Giáo án Địa lí 4 - Tuần 19, Bài 17: Đồng bằng Nam Bộ

Giáo án Địa lí 4 - Tuần 19, Bài 17: Đồng bằng Nam Bộ

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ:

+ Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.

+ Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.

2. Kĩ năng: - Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.

- Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu.

- HS học tốt:

 + Giải thích vì sao ở nước ta sông Mê Công lại có tên là sông Cửu Long : do nước sông đổ ra biển qua chín cửa sông.

 + Giải thích vì sao ở đông bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông: để nước lũ đưa phù sa vào cánh đồng.

3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu, khám phá các vùng miền.

 

docx 2 trang xuanhoa 12/08/2022 1430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 4 - Tuần 19, Bài 17: Đồng bằng Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 ĐỊA LÍ
ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ:
+ Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
+ Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
2. Kĩ năng: - Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
- Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu.
- HS học tốt:
 + Giải thích vì sao ở nước ta sông Mê Công lại có tên là sông Cửu Long : do nước sông đổ ra biển qua chín cửa sông.
 + Giải thích vì sao ở đông bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông: để nước lũ đưa phù sa vào cánh đồng.
3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu, khám phá các vùng miền.
II.Chuẩn bị :
 GV: SGK, BGĐT.
HS: Đọc nhiều lần trước bài : Đồng bằng Nam Bộ và TLCH trong SGK
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC : 
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
 b.Phát triển bài : 
 1.Đồng bằng lớn nhất của nước ta:
 *Hoạt động cả lớp: 
 -GV yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi:
 +ĐB Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do các sông nào bồi đắp nên ?
 +ĐB Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu (diện tích, địa hình, đất đai)?
 +Tìm và chỉ trên BĐ Địa Lí tự nhiên VN vị trí ĐB Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.
 -GV nhận xét, kết luận.
 2.Mạng lưới sông ngòi ,kênh rạch chằng chịt:
 *Hoạt động cá nhân:
 GV cho HS quan sát SGK và trả lời câu hỏi:
 +Tìm và kể tên một số sông lớn, kênh rạch của ĐB Nam Bộ.
 +Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của ĐB Nam Bộ (nhiều hay ít sông?)
 +Nêu đặc điểm sông Mê Công .
 +Giải thích vì sao nước ta lại có tên là sông Cửu Long?
 -GV nhận xét và chỉ lại vị trí sông Mê Công, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, kênh Vĩnh Tế trên bản đồ .
 * Hoạt động cá nhân:
 -Cho HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi :
 +Vì sao ở ĐB Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông ?
 +Sông ở ĐB Nam Bộ có tác dụng gì ?
 -GV mô tả thêm về cảnh lũ lụt vào mùa mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở ĐB Nam Bộ .
4.Củng cố : 
 -GV cho HS so sánh sự khác nhau giữa ĐB Bắc Bộ và ĐB Nam Bộ về các mặt địa hình, khí hậu , sông ngòi, đất đai .
 -Cho HS đọc phần bài học trong khung.
 -Nhận xét tiết học .
-HS chuẩn bị .
-HS trả lời.
 +HS lên chỉ BĐ.
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS trả lời câu hỏi .
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS trả lời .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS so sánh .
-3 HS đọc .
IV. Định hướng học tập: Đọc nhiều lần trước bài : “Người dân ở Đồng bằng Nam Bộ” và TLCH trong SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_4_tuan_19_bai_17_dong_bang_nam_bo.docx