Giáo án Luyện từ và câu 4 - Bài 18: Tính từ

Giáo án Luyện từ và câu 4 - Bài 18: Tính từ

I. MỤC TIÊU: Sau tiết học,học sinh có khả năng:

1. Kiến thức

- Hiểu được ý nghĩa của tính từ là những từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng thái.

- Vận dụng vào làm bài tập.

2. Kĩ năng

- Xác định được động từ có trong câu văn, đoạn văn ngắn.

- Đặt được câu với tính từ.

- Làm được chính xác các bài tập phần luyện tập.

3. Thái độ

- Nghiêm túc, tích cực trong giờ học.

- Có ý thức yêu quý, giữ gìn tiếng mẹ đẻ.

4. Hình thành năng lực cho học sinh: giải quyết vấn đề, tự tin giao tiếp, hợp tác, biết làm và sáng tạo, thể hiện và khẳng định được bản thân.

 

docx 7 trang xuanhoa 12/08/2022 2970
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 4 - Bài 18: Tính từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI SOẠN THIẾT KẾ BÀI GIẢNG LỚP 4
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI 18: TÍNH TỪ( tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Sau tiết học,học sinh có khả năng:
1. Kiến thức
- Hiểu được ý nghĩa của tính từ là những từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng thái.
- Vận dụng vào làm bài tập.
2. Kĩ năng
- Xác định được động từ có trong câu văn, đoạn văn ngắn.
- Đặt được câu với tính từ.
- Làm được chính xác các bài tập phần luyện tập.
3. Thái độ
- Nghiêm túc, tích cực trong giờ học.
- Có ý thức yêu quý, giữ gìn tiếng mẹ đẻ.
4. Hình thành năng lực cho học sinh: giải quyết vấn đề, tự tin giao tiếp, hợp tác, biết làm và sáng tạo, thể hiện và khẳng định được bản thân.
II.Chuẩn bị
– Giáo viên: phiếu học tập phần bài 1(luyện tập), quà thưởng cho học sinh, máy chiếu, máy soi, máy tính xách tay, 
– Học sinh: Sách giáo khoa, bút, 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC CHỦ YẾU
Nội dung
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ
MT: giúp HS củng cố lại cách tìm và sử dụng các từ bổ sung ý nghĩa ( về thời gian) cho “động từ”.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
 Mục tiêu: HS có xúc cảm với bài học mới; Nắm được tên bài, nội dung yêu cầu của bài học.
2. Bài mới
Hoạt động 1: Phần nhận xét.
-MT: Học sinh hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,.. thông qua việc tìm hiểu các từ ngữ được miêu tả về tính tình của người, màu sắc, hình dáng...của sự vật trong câu truyện Cậu học sinh ở Ac-boa.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1
MT:HS Nhận biết được tính từ (chỉ đặc điểm,màu sắc,trạng thái)trong 2 đoạn văn của bài.
Bài 2
MT: HS đặt được câu có dùng tính từ phù hợp với văn cảnh.
3. Củng cố 
MT: Khắc sâu kiến thức bài học cho HS.
4. Phương hướng học tập tiếp theo:
MT:HS có ý thức học tập với bài vừa học và chuẩn bị bài của tiết học tiếp theo.
3’
2’
13
16
3
1’
- GV cho xuất hiện câu hỏi: 
1. Thế nào là động từ? Cho ví dụ?
2. Thế nào là danh từ? Cho ví dụ?
- Nhận xét bài về nhà.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài: 
Những tiết học trước đã giúp các con hiểu biết về từ loại danh từ và động từ. Tiết học hôm nay sẽ giúp các con hiểu thế nào là tính từ, bước đầu tìm được tính từ trong đoạn văn, biết đặ câu có sử dụng tính từ qua bài học hôm nay: Tính từ
-GV ghi bảng tên bài (phấn màu)
-Gọi HS nhắc lại tên bài..
-GV:mời cả lớp mở SGK trang 113.
*GV gọi HS đọc truyện: Cậu học sinh ở Ac-boa.
-Gọi HS đọc phần chú giải.
+Câu chuyện kể về ai?
-GV:Yêu cầu HS đọc bài tập 2.
-GV giao nhiệm vụ: ở bài tập này các bạn sẽ thảo luận nhóm đôi.Các nhóm ở :
Tổ 1:Tìm các từ miêu tả tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i?(phần a)
Tổ 2:Tìm các từ miêu tả màu sắc của sự vật?(phần b)
Tổ 3:Tìm các từ miêu tả hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật?(phần c)
+Thời gian thảo luận là 3 phút, sau đó các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình.
-GV:gọi 3hs đại diện 3 nhóm ở 3 tổ lên chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm.
-Gọi HS các nhóm ,tổ khác nhận xét bổ sung cho nhóm bạn.
-GV nhận xét, chiếu đáp án lên máy chiếu, mời 1hs đọc lại các từ vừa tìm được trong bài.
-GV kết luận:Những từ ngữ chỉ tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i hay chỉ màu sắc của sự vật hoặc hình dáng, kích thước và đặc điển của sự vật mà cô và các bạn vừa tìm được được gọi là tính từ.
-GV:Giới thiệu kết hợp viết bảng cụm từ có trong truyện: đi lại vẫn nhanh nhẹn lên bảng.
+Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
-Từ nhanh nhẹn diễn tả dáng đi như thế nào?
-GV kết luận:Từ “nhanh nhẹn” cũng được gọi là tính từ.Vậy những từ miêu tả đặc điểm tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái của người, vật cũng được được gọi là tính từ.
-GV :Vậy qua phần tìm hiểu vừa rồi các bạn hiểu tính từ là gì ?
-GV:Chiếu máy kết hợp viết bảng kết luận:
-GV chuyển ý: vừa rồi các em đã tìm được các từ ngữ thuộc từ loại tính từ, đã hiểu được tính từ là gì.Vậy để giúp các em được luyện tập thêm về nhận biết và cách dùng các tính từ sao cho phù hợp sau đây cô cùng các bạn sẽ chuyển sang phần luyện tập.
Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-GV :Bài tập yêu cầu gì?
-GV giao nhiệm vụ: ở bài này các em sẽ thảo luận nhóm 4 .
-Yêu cầu HS trao đổi và làm bài.
-Thời gian thảo luận là 3 phút, sau đó các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận.
-GV:gọi đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả thảo luận.
-Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV treo bảng phụ và kết luận đáp án đúng
-Gọi 1HS đọc lại các từ vừa tìm được.
-GV hỏi trong các tính từ chúng ta vừa tìm được:
+ Từ nào chỉ đặc điểm?
+ Từ nào chỉ màu sắc, trạng thái?
- GV chốt lại: Tính từ chỉ đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ riêng của một một sự vật nào đó ( có thể là người, con vật, đồ vât, cây cối,...). chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình ) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,... 
*Tính từ chỉ tính chất :
Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng nhưng thiên về đặc điểm bên trong, ta không quan sát trực tiếp được, mà phải qua quá trình quan sát, suy luận, phân tích , tổng hợp ta mới có thể nhân biết được.
GV chuyển ý:Qua bài tập 1 các em không chỉ tìm đúng được các tính từ mà còn phân biệt được các tính từ chỉ đặc điểm; chỉ màu sắc, trạng thái; chỉ tính chất của sự vật hiện tượng.Để giúp các em luyện tập về đặt câu có tính từ cô cùng các em chuyển sang bài tập 2.
- Gọi HS đọc bài.
-GV hỏi bài tập yêu cầu gì?
-GV hỏi:
+Người bạn và người thân của em có đặc điểm gì? Tính tình ra sao? Tư cách như thế nào?
-GV giao nhiệm vụ,phổ biến luật chơi: ở bài này cô sẽ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi tiếp sức: Có 2 đội, mỗi đội cử ra 5 bạn, từng bạn nối tiếp viết câu, trong thời gian 5 phút đội nào viết được nhiều câu chính xác đội đó sẽ chiến thắng.
+Đội 1:Viết câu nói về người bạn hoặc người thân.
+Đội 2:Viết câu nói về sự vật quen thuộc.
-Gọi HS nhận xét chữa lỗi dùng từ, ngữ pháp cho từng câu.
-Kết luận, tìm ra đội chơi chiến thắng.
-GV :Cô có một số câu các em tham khảo, chiếu máy.
-Yêu cầu HS viết bài vào vở.
GV chuyển ý :Qua bài tập vừa rồi các em đã biết lựa chọn các tính từ chỉ đặc điểm, tính chất... để đặt câu phù hợp với sự vật được nhắc đến, làm cho câu văn không chỉ đủ nghĩa mà còn sinh động.Để thưởng cho tinh thần học tập tích cực của cả lớp sau đây mời cả lớp tham gia một trò chơi.
- GV cho HS chơi trò chơi: “ đuổi hình bắt chữ”
-GV phổ biến luật chơi
- GV chiếu các bức tranh có nội dung với tính từ hoặc câu có tính từ cần tìm cho HS tìm các từ ,câu có tính từ trong đó.
VD: Bầu trời xanh, bông hoa hồng đỏ, khu chợ đông 
- GV nhận xét và tổng kết trò chơi, khen tặng quà nhanh HS.
-GV gọi 1 HS nhắc lại nội dung bài học: Tính từ là gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS đã được học về tính từ, lưu ý cách dùng để nói và viết văn sao cho phát huy được cái hay cái đẹp của tiếng việt.
- Xem trước và chuẩn bị bài sau:Đọc và tìm hiểu những từ ngữ có ý nghĩa nói về về ý chí, nghị lực.
- 2 HS trả lời câu hỏi.
+ Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
Ví dụ: ăn, chạy, đi ...
Danh từ là những từ chỉ người, sự vật 
VD: cô giáo, sách, vở, quần áo .
- HS lắng nghe rút kinh nghiệm
- HS lắng nghe
-HS: viết đầu bài vào vở.
-2 HS nhắc lại tên bài.
-HS mở SGK trang 113.
-1 HS đọc, HS lớp theo đọc thầm theo dõi.
-1HS đọc phần chú giải.
+Câu chuyện kể về nhà bác học nổi tiếng người Pháp tên là Lu-i Pa-xtơ.
-1 HS đọc yêu cầu, HS lớp theo dõi.
-HS các nhóm, tổ lắng nghe nhiệm vụ.
-HS các nhóm thực hiện nhiệm vụ: 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, dùng bút chì viết những từ thích hợp. 
-HS chia sẻ kết quả thảo luận, viết lên bảng:
+Nhóm 1:chăm chỉ, giỏi
+Nhóm 2:(những chiếc cầu) trắng phau, (mái tóc của thầy Rơ-nê) xám.
+Nhóm 3: (thịtrấn)nhỏ, (vườn nho) con con, (những ngôi nhà)nhỏ bé và cổ kính,(dòng sông) hiền hòa, (da của thầy) nhăn nheo.
-HS nhận xet, bổ sung kết quả thảo luận.
-HS:Quan sát đọc bài, lớp đọc thầm..
-HS lắng nghe.
-HS quan sát
-Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại.
+Từ nhanh nhẹn gợi tả dáng đi hoạt bát, nhanh trong bước đi.
-HS :Lắng nghe.
-1HS trả lời :Tính từ là từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái .
-2,3 HS đọc phần ghi nhớ trang 111 SGK.
Ghi nhớ:Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoạc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái, 
-HS lắng nghe
-2 HS tiếp nối nhau đọc từng phần của bài.
-HSTL:Bài tập yêu cầu tìm tính từ trong các đoạn văn.
-HS lắng nghe nhiệm vụ, thảo luận,trao đổi dùng bút chì gạch chân dưới các tính từ. 
-2HS đại diện 2 nhóm viết kết quả thảo luận lên bảng.
- HS các nhóm nhận xét, bổ sung.
a)gầygò,cao,sáng,thưa,cũ,cao,trắng,nhanhnhẹn,điềmđạm,,đầm ấm,khúc chiết,rõ rang.
b)quang, 
-1HS đọc to, lớp theo dõi đọc thầm.
-HSTL: gầy gò, cao, sáng, thưa,quang, dài, it, thanh mảnh, to tướng
-HSTL: cũ, già, điềm đạm, đầm ấm, rõ ràng, nhanh nhẹn, sạch, xanh, trắng, hồng 
- HS lắng nghe và ghi nhớ
-HS lắng nghe
-1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm, theo dõi
-HSTL:Bài tập yêu cầu viết câu có dung tính từ.
-HSTL:
+Đặc điểm: cao, gầy, béo, thấp 
+Tính tình: hiền lành, dịu dàng, chăm chỉ, lười biếng, ngoan ngoãn, 
+Tư chất: thông minh, sáng dạ, khôn, ngoan, giỏi, 
-HS lắng nghe nhiệm vụ
-2 đội chơi, lớp cổ vũ
Đội 1:
+Mẹ em vừa nhân hậu, vừa đảm đang.
+Cô giáo em rất dịu dàng.
+Cu Bi nhà em rất lười ăn.
 ..
Đội 2:
-Cả lớp làm giám khảo.
-HS quan sát, đọc.
-Viết mỗi phần a,b 1 câu vào vở
-HS lắng nghe
- HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV 
-HS lắng nghe, nhận quà.
-HS nêu( Còn thời gian thì viết không thì thôi):Tính từ là 
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
IV.Định hướng học tập:
- Xem lại bài và chuẩn bị bài sau: MRVT: Ý chí nghị lực

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_4_bai_18_tinh_tu.docx