Giáo án Lịch sử 4 - Tiết 11: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long

Giáo án Lịch sử 4 - Tiết 11: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long

 Tiết 11: NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG

I. MỤC TIÊU:

 - Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La : vùng trung tâm của đất nước ,đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.

 - Vài nét về công lao của Lí Công Uẩn: Người sáng lập Vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.

 - Tự hào lịch sử hào hùng của dân tộc ta .

B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- SGK.

- Phiếu học tập ( chưa điền )

 

doc 8 trang xuanhoa 08/08/2022 5120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 4 - Tiết 11: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử
 Tiết 11: NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La : vùng trung tâm của đất nước ,đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.
 - Vài nét về công lao của Lí Công Uẩn: Người sáng lập Vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.
	 - Tự hào lịch sử hào hùng của dân tộc ta .
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- SGK.
- Phiếu học tập ( chưa điền ) 
 Vùngđất
Nội dung so sánh
Hoa Lư
Đại La
Vị trí
Địa thế
Không phải trung tâm
Rừng núi hiểm trở, chật hẹp
Trung tâm đất nước
Đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định: 
2. KTBC:
-Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (981)
+ Lợi dụng cơ hội nào nhà Tống xâm lược nước ta ?
+ Nêu kết quả cuộc chiến thắng quân Tống xâm ?
Nhận xét 
3.Bài mới: 
* Giới thiệu: 
- Đây là ản chụp vua Lý Công Uẩn ,Ông vua đầu tiên của nhà Lý.Nhà Lý đã ra đời như thế nào và có công lao gì đối vói lịch dân tộc ta? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu câu câu hỏi đó.
Ghi tựa bài
v Hoạt động1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Lý.
Học sinh đọc đoạn“ Năm 1005..........1009
+Sau khi vua Đại Hành mất tình hình nước ta như thế nào?
+Vì sao ,các quan trong triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua?
+Vương triều nhà Lý bắt đầu năm nào?
Treo hình 1: Đây là Hình của Lý Thái Tổ 
*GV: Lý Thái Tổ sinh 974 -1028 Người Cổ Pháp,Tỉnh Bắc Ninh,là người thông minh,nhân ái,có chí lớn.Lên ngôi vua 1009,lấy niên hiệu là Thuận Thiên.Ông là vị vua đầu tiên của nhà Lý.
Như vậy ,năm 1009, nhà Lý tiếp nối nhà lê xây dựng đất nước.
Chuyển ý : Chúng hãy tìm hiểu xem nhà lý đã xây dựng đất nước như thế nào nhé.
v Hoạt động 2: Nguyên nhân Lý Thái Tổ dời đô (thảo luận nhóm 4 ).
HS đọc đoạn từ : “ Mùa xuân...... Đại Việt”.
GV treo bản đồ -HS lên chỉ vị trí hoa lư và Đại La.
- GV chia nhóm để các em thực hiện bảng Câu hỏi thảo luận:
+Hãy so sánh vị trí địa lí và địa lí và địa thế của vùng đất Hoa Lư và Đại La Theo bảng sau:
+Phát phiếu học tập .
+ Vua Lý Thái Tổ có suy nghĩ như thế nào lại quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La? HSHTT
 * GV chốt: 
 Mùa thu 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La & đổi Đại La thành Thăng Long. Sau đó, Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt.
GV giải thích từ:
+ Thăng Long: rồng bay lên
+ Đại Việt: nước Việt lớn mạnh.
v Hoạt động 3: Kinh thành Thăng Long dưới thời lý.
- Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý đã được xây dựng như thế nào?
*Kết hợp giới thiệu cho học xem hình 2 một số di vật thời nhà Lý
- GV :
Tại kinh thành Thăng Long,nhà Lý đã cho xây dựng nhiều lâu đài ,cung điện, đền chùa.Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông.tạo nên nhiều phố,nhiều phường nhộn nhịp tươi vui.
IV/ Củng cố Dặn dò: 
+Thăng Long còn có những tên gọi nào khác?
- GV chốt: Việc chọn Thăng Long làm kinh đô là một quyết định sáng suốt tạo bước phát triển mạnh mẽ của đất nước ta trong những thế kỉ tiếp theo.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Chùa thời Lý
HS trả lời
Năm 1005 , vua Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, vua tính tình bạo ngược nên lòng người oán giận.
 Lý Công Uẩn là viên quan có tài, có tài có đức . Khi Lê Long Đĩnh mất , Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua.
 Vương Triều nhà Lý bắt đầu từ 1009.
HS hoạt động theo nhóm sau đó cử đại diện lên báo cáo .
Cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no .
- Thăng Long có nhiều cung điện, lâu đài, đền chùa . Dân tụ họp ngày càng đông và lập nên phố , nên phường .
Đọc khung xanh. 
+HS thi nhau kể tên
Phiếu học tập
Câu hỏi:
1/So với Hoa Lư Thì Đại La có gì thuận lợi cho việc phát triển đất nước?
Vùng đất
HOA LƯ
ĐẠI LA
Vị trí
Địa thế
..................................................................................
.................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. ...................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
Câu 2: Vua Lý Thái Tổ có suy nghĩ như thế nào lại quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La? 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập đọc
Tiết 21: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. MỤC TIÊU:
 - Đọc rành mạch, trôi chảy.
 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi ; bước đầu biết đọc diễn c ảm đoạn văn.
 - Hiểu ND : ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. CHUẨN BỊ
 - GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học.
 Bảng phụ viết những câu cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định.
2.KTBC: thông qua
3. Dạy bài mới
a . Giới thiệu bài 
- Giới thiệu chủ điểm Có chí thì nên .
-Ông Trạng thả diều là câu chuyện kể về một chú bé thần đồng Nguyễn Hiền – thích chơi diều mà ham học , đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi, là vị Trạng nguyên trẻ nhất cuả nước ta.
b.Hướng dẫn luyện đọc 
+Gọi 1 Hoc sinh đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS chia đoạn (4 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu ..làm lấy diều để chơi.
+ Đoạn 2: Tiếp theo .có thì giờ chơi diều.
+ Đoạn 3: Tiêp theo .các học trò của thầy.
+ Đoạn 4: Tiếp theo nước Nam ta.
+Học sinh đọc nối tiếp mỗi em 1 đoạn
Kết hợp sử phát âm sai.
- GV đọc diễn cảm cả bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi, nhấn giọng (tự nhiên) những từ ngữ nói về đặc điểm, tính cách, sự thông minh, tính cần cù, chăm chỉ, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền: ham thả diều, kinh ngạc, lạ thường, hai mươi, lưng trâu, ngón tay, mảnh gạch, vỏ trứng, bay cao, vi vút, vượt xa, mười ba tuổi, trẻ nhất. Đoạn kết đọc với giọng sảng khoái.
c Tìm hiểu bài 
* Đoạn 1 : Từ đầu . . . thì giờ chơi diều. 
1) Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền ? HS CHT
* Đoạn 2 : phần còn lại
2)Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ? 
3)Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ ông Trạng thả diều “ ? HSHTT 
4)Chia nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi 4.
d - Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn. 
- Luyện đọc đoạn:
 Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó / và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều. 
 Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì phải có đèn sách như ai nhưng / sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vở; còn đèn / là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. 
+Thi đọc diễn cảm
-Yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:Truyện này ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?
3. Củng cố – Dặn dò:
- Truyện đọc này giúp em hiểu ra điều gì ?
- GV chốt ý:
+ Nguyễn Hiền rất có chí. Ông không được đi học, thiếu cả bút, giấy nhưng nhờ quyết tâm vượt khó đã trở thành Trạng nguyên trẻ nhất nước ta.
+ Nguyễn Hiền là một tấm gương sáng cho chúng em noi theo.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Có chí thì nên.
- HS lắng nghe.
-1HS đọc cả bài.
- HS đọc từng đoạn nối tiếp (3 lượt )
- Đọc thầm phần chú giải.
-HS đọc theo nhóm cặp .
- Nghe.
1).Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường : có thể thuộc 20 trang sách trong ngày mà vẫn có thời gian chơi diều 
* HS đọc thành tiếng – cả lớp đọc thầm
2)Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đóm đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ. 
3)Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều. 
4) Nguyễn Hiền “ tuổi trẻ tài cao “, là người “ công thành danh toại “, nhưng điều câu chuyện muốn khuyên ta là “ có chí thì nên “. Câu tục ngữ “Có chí thì nên “ nói đúng ý nghĩa của truyện. 
- Luyện đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc.
-HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:Truyện ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh ,có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
- Làm việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó mới thành công .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_4_tiet_11_nha_ly_doi_do_ra_thang_long.doc