực - Tự trọng.
 Kĩ năng:
Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ ngữ nói trên để đặt câu.
Thái độ:
Có ý thức sử dụng từ ngữ thuộc chủ điểm để đặt câu, viết văn.
Đồ dùng dạy - học:
Chuẩn bị của giáo viên:
Giấy khổ A3, phấn màu.
 Chuẩn bị của học sinh:
SGK, vở, một vài trang từ điển phô tô.
Các hoạt động chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1'
 1. Ổn định tổ chức:
- Hát tập thể.
3’
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS chữa BT2 và BT3 tiết trước.
- Nhận xét.
- 2 HS chữa miệng.
2’
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài
- Qua các bài học trong tuần qua, các con đã biết nhiều từ ngữ nói về tính trung thực - tự trọng. Bài học hôm nay tiếp tục mở rộng thêm vốn từ thuộc chủ điểm này. 
- HS ghi tên bài.
10’
6’
 b) HD HS làm BT
*Bài tập 1: Tìm các từ cùng nghĩa và trái nghĩa với “trung thực”
- Gọi HS đọc YC
- Cho HS thảo luận theo cặp, viết từ tìm được vào phiếu khổ A3.
- YC các nhóm làm xong đính lên bảng, cử đại diện trình bày.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Khen nhóm tìm được số lượng từ đúng và nhiều nhất, YC HS đọc lại các từ tìm được.
- 1 HS đọc YC.
- HS thảo luận nhóm 2.
- Mỗi nhóm 1 đại diện.
- 1 HS đọc.
- HS viết vào vở.
 *Bài tập 2: Đặt câu với một từ cũng nghĩa với “trung thực” hoặc một từ trái nghĩa với “trung thực”.
- Giải thích YC làm bài: chọn một từ đã tìm được trong BT1 để đặt câu. 
- Cho HS suy nghĩ, viết câu vào vở.
- YC HS nối tiếp nhau đọc những câu văn đã đặt.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc YC.
- HS viết vở.
- 5 HS đọc.
7’
8’
* Bài tập 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “tự trọng”.
a) Tin vào bản thân mình.
b) Quyết định lấy công việc của mình.
c) Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
d) Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác. 
- Cho HS trao đổi theo cặp. 
Lưu ý HS: Có thể dùng từ điển để tìm nghĩa từ “tự trọng” rồi đối chiếu với với các nghĩa đã cho ở mục a,b,c,d.
- Gọi HS nêu đúng nghĩa của từ “tự trọng”.
- GV + HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng (Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình)
- 1 HS đọc YC.
- HS trao đổi nhóm 2.
- 2 HS
* Bài tập 4: Có thể dùng những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nói về tính trung thực hoặc lòng tự trọng?
a) Thẳng như ruột ngựa.
b) Giấy rách phải
 giữ lấy lề.
c) Thuốc đắng dã tật.
 d) Cây ngay không sợ chết đứng.
 e) Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Cho HS trao đổi theo cặp. 
Lưu ý HS: Không cần nêu nghĩa của từng thành ngữ, tục ngữ mà chỉ cần xem có thể dùng những thành ngữ, tục ngữ nào để nói về tính trung thực hoặc lòng tự trọng.
- YC HS nêu lời giải.
+ Thành ngữ, tục ngữ nói về tính trung thực (a,c,d)
+ Thành ngữ, tục ngữ nói về lòng tự trọng (b,e)
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc YC.
- HS trao đổi nhóm 2.
- 2 HS.
- 2 HS.
3’
 4. Củng cố - Dặn dò:
- Em hiểu thế nào là trung thực ? 
- Hãy đặt một câu với từ trung 
thực ?
- Nhận xét tiết học.
- YC HS về nhà học thuộc các thành ngữ, tục ngữ ở BT4.
- HSTL
-HSLN

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_4_tuan_5_bai_mo_rong_von_tu_trung_th.docx