Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tiết 59: Câu cảm - Năm học 2021-2022

Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tiết 59: Câu cảm - Năm học 2021-2022

Tiết 59: CÂU CẢM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm (ND Ghi nhớ).

2. Kĩ năng

- Biết chuyển câu kể đã cho thành câu cảm (BT1, mục III), bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước (BT2), nêu được cảm xúc được bộc lộ qua câu cảm (BT3).

 * HS khá, giỏi đặt được hai câu cảm theo yêu cầu BT2 với các dạng khác nhau.

3. Phẩm chất

- HS thể hiện được cảm xúc phù hợp với các tình huống trong cuộc sống.

4. Năng lực

- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.

 

docx 4 trang xuanhoa 12/08/2022 1160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tiết 59: Câu cảm - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2022
Môn: Luyện từ và câu
Tiết 59: CÂU CẢM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm (ND Ghi nhớ).
2. Kĩ năng
- Biết chuyển câu kể đã cho thành câu cảm (BT1, mục III), bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước (BT2), nêu được cảm xúc được bộc lộ qua câu cảm (BT3).
 * HS khá, giỏi đặt được hai câu cảm theo yêu cầu BT2 với các dạng khác nhau.
3. Phẩm chất
- HS thể hiện được cảm xúc phù hợp với các tình huống trong cuộc sống. 
4. Năng lực
- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bài giảng điện tử, phiếu bài tập, bảng phụ
- HS: SGK, bảng con, dụng cụ học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Khởi động (5p)
- H: Kể tên các kiểu câu đã học.
- GV cho HS đọc đoạn văn sau và xác định các câu trong đoạn văn thuộc kiểu câu nào.
 (1)- Hoa ơi, ra mẹ cho xem cái này!
 (2)Nghe tiếng mẹ, tôi gấp sách vở và chạy ngay ra sân: 
(3)- Mẹ ơi, cái gì vậy? (4)Ôi, một con mèo! (5)Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao! 
- GV hỏi: Đoạn văn có mấy câu?
- Xác định các kiểu câu đã học. 
- Nhận xét, tuyên dương. 
- H: Các câu 4, câu 5 thể hiện cảm xúc gì? 
- GV giới thiệu - Dẫn vào bài mới
- HS hát. 
- Câu kể, câu hỏi, câu khiến. 
- HS đọc đoạn văn và xác định các kiểu câu vào phiếu bài tập. 
Phiếu bài tập
Câu
Kiểu câu
Hoa ơi, ra mẹ cho xem cái này!
Nghe tiếng mẹ, tôi gấp sách vở và chạy ngay ra sân: 
Mẹ ơi, cái gì vậy? 
Ôi, một con mèo!
Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao!
- HS trả lời theo suy nghĩ. 
- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài? 
2. Hình thành kiến thức (15p)
* Mục tiêu: Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm (ND Ghi nhớ).
* Cách tiến hành
a. Nhận xét
- Đọc lại các câu trên. 
- GV giới thiệu câu cảm. 
- Yêu cầu HS đọc các câu sau, cho biết các câu cảm dưới đây bộc lộ cảm xúc gì? 
+ A, mẹ đi làm về rồi! 
+ Ôi, cậu bé này tội nghiệp quá! 
+ Trời ơi, tớ lo cho kì thi cuối kì này quá! 
+A, con mèo này khôn thật.
- GV nhận xét, tuyên dương " rút ra nội dung ghi nhớ thứ nhất. 
- H: Trong các câu trên, những từ nào thể hiện cảm xúc? 
- Cuối các câu trên có dấu gì? 
"Dấu hiệu nhận biết câu cảm là gì? 
- GV rút ra ghi nhớ. 
b. Ghi nhớ:
- Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
- Cho HS phân biệt câu cảm và câu khiến. 
- Lấy VD về câu cảm: Đặt một câu cảm thể hiện cảm xúc vui mừng khi bà đến chơi. 
Nhóm 2 – Lớp
- HS đọc lại 2 câu trên. 
- HS lắng nghe. 
- HS thảo luận nhóm đôi, nối câu với cảm xúc phù hợp.
+ Cảm xúc vui mừng khi thấy mẹ đi làm về.
+ Cảm xúc đau xót, thương xót
+ Cảm xúc lo lắng.
+ Cảm xúc thán phục. 
- HS lắng nghe, nhắc lại.
- Từ thể hiện cảm xúc: Ôi, chà, làm sao, a, thật, quá, ... 
- Cuối câu trên có dấu chấm than.
- HS trả lời. 
- 2 HS đọc nội dung ghi nhớ.
- HS nêu điểm giống và khác nhau của câu cảm và câu khiến. 
- HS nối tiếp lấy VD.
3. Thực hành (13p)
* Mục tiêu: Biết chuyển câu kể đã cho thành câu cảm (BT1, mục III), bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước (BT2), nêu được cảm xúc được bộc lộ qua câu cảm (BT3).
 -HS khá, giỏi đặt được hai câu cảm theo yêu cầu BT2 với các dạng khác nhau.
* Cách tiến hành
Bài tập 1: 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- GV cho HS làm mẫu câu a. 
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, hoàn thành bài vào bảng phụ: (Gợi ý cho HS chuyển bằng nhiều cách khác nhau)
+Nhóm 1, 2: Câu a
+Nhóm 3, 4: Câu b
+Nhóm 5,6: Câu c
+Nhóm 7,8: Câu d
- Yêu cầu các nhóm trình bày. 
- Nhận xét, tuyên dương. 
- H: Có thể chuyển câu kể sang câu cảm bằng cách nào?
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài. 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi nêu câu cảm phù hợp với tình huống. 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Lưu ý cách đặt câu cảm cho phù hợp với từng hoàn cảnh để bộc lộ cảm xúc chân thành của mình với người giao tiếp.
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài. 
- GV tổ chức trò chơi: “Ai nhanh, Ai đúng?”
 Câu 1: Ôi, bạn Nam đến kìa! 
 A. Cảm xúc ngạc nhiên
 B. Cảm xúc vui mừng
 C. Cảm xúc thán phục
Câu 2: Ồ, bạn Nam thông minh quá! 
 A. Cảm xúc thán phục
 B. Cảm xúc vui mừng
 C. Cảm xúc ngạc nhiên
Câu 3: Trời, thật là kinh khủng
 A. Cảm xúc ngạc nhiên
 B. Cảm xúc đau xót
 C. Cảm xúc sợ hãi
- GV nhận xét và tuyên dương.
- Lưu ý dùng câu cảm bộc lộ cảm xúc phù hợp với từng tình huống.
4. HĐ ứng dụng (1p)
- Thông qua tranh, GV giáo dục HS ý thức chăm sóc cây xanh; phòng chống dịch bệnh Covid – 19. 
5. HĐ sáng tạo (1p)
Nhóm 4 –- Chia sẻ lớp
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS chuyển câu kể thành câu cảm.
- Thảo luận nhóm 4, làm bài vào bảng phụ, nhóm trưởng điều khiển mỗi thành viên chuyển bằng 1 câu khác nhau. 
- Đại diện các nhóm trình bày. 
- Nhận xét. 
+ Thêm Ôi/Chao/Chà/ Ồ,.. vào đầu câu.
+Thêm quá/lắm/ghê/thế,... vào cuối câu
+Chuyển dấu chấm thành dấu chấm than.
Nhóm đôi – Chia sẻ lớp
- HS đọc đề bài. 
- Thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày. 
- Bổ sung, nhận xét.
Đáp án:
+Tình huống a: HS có thể đặt các câu thể hiện sự thán phục bạn.
 - Trời, cậu giỏi thật!
 - Bạn thật là tuyệt!
 - Bạn giỏi quá!
 - Bạn siêu quá!
+Tình huống b: 
 - Ôi, cậu cũng nhớ ngày sinh nhật của mình à, thật tuyệt!
 - Trời ơi, lâu quá rồi mới gặp cậu!
 - Trời, bạn làm mình cảm động quá!
Cá nhân
- HS chọn đáp án đúng nhất viết vào bảng con.
Câu 1: 
=> B. Cảm xúc vui mừng 
Câu 2: 
=> A. Cảm xúc thán phục
Câu 3: 
=> C. Bộc lộ cảm xúc sợ hãi
- HS lắng nghe, ghi nhớ. 
- HS quan sát tranh, đặt câu cảm phù hợp. 
- Về nhà: Thực hành nói câu cảm trong thực tế cuộc sống sao cho phù hợp.
IV. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG SAU BÀI DẠY:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_4_tiet_59_cau_cam_nam_hoc_2021_2022.docx