Giáo án Địa lí 4 - Bài 5: Tây Nguyên

Giáo án Địa lí 4 - Bài 5: Tây Nguyên

I. Yêu cầu cần đạt :Sau bài học , học sinh có khả năng:

- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của tây Nguyên:

+ Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Di Linh.

+ Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô ( HS khá giỏi: Nêu được đặc điểm của mùa mưa, mùa khô ở Tây Nguyên)

- Chỉ được các cao nguyên ở Tây nguyên trên bản đồ( lược đồ) tự nhiên Việt Nam: Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.

- Dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu, tranh ảnh để tìm kiến thức.

 

docx 9 trang xuanhoa 09/08/2022 2840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 4 - Bài 5: Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lí
 TÂY NGUYÊN
I. Yêu cầu cần đạt :Sau bài học , học sinh có khả năng:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của tây Nguyên:
+ Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Di Linh.
+ Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô ( HS khá giỏi: Nêu được đặc điểm của mùa mưa, mùa khô ở Tây Nguyên)
- Chỉ được các cao nguyên ở Tây nguyên trên bản đồ( lược đồ) tự nhiên Việt Nam: Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
- Dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu, tranh ảnh để tìm kiến thức.
II. Đồ dùng dạy học :
- Gv: Bản đồ tự nhiên Việt Nam.Tranh ảnh về các cao nguyên ở Tây Nguyên.
- Hs: SGK, VBT, phiếu bài tập.
III.Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ: Trung du Bắc Bộ
- Em đặc điểm tiêu biểu vùng trung du Bắc Bộ?
- Vùng trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng các loại cây nào ? 
GV nhận xét 
B.Bài mới: 
- HS cả lớp hát bài: Chú voi ở bản Đôn
a.Giới thiệu
- Các con vừa hát bài chú voi con ở bản Đôn bài hát nói về vùng đất nào của nước ta?
- Vậy TN nằm ở vị trí nào, vùng đất đó có đặc điểm tự nhiên như thế nào. Tiết học hôm nay chúng ta đi tìm hiểu bài 5 : Tây nguyên . 
Bài học gồm có ba nội dung 
1 .Vị trí 
2. Địa hình
3. khí hậu 
b. Nội dung bài học
1.Vị trí địa lí. .
- GV nói: Để giúp các con biết được TN nằm ở vị trí nào của nước ta, các con hãy cùng quan sát trên bản đồ địa lí tự nhiên.
-GV chỉ trên bản đồ vùng đất TN và nói đây chính là vùng đất TN.
- 2 HS lên chỉ
-Để giúp các con hiểu biết hơn về vùng đất TN các con cùng quan sát bản đồ sau.
+HS cả lớp quan sát trên bản đồ GV đưa câu hỏi.
Câu 1 : TN gồm có mấy tỉnh?
-HS lên chỉ và nói
À đúng rồi! TN gồm có 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm đồng có diện tích 54641 km và chiếm 16,5% diện tích cả nước.
Câu 2 : TN nằm giáp với các tỉnh nào của nước ta ? 
- HS lên chỉ và nói
*Gv chỉ và nói bạn trả lời rất chính xác :
+Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Nam.
+phía Đông với các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định ,Phú Yên,Khách Hòa ,Ninh Thuận , 
+ Phía Nam, Tây Nam giáp với các tỉnh Bình Thuận ,Đồng Nai , Bình Phước
Câu 3 :Ở phía Tây, TN còn giáp với các nước láng giềng nào ?
-GVKL: Phía Tây giáp với nước Campuchia nước Lào
- GV y/c hs nhắc lại vị trí địa lý của TN.
C-Y: vừa rồi các con được tìm hiểu về vị trí địa lí của Tây Nguyên tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu tiếp phần 2: Địa hình
- GV nói: Để giúp cho các con hiểu về địa hình của TN như thế nào các con cùng quan sát lược đồ tiếp theo.
+GV y/c HS đọc tên lược đồ.
+ GV hỏi để hiểu được lược đồ chúng ta phải dựa vào đâu ?
+ HS đọc phần chú giải.
+ HS đọc cho cô màu sắc phân tầng của địa hình
 *GV chỉ vào màu sắc phân tầng trên lược đồ nói: màu xanh có độ cao 200m so với mực nước biển. Màu vàng có độ cao 500m so với mực nước biển. Màu vàng cam có độ cao 1000m so với mực nước biển. Màu vàng cam đậm có độ cao 1500m so với mực nước biển. 
+ Nhìn vào màu sắc phân tầng của địa hình em thấy cao nguyên thuộc vùng đất cao hay thấp? Vì sao ?
* À đúng rồi! TN thuộc vùng đất cao. Vì có địa hình cao từ 500m trở lên so với mực nước biển chiếm đa số.
+ Phần địa hình cao trên 1000m nhiều hay ít 
*Chính vì vậy mà nhìn vào màu sắc phân tầng địa hình chúng ta thấy được TN là vùng đất cao và rộng .
GV ghi: Vùng đất TN cao, rộng.
* GV chỉ vào TN nói : Những vùng đất ở TN cao từ 500m trở lên so với mực nước biển người ta gọi là cao nguyên
C- Y: TN có những các cao nguyên nào các con hãy quan sát trên lược đồ thực hiện y/c sau: 
Em hãy đọc tên các cao nguyên ( theo hướng từ Bắc xuống Nam) và chỉ vị trí của chúng trên lược đồ.
+ Để thực hiện y/c này cô cho các con thảo luận nhóm 2 thời gian 1 phút.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn chỉ vị trí các cao nguyên trên lược đồ H1 và đọc tên các cao nguyên đó theo hướng Bắc xuống Nam cho nhau 
+ GV gọi đại diện nhóm lên chỉ và báo cáo.
- GV y/c HS quan sát lược đồ tìm hiểu xem TN có mấy cao nguyên ?
*GV chốt: À đúng rồi đấy TN có nhiều cao nguyên nên người ta gọi là xứ sở của các cao nguyên.Cao nguyên Kon Tum thuộc tỉnh Kon Tum, Cao nguyên Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai, cao nguyên Đắk Lắk thuộc tỉnh Đắk Lắk ,cao nguyên Lâm viên thuộc tỉnh Lâm Đồng, cao nguyên Di Linh thuộc tỉnh Lâm đồng.
GV ghi : xứ sở của các cao nguyên.
C-Y: Các cao nguyên này có độ cao thấp khác nhau như thế nào chúng ta cùng quan sát bảng số liệu sau.
- 1 HS đọc tên bảng số liệu . 
+ Bảng số liệu cho ta biết điều gì?
+ 1 HS đọc tên các cao nguyên và độ cao các cao nguyên.
+ Nhìn vào bảng số liệu bạn nào cho cô biết các cao nguyên có độ cao như thế nào ?
* Bạn trả lời rất chính xác các cao nguyên có độ cao thấp khác nhau nên được gọi là cao nguyên xếp tầng.
-GV ghi : Các cao nguyên xếp tầng.
- HS dựa vào bảng số liệu về độ cao các cao nguyên các con hãy suy nghĩ 50 giây xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao bằng bút chì vào SGK
+ HS xếp vào SGK.
+ Gọi HS đọc tên các cao nguyên được xếp theo thứ tự.
+ HS khác nhận xét bài bạn.
* GV chốt đáp án đúng sau đó gọi 1 hs nhìn nhìn màn hình đọc lại.
C- Y: Để giúp các con hiểu hơn về đặc điểm địa hình của các cao nguyên. Các con hãy hướng lên màn hình quan sát 1 số tranh ảnh tiêu biểu về các cao nguyên.
-GV cho HS quan sát hình ảnh 4 cao nguyên trên màn hình và với sự kết hợp việc tìm hiểu và tham khảo ở nhà giới thiệu những hiểu biết của mình về tầng cao nguyên
- Để biết được một số đặc điểm tiêu biểu của từng cao nguyên các con về tham khảo qua sách báo , mạng internet các con đã chuẩn bị chưa?
- Bạn nào giỏi xung phong lên trình bày .
 + 1 HS trình bày cao nguyên Đắk Lắk
 *GV chốt: Cao nguyên Đắk Lắk Thấp nhất trong các cao nguyên ở Tây Nguyên, có độ cao 400 mét so với mực nước biển ,bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông suối , đồng cỏ. Đây là nơi đất đai phì nhiêu nhất và có số dân sinh sống đông nhất.
-1 HS trình bày : Cao nguyên Kon Tum.
* GV NX chốt:Cao nguyên Kon Tum : 
Cao nguyên rộng lớn. Cao trung bình 500 m . Bề mặt khá bằng phẳng, có chỗ giống như đồng bằng. Trước đây, toàn vùng được phủ đầy rừng rậm nhiệt đới nhưng hiện nay rừng còn rất ít, thực vật chủ yếu là các loại cỏ ngắn do việc phá rừng bừa bãi.
1 HS trình bày: Cao nguyên Di Linh.
* GV NX chốt:Cao nguyên Di Linh:
Gồm những đồi lượn sóng dọc theo những dòng sông. Bề mặt cao nguyên tương đối bằng phẳng , độ cao TB 1000m ,được phủ bởi một lớp đất đỏ ba-dan dày, tuy không phì nhiêu bằng ở Buôn Ma Thuột. Cao nguyên tuy không phì nhiêu bằng ở cao nguyên Đắk Lắk. Mùa khô ở đây không khắc nghiệt lắm, vẫn có mưa đều đặn ngay trong những tháng hạn nhất nên cao nguyên lúc nào cũng có màu xanh.
- 1 HS trình bày: Cao nguyên Lâm viên.
* GV NX bổ sung chốt:Cao nguyên Lâm Viên: Có địa hình phức tạp, độ cao TB 1 500m , nhiều núi cao, thung lũng sâu; sông, suối có nhiều thác ghềnh.Cao nguyên có khí hậu mát quanh năm nên đây là nơi có nhiều rừng thông nhất Tây Nguyên. 
*Tiểu kết: Địa hình của cao nguyên Đắk Lắk, Kontum, Di Linh khá bằng phẳng còn cao nguyên Lâm Viên thì địa hình khá phức tạp có nhiều núi cao thung lũng sâu, suối có nhiều thác và ghềnh.có tài nguyên rừng rất phong phú cho nên chúng ta phải biết bảo vệ và khai thác rừng hợp lí và có rất nhiều cảnh đẹp và là nơi du lịch nổi tiếng.
Chốt:vừa rồi các con đã được tìm hiểu về địa hình của TN bạn nào nhắc lại cho cả lớp nghe về địa hình của TN.
* C-Ý: Vừa rồi các con đã được tìm hiểu về đặc điểm địa hình của tây nguyên,Vậy khí hậu của tây nguyên như thế nào chúng ta cùng chuyến sang phần 3
3. Khí hậu của Tây nguyên:
- Các con hãy quan sát trên bảng số liệu sau:
+ Đọc tên bảng số liệu.
+ bảng số liệu cho ta biết điều gì ?
GV nói : Đây chính là bảng số liệu về lượng mưa trung bình các tháng tính bằng đơn vị mi-mét ở thành phố Buôn Ma Thuột.
+Bạn nào giỏi cho cô biết lượng mưa là gì ?
* GV nhìn màn hình nói : lượng mưa........
 + Vậy thành phố Buôn Ma Thuột nằm ở vị trí nào của TN các con cùng quan sát và chỉ trên lược đồ
- GV hỏi: Buôn Ma Thuột thuộc tỉnh nào ? nằm trên cao nguyên nào ?.
- Gv: à đúng rồi thành phố Buôn Ma Thuột nằm ở cao nguyên Đăk Lăk
* C-Ý: Ở TP Buôn Ma Thuột khí hậu như thế nào các con hãy tìm hiểu trong bảng số liệu
- GV đưa màn hình yêu cầu hs đọc nối tiếp lượng mưa trung bình của từng tháng
+ GV gọi 12 hs đọc nối tiếp mỗi hs đọc 1 tháng
.
-Nhìn vào bảng ta thấy những tháng nào có lượng mưa ít?
- Những tháng nào có lượng mưa nhiều .
GV nói : Những tháng có lượng mưa ít thì khí hậu là mùa khô. Những tháng có lượng mưa nhiều thì khí hậu là mùa mưa.Vậy bạn nào cho cô biết :
+ Mùa khô vào những tháng nào?
+ Mùa mưa vào những tháng nào?
* GV chốt : như vậy các con đã thấy được khí hậu ở TN có 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô.
GV ghi: khí hậu có 2 mùa : mùa mưa , mùa khô
- Các con so sánh lượng mưa giữa tháng 4 và tháng 5, tháng 10 với tháng 11 em có nhận xét gì ?
* GV chốt: qua sự so sánh lượng mưa giữa tháng 4 và tháng 5, tháng 10 với tháng 11 em thấy sự chuyển tiếp giữa 2 mùa , mùa mưa và mùa khô rất rõ rệt tháng 4,tháng 11 mưa rất ít còn tháng 5, tháng 10 mưa rất nhiều.
-GV cho HS xem các hình ảnh mô tả về cảnh mùa khô và mùa mưa.
- Dựa vào các hình ảnh trên các con hãy thảo luận mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở TN.
- Y/c HS thảo luận nhóm 2 mô tả mùa mưa và mùa khô ở TN .
+ Đại diện nhóm trình bày.
+ GV chốt: khen nhóm trả lời tốt
⇨ Kết luận : Ở Tây Nguyên , khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.Mùa mưa thì trời mưa thường kéo dài liên miên cả rừng núi bị phủ một bức màn trắng xóa gây ra hiện tượng xói lở đất có nơi gây lũ lụt.Mùa khô trời nắng gay gắt, đất vụn bở cây cối khô héo dẫn đến thảm họa cháy rừng.
* Chốt toàn bài: Cô và các con vừa tìm hiểu xong một số đặc điểm tự nhiên của TN bạn nào nhắc lại cho cô.
+ Đặc điểm địa hình của TN.
+ khí hậu của TN.
 Đó chính là nội dung bài học hôm nay. Cô mời
2 Hs đọc phần bài học
 3.Củng cố – dặn dò : 
- Qua tiết học hôm nay cô thấy các con nắm bài rất tốt . Cô muốn cho các con chơi trò chơi làm hướng dẫn viên du lịch .
 + Chào bạn tôi là hướng dẫn viên du lịch tôi có nhiệm vụ hướng dẫn các bạn tìm hiểu về địa hình ,khí hậu của TN-
 Tôi xin cám ơn bạn đã giúp tôi tìm hiểu về TN
** Vừa rồi các con được đóng vai làm người hướng dẫn viên du lịch cô thấy các con làm rất tốt. Vậy con có mơ ước trở thành người hướng dẫn viên du lịch ko ?
Cô cùng cả lớp khen bạn nào.
- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau: một số dân tộc ở TN,
- HS trả lời 
- HS nhận xét
- HS hát và vận động
- Bài hát nói về vùng đất TN nuôi nhiều voi để dùng chúng vận chuyển hàng hóa.	
- HS nghe
 HS nghe
- HS chỉ 
- TN gồm có 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm đồng.
- HS nghe
- 1 HS TL: 
+TN phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Nam.
+phía Đông với các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định ,Phú Yên, Khách Hò , Ninh Thuận , 
+ Phía Nam, Tây Nam giáp với các tỉnh Bình Thuận ,Đồng Nai , Bình Phước.
- HS nghe
+ Phía Tây giáp với nước Cam Pu Chia, nước lào.
- hs nghe
- 1hs nhắc lại vị trí địa lí.
- HS đọc
- Dựa vào phần chú giải.
+ HS đọc thầm phần chú giải.
 +HS đọc tên màu sắc phân tầng: màu xanh, màu vàng , màu vàng cam, màu vàng cam đậm.
+ TN thuộc vùng đất cao.
 Vì có địa hình cao từ 500m trở lên chiếm đa số.
+ Phần địa hình cao trên 
1000 m nhiều .
- HS nghe
- HS thảo luận nhóm 2 HS chỉ cho nhau xem vị trí của các cao nguyên trên lược đồ và đọc tên các cao nguyên đó
 - HS lên chỉ nêu tên các cao nguyên:Cao nguyên Kon Tum , Plây ku , Đắk Lắk , Lâm Viên , Di Linh
- TN có 5 cao nguyên
-HS nghe
- HS quan sát lắng nghe.
-HS nghe.
- 1HS đọc
- Tên các cao nguyên, độ cao của các cao nguyên.
+ 1 HS đọc
+Nhìn vào bảng số liệu con thấy các cao nguyên có độ cao thấp khác nhau.
+ HS làm bài.
-Cao nguyên Đắk Lắk,Kon Tum , Plây Ku , Di Linh , Lâm Viên 
 - Lắng nghe 
 -HS quan sát.
 - Cao nguyên Đắk Lắk :
Thấp nhất trong các cao nguyên ở Tây Nguyên, bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông suối , đồng cỏ.
 - HS nghe
Cao nguyên Kon Tum : 
Cao nguyên rộng lớn. Cao trung bình 500 m . Bề mặt khá bằng phẳng, có chỗ giống như đồng bằng. 
-HS nghe
Cao nguyên Di Linh:
Gồm những đồi lượn sóng dọc theo những dòng sông. Bề mặt cao nguyên tương đối bằng phẳng , độ cao TB 1 000m ,được phủ bởi một lớp đất đỏ ba-dan dày, tuy không phì nhiêu bằng ở Buôn Ma Thuột.
- HS nghe.
- Cao nguyên Lâm Viên:
Có địa hình phức tạp, độ cao TB 1 500m , nhiều núi cao, thung lũng sâu; sông, suối có nhiều thác ghềnh.
- HS nghe
- Gọi 1 HS nhắc lại
- HS qs bảng số liệu trên màn hình
- 1 HS đọc
- Lượng mưa và các tháng trong năm.
- HS nghe
- HS trả lời ( nếu không trả lời được GV nói luôn)
+2 HS lên chỉ và nói thành phố Buôn Ma Thuột nằm ở tỉnh Đắk Lắk cao nguyên Đăk Lăk
+ HS 1 đọc tháng 1 lượng mưa trung bình là 4 mi-li-mét
- Những tháng 1 , 2 , 3, 4 , 11 , 12
-Những tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10.
- HS nghe
+ Mùa khô vào các tháng 1,2,3,4,11,12
+ Mùa khô vào các tháng 5,6,7,8,9,10
- HS nghe
- Lượng nước mưa thay đổi rõ rệt tháng 4,tháng 11 mưa rất ít còn tháng 5, tháng 10 mưa rất nhiều.
- HS quan sát
- HS quan sát tranh trên màn hình.
- HS thảo luận.
+ 1HS trình bày, HS khác nhận xét
+Mùa mưa thường kéo dài liên miên ; Mùa khô trời nắng gay gắt , đất vụn bở 
-Nghe
- HS nghe
- Gọi 2 HS trả lời.
- 2 HS đọc
- HS nghe
-2 HS làm hướng dẫn viên du lịch.
- HS nghe
- HS chơi 
Điều chỉnh - bổ sung
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_4_bai_5_tay_nguyen.docx