Giáo án môn Kể chuyện 4 - Tuần 7 - Bài: Lời ước dưới trăng

Giáo án môn Kể chuyện 4 - Tuần 7 - Bài: Lời ước dưới trăng

Kể chuyện

LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG

I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức:

 - Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa (SGK) kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện lời ước dưới trăng (do GV kể)

 - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.

2. Kĩ năng:

- Tích hợp GD: GV khai thác vẻ đẹp của ánh trăng để thấy được giá trị của môi trường thiên nhiên với cuộc sống con người đem đến niềm hy vọng tốt đẹp

3. Thái độ:

- Luôn có những ước mơ cao đẹp góp phần mang lại hạnh phúc cho mình và cho mọi người.

II. Chuẩn bị:

- GV: GA ĐT, SGK, đồ dùng dạy học.

- HS: Đồ dùng học tập, giấy nháp ghi lại nội dung chuyện.

 

docx 6 trang xuanhoa 10/08/2022 3310
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Kể chuyện 4 - Tuần 7 - Bài: Lời ước dưới trăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kể chuyện
LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức:
 - Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa (SGK) kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện lời ước dưới trăng (do GV kể) 
 - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.
2. Kĩ năng: 
- Tích hợp GD: GV khai thác vẻ đẹp của ánh trăng để thấy được giá trị của môi trường thiên nhiên với cuộc sống con người đem đến niềm hy vọng tốt đẹp
3. Thái độ: 
- Luôn có những ước mơ cao đẹp góp phần mang lại hạnh phúc cho mình và cho mọi người. 
II. Chuẩn bị: 
- GV: GA ĐT, SGK, đồ dùng dạy học. 
- HS: Đồ dùng học tập, giấy nháp ghi lại nội dung chuyện.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 1phút
- Cả lớp hát bài: Điều em muốn theo nhạc GV bật HS đi và bóp vai, đấm lưng cho bạn đằng trước.
GV tắt nhạc HS dừng lại.
Hát theo giai điệu đi vòng tròn theo nhóm 4.
2. Kiểm tra bài cũ: 2phút
- Y/c lớp trưởng nêu nhiệm vụ GV giao về nhà.
- Nhận xét + chốt
Hãy nêu ước mơ sau này khi em lớn? Vì sao?
HS nêu: Bác sĩ, giáo viên, kĩ sư....
3.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 2phút
Mỗi bạn đều có những ước mơ của riêng mình và ước mơ đó đều góp phần phát triển, nâng cao đời sống của chúng ta và với chủ điểm tuần này là Trên đôi cánh ước mơ chúng ta sẽ tìm hiểu về một điều ước. Vậy đó là điều ước của ai? Điều ước đó là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay nhé! 
Kể chuyện
Lời ước dưới trăng(SGK – Lớp 4 T69)
- Ghi bảng
Ghi vở
b. HS nghe kể chuyện: 8phút
* GV kể lần 1
- Chiếu silde 1 bức tranh(tranh 3) như trong SGK TV trang 69 và kể lần 1, kết hợp giọng điệu, cử chỉ.
Nói: Cô vừa kể cho chúng ta nghe câu chuyện: Lời ước dưới trăng và câu chuyện này được thể hiện qua 4 bức tranh. Cho HS quan sát tranh và hỏi:
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Nội dung dưới mỗi tranh là gì?
*GV kể lần 2: Cho HS nghe và quan sát video câu chuyện.
Chuyển: Các bạn thấy câu chuyện có hay và ý nghĩa không nào, bây giờ cô sẽ hướng dẫn các bạn kể câu chuyện này nhé!
Quan sát, lắng nghe
- Lắng nghe.
- Quan sát + TL:
- Tác giả, chị của tác giả, chị Ngàn cùng các cô gái
+ Tranh 1: Tranh vẽ các cô gái đang trò chuyện vui vẻ bên hồ Hàm Nguyệt.
ND: Đêm rằng tháng Giêng, các cô gái tròn 15 tuổi đến bên hồ cầu phúc.
+ Tranh 2: Vẽ tác giả cùng chị Ngàn đi ra hồ Hàm Nguyệt.
ND: Chị Ngàn là một cô gái mù cũng đến hồ.
+Tranh 3: Vẽ Chị Ngàn cùng các cô gái đang cầu nguyện
ND: Nghe chị Ngàn cầu khẩn, tôi ngạc nhiên.
+Tranh 4: Vẽ chị Ngàn nắm tay tác giả trò chuyện.
ND: Chị Ngàn ơi, em hiểu ra rồi....
- Lắng nghe và quan sát
c. Hướng dẫn HS kể chuyện
* Kể chuyện theo nhóm
Nói: Câu chuyện được thể hiện qua 4 bức tranh cụ thể và để các bạn có thể kể được đầy đủ nội dung câu chuyện cô và các bạn cùng đi tìm hiểu nội dung từng tranh nhé.
TRANH 1:
- Quê tác giả có phong tục gì?
 Rằm tháng Giêng vào ngày tháng nào trong năm?
Rằm tháng Giêng vào ngày 15 tháng 1 Âm lịch là đêm rằm đầu tiên trong năm, trăng tròn sáng rất là đẹp đẹp như lứa tuổi 15 của các cô gái, mọi người dân ở quê tác giả tin rằng phong tục này mang đến những điều tốt đẹp nhất cho các cô gái.
- Vậy những lời nguyện ước đó có gì lạ?
ND đoạn 1: Giới thiệu phong tục linh thiêng của quê ngoại tác giả.
Vậy bây giờ bạn nào dựa vào nội dung chúng ta vừa tìm hiểu hãy kể lại cho cô đoạn 1?
GV quan sát giúp đỡ HS kể.
Mời HS nhận xét, GV nhận xét.
TRANH 2:
- Trong đêm linh thiêng ấy, tác giả đã làm gì?
- Trên đường đi tác giả gặp ai? Người đó có những nét gì khiến tác giả ghi nhớ?
- Với hình dáng và hoàn cảnh của chị Ngàn tác giả đã dự đoán chị Ngàn ước điều gì?
- Dưới ánh trăng gương mặt của chị Ngàn như thế nào?
ND đoạn 2: Hoàn cảnh đặc biệt của chị Ngàn.
Vậy bây giờ bạn nào dựa vào nội dung chúng ta vừa tìm hiểu hãy kể lại cho cô đoạn 2?
GV quan sát giúp đỡ HS kể.
Mời HS nhận xét, GV nhận xét.
TRANH 3:
- Không khí ở hồ Hàm Nguyệt như thế nào?
- Chị Ngàn đã làm gì trước khi nói điều ước?
- Chị Ngàn đã cầu khẩn điều gì?
- Thái độ của tác giả ntn khi nghe chị Ngàn cầu khẩn?
ND đoạn 3: Tác giả được nghe điều ước thiêng liêng của chị Ngàn dành điều ước tốt lành cho bác hàng xóm.
Vậy bây giờ bạn nào dựa vào nội dung chúng ta vừa tìm hiểu hãy kể lại cho cô đoạn 2?
GV quan sát giúp đỡ HS kể.
Mời HS nhận xét, GV nhận xét.
TRANH 4:
Chị Ngàn đã nói gì với tác giả?
Tác giả hiểu ra điều gì khi nghe chị ngàn nói?
ND đoạn 4: Chị Ngàn giải thích về điều ước của mình cho tác giả.
Vậy bây giờ bạn nào dựa vào nội dung chúng ta vừa tìm hiểu hãy kể lại cho cô đ2?
GV quan sát giúp đỡ HS kể.
Mời HS nhận xét, GV nhận xét.
Y/c HS nêu nội dung của 4 đoạn:
+ Đ1: Giới thiệu phong tục linh thiêng của quê ngoại tác giả.
+ Đ2: Hoàn cảnh đặc biệt của chị Ngàn.
+ Đ3: Tác giả được nghe điều ước thiêng liêng của chị Ngàn dành điều ước tốt lành cho bác hàng xóm.
+ Đ4: Chị Ngàn giải thích về điều ước của mình cho tác giả
Chuyển: Vừa rồi chúng ta vừa đi tìm hiểu câu chuyện Lời ước dưới trăng qua 4 đoạn được thể hiện qua 4 bức tranh, bây giờ cho sẽ cho các bạn kể chuyện theo nhóm 2 nhé. 
- Cho Hs thảo luận nhóm 2: B1 kể đoạn 1, 3. B2 kể đoạn 2, 4 trong thời gian 3p. 
Gọi các nhóm lên kể.
Gọi HS nhật xét nhóm bạn.
GV quan sát, nhận xét.
*HS thi kể trước lớp
- Gọi 2-3 HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Gọi Hs nhận xét, GV nhận xét
Lắng nghe
TRANH 1
- Quê ngoại tác giả có một phong tục thật đáng quý đó là tất cả con gái trong làng tròn 15 tuổi đều được đến hồ Hàm Nguyệt nằm trong khuân viên chùa làng để rửa mặt bằng nước hồ và nói lên điều nguyện ước của đời mình dưới ánh trăng vào đêm trăng rằng tháng Giêng.
Vào ngày 15 tháng 1 Âm lịch.
- Mọi điều ước đều thành hiện thực.
HS kể
TRANH 2:
- Năm nay, đúng vào cái đêm thiêng liêng ấy bà tôi gọi chị gái tôi về để thực hiện lời nguyện ước. Sau khi chị tôi đi rồi, tôi tò mò đi theo.
- Gặp chị Ngàn. Chị Ngàn trạc tuổi chị tôi nhưng bị mù từ nhỏ. Chị Ngàn vốn đẹp người đẹp nết. Mái tóc chị dài và óng mượt hiếm thấy, lúc nào cũng thoang thoảng mùi hương. Chị làm bánh, là mứt ngon nhất làng. Thấy chị lần mò đi một mình tội nghiệp, tôi dẫn chị đi.
- Tác giả nghĩ chị Ngàn tuy không lành lặn như những người khác nhưng chị đẹp người đẹp nết, chị đáng được hưởng hạnh phúc và chị sẽ ước như bao cô gái khác: ước sao cho có một cuộc sống gia đình hạnh phúc.
- Dưới ánh trăng đẹp, tác giả thấy gương mặt chị Ngàn vừa chứa đựng niềm vui thánh thiện, vừa có vẻ gì bí ẩn.
TRANH 3:
- Không khí ở hồ Hàm Nguyệt tĩnh mịch và chứa đầy vẻ thiêng liêng cho dù có khá nhiều cô gái cùng tới đây.
- Tác giả đưa chị Ngàn đến mép hồ, chị quỳ xuống. Rồi từ từ đưa hai lòng bàn tay xuống mặt hồ “vốc” làn nước đẫm ánh trăng áp lên mặt. Ánh trăng lung linh hôn lên má, chảy lên tóc chị. Sau đó, chị chắp hai tay trước ngực, nén xúc động nói khẽ lời cầu nguyện linh thiêng của đời mình.
- Chị ước: - Con ước gì... mẹ chị Yên.. bác hàng xóm bên nhà con được khỏi bệnh.
- Tác giả ngỡ ngàng: : “Cả đời người chỉ được ước một lần, sao chị lại dành điều ước tốt lành cho bác hàng xóm?”
TRANH 4:
Gần đến nhà, chị Ngàn siết chặt tay tôi, nói: Em ạ, nhà chị Yên xóm mình nghèo nhất làng. Năm ngoái, chị Yên tròn mười lăm tuổi. Đêm rằm tháng Giêng, mẹ chị ấy đổ bệnh nặng, chị ấy phải chăm sóc mẹ suốt đêm. Khi trăng lặn, biết mình không còn cơ hội nói điều ước thiêng liêng, chị ấy đã khóc như mưa. Nay mẹ chị ấy vẫn bệnh, chị ước thay cho chị Yên. Chị mồ côi mẹ nên chị hiểu nỗi bất hạnh khi không còn mẹ.
- Tác giả hiểu ra rằng: Trong cuộc sống, chúng ta nên có lòng nhân ái bao la, biết thông cảm và sẻ chia những đau khổ của người khác. Những việc làm cao đẹp sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho chính chúng ta và cho mọi người.
- HS thảo luận nhóm 2 trong 3p
2-3 nhóm lên kể.
HS nhận xét theo 3 tiêu chí: Nội dung, sáng tạo, biểu cảm.
- HS lên kể chuyện
- HS nhận xét
d. Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa 
- Gọi HS đọc yêu cầu
Cho HS thảo luận nhóm 4 vào phiếu BT trong 2p
Gọi các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. Gv nhận xét + chốt:
a.	Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện điều gì?
b.	Hành động của cô gái cho thấy cô là người như thế nào?
c. Em hãy tìm một kết cục vui cho câu chuyện.
-GV nhận xét + hỏi: Các bạn đã giúp đỡ mọi người được những gì rồi?
GV chốt: Qua phần kết của câu chuyện, chúng ta đều thấy được rằng: Trong cuộc sống, chúng ta nên có lòng nhân ái bao la, biết thông cảm và sẻ chia những đau khổ của người khác. Những việc làm cao đẹp sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho chính chúng ta và cho mọi người.
Và đây chính là nội dung của câu chuyện Lời ước dưới trăng.
Nếu còn thời gian
HS đóng kịch phân vai
- 3 HS đọc nối tiếp 3 câu hỏi
- HS thảo luận.
a. Cô gái mù cầu nguyện cầu nguyện cho mẹ của chị Yên - hàng xóm của chị Ngàn khỏi bệnh, bởi vì năm trước chị Yên vì chăm mẹ mà không thể đến được Hồ Hàm Nguyện cầu nguyện. Chị Ngàn là trẻ mồ côi, chị hiểu cảm giác mất người thân đau khổ như thế nào nên không muốn chị Yên phải trải qua cảm giác đó giống mình.
b. Hành động của cô gái cho thấy cô là người giàu tình cảm, tốt bụng và vô cùng nhân hậu
c. Năm sau nhân vật tôi 15 tuổi, trong ngày rằm tháng Giêng cô gái đã tới Hồ Hàm Nguyệt và cầu nguyện cho chị Ngàn được sáng mắt. Bẵng đi thời gian, nhờ có sự giúp đỡ của những người hảo tâm và cố gắng của chính bản thân mình, chị Ngàn đã chửa khỏi được mắt và có một cuộc sống hạnh phúc và tốt đẹp hơn trước rất nhiều.
- 2 – 3HS đọc nội dung
3.Củng cố: 2 phút
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
IV. Định hướng học tập:
Dặn HS về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện đã nghe, đã đọc: Về những ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển ông phi lí cho tốt hơn.
----------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_ke_chuyen_4_tuan_7_bai_loi_uoc_duoi_trang.docx